Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phát triển cây xanh bốn mùa phục vụ lục hóa đô thị
lượt xem 42
download
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phát triển cây xanh bốn mùa phục vụ lục hóa đô thị nhằm nhân giống cây phục vụ lục hóa đô thị và đặc biệt là đưa trồng tại các khu di tích, các khu lưu niệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phát triển cây xanh bốn mùa phục vụ lục hóa đô thị
- NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY XANH BỐN MÙA PHỤC VỤ LỤC HOÁ ĐÔ THỊ Nguyễn Bá Triệu Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. MỞ ĐẦU “Cây xanh bốn mùa” là tên gọi cây Săng xanh (Ligustrum lucidum Ait) được Bác Hồ đem từ Trung Quốc về trồng tại Phủ Chủ tịch từ những năm 1960 của thế kỷ XX. Cây xanh bốn mùa thuộc họ Ô liu (Oleaceae) là cây thường xanh, mặt lá xanh bóng, tán lá đẹp, chịu được thời tiết giá lạnh nên được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đem về Việt Nam trồng thử nghiệm với hy vọng nếu phù hợp với điều kiện Việt Nam thì nhân rộng để người lao công đỡ vất vả phải quét lá rụng trong mùa đông giá rét. Cây xanh bốn mùa trồng tại Phủ Chủ tịch sinh trưởng khá tốt, cây có ra hoa nhưng đậu quả rất ít v à hạt rất khó nảy mầm. Với mong muốn của Người và khả năng sinh trưởng của loài cây này, tháng 7/2005 theo yêu cầu của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Bộ Nông nghiệp v à PTNT đã giao cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu nhân giống loài cây này và Viện Khoa học Lâm nghiệp đã giao cho Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp thử nghiệm nhân giống cây xanh bốn mùa bằng phương pháp giâm hom. Hiện nay, cây mà Bác đem về trồng đã bị chết, song cũng đã kịp thời thử nghiệm nhân giống loài cây này thành công và tạo ra một số cây con đem trồng lại tại Phủ Chủ tịch và một số khu vực. Đây là một cây gắn liền với cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì vậy việc nhân giống cây này nhằm phục vụ lục hóa đô thị v à đặc biệt là đưa trồng tại các khu di tích, các khu lưu niệm là có rất nhiều ý nghĩa v à hết sức cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Kế thừa v à ứng dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây xanh bốn mùa để lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp. - Bố trí các thí nghiệm giâm hom tại hiện trường (Trạm Thực nghiệm KHKT Lâm nghiệp – Tân Lạc - Hòa Bình) theo các thời điểm v à các loại thuốc kích thích ra rễ IBA (Indol Butyric Acid), NAA (Naphtyl Axetic Acid), IAA (Indol Acetic Acid) với các nồng độ ppm (parts per million-nồng độ ,….) khác nhau: 500ppm; 750ppm; 1.000ppm; 1.250ppm; 1.500ppm và đối chứng (không dùng thuốc). Mỗi công thức thí nghiệm làm với 30 hom v à được lặp lại 3 lần với mỗi công thức. - Theo dõi sinh trưởng của cây xanh bốn mùa trồng thử nghiệm tại Hòa Bình và Hà Nội. Ứng dụng phương pháp thống kê toán học và sử dụng các phần mềm thông dụng để xử lý và phân tích số liệu III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom Sau thời gian theo dõi 60 ngày kể từ ngày giâm hom, đã tiến hành kiểm tra kết quả đồng thời chuyển những cây đã ra rễ sang bầu đất để chăm sóc cây hom. Kết quả các lần thí nghiệm như sau. 3.1.1. Kết quả thí nghiệm năm 2006 Kết quả ra rễ thí nghiệm với 3 loại thuốc kích thích ở 5 nồng độ khác nhau, thu được như bảng 1 Bảng 1. Tỉ lệ ra rễ của hom thí nghiệm năm 2006
- Nồng độ (ppm) Loại thuốc T B (%) 500 750 1000 1250 1500 IBA 8,9 15 23,1 16,7 8,4 14,4 NAA 6,4 13,6 10,3 7,5 5,9 7,8 IAA 5,6 7,0 9,7 14,2 8,1 8,9 Đ.chứng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Từ số liệu ở bảng 1 cho thấy: - Tỷ lệ ra rễ TB của cây giâm hom khi dùng thuốc IBA là cao nhất (tỷ lệ ra rễ trung bình 14,4%). - Nồng độ thích hợp nhất cho giâm hom với IBA là 1.000ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình 23,1%); v ới NAA là 750ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 13,6%); với IAA là 1.250ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình 14,2%). Kết quả ra rễ theo các loại thuốc với các thời điểm thí nghiệm trong năm 2006 được trình bày tại bảng 2 Bảng 2. Tỉ lệ ra rễ (%) của các loại thuốc theo các lần thí nghiệm Loại thuốc T rung bình theo Thời điểm TN lần TN IBA NAA IAA Thí nghiệm lần 1 9,6 5,8 4,4 6,6 Thí nghiệm lần 2 14,9 8,7 8,0 10,5 Thí nghiệm lần 3 20,4 12,0 12,2 14,9 Thí nghiệm lần 4 12,7 8,4 10,9 10,7 Trung bình 14,4 8,7 8,9 10,7 Qua bảng 2 cho thấy: - Tỷ lệ ra rễ cao nhất của cả 3 loại thuốc là ở thí nghiệm lần thứ 3 (tháng 7 – 9). Tỉ lệ ra rễ trung bình của cả 3 loại thuốc cao nhất trong thời điểm này đạt 14,9%. - Thời điểm lần thí nghiệm 1 (tháng 1 - 3) là thời điểm ra rễ thấp nhất với cả 3 loại thuốc. Tỉ lệ ra rễ trung bình của cả 3 loại thuốc trong thời điểm này chỉ đạt 6,6%. Từ các kết quả thí nghiệm năm 2006 ở trên có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- - Loại thuốc thích hợp nhất để giâm hom cây xanh bốn mùa là loại thuốc IBA. - Nồng độ thuốc IBA phù hợp nhất là nồng độ 1.000 ppm (tỉ lệ ra rễ cao nhất đạt 35,6 % vào lần thí nghiệm thứ 3). - Thời điểm giâm hom tốt nhất là thời điểm tháng 7 - 9. - Công thức đối chứng trong cả 3 lần thí nghiệm đều không có hom nào ra rễ (tỷ lệ ra rễ 0 %). 3.1.2. Kết quả thí nghiệm năm 2007 Năm 2007 cũng thử nghiệm với 3 loại thuốc kích thích IBA, NAA, IAA với các nồng độ: 500ppm; 750ppm; 1.000ppm; 1.250ppm; 1.500ppm và đối chứng nhưng khác với các năm 2006 ở chế độ tưới nước. Năm 2007 tăng thời gian giữa các lần tưới, cụ thể là vào mùa nóng (vào vụ hè và hè thu nhiệt độ trung bình 0 khoảng 23 - 30 C) thời tiết nóng ẩm, khoảng cách giữa các lần tưới là 45 phút và thời gian tưới mỗi lần là 15 giây. Vào mùa mát và lạnh (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) khoảng cách giữa các lần tưới là 60 phút và thời gian tưới mỗi lần là 15 giây. Những ngày trời mưa ẩm thì thời gian tưới giữa các lần tăng lên 3 giờ/lần. Hàng ngày tưới từ 7 đến 18h, không tưới ban đêm. Để tránh hiện tượng nấm bệnh có thể xâm nhập trong quá trình giâm trong lồng hom, tiến hành phun thuốc phòng trừ nấm định kỳ 7 - 10 ngày/ lần. Qua 4 lần thí nghiệm với 3 loại thuốc và 5 loại nồng độ năm 2007, tổng hợp kết quả như sau: Kết quả ra rễ khi thí nghiệm với 3 loại thuốc theo 5 loại nồng độ được trình bày tại bảng 3. Bảng 3. Tỉ lệ ra rễ của hom thí nghiệm năm 2007 Nồng độ (ppm) Loại thuốc T B(%) 500 750 1000 1250 1500 IBA 9,7 16,1 24,2 16,1 9,2 15,1 NAA 6,9 15,8 10,3 7,8 6,1 9,4 IAA 4,2 6,9 10,8 15,6 9,2 9,3 Đối chứng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Từ số liệu ở bảng 3 cho thấy: - Tỷ lệ ra rễ của hom giâm khi dùng thuốc IBA là cao nhất (tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 15,1%). - Nồng độ thích hợp nhất cho giâm hom với IBA là 1.000 ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình đạt 24,2); với NAA là 750 ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình là 15,8%); với IAA là 1.250 ppm (tỷ lệ ra rễ trung bình là 15,6%). Kết quả ra rễ khi thí nghiệm với các loại thuốc theo các thời điểm thí nghiệm trong năm 2007 được trình bày tại bảng 4 Bảng 4. Tỉ lệ ra rễ (%) của hom theo các lần thí nghiệm)
- Loại thuốc T rung bình theo Thời điểm TN lần TN IBA NAA IAA Thí nghiệm lần 1 7,3 10,0 6,2 5,6 Thí nghiệm lần 2 11,5 16,0 10,2 8,4 Thí nghiệm lần 3 15,9 21,8 12,9 12,9 Thí nghiệm lần 4 10,3 12,4 8,2 10,4 TB (%) 15,1 9,4 9,3 11,3 Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy: Trong 4 thời điểm thí nghiệm thì tỉ lệ ra rễ ở thời điểm thí nghiệm lần 3 (tháng 7 - 9) là cho kết quả cao nhất, tỉ lệ ra rễ trung bình của 3 loại thuốc ở thời điểm này là 15,9%. Thời điểm thí nghiệm lần 1 (tháng 1 - 3) cho tỉ lệ ra rễ thấp nhất trong 4 lần, Tỉ lệ ra rễ chung của 3 loại thuốc với các nồng độ thuốc ở thời điểm này chỉ đạt 10,3%. Từ các kết quả đã tổng hợp và phân tích kết quả các thí nghiệm năm 2007 ở trên có thể đi đến một số kết luận như sau: - Loại thuốc thích hợp nhất để giâm hom cây xanh bốn mùa là loại thuốc IBA - Nồng độ thuốc IBA phù hợp nhất là nồng độ 1.000ppm (tỉ lệ ra rễ cao nhất đạt 37,8% vào thời điểm tháng 7 - 9). - Thời điểm giâm hom tốt nhất là thời điểm từ tháng 7 - 9. - Công thức đối chứng trong tất cả các lần thí nghiệm đều không có hom nào ra rễ (tỷ lệ ra rễ 0%). Qua 2 năm thử nghiệm nhân giống cây xanh bốn mùa bằng phương pháp giâm hom có thể kết luận một số điểm sau: - Cây xanh bốn mùa có thể nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom). - Trong 3 loại thuốc đem thí nghiệm thì loại thuốc cho tỉ lệ ra rễ cao nhất là loại thuốc IBA. - Thuốc IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 1.000 ppm; Loại thuốc NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 750 ppm v à loại thuốc IAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 1.250 ppm. - Thời điểm giâm hom tốt nhất là từ tháng 7 - 9. 3.2. Kết quả trồng thử nghiệm tại Hoà Bình và Hà Nội 3.2.1. Trồng thử nghiệm tại Tân Lạc - Hòa Bình. Việc trồng thử nghiệm được tiến hành vào tháng 1 năm 2006. Trong năm 2006 đo đếm 2 tháng 1 lần bắt đầu từ khi cây được chuyển sang bầu nuôi dưỡng đến 1 năm tuổi, từ năm thứ 2 cứ 6 tháng đo 1 lần. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Kết quả đo đếm sinh trưởng tại Tân Lạc - Hòa Bình
- T ăng T ăng T ăng Doo Hvn Dt Tháng trưởng trưởng trưởng TT tuổi (cm) (cm) (cm) (ZD) (cm) (ZH) (cm) (Ztán) (cm) 1 2 0,31 0,31 6 6 0 0 2 4 0,40 0,09 15 9 0 0 3 6 0,60 0,20 51 36 21 21 5 8 1,10 0,50 78 27 36 15 5 10 1,70 0,60 112 34 40 14 6 12 2,40 0,70 154 42 52 12 7 18 3,20 0,80 230 76 68 16 8 24 3,90 0,70 320 90 85 13 9 30 4,60 0,70 406 86 103 18 10 36 5,20 0,60 485 79 125 22 T B (cm/năm) 1,73 161,67 41,67 Từ kết quả ở bảng 5 cho thấy: - Về chiều cao (Hvn): Khi mới trồng thì tốc độ sinh trưởng của các cây con chậm, sau 2 tháng cây con mới cao trung bình 6cm. Từ tháng thứ 6 trở đi cây sinh trưởng khá nhanh, sau 3 năm cây đã cao 485cm. Đây là tốc độ sinh trưởng khá nhanh so với các loài cây bóng mát khác. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,73cm/năm về đường kính gốc và 161,67cm/năm về chiều cao. - Đường kính tán: Sau 3 năm tán cây phát triển được 125cm. Kết quả này cũng cho thấy tán cây phát triển khá tốt, nhanh tạo bóng mát. 3.2.2. Kết quả trồng thử nghiệm tại Hà Nội Đề tài đã trồng 8 cây xanh bốn mùa tại Hà Nội trong đó 6 cây tại khu di tích Phủ Chủ tịch (trồng v ào tháng 8/2007), 2 cây tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trồng v ào tháng 5/2008 ). Kết quả đo đếm 6 cây tại Phủ Chủ tịch được ghi ở bảng 6 sau. Bảng 6. Sinh trưởng cây xanh bốn mùa trồng tại Phủ Chủ Tịch
- T ăng T ăng T ăng Doo Hvn Dt Tháng trưởng trưởng trưởng TT tuổi (cm) (cm) (cm) (ZD) (cm) (ZH) (cm) (Ztán) (cm) 1 24 3,5 - 312 - 85 - 2 30 4,3 0,8 403 91 105 20 3 36 5,0 0,7 477 74 130 25 T B(cm/năm) 1,5 165 45 Từ bảng 6 cho thấy: Cây trồng tại Phủ Chủ tịch sinh trưởng khá tốt: chiều cao trung bình tăng 165cm, đường kính gốc tăng 1,5cm; đường kính tán tăng 45cm. Kết quả tính toán cho thấy mức độ tăng trưởng về đường kính, chiều cao cũng như đường kính tán của chúng ở Hà Nội không chênh lệch nhiều. Từ những phân tích ở trên cho thấy: Cây xanh bốn mùa có khả năng sinh trưởng phát triển khá tốt trên khu vực thử nghiệm là Hòa Bình và Hà Nội. Nhận xét chung về trồng thử nghiệm tại 2 địa điểm là Hà Nội và Hòa bình cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của cây xanh bốn mùa trên 2 địa điểm trồng thử nghiệm là khá tốt: Tốc độ tăng trưởng trung bình về đường kính đạt từ 1,5 - 1,73cm/năm; tăng trưởng trung bình về chiều cao đạt từ 161,67 - 165cm/năm. Đây là mức tăng trưởng khá so với các loài cây khác như Sấu, Bằng lăng, Ngân hoa,…(mức độ tăng trưởng đường kính từ 0,9 - 1,5cm/năm; chiều cao từ 0,5 - 1,6m/năm). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận - Trong 3 loại thuốc đem thí nghiệm thì loại thuốc cho tỉ lệ ra rễ cao nhất là loại thuốc IBA. - Thuốc IBA cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở nồng độ 1.000ppm. - Thời điểm giâm hom tốt nhất là từ tháng 7 – 9. - Mức độ sinh trưởng về đường kính và chiều cao của cây xanh bốn mùa khá tốt trên khu v ực trồng thử nghiệm là Hòa Bình và Hà Nội. 4.2. Kiến nghị - Nên đưa một số cây trồng thử tại các đường phố, khu di tích, công viên tại Hà Nội và các khu vực có điều kiện tương tự. - Cần có thêm kinh phí để chăm sóc, lưu giữ cây xanh bốn mùa. T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Thị Anh – Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích tới khả năng ra rễ của giâm hom loài Đỗ quyên ở Vườn quốc gia Tam Đảo – Tạp chí NN & PTNT số 3/2003 2. Trần Ngọc Đang,1995 - Xây dựng v à áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để bảo vệ và tôn tạo vườn cây di tích trong khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch Hà Nội 3. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Đoàn Thị Mai - Một số giống cây gỗ có năng suất cao cho v ùng đồng bằng Bắc bộ v à phương thức nhân thích hợp 4. Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Lương Thị Hoan – Nhân giống một số loài cây gỗ có năng suất cao bằng
- phương pháp nuôi cấy mô - Thông tin KHKT Lâm nghiệp số 4/2004 . 5. Nguyễn Bá Triệu – Thử nghiệm nhân giống cây xanh bốn mùa (Ligustrum lucidum Ait) tại Phủ Chủ tịch bằng phương pháp giâm hom, 2005 6. Oliva SR, Valdes B; Spain, Environmental Monitoring and Assessment, Volume 96, Number 1-3, August 2004, pp, 221 – 132(12), Publisher: Springer, Một số hình ảnh về cây xanh bốn mùa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu thực nghiệm về các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
60 p | 730 | 157
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng hợp lý phục vụ xây dựng công trình dân dụng tại các quận nội thành TP. Hải Phòng
90 p | 315 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu giải pháp cọc cát để gia cố tầng đất yếu khu vực
98 p | 265 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA NẤM LINH CHI (GANODERMA LUCIDUM) ĐỐI VỚI CẤU TRÚC MÔ TINH HOÀN CHUỘT NHẮT TRẮNG DÒNG SWISS KHI BN CHIẾU XẠ LIỀU CAO "
7 p | 309 | 53
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 367 | 51
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả
144 p | 197 | 43
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
54 p | 199 | 42
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tình hình nhiễm độc Cadimi do tiếp xúc nghề nghiệp để đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp
68 p | 211 | 41
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu mật độ và thành phần thức ăn của một số loài ếch nhái trên đồng ruộng Sầm Sơn - Thanh Hoá"
6 p | 200 | 28
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu khoa học phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản "
6 p | 136 | 28
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012
82 p | 239 | 26
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía Tây sông Hậu
164 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH THÀNH PHỐ HUẾ KHOÁ 1998 - 2003
13 p | 199 | 16
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH As(III) VÀ As(V) TRÊN ĐIỆN CỰC VÀNG TỰ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE "
2 p | 119 | 14
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY THÂN GỖ NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO "
3 p | 119 | 13
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU HỔN HỢP POLYMER TRÊN CƠ SỞ CAO SU LỎNG EPOXY (ELNR) "
3 p | 87 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn