Nghiên cứu khoa học: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An năm 2012
lượt xem 30
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An năm 2012
- -1- ĐỀ TÀI “Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An năm 2012”. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ I- TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa 1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường 1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường 1.4. Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường 1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường 1.6. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa huyện Tuy An 3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường IV- BÀN LUẬN KẾT LUẬN KIÊN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
- -2- ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển nhanh chóng, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở thành lực cản của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm 2030. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008), trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh. Đái tháo đường đang là vấn đề thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở khám chữa bệnh đang ngày một gia tăng. Biện pháp hữu hiệu để làm giảm tiến triển và biến chứng của bệnh, chi phí cho chữa bệnh ít tốn kém nhất là phải phát hiện sớm và điều trị người bệnh kịp thời. Tuy nhiên, công tác phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa Tuy An còn gặp rất nhiều khó khăn. Góp phần tìm hiểu vấn đề này, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tuy An năm 2012”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường.
- -3- I-TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng đường máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết hoặc hoạt động của insulin" Tháng 1/2003, các chuyên gia thuộc Uỷ ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ, lại đưa ra một một định nghĩa mới về đái tháo đường: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin; khiếm khuyết trong trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” . 1.2. Chẩn đoán đái tháo đừơng Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định: Theo ADA năm 1997 và được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, đái tháo đường được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó . 1.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này. - Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm. Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa tổ chức. Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong vẫn cao 5 - 10%. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhiều tuổi, tỷ lệ tử vong từ 30 - 50% . Nhiều bệnh nhân hôn mê, dấu hiệu đầu tiên của bệnh chính là tăng
- -4- glucose máu. Điều đó chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn chưa được phổ biến trong cộng đồng. -. Biến chứng mạn tính + Biến chứng tim - mạch Bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và các biến chứng tim mạch khác. Người đái tháo đường có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân tử vong do bệnh tim mạch chung chiếm khoảng 75% tử vong ở người bệnh đái tháo đường, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất + Biến chứng thận Biến chứng thận do đái tháo đường là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh thận do đái tháo đường khởi phát bằng protein niệu; sau đó khi chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu. Bệnh thận do đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Với người đái tháo đường týp 1, mười năm sau khi biểu hiện bệnh thận rõ ràng, khoảng 50% tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm sẽ có khoảng 75% số bệnh nhân trên cần chạy thận lọc máu chu kỳ. Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ít hơn so với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, song số lượng bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường týp 2. + Bệnh lý mắt ở bệnh nhân đái tháo đường Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, có vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài. Đục thuỷ tinh thể ở người đái tháo đường cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không đái tháo đường. Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu của mù ở người 20 - 60 tuổi. Bệnh biểu hiện nhẹ bằng tăng tính thấm mao mạch, ở giai đoạn muộn hơn bệnh tiến triển đến tắc mạch máu, tăng sinh mạch máu với thành mạch yếu dễ xuất huyết gây mù loà. Sau 20 năm mắc bệnh, hầu hết bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường týp2 có bệnh lý võng mạc do đái tháo đường. +. Bệnh thần kinh do đái tháo đường Bệnh thần kinh do đái tháo đường gặp khá phổ biến, ước tính khoảng 30% bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện biến chứng này. Người bệnh đái tháo đường týp 2 thường có biểu hiện thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán. Bệnh thần kinh do đái tháo đường thường được phân chia thành các hội chứng lớn sau: Viêm đa dây thần kinh, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh thực vật, bệnh thần kinh vận động gốc chi. - Một số biến chứng khác +. Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ
- -5- biến của bệnh. Bệnh lý bàn chân đái tháo đường do sự phối hợp của tổn thương mạch máu, thần kinh ngoại vi và cơ địa dễ nhiễm khuẩn do glucose máu tăng cao. Một thông báo của WHO tháng 3 - 2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh đái tháo đường có liên quan đến bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Bệnh nhân đái tháo đường phải cắt cụt chi dưới nhiều gấp 15 lần so với người không bị đái tháo đường, chiếm 45 - 70% tổng số các trường hợp cắt cụt chân +. Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường Bệnh nhân bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do có nhiều yếu tố thuận lợi. Có thể gặp nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan như: viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm … 1.4. Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và hoặc tăng nồng độ các thành phần lipid trong máu, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Ngày nay, người ta xem đã có rối loạn lipid máu ngay từ khi tỷ lệ các thành phần của lipid trong máu có sự thay đổi . Người đái tháo đường týp 2 thường có tăng triglycerid máu và giảm HDL - C (loại lipoprotein được xem là có chức năng bảo vệ thành mạch), đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường máu. Người bệnh mới mắc đái tháo đường týp 2 thường có mức HDL - C thấp ở nam từ 20 - 50%, nữ 10 - 25%. Chuyển hoá LDL - C cũng bị rối loạn ở người đái tháo đường týp 2, chỉ cần LDL - C tăng nhẹ cũng đã là yếu tố nguy cơ làm bệnh mạch vành tăng rõ rệt 1.5. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường - Tuổi Qua nhiều nghiên cứu thấy tuổi có sự liên quan đến sự xuất hiện bệnh đái tháo đường týp 2. Tuổi càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường càng cao. Ở châu Á, đái tháo đường týp 2 có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ bệnh đái tháo đường lên tới 16% . - Giới tính Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở hai giới nam và nữ thay đổi tuỳ thuộc vào các vùng dân cư khác nhau. Ảnh hưởng của giới tính đối với bệnh đái tháo đường không theo quy luật, nó tuỳ thuộc vào chủng tộc, độ tuổi, điều kiện sống, mức độ béo phì. Ở các vùng đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1, trong khi ở Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở cả hai giới tương đương nhau. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Hoàng Kim Ước và cộng sự, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam là 3,5%; ở nữ là 5,3% [11] -. Địa dư Các nghiên cứu tỷ lệ mắc đái tháo đường đều cho thấy lối sống công nghiệp hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ
- -6- lệ mắc đái tháo đường tăng gấp 2 - 3 lần ở những người nội thành so với những người sống ở ngoại thành theo các công bố nghiên cứu dịch tễ ở Tunisia, Úc... Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nội thành là 1,4%, ngoại thành là 0,6%. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng tại Quy Nhơn thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nội thành là 9,5% cao hơn so với ngoại thành là 2,1% Yếu tố địa dư ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc đái tháo đường thực chất là sự thay đổi lối sống: ít vận động, ăn uống nhiều dẫn đến béo phì gây ra. -. Béo phì “Béo phì là trạng thái thừa mỡ của cơ thể”. Theo các chuyên gia của WHO, béo phì là yếu tố nguy cơ mạnh mẽ nhất tác động lên khả năng mắc đái tháo đường týp 2. Có nhiều phương pháp chẩn đoán và phân loại béo phì, trong đó chẩn đoán béo phì bằng chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông được áp dụng khá rộng rãi. Cho tới nay, tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì đã được WHO thống nhất. Tuy nhiên tiêu chuẩn này là khác nhau cho các vùng địa lý, châu lục khác nhau. Trong bệnh béo phì, tích lũy mỡ xảy ra trong một thời gian dài, do đó sự suy giảm khả năng tự bảo vệ chống lại quá trình nhiễm mỡ có thể xảy ra ở một số thời điểm và triglycerid dần được tích lũy lại. Béo bụng còn được gọi là béo dạng nam, là một thuật ngữ chỉ những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm tỷ trọng đáng kể. Béo bụng, ngay cả với những người cân nặng không thực sự xếp vào loại béo phì hoặc chỉ béo vừa phải là một yếu tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa đường. Ngày nay, béo phì đang ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng của bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch. -. Thuốc lá và bia rượu Thuốc lá và bia rượu là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn chuyển hoá. Những người hút thuốc có xu hướng hình thành những thói quen không có lợi khác, chẳng hạn như không tập thể dục thể thao hoặc ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Rượu có tác động rất xấu đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Những người bệnh đái tháo đường nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thường nặng hơn so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, bệnh nhân nam đái tháo đường có tỷ lệ uống bia rượu 22,3% và hút thuốc lá 16,8% . [6] 1.6. Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam Trên thế giới Trong những năm gần đây, tỷ lệ đái tháo đường gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu, WHO đã lên tiếng báo động vấn đề nghiêm trọng này trên toàn thế giới. Năm 1992, ở Pháp tác giả Marie Laure Auciaux và cộng sự ước tính có khoảng 2 triệu người đái tháo đường týp 2. Ở Mỹ, theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC, bệnh đái tháo đường tăng14% trong hai năm từ 18,2 triệu người (2003) lên 20,8 triệu người (2005) .
- -7- Theo một thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, năm 2006 ước tính khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 85 - 95 % tổng số bệnh nhân đái tháo đường ở các nước phát triển và thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển . Tỷ lệ bệnh đái tháo đường thay đổi theo từng nước có nền công nghiệp phát triển hay đang phát triển và thay đổi theo từng vùng địa lý khác nhau. Trong đó, nơi có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%). Tỷ lệ đái tháo đường ở châu Á cũng gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á (5,3%). Nguyên nhân của sự gia tăng bệnh nhanh chóng do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh chóng về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và chế độ ăn không cân đối, nhiều mỡ. Tại Việt Nam Năm 2002, theo điều tra trên phạm vi toàn quốc ở lứa tuổi từ 30 - 64 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc đái tháo đường chung cho cả nước là 2,7%, ở các thành phố 4,4%, vùng đồng bằng ven biển 2,2% và miền núi 2,1% . Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc đái tháo đường là 4,6% - 4,9%. Đa số bệnh nhân đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ đái tháo đường týp 1 chiếm 18,5%; tỷ lệ nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam chiếm 38,8% . Năm 2004, Tạ Văn Bình và cộng sự tiến hành nghiên cứu bệnh đái tháo đường tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc bệnh qua sàng lọc là 6,8%. Cũng trong năm đó Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái, Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La kết luận đái tháo đường là bệnh gặp chủ yếu ở người có thu nhập cao, có đời sống vật chất và địa vị trong xã hội. Đó là một thách thức lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng. II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là những bệnh nhân đái tháo đường được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tuy An 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 01/2012 đến tháng 8/2012. - Địa điểm: Khoa khám và khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Tuy An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
- -8- 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu có chủ đích. 2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn : - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc bệnh nhân đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường * Thông tin chung: - Tuổi. - Giới. - Nghề nghiệp. - Địa chỉ. * Chỉ tiêu lâm sàng - Thời gian phát hiện bệnh. - Huyết áp. - Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh: + Ăn nhiều. + Uống nhiều. + Đái nhiều. + Gầy sút cân. - Triệu chứng kèm theo: Đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, mệt mỏi. * Một số biến chứng thường gặp: - Biến chứng tim mạch. - Biến chứng thần kinh. - Biến chứng mắt. - Biến chứng khác: biến chứng thận,răng lợi, hô hấp, da. * Chỉ tiêu cận lâm sàng: - Xét nghiệm máu: Định lượng glucose máu lúc đói. * Phương pháp sử dụng thuốc hạ glucose máu: - Đơn trị liệu. 2.4.2. Một số yếu liên quan đến bệnh đái tháo đường - Đo cân nặng, chiều cao, tính chỉ số khối cơ thể. - Tiền sử bản thân về bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng thuốc. 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu Tất cả đối tượng nghiên cứu khi đi khám định kỳ được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất.
- -9- 2.5.1. Khám lâm sàng * Tính chỉ số khối cơ thể: - Cân bệnh nhân: Sử dụng bàn cân V i ệ t N a m ( h i ệ u N h ơ n H ò a ) có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g. - Đo chiều cao: Được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đứng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm. - Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao2 (m) Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người châu Á: Thể trạng BMI Gầy
- - 10 - máu, xét nghiệm nước tiểu toàn phần (bệnh nhân có xét nghiệm protein niệu dương tính được chẩn đoán có biến chứng thận). - Biến chứng thần kinh: Xác định bằng khám lâm sàng. - Biến chứng mắt: Được chẩn đoán bằng khám mắt, đo thị lực, soi đáy mắt do bác sỹ chuyên khoa thực hiện. - Biến chứng hô hấp, răng lợi, da: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm và khám chuyên khoa. * Xác định cách sử dụng thuốc hạ glucose máu: - Đơn trị liệu: Bệnh nhân được sử dụng thuốc ngoại trú: Diapro hoặc Pymetphage uống hạ glucose máu. 2.5.2. Cận lâm sàng - Các xét nghiệm sinh hoá máu được tiến hành tại bệnh viện ĐK Tuy An + Xét nghiệm glucose máu lúc đói - Cách lấy máu và nước tiểu làm xét nghiệm: Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng lúc đ ó i III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa khám Bệnh viện Đa khoa Tuy An Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới Giới Nam Nữ Tổng số Nhóm tuổi Số người % Số người % Số người % < 40 4 2,5 1 0,6 5 3,1 40 - 49 8 5,0 15 9,4 23 14,5 50 - 59 22 13,8 37 23,3 59 37,1 60 - 69 17 10,7 32 20,1 49 30,8 ≥ 70 9 5,7 14 8,8 23 14,5 Tổng 60 37,7 99 62,3 159 100,0 Trong đó trên 50 48 83 131 82,4 Tuổi trung bình 58,4 ± 10,2 X ± SD Nhận xét: - Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 58,4 ± 10,0. - Tỷ lệ nam là 37,7%, tỷ lệ nữ tương đương là 62,3%. - Số đối tượng nghiên cứu trên 50 tuổi chiếm 82,44%, nhóm tuổi (50 – 59) có tỷ lệ cao nhất 37,1%.
- - 11 - Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa dư Thị trấn Nông thôn ĐB Miền núi Số người % Số người % Số người % Số người mắc bệnh N=159 51 32,1 103 64,2 5 3,7 Dân số: thị trấn: 8.575 51 0,6 Dân số : 12xã ĐB: 104.689 103 0,1 Dân số : 03xã MN: 9.972 5 0,05 Nhận xét:+ 32,1% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực thị trấn. + 64,2% đối tượng nghiên cứu cư trú tại khu vực nông thôn + 3,7% đối tượng nghiên cứu cư trú tại các xã miền núi + Tỷ lệ mắc bệnh TĐ so với dân số ở khu vực đó là thị trấn có tỷ lệ cao nhất: 0,6%, nông thôn đồng bằng là 0,1%; ở nông thôn miền núi: 0,05% Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Số trường hợp (n) Tỷ lệ (%) Làm ruộng 74 46,5 Cán bộ hưu 27 17,0 Cán bộ 25 15,7 Khác 33 20,8 Tổng 159 100,0 Nhận xét: - Kiểm soát glucose máu mức độ chấp nhận và kém cao nhất ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (9,4% và 31,4%). Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh theo nhóm tuổi Thời gian < 1 năm 1 - 5 năm 5 năm Nhóm tuổi n % n % N % < 40 5 3,1 0 0,0 0 0,0 40 - 49 18 11,3 4 2,5 1 0,6 50 - 59 22 13,8 34 21,4 3 1,9 60 - 69 4 2,5 36 22,6 9 5,7 70 0 0,0 13 8,2 10 6,3 Tổng số 49 30,8 88 54,7 22 14,5
- - 12 - Nhận xét: - Thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm cao nhất, chiếm 55,3%. - Nhóm tuổi 60 - 69 có thời gian phát hiện bệnh từ 1- 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 22,6%. - Tỷ lệ phát hiện bệnh ở nhóm 5 năm có xu hướng tăng dần theo độ tuổi Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu Số trường hợp Triệu chứng (n = 159) Tỷ lệ (%) Uống nhiều 115 72,3 Đái nhiều 110 69,2 Gầy sút cân 87 54,7 Ăn nhiều 66 41,5 Mệt mỏi 125 78,6 Tê tay chân 12 13,2 Đau ngực 7 33 20,8 Mắt nhìn mờ 32 20,1 Tình cờ phát hiện 5 3,1 Nhận xét: - Các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: uống nhiều 72,3%; đái nhiều 69,2%; gầy sút cân 54,7%; ăn nhiều 41,5%. Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tính theo nhóm tuổi Có biến chứng Chưa có biến chứng Nhóm tuổi n % n % < 40 (n = 5) 3 60,0 2 40,0 40 - 49 (n = 23) 12 52,2 11 47,8 50 - 59 (n = 59) 34 57,6 25 42,4 60 - 69 (n = 49) 37 75,5 12 24,5 ≥ 70 (n = 23) 22 95,7 01 4,3 Tổng số 108 67,9 51 32,1
- - 13 - Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có ít nhất một biến chứng là 67,9%. - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có biến chứng tăng theo nhóm tuổi; cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 70 (95,7%). Bảng 3.7. Một số biến chứng theo thời gian phát hiện bệnh < 1 năm 1 - 5 năm 5 năm Tổng số Thời gian (n = 28) (n = 58) (n = 22) (n = 108) Biến chứng n % n % n % n % Tim mạch 10 35,7 26 44,8 11 50,0 47 43,5 Thần kinh 5 17,9 7 12,1 2 9,0 14 13,0 Mắt 3 10,9 4 6,9 2 9,0 9 8,3 Khác trong đó có 10 35,7 21 36,2 7 32,0 38 35,2 thận . . . Nhận xét: Biến chứng gặp nhiều hơn là biến chứng tim mạch 43,5%, biến chứng thận 39,6%; tỷ lệ các biến chứng cao hơn ở nhóm có thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm. Bảng 3.8. Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân Số trường hợp (n) Tỷ lệ (%) Phân loại huyết áp Bình thường 72 45,3 Tiền tăng huyết áp 27 16,0 Tăng huyết áp 60 37,7 Độ I 43 27,0 Độ II 11 6,9 Độ III 6 3,8 Nhận xét :- Tỷ lệ tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu là 37,7%. - Tăng huyết áp độ I cao nhất, chiếm 27,0%.
- - 14 - Bảng 3.9. Chỉ số glucose máu trung bình ở đối tượng nghiên cứu Đơn vị: mmol/l Nhóm tuổi Glucose máu trung bình ( X ± SD) < 40 7,2 ± 1,04 40 - 49 9,3 ± 3,2 50 - 59 9,1 ± 3,1 60 - 69 9,2 ± 2,1 70 9,1 ± 3,2 Chỉ số chung 9,1 ± 2,9 Nhận xét: - Chỉ số glucose máu trung bình c h u n g l à 9,1 ± 2,9, ở nhóm tuổi t ừ 40- 49 cao hơn các nhóm tuổi khác. - Chỉ số glucose máu trung bình của đối tượng nghiên cứu nằm ở mức kiểm soát kém. Bảng 3.10. Mức độ kiểm soát glucose máu theo tiêu chuẩn của WHO Số trường hợp Mức độ Tỷ lệ (%) ( n = 159) Tốt (4,4 - 6,1) 20 12,6 Chấp nhận (6,2 -7) 27 17,0 Kém (> 7) 112 70,4 Nhận xét: - Mức độ kiểm soát glucose máu tốt chiếm 12,6% - Mức độ kiểm soát glucose máu kém chiếm tỷ lệ 70,4%. Bảng 3.11. Cách sử dụng thuốc hạ glucose máu ở đối tượng nghiên cứu Cách sử dụng thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) (n=159) Đơn trị liệu bằng thuốc uống nhóm Diapro 98 61,6 Đơn trị liệu bằng thuốc uống nhóm 61 38,4 Pymetphage
- - 15 - Bảng 3.12. Thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI Thể trạng Số trường hợp Tỷ lệ (%) (n=159) Gầy 29 18,2 Bình thường 58 36,8 Thừa cân, béo phì 72 45,0 Nhận xét:- Thể trạng thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm 45,0%. - Thể trạng gầy chiếm 18,2%. IV- BÀN LUẬN Đái tháo đường đang là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Ngày nay, tỷ lệ tử vong do những biến chứng cấp tính và mạn tính ở người bệnh đái tháo đường đã giảm đáng kể, chất lượng cuộc sống của người bệnh đã phần nào được nâng cao. Đó là nhờ có những tiến bộ trong chẩn đoán, phát hiện sớm, đặc biệt là áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh vẫn ngày càng tăng, không chỉ ở khu vực Thành phố mà còn phát triển nhanh ở khu vực nông thôn. Tuy An là một huyện thuộc vùng duyên hải, địa bàn dân cư bao gồm 15 xã và 01 thị trấn. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội, bệnh đái tháo đường đang tăng lên nhanh chóng. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 159 bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy An. Từ kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét sau: 4.1. Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng - Về tuổi và giới tính: Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo (bảng 3.1) tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,4 ±10. Bệnh nhân ít tuổi nhất là nam 25 tuổi, cao tuổi nhất là nam 88 tuổi. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 82,4%, trong đó gặp
- - 16 - nhiều nhất là nhóm tuổi 50 - 59, chiếm 37,1%. So với nghiên cứu Trần Văn Hiên tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3% ;Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho thấy tuổi trung bình là 52 ± 7,6 [5] nghiên cứu . Đào Thị Dừa nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, tuổi trung bình là 56,9 ± 16,4 [4]. Theo nghiên cứu của Bùi Thế Bừng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,4 ± 7,2, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59, chiếm tỷ lệ 62% [3]. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình là 58,4 ±10, cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo đường. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay đái tháo đường ở trẻ tuổi, tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có 3,1% bệnh nhân dưới 40 tuổi. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh đái tháo đường rộng rãi trong cộng đồng nhằm phát hiện bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng của bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau trong các nghiên cứu. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả như sau: Tác giả Năm Địa điểm nghiên cứu Nam Nữ (%) (%) Tô Văn Hải 2005 Bệnh viện thanh Nhàn hà Nội 30,3 69,7 Lý Thị Tơ 2005 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang 45,3 54,7 Triệu Quang Phú 2006 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn 62,0 38,0 Võ Bảo Dũng 2007 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định 54,6 45,4 Phạm Thị Lan 2008 Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên 48,9 51,1 Phạm Văn Thức 2012 Khoa khám BV Đa khoa huyện Tuy An 37,7 62,3 Như vậy, kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ nam, nữ này hoàn toàn phù hợp vì đây chỉ là số liệu phản ánh thực trạng người bệnh điều trị tại khoa khám bệnh viện. Còn sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ giữa các khu vực trong một quốc gia có lẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen ăn uống, sự vận động, điều kiện sống, ...
- - 17 - - Địa chỉ, nghề nghiệp: Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm của từng nghề nghiệp tới sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng đã được chứng minh. Điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở vùng núi là 2,1%, vùng đồng bằng ven biển là 2,7%, vùng đô thị và khu công nghiệp là 4,4 % [16]. Theo kết q u ả ( b ả n g 3 . 2 ) n g hiên cứu của chúng tôi, có 32,1% bệnh nhân cư trú ở khu vực thị trấn; 64,2% cư trú ở khu vực nông thôn, 3,1% cư trú ở khu vực miền núi. So với dân số ở từng khu vực đó là thị trấn có tỷ lệ mắc cao nhất: 0,6%, nông thôn đồng bằng là 0,1%; ở nông thôn miền núi: 0,05%. Kết quả này phù hợp với điều tra tr ên là vùng th ị trấn, đô thị có tỷ lệ mắ c bệnh đái tháo đường cao hơn vùng nông thôn và miền núi. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường có sự khác nhau ở đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp khác nhau. Theo Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Tuyên Quang, nhóm cán bộ hưu trí chiếm 52,7%, làm ruộng chiếm 31%, cán bộ công chức 9,3% [10]. Trương Văn Sáu nghiên cứu tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ mắc ở nhóm cán bộ hưu trí 48,4%, làm ruộng 39,1% và cán bộ công chức 12,5% [14]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (ở bảng 3.3), có sự khác biệt với các nghiên cứu trên, đó là tỷ lệ mắc ở nhóm làm ruộng cao hơn, chiếm 46,5%; Cán bộ công chức chiếm 15,7%, nghề khác 20,8%. Đặc biệt, nhóm cán bộ hưu trí chỉ chiếm 17,0%. Theo chúng tôi, điều này có thể do phần lớn bệnh nhân đái tháo đường là cán bộ hưu, nhất là ở khu vực thị trấn thường đi khám và điều trị ở tuyến trên. - Thời gian phát hiện bệnh Qua nghiên cứu 159 bệnh nhân chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao 54,7%. Bệnh nhân mắc mới (
- - 18 - [12]. Tác giả Hoàng Thị Đợi cho thấy gầy sút cân 81,7%, uống nhiều 84%, đái nhiều 86,7% [13]. Theo một số tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, trong đó dấu hiệu gầy sút cân chiếm tỷ lệ rất cao Ngoài các triệu chứng chính của bệnh, 85% bệnh nhân có triệu chứng kèm theo. Trong đó, triệu chứng mệt mỏi thường gặp nhất (chiếm 54,7%). Các triệu chứng khác có thể gặp là đau ngực, mắt nhìn mờ, tê tay chân, rối loạn giấc ngủ... Có 5/159 bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng gợi ý mà do tình cờ phát hiện ra. Trong bệnh đái tháo đường, tiến triển bệnh thường âm thầm, khi có biểu hiện trên lâm sàng bệnh thường đã ở giai đoạn muộn. Như vậy, không thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán phát hiện bệnh. Đối với bệnh đái tháo đường, xét nghiệm glucose máu cần được xem là một xét nghiệm cơ bản, * Một số biến chứng Theo (bảng 3.6 và 3.7), tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 67,9%. Trong đó, biến chứng tim mạch là 43,5%, biến chứng thần kinh 13,0%, biến chứng ở mắt 8,3%; các biến chứng khác . . . 35,2%. Tỷ lệ các biến chứng tăng theo tuổi và tăng theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nếu như ở nhóm tuổi (40 – 49) số bệnh nhân có biến chứng là 52,2% so với số người trong nhóm mắc bệnh thì tỷ lệ này là 57,6% ở nhóm tuổi (50-59); 75,5% ở nhóm tuổi (60 – 69) và rất cao ở nhóm tuổi trên 70, chiếm 95,7%. Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Người ta cho rằng đây là một quá trình xảy ra lâu dài và liên tục với hai yếu tố xơ vữa mạch và tăng huyết áp. Chúng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nhau, thúc đẩy nhau tiến triển. Tăng huyết áp ở người mắc bệnh đái tháo đường do rất nhiều yếu tố phối hợp với nhau. Người bệnh đái tháo đường khi có tăng huyết áp đều làm tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt. Theo (bảng 3.8) tăng huyết áp độ I chiếm 27,0%; tăng huyết áp độ II 6,9% và tăng huyết áp độ III 3,8%. Bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp đều được phát thuốc ngoại trú điều trị tăng huyết áp. Có thể vì điều này mà đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tăng huyết áp độ I. Nghiên cứu của Đào Thị Dừa cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường là 50% [4]. Trương Văn Sáu cho kết quả tỷ lệ tăng huyết áp 38,3% và tỷ lệ này tăng lên theo thời gian phát hiện bệnh [15]. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Bình 27,6% bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp [1]. Theo Phạm Thị Lan tỷ lệ này là 37,4% [8]. Nghiên cứu của Võ Bảo Dũng cho thấy bệnh nhân đái tháo đường được kiểm soát huyết áp ở mức kém 43,9%, mức chấp nhận chiếm 25,2% và mức tốt chiếm 30,9% [5]. Theo Liên uỷ ban quốc gia lần thứ 7 (JNC VII) đã đưa ra khuyến cáo, đối với những bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp trong điều trị phải đạt mục tiêu huyết áp dưới 130/80 mmHg. Có 37,7% bệnh nhân của chúng tôi có huyết áp được phân loại là cao huyết áp. Theo khuyến cáo của JNC VII, đây đã là mức huyết áp nguy hiểm. Nếu tăng huyết áp được can thiệp, có
- - 19 - thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển và biến chứng cho cả bệnh mạch máu. Có tác giả còn cho rằng việc kiểm soát huyết áp ở người đái tháo đường thậm chí còn quan trọng hơn cả kiểm soát glucose máu [1]. Do đó, trong điều trị bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến vấn đề quản lý tốt huyết áp của bệnh nhân và phải có thái độ điều trị đúng đắn ngay ở mức huyết áp bình thường cao (tiền cao huyết áp). Hiện nay, để phát hiện các tổn thương thận, cần tầm soát bằng việc làm các xét nghiệm phát hiện đạm trong nước tiểu. Nhưng khi xét nghiệm protein niệu âm tính cũng không cho phép kết luận chắc chắn bệnh nhân không có tổn thương thận. Khi đó cần xét nghiệm microalbumin niệu để chẩn đoán sớm hơn tổn thương thận, từ đó có biện pháp điều trị tích cực hơn làm giảm số bệnh nhân tiến triển đến suy thận. Thực tế, tại Bệnh viện Đa khoa T u y A n , chưa có điều kiện triển khai xét nghiệm microalbumin niệu.Về tổn thương thận chưa được đánh giá cụ thể.37,7% Bệnh lý thần kinh đái tháo đường cũng là biến chứng thường gặp, với tổn thương đặc hiệu nhất là tổn thương thần kinh ngoại vi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng thần kinh là 13,0%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Minh, biến chứng thần kinh là 10,8% [12]. Nghiên cứu của Trương Văn Sáu cho thấy biến chứng thần kinh chiếm 9% [14]. Sự khác nhau này là tuỳ thuộc vào độ tuổi và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng tăng nguy cơ biến chứng thần kinh. Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân đái tháo đường còn gặp rất nhiều biến chứng khác như biến chứng mắt, hô hấp, răng lợi, da … Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất xuất hiện các biến chứng này không nhiều. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. 4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn nồng độ lipid và lipoprotein máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và giảm HDL . Nghiên cứu của chúng tôi chưa thực hiện kiểm soát được rối loạn một hoặc nhiều thành phần lipid máu Đặc điểm nổi bật là cholesterol toàn phần, hàm lượng triglycerid, LDC . Vì vậy,có điều kiện phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường. Nhưng điều kiện bênh viện Tuy An trước tháng 8/2012 chưa có trang bị xét nghiệm sinh hóa đầy đủ như tầm soát hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và giảm HDL Theo bảng số liệu (3.9) và (3.10), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, chỉ số glucose máu trung bình của các nhóm tuổi đều cao nhưng nhóm tuổi từ 40 - 49 cao nhất. So sánh với tiêu chí kiểm soát glucose máu của WHO thì glucose máu trung bình nằm ở mức kiểm soát kém. Trong 159
- - 20 - bệnh nhân, kiểm soát glucose máu ở mức tốt chỉ có 12,6%, mức chấp nhận 17,0% và còn 70,4% ở mức kiểm soát kém. Theo Võ Bảo Dũng nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cho kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt 7,6%, mức chấp nhận 17,7%, mức kém 74,7% [05]. Lý Thị Thơ nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thấy kiểm soát glucose máu ở mức tốt chiếm 31,8%, mức chấp nhận 27,9%, mức kém 40,3% [10]. Nghiên cứu của chúng tôi có sự phù hợp với kết luận về quản lý bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu của các tác giả nêu trên: đó là số người bệnh kiểm soát glucose máu ở mức kém và chấp nhận chiếm tỷ lệ cao. Kiểm soát glucose máu chặt chẽ, quan trọng là càng đưa glucose máu về gần với giá trị bình thường bao nhiêu thì càng kiểm soát được các biến chứng bấy nhiêu. Tỷ lệ sử dụng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường khá cao. Chủ yếu thuốc điều trị ngoại trú đơn thuần với một trong hai loại thuốc: Diapro, Pymetphage 4.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường * Chỉ số khối cơ thể và chỉ số bụng mông Nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều kết luận: béo phì, đặc biệt béo phì trung tâm là yếu tố nguy cơ cao của bệnh đái tháo đường týp II. Tỷ lệ bệnh đái tháo đường cao ở những người bị béo, ở những người béo trung bình, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 4 lần, nếu béo mức độ nặng thì tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần so với người bình thường. Theo (bảng số 3.12) cho thấy đa số bệnh nhân đái tháo đường có thể trạng thừa cân và béo phì (BMI 23), chiếm tỷ lệ 45%; tương đối phù hợp với một số nghiên cứu khác. Trần Hữu Dàng, tỷ lệ bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm 63,7% [15]. Nghiên cứu của Phạm Thị Lan thấy số bệnh nhân thừa cân và béo phì cao nhất, chiếm tỷ lệ 46,8% [8]. Tuy nhiên, các kết quả này thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây, có thể do sự khác biệt về thể trạng của người châu Á, về điều kiện kinh tế cũng như về thói quen ăn uống, hoạt động thể lực. Trong nghiên cứu này chúng tôi mới chỉ bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh. Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả vì vậy việc đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với bệnh đái tháo đường có phần nào hạn chế. Để khẳng định chắc chắn cần có một nghiên cứu dịch tễ học rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bệnh, phát hiện sớm để can thiệp và vai trò to lớn của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong phòng chống bệnh đái tháo đường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát,thiết kế và xây dựng mạng LAN Khoa CNTT của Trường Đại học Cần Thơ
44 p | 373 | 80
-
Nghiên cứu khoa học: Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội
66 p | 296 | 66
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG TẢO TRONG AO NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH KẾT HỢP VỚI CÁ RÔ PHI"
11 p | 389 | 38
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC - HÓA CHẤT TRONG NUÔI TÔM VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA "
9 p | 239 | 31
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TRONG AO ĐẤT Ở TỈNH VĨNH LONG"
11 p | 216 | 24
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Khảo sát hiện tượng chuyển đổi chức năng - nghĩa của động từ tiếng Việt"
8 p | 134 | 20
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT SỰ TỒN TẠI CỦA CÁ HEO NƯỚC NGỌT (Orcaella brevirostris) Ở LƯU VỰC SÔNG MÊKÔNG CỦA VIỆT NAM"
10 p | 154 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT SỰ NHI ỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI THÂM CANH Ở TỈ NH AN GIANG"
9 p | 124 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thành phần hóa học của quả quất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
45 p | 143 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Khảo sát tương tác của soliton trong sợi quang"
8 p | 97 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT CHUỖI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN TRONG EO NGÁCH Ở HỒ CHỨA TRỊ AN"
9 p | 155 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Vật lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - tỉnh Quảng Nam và đề xuất các chương trình bồi dưỡng giáo viên
12 p | 136 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG NHIỄM GIUN NHIỀU TƠ (Polydora sp.) Ở SÒ LÔNG (Scarphaca subcrenata)"
8 p | 140 | 10
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata)"
6 p | 110 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Khảo sát hoạt tính kháng phân bào In vitro của Gossypol và Plumbagin
45 p | 99 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
109 p | 41 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "KHẢO SÁT CÁC HIỆN TƯỢNG XẢY RA KHI ĐÓNG BỘ TỤ ĐIỆN BÙ TĨNH VÀO LƯỚI ĐIỆN"
6 p | 79 | 5
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021
61 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn