Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021
lượt xem 2
download
Đề tài "Khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021" được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021; đề xuất một số giải pháp nâng cao thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA BỘ MÔN: LLCT&GDTC,QP NGÔ THỊ YÊN KHẢO SÁT THỂ LỰC CHUNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA NĂM 2020 – 2021 Thanh Hóa – Năm 2021
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ gốc/Từ đầy đủ GDTC Giáo dục thể chất TDTT Thể dục thể thao KNKX Kỹ năng kỹ xảo RLTT Rèn luyện Thân thể
- 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Mục tiêu của GDTC là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Để đạt được mục tiêu đó trước tiên cần phải đánh giá đúng thực trạng thể chất của học sinh, sinh viên theo độ tuổi, cấp học trong những giai đoạn cụ thể mà trong đó đánh giá thể lực là một mặt không thể thiếu được của quá trình đánh giá thể chất. Đó là cơ sở khoa học để xây dựng nội dung, chương trình GDTC cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua công tác giáo dục thể chất cho HSSV trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa luôn được nhà trường chú trọng nên đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động ngoại khóa các môn thể thao không được duy trì thường xuyên trong sinh viên, đặc biệt là sau khi các em đã kết thúc học các học phần GDTC. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao sức khỏe cho các em. Bên cạnh đó, việc đánh giá thể lực và kết quả học tập của sinh viên hiện nay mới chỉ tiến hành được trong 2 học kì đầu của năm thứ nhất. Ngoài ra trong thời gian học tập tại trường sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa phải thực hiện chương trình học lý thuyết, học thực hành và thường xuyên học lâm sàng cũng như trực đêm tại bệnh viện vì thế rất nhiều sinh viên đã không đáp ứng được yêu cầu học tập do sức khỏe không tốt, trong các buổi học hay mệt mỏi, kết quả học tập sa sút ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên làm cơ sở để tìm ra các giải pháp thu hút sinh viên tham gia tập luyện ngoại khóa các môn thể thao một cách thường xuyên và nhằm nâng cao thể lực cho các em là một vấn đề hết sức cần thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa là đội ngũ cán bộ y dược tương lai mang trên mình trọng trách đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân và hoàn thành sứ mệnh “ lương y như từ mẫu” thì việc đảm bảo thể lực lại càng có ý nghĩa.
- 6 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục thể chất nói chung và thể lực chung của sinh viên hệ Cao đẳng chính quy năm thứ nhất Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ cao đẳng chính quy Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020 - 2021”, với mục tiêu: 1. Đánh giá khảo sát thể lực chung của sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất hệ Cao đẳng chính quy trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2020-2021.
- 7 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục thể chất. Tháng 12/2011, Bộ Chính trị ban hành NQ số 08/NQ-TW về công tác TDTT: “Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thể dục, thể thao; tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững chắc sựnghiệp thể dục thể thao, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân… Cần quan tâm đầu tư đúng mức TDTT trường học, với vị trí là bộ phận quan trọng của phong trào TDTT; là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên... Xây dựng và thực hiện. Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học... Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khoá; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao... Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khoẻ và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên... Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và TDTT trường học...”[01] QĐ số1076/QĐ – TTg Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây [2]: + Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường; bảo đảm 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất. + Bảo đảm 100% sinh viên thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao và đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi;
- 8 + Tiếp tục tăng cường và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học; + Tăng cường phối hợp để khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện thể dục, thể thao do ngành thể dục, thể thao và ngành giáo dục quản lý. + Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đạt tiêu chuẩn và trình độ đào tạo để bảo đảm 100% các cơ sở giáo dục phổ thông có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao theo quy định. Mục tiêu đào tạo trong trường Cao đẳng, Đại học là đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, sức khỏe tốt, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển toàn diện, giáo dục thể chất là một trong những nội dung bắt buộc của giáo dục đào tạo. [3] Ngày 31/01/2015 Chính phủ ban hành nghị định số 11/2015/NĐ-CP, Quy định về Giáo dục thể chất và hoạt động Thể thao trong nhà trường. Nghị định nêu bật vị trí của Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. [4] Chỉ thị 133/TTG (07/03/1995) về quy hoạch phát triển ngành TDTT về GDTC trường học đã chỉ rõ: “ Cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục - thể thao nội khoá, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học; có quy chế bắt buộc các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục - thể thao; có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục - thể thao, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học.[5] Tất cả những vấn đề trên đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác GDTC và coi đó là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân.
- 9 1.2. Một số khái niệm liên quan. 1.2.1. Khái niệm về thể chất Thể chất là chất lượng cơ thể con người. Đó là đặc trưng về hình thái và chức năng của cơ thể được thay đổi và phát triển theo từng giai đoạn và các thời kỳ kế tiếp nhau theo các quy luật sinh học. Thể chất được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống tác động (bao gồm giáo dục và rèn luyện) [6] 1.2.2. Giáo dục Thể chất Giáo dục Thể chất là một quá trình sư phạm, nhằm giáo dục và đào tạo các thế hệ trẻ để phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về thể chất, nhân cách con người, nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người. [6] 1.2.3. Phát triển thể chất Phát triển thể chất của con người là quá trình biến đổi các tính chất về hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể diễn ra trong suốt cuộc đời của từng con người.[6] 1.2.4. Thể lực chung Được hiểu là các chức năng nguồn lực của cơ thể được biểu hiện dưới sự chi phối của hệ thống thần kinh, loại năng lực này được tổ hợp từ sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và năng lực phối hợp vận động.[6] 1.3. Vai trò của rèn luyện tố chất thể lực Các tố chất vận động là những tiền đề quan trọng để con người có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt độnghọc tập, lao động, sản xuất và chiến đấu.Trong công tác GDTC nói chung và phát triển thể chất nói riêng, các tố chất vận động là những yếu tố có ý nghĩa quyết định để phát triển năng lực thể chất. Phát triển các tố chất thể lực một cách có mục đích,kế hoạch và hệ thống là nhiệm vụ trọng tâm của công tác GDTC. Các tố chất vận động được phát triển tốt sẽ nâng cao năng lực làm việc của các hệ thống cơ quan cơ thể,tạo điều kiện
- 10 thuận lợi để người tập có thể tiếp thu, hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả các hoạt động vận động [6] 1.4. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khoẻ là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần, xã hội mà không có nghĩa là có không bệnh tật hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao động có kết quả”. Sức khoẻ bao gồm sức khoẻ cá thể, sức khoẻ gia đình, sức khoẻ xã hội, sức khoẻ cộng đồng, là một trong những yếu tố cơ bản để học tập, lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Để con người được phát triển toàn diện và cân đối, cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các mặt giáo dục. Mối tương quan giữa GDTC và các mặt giáo dục khác là mối tương quan hỗ trợ lẫn nhau. Không thể tách rời giữa GDTC với tinh thần của con người. Trong hoạt động TDTT, cũng như các mặt văn hoá, giáo dục khác, phải có cách tiếp cận đồng bộ, trong đó đức dục đóng vai trò chủ đạo thì mới đạt được hiệu quả tốt trong các mặt giáo dục khác. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng đồng bộ các nhân tố, phương tiện, hình thức hoạt động TDTT, sao cho phát triển toàn diện các tố chất thể lực, năng lực vận động và có kỹ năng kỹ xảo rộng rãi, phong phú cần thiết cho cuộc sống và cho hoạt động chuyên môn. Dù trình độ phát triển sản xuất xã hội đến một mức độ nào đó, thì vai trò quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng của giáo dục con người. Tố chất thể lực là một phần quan trọng của các nhân tố cấu thành thể chất của cơ thể người. Thể chất là chất lượng của cơ thể người. Chúng tổng hòa các đặc điểm tương đối ổn định về cấu trúc hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, nhân tố tâm lý được biểu hiện trên cơ sở di truyền và khả năng đạt được (trong đời sống, trong lao động, huấn luyện thể thao…). Thể chất biểu hiện rất nhiều mặt, trong dó có tố chất thể lực. Nhiều tác giả sinh lý và sư phạm thể thao cho rằng: Tố chất thể lực bao gồm các năng lực nhanh, mạnh, bền, … của cơ thể. Trong hoạt động thể thao, tố chất thể lực là nội dung rất quan trọng trong huấn luyện thể lực cho VĐV. Sự nâng cao thành tích thể thao không
- 11 thể không dựa vào sự phát triển cao các tố chất thể lực. Trong huấn luyện thể lực, thì tố chất thể lực là các lọai năng lực biểu hiện khi vận động của VĐV. Ngoài các yếu tố tri thức, đạo đức, ý chí, kỹ thuật, chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả hoạt động thể chất của con người, trong đó có hoạt động TDTT. Rèn luyện thể lực là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật của quá trình hoạt động GDTC. Có năm tố chất thể lực cơ bản là: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo (năng lực phối hợp vận động).[8] Dựa trên cơ sở sinh lý thể dục thể thao và lý luận phương pháp thể dục thể thao về tố chất thể lực chúng tôi đi sâu phân tích đặc điểm của từng tố chất thể lực. 1.4.1. Tố chất sức nhanh. Sức nhanh là một tố chất quan trọng, là năng lực cơ thể vận động với tốc độ nhanh, là khả năng thực hiện động tác trong một khoảng thời gian ngắn nhất. Nó là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó qui định đặc tính tốc độ động tác, tần số động tác cũng như thời gian phản ứng vận động. Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau, đặc biệt là thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau. Các hình thức phức tạp của sức nhanh là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác nhau, như chạy 100m, tốc độ đấm trong quyền anh, tốc độ dẫn bóng trong bóng đá. Các hình thức sức nhanh đơn giản liên quan chặt chẽ với kết quả sức nhanh phức tạp. Sức nhanh là tố chất tổng hợp của ba yếu tố cấu thành là: tốc độ phản ứng, tốc độ động tác, tần số động tác. Yếu tố quyết định tốc độ của tất cả các hình thức sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Tố chất nhanh mang tính chất di truyền, phụ thuộc vào các quá trình hóa học trong cơ, vào tần số động tác và quá trình tâm lý. Tố chất nhanh phát triển tương đối sớm từ 9 tuổi đến 13 tuổi, nếu không được tập luyện đầy đủ thì đến giai đoạn từ 16 tuổi đến 18 tuổi sẽ khó phát triển nâng cao. Cho nên trong công tác huấn luyện, giảng dạy để
- 12 phát triển sức nhanh phải hết sức chú ý đến đặc điểm của lứa tuổi, có như thế thì kết quả huấn luyện mới đem lại như mong muốn [7]. 1.4.2. Tố chất sức mạnh. Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nổ lực của cơ bắp. Trong bất kỳ một hoạt động nào của con người đều có sự tham gia của hoạt động cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Trên cơ sở đó, sức mạnh được phân chia thành sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh), sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh). Trong hoạt động nói chung và hoạt động thể dục thể thao nói riêng sức mạnh luôn có có quan hệ với các tố chất thể lực khác, nhất là sức nhanh và sức bền. Do đó sức mạnh được phân ra thành ba hình thức: năng lực sức mạnh tối đa, năng lực sức mạnh nhanh(sức mạnh tốc độ), năng lực sức mạnh bền. Sức mạnh cũng là điều kiện rất quan trọng để nâng cao thành tích thể thao. Tuổi sinh viên từ 18 đến 25 là tuổi rất thuận lợi cho cơ bắp phát triển sức mạnh. Vì vậy trong quá trình tập luyện, rèn luyện tố chất sức mạnh cần được chú ý sao cho phù hợp nhất để phát triển sức mạnh một cách tốt nhất.[7] 1.4.3. Tố chất sức bền. Sức bền là khả năng khắc phục sự mệt mỏi nhằm hoạt động trong thời gian dài với cường độ nhất định và có hiệu quả. Sức bền đảm bảo cho người tập luyện đạt được một cường độ tốt nhất (tốc độ, dùng lực, nhịp độ thi đấu…) trong thời gian vận động kéo dài. Sức bền còn đảm chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hão các động tác phức tạp và vượt qua khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Sức bền được chia thành nhiều loại: - Sức bền chung: biểu thị khả năng con người trong các hoạt động kéo dài có thể từ vài chục phút đến hàng giờ, với cường độ thấp, có sự tham gia phần lớn của hệ cơ.
- 13 - Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật. - Sức bền tốc độ: là khả năng duy trì nhịp vận động cao để chuyển động nhanh nhất trong một thời gian nhất định. Sức bền mạnh: là khả năng duy trì hoạt động với một trọng lượng mang vác lớn trong thời gian dài. Nói chung sức bền là nhân tố tất yếu của thành phần thể lực nên có mối quan hệ chặt chẽ với các tố chất thể lực khác như sức mạnh, sức nhanh. Tuổi sinh viên từ 18 đến 25 khi tập luyện sức bền đòi hỏi sự nổ lực rất lớn không những bằng cơ bắp mà còn bằng ý chí khắc phục khó khăn để vượt qua gian khổ. Cho nên giáo viên cần lưu ý việc giáo dục nhận thức cho sinh viên hiểu rõ được chức năng, tác dụng của mỗi bài tập khi tập luyện. Sức bền rất cần thiết cho con người trong cuộc sống lao động và học tập hàng ngày. Ðối với lĩnh vực thể dục thể thao nó là cơ sở thiết yếu để giúp cho vận động viên trong hoạt động chuyên môn của mình để gặt hái thành tích thể thao cao, đồng thời đó cũng là cơ sở để giúp sinh viên bền bĩ, dẻo dai trong việc học tập rèn luyện chuyên môn nghề nhiệp của mình.[7] 1.4.4. Tố chất mềm dẻo. Mềm dẻo là năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Thông thường, độ linh hoạt của các khớp càng lớn thì khả năng mềm dẻo của cơ thể càng lớn. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng động tác. Mềm dẻo được phát triển rất sớm ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, đặc biệt là lứa tuổi 11 đến 14, trước khi hệ vận động phát triển chưa hoàn chỉnh. Có thể tập mềm dẻo khi tập thể dục sáng, trong giờ khởi động. Các động tác làm tăng độ linh hoạt của các khớp có tác dụng tích cực để chuẩn bị bước vào phần trọng động, đồng thời còn ngăn ngừa được chấn thương trong tập luyện. Tuổi trưởng thành tập luyện mềm dẻo rất khó khăn vì xương, cơ, khớp, dây chằng và hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy, khi tiến hành giáo dục tố chất mềm dẻo cần chú ý
- 14 đến biên độ động tác, chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp để phòng ngừa chấn thương cho người tập. Tuy nhiên nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao. 1.4.5. Tố chất khéo léo (năng lực phối hợp vận động). Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp phức tạp và khả năng hình thành những động tác mới phù hợp với yêu cầu vận động. Về bản chất, khéo léo là khả năng hình thành những đường liên hệ tạm thời đảm bảo cho việc thực hiện những động tác vận động phức tạp, vì vậy, nó có liên quan với việc hình thành kỹ năng vận động. Năng lực phối hợp vận động là một phức hợp các tiền đề của vận động viên (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thành công một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định trước tiên là ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được hình thành phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và các năng lực khác như: sức mạnh, sức nhanh và sức bền [7]. Năng lực phối hợp vận động còn thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện, củng cố và vận dụng các kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa năng lực phối hợp vận động và kỹ xảo thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Kỹ xảo thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, còn năng lực phối vận động là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau. Khéo léo thường được coi là tố chất vận động loại hai, phụ thuộc vào mức độ phát triển của các tố chất khác như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền. Tập luyện phát triển sự khéo léo lâu dài làm tăng độ linh hoạt của các quá trình thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn.[9]. Trình độ thể lực là một tổ hợp yếu tố nhiều thành phần, được đánh giá thông qua sự biến đổi tương ứng về các mặt hình thái, chức năng cơ thể trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao. Việc nghiên cứu, đánh giá trình độ thể lực cũng bao gồm đầy đủ các yếu tố hình thái, chức năng tâm sinh lý, chức năng vận động của đối tượng nghiên cứu. Cùng với việc đo và đánh giá sự phát triển bên ngoài, để nhận định đúng trình độ thể lực và khả năng hoạt động thể lực, cần kiểm tra
- 15 chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể. Thông thường trạng thái, chức năng của các hệ cơ quan tương ứng với hình thể bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt nhưng tình trạng chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn phát triển không tốt. Để đánh giá tiêu chuẩn về phát triển thể chất toàn diện cần phải được cụ thể hóa, căn cứ vào đặc điểm cá nhân, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, môn thể thao… Nói cách khác, mức độ phát triển này phụ thuộc vào nhân tố di truyền, cá biệt và một phức hợp các điều kiện thay đổi trong đời sống và họat động, không nên hiểu đó là sự phát triển dàn đều, đồng loạt như nhau, theo một phương thức cứng nhắc. P.Letsgáp, nhà lý luận GDTC nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Chỉ có phát triển cân đối tất cả các cơ quan, cơ thể con người mới thực sự hoàn thiện và hoàn thành được công việc lớn nhất với sự tiêu hao ít nhất về vật chất và sức lực .” Trên cơ sở đó, có thể thấy rõ hơn điều này trong chuẩn bị thể lực cho VĐV các môn thể thao khác nhau, cho những người làm các nghề đặc biệt, ở đây cần có sự kết hợp giữa thể lực chung và chuyên môn. Nhưng cái gốc cơ bản, phổ thông ban đầu nhất đối với mọi người dân là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đó là qui định về yêu cầu phát triển toàn diện đối với mọi người. Đối với sinh viên, một trong ba nhiệm vụ cơ bản quan trọng và bắt buộc của công tác GDTC là đánh giá trình độ chuẩn bị thể lực hàng năm cho sinh viên theo tiêu chuẩn qui định. Dưới góc độ toàn cục, đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên hằng năm có ý nghĩa thiết thực, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT, chiến lược GDTC cho toàn dân. Trong phạm vi từng trường đại học, đánh giá trình độ thể lực tạo điều kiện để đánh giá hiệu quả của công tác GDTC, làm cơ sở cho việc biên soạn chương trình giảng dạy, lựa chọn phương tiện hay phương pháp GDTC cho sinh viên. Vì vậy, việc đánh giá trình độ thể lực cho sinh viên có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong quá trình GDTC và huấn luyện thể thao học đường.[9]
- 16 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của sinh viên năm thứ nhất. 1.5.1. Yếu tố bẩm sinh và di truyền Di truyền là yếu tố mang tính chất bẩm sinh, sinh ra đã có, thế hệ sau tiếp thu kế thừa và phát huy những đặc tính của thế hệ trước đó. Đây là quy luật tự nhiên, mọi sinh vật sống trên trái đất đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Ở loài người di truyền đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất của từng cá thể điều đó có nghĩa là nếu ông bà, cha mẹ có những đặc tính tốt về thể chất và tinh thần (thể lực, trí tuệ, tính cách..) thì sẽ truyền thụ lại cho thế hệ con cháu những phẩm chất tốt đó giúp ích cho sự phát triển của họ sau này. Di truyền là cơ sở, là nền tảng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất của mọi cá thể, di truyền là yếu tố thể hiện khả năng tiềm ẩn của cá thể đó. Khi nắm bắt được những khả năng ấy chúng ta có thể điều khiển phát triển thể chất cá thể đó đi đúng hướng phù hợp với cá nhân và xã hội thông qua quá trình giáo dục, GDTC, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập khác nhau.[10][19] 1.5.2. Môi trường tự nhiên Nhiệt độ không khí, khí hậu thời tiết, nước, ánh sáng, địa hình tự nhiên… được coi là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất của con người. Bên cạnh đó những yếu tố này còn được sử dụng để củng cố sức khoẻ và nâng cao hoạt động năng lực của con người. Có thể nói đây chính là môi trường sống tồn tại và phát triển của mọi sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Con người là một thực thể tự nhiên, do tự nhiên tạo ra, vì vậy giữa cơ thể sống và môi trường tự nhiên có sự thống nhất rất chặt chẽ, sự phát triển thể chất của con người chịu ảnh hưởng lớn của môi trường xung quanh. Môi trường sống trong sạch sẽ tạo nên những điều kiện tốt, những sự biến đổi có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ con người, đẩy lùi được bệnh tật, kéo dài được tuổi thọ làm cho người ta yêu cuộc sống hơn, có trách nhiệm hơn với cuộc sống và xã hội, từ đó họ sẽ cống hiến nhiều hơn góp phần ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, đó là vấn đề mà hàng ngàn con người đời nay luôn phấn đấu không mệt mỏi. Sự thích nghi khí hậu: Là một quá trình thích nghi có tính sinh học của con
- 17 người với các điều kiện thay đổi của khí hậu thời tiết mới. Các yếu tố môi trường tự nhiên gây nên những tác động tổng đối với cơ thể sống, làm ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái tâm sinh lí và sức khoẻ của con người. Vì vậy trong quá trình sống con người cần phải tận dụng được môi trường tự nhiên một cách tốt nhất để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ. Trong quá trình GDTC các yếu tố tự nhiên được sử dụng theo hai hướng: - Sử dụng môi trường tự nhiên để kèm theo tập luyện TDTT như: Tập ngoài trời, tập dưới ánh nắng, tập trong các điều kiện đồi núi, thời tiết và múi giờ khác nhau, khi đó các yếu tố tự nhiên sẽ có ý nghĩa như một điều kiện bổ sung và làm tăng hiệu quả sự tác động của cơ thể con người. - Sử dụng điều kiện tự nhiên để tôi luyện cơ thể nhằm nâng cao sức khoẻ cho con người. Nước, ánh sáng, không khí…được người ta sử dụng dưới nhiều hình thức với mục đích làm cho cơ thể thích nghi với các điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt như: Nóng lạnh, không khí loãng thiếu Ôxy…qua đó nâng cao sức khoẻ và năng lực vận động, kéo dài được tuổi thọ.[10] 1.5.3. Điều kiện sống và sinh hoạt Bao gồm các yếu tố chăm sóc y tế, vệ sinh, dinh dưỡng và sinh hoạt trong chế độ sống của con người. Điều kiện cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, các tác động của môi trường vượt qua khả năng thích nghi của cơ thể có thể gây nên những rối loạn khác nhau về sức khoẻ. Môi trường bên ngoài là tổ hợp phức tạp của các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế khác nhau. Các yếu tố chăm sóc y tế, vệ sinh cá nhân, vệ sinh xã hội, vệ sinh trong học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, ăn uống và TDTT có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất. Vệ sinh tốt sẽ tạo ra sự cân bằng của cơ thể với môi trường sống, đó là điều kiện cần thiết để phát triển thể chất của cơ thể đạt tới mức tốt nhất.[10] Dinh dưỡng được coi là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới phát triển thể chất. Đặc biệt là chiều cao, cân nặng và các năng lực hoạt động của con người. Vì vậy chăm lo dinh dưỡng phải là một quá trình thường xuyên, liên tục trong suốt cuộc đời. Chế độ sinh hoạt cũng là một vấn đề liên quan chặt chẽ tới sức
- 18 khoẻ con người. Trong quá trình sống, khát vọng vươn lên để ngày càng hoàn thiện mục tiêu của toàn nhân loại. Trong quá trình đó vận động nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được của mỗi cơ thể sống, vận động là điều kiện đầu tiên để cơ thể tồn tại và phát triển.[10] [19] 1.5.4. Hoạt động vận động tích cực Vận động không ngừng đó là quy luật về điều kiện quyết định sự tồn tại của vũ trụ bao la xung quanh chúng ta cũng như mỗi sinh vật trên trái đất. Con người không thể sống và phát triển nếu không tích cực vận động. Ngay từ khi mới sinh ra, trưởng thành rồi già yếu nhu cầu vận động bằng cơ bắp của chúng ta luôn được đặt lên hàng đầu. Nó giống như nhu cầu ăn khi đói, khát khi uống…vận động tích cực là tổng số hoạt động (hành vi) vận động mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống hằng ngày và suốt cuộc đời. Những hoạt động ấy bao gồm tổng hợp tất cả các tố chất vận động tham gia như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Tuỳ thuộc hoạt động khác nhau mà sự biểu hiện của tố chất thể lực này khác nhau. Vận động tích cực không phân biệt lứa tuổi, giới tính và tình độ tập luyện mà nó diễn ra trong suốt cả đời người. Để có được con người phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, chúng ta phải quan tâm giáo dục toàn diện ngay từ khi trẻ cắp sách tới trường.[10] 1.6. Ảnh hưởng của chương trình GDTC đến sự phát triển thể lực của sinh viên. Trong công tác GDTC ở trường học thì nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy rất quan trọng. Là yếu tố cốt lõi giữ vai trò quyết định đến chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung phong phú đa dạng và thích hợp sẽ thu hút và kích thích được sinh viên tham gia vào các hoạt động thể thao một cách tự giác và hứng khởi. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo được thời gian học tập thì mới phát triển được thể chất cho sinh viên. Tại Điều 6 của Luật Giáo dục năm 2005 như sau: “Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo” [3].
- 19 Tại Điều 41 Luật Giáo dục năm 2005 cũng quy định “Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác” [3] Theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về ban hành chương trình giáo dục thể chất trình độ Cao đẳng [11]. Thời gian thực hiện: 60 giờ (lý thuyết: 05 giờ; thực hành: 51 giờ; kiểm tra: 04 giờ) Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) TT Chương/ bài Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tr I BÀI MỞ ĐẦU 1 1 Chương I: GIÁO DỤC THỂ CHẤT II CHUNG 1 Bài 1: Thể dục cơ bản 13 1 12 2 Bài 2: Điền kinh 14 1 13 3 Kiểm tra giáo dục thể chất chung 2 2 III Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN (chọn 1 trong 30 2 26 2 các chuyên đề sau) 1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 30 2 26 2 2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 30 2 26 2 3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 30 2 26 2 4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 30 2 26 2 5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 30 2 26 2 6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 30 2 26 2 7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác 30 2 26 2 Cộng 60 5 51 4 Nội dung chương trình GDTC được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:
- 20 - Giờ học TDTT chính khoá: Là hình thức cơ bản nhất của GDTC được tiến hành trong kế hoạch học tập của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh sinh viên. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT. Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh” [12] Do vậy, giờ học chính khoá TDTT mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với học sinh và cán bộ giảng dạy. Đó là, giờ học theo chương trình có quy định thời gian và quy cách đánh giá chất lượng - Giờ học ngoại khoá - tự tập luyện TDTT ngoại khoá: Là quá trình tập luyện của một bộ phận sinh viên có nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi với mục đích phát triển năng lực thể chất một cách toàn diện, đồng thời nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khoá nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khoá và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh sinh viên dưới sự hướng dẫn của giáo viên TDTT. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội của môn thể thao, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thể lực. Hoạt động ngoại khoá với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thể lực tham gia cổ vũ phong trào rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.[12]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy định hình thức trình bày đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học
10 p | 5316 | 985
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Động cơ học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
60 p | 2194 | 545
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang
63 p | 1814 | 382
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ Việt Nam( Giai đoạn 2000 – 2013)
111 p | 924 | 353
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1944 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ABC) – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp
117 p | 674 | 182
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển sự đo lường tài sản thương hiệu trong thị trường dịch vụ
81 p | 704 | 148
-
Thuyết minh đề tài Nghiên cứu Khoa học và Phát triển Công nghệ
30 p | 519 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 370 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học Bài toán tối ưu có tham số và ứng dụng
24 p | 331 | 44
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 236 | 38
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn “Lý thuyết galois” theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
53 p | 295 | 36
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Bài giảng điện tử môn "Lý thuyết Galoa" theo hướng tích cực hóa nhận thức người học
115 p | 158 | 29
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa
100 p | 276 | 27
-
Đề tài khoa học: Nghiên cứu ứng dụng tin học để quản lý kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học
14 p | 167 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: Dự báo hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh
0 p | 134 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 87 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn