1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... 2<br />
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 3<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
1.1. Tìm hiểu chung về cây quất...................................................................... 8<br />
1.2. Tìm hiểu chung về tinh dầu ..................................................................... 9<br />
1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước................................................ 14<br />
1.4. Ly trích bằng chiếu xạ vi sóng ................................................................. 16<br />
1.5. Đánh giá chất lượng tinh dầu bằng phương pháp hóa lý ........................... 18<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất và dụng cụ ................................................................................ 24<br />
2.2. Nguyên liệu và xử lí nguyên liệu .............................................................. 26<br />
2.3. Ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất .............................................................. 26<br />
2.4. Khảo sát các chỉ số hóa lý và thành phần hóa học<br />
của tinh dầu vỏ quả quất .......................................................................... 29<br />
2.5. Khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất ................... 31<br />
2.6. Khảo sát thành phần hóa học của nước quả quất ...................................... 32<br />
<br />
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Độ ẩm nguyên liệu .................................................................................. 33<br />
3.2. Ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất ............................................................... 33<br />
3.3. Khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất ................... 39<br />
3.4. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của nước quả quất............................ 41<br />
<br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 43<br />
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 43<br />
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 43<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
2<br />
<br />
DANH MỤC HÌNH VẼ<br />
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây quất và quả quất ............................................... 8<br />
Hình 2.1. Quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />
theo phương pháp đun nóng cổ điển........................................................ 27<br />
Hình 2.2. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />
theo phương pháp đun nóng cổ điển........................................................ 27<br />
Hình 2.3. Quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />
theo phương pháp chiếu xạ vi sóng ......................................................... 28<br />
Hình 2.4. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />
theo phương pháp chiếu xạ vi sóng ....................................................... 28<br />
Hình 2.5. Quy trình ly trích các hợp chất ngoài tinh dầu của vỏ quả quất.............. 31<br />
Hình 2.6. Sắc kí cột hai mẫu vỏ quả quất dùng<br />
xác định thành phần hóa học ngoài tinh dầu. ........................................... 32<br />
Hình 3.1. Sắc kí đồ tinh dầu vỏ quả quất thu được<br />
từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển. ............................. 36<br />
Hình 3.2. Sắc kí đồ tinh dầu vỏ quả quất thu được từ phương pháp<br />
chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi sóng. ...................... 36<br />
<br />
3<br />
<br />
DANH MỤC BẢNG<br />
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất........................................12<br />
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất........................................12<br />
Bảng 1.3. Các chỉ số hóa- lý của tinh dầu .............................................................13<br />
Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ quả quất ..........................................................................33<br />
Bảng 3.2. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu...............................................................34<br />
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất qua chụp phổ GC/MS.....37<br />
Bảng 3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của mẫu tinh dầu<br />
thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển..................38<br />
Bảng 3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của mẫu tinh dầu thu được từ<br />
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi sóng....39<br />
Bảng 3.6. Thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất<br />
qua chụp phổ GC/MS.................................................................................40<br />
<br />
4<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Vỏ các loài cây citrus: cam, chanh, bưởi… từ lâu đã được sử dụng để sản<br />
xuất tinh dầu ở các nước công nghiệp trên thới giới như Mỹ, Ý. Tinh dầu citrus có<br />
mùi thơm dễ chịu, hàm lượng limonen cao được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm<br />
và mỹ phẩm. Trong các nghiên cứu gần đây còn cho thấy limonen còn có tác dụng<br />
tán sỏi, phá khối u…Ngoài ra theo một vài nghiên cứu mới đây cho thấy thành phần<br />
của nước quả quất đã cô lại thành cao quất có chứa flavonoid, phytostereol, steroid,<br />
carotenoid…đặc biệt có chứa ankaloit dược tính cao.<br />
Ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Đồng<br />
Tháp, một loài cây thuộc loài Citrus họ Rutaceae (họ cam) khác là cây quất phổ<br />
biến là loài citrus japonica Thumb. (fortunella japonica Swing) được trồng khắp<br />
nơi. Cây quất (cây tắc, cây hạnh) trở nên quen thuộc với chúng ta với công dụng<br />
làm cây cảnh. Từ xa xưa, trong dịp tết Nguyên Đán, người ta đã biết dung cây quất<br />
trang trí không phải bằng hoa mà bằng quả. Những quả quất tròn trĩnh với màu đỏ<br />
cam hấp dẫn không những làm đẹp cảnh quan ngày tết mà còn là vị thuốc hay trong<br />
y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Theo Đông y quả quất vị ngọt chua, tính<br />
ấm vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu<br />
thực, giải rượu. Vỏ quất có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, giảm tress giúp ngủ<br />
ngon, trị đau đầu, khử mùi, trị đầy hơi, hạ đường huyết… Quả quất được thu hái<br />
quanh năm vỏ có thể ở dạng tươi, khô hay đông lạnh để tách lấy tinh dầu.<br />
Các nghiên cứu về tinh dầu quất được thực hiện khá nhiều trên thới giới nhưng<br />
tại Việt Nam còn rất hạn chế, gần đây mới có một số ít công trình nghiên cứu về<br />
tinh dầu quất. Tuy nhiên tất cả chỉ tập trung nghiên cứu thành phần hóa học của tinh<br />
dầu, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của tinh dầu quất ít được quan tâm. Đặc<br />
biệt việc nghiên cứu tách chiết các hợp chất có dược tính cao ngoài tinh dầu từ quả<br />
quất là vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu tách chiết<br />
tinh dầu và các hợp chất ngoài tinh dầu có dược tính cao đồng thời thử hoạt tính<br />
sinh học của tinh dầu quất là việc làm cần thiết góp phần vào việc sử dụng các hợp<br />
chất thiên nhiên trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Qua nghiên<br />
<br />
5<br />
cứu của đề tài sẽ làm tăng giá trị kinh tế của cây quất ở tỉnh Đồng Tháp, góp phần<br />
vào việc phát triển nền nông nghiệp của ở tỉnh nhà.<br />
Để góp phần xác định thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của<br />
quả quất chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học của quả quất trên địa<br />
bàn tỉnh Đồng Tháp”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu và ngoài tinh dầu của quả quất, thử<br />
hoạt tính sinh học của tinh dầu quất.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.<br />
- Tiến hành thực nghiệm ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất bằng phương pháp<br />
chưng cất lôi cuốn hơi nước và chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp chiếu xạ vi<br />
sóng.<br />
- Xác định một số chỉ số hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu từ hai<br />
phương pháp chưng cất trên.<br />
- Chiết, sắc kí bản mỏng và sắc kí cột từ dung môi ít phân cực đến phân cực<br />
để khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu.<br />
- Định tính sơ bộ và xác định thành phần hóa học ngoài tinh dầu có trong quả<br />
quất qua các thuốc thử hữu cơ, GCMS.<br />
- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu quất từ hai<br />
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiếu xạ vi sóng.<br />
4. Các phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu<br />
- Thực nghiệm hóa học:<br />
+ Các phương pháp tách chiết các hợp chất hợp cơ: Phương pháp chưng cất<br />
lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi<br />
sóng.<br />
+ Các phương pháp xác định các hợp chất hữu cơ: Sắc kí bản mỏng, sắc kí<br />
cột, Phổ UV, GC-MS.<br />
+ Phương pháp sinh hóa: Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu<br />
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Quả quất ở Cao lãnh Đồng tháp<br />
<br />