intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu lập báo cáo tài chính gian lận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu lập báo cáo tài chính gian lận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán" nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) về các kỹ thuật gian lận phổ biến trong lập BCTC của các công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường chứng khoán giúp cho việc nhận diện, đánh giá các thông tin trong BCTC một chính xác. Bài viết tóm lược các công trình nghiên cứu về kỹ thuật lập BCTC gian lận, nêu các kỹ thuật lập BCTC gian lận trên phương diện lý thuyết và thực tế trên thế giới và Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu lập báo cáo tài chính gian lận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

  1. NGHIÊN CỨU LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIAN LẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ThS. Tạ Thu Trang Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Bài viết này nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) về các kỹ thuật gian lận phổ biến trong lập BCTC của các công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường chứng khoán giúp cho việc nhận diện, đánh giá các thông tin trong BCTC một chính xác. Bài viết tóm lược các công trình nghiên cứu về kỹ thuật lập BCTC gian lận, nêu các kỹ thuật lập BCTC gian lận trên phương diện lý thuyết và thực tế trên thế giới và Việt Nam. Từ khóa: Gian lận, lập Báo cáo tài chính gian lận, các kỹ thuật lập Báo cáo tài chính gian lận. Abstract The study is to provide propularly fraudulent financial reporting methods of the listed companies so that the users of the financial statements shall be awareness, analysis of the financial satements in a appropriate manners. This study is a summary of researches of methods of fraudulent financial reporting, presents theoretical framework and practices of fraud in all over the world and Vietnam. Key words: Fraud, fraudulent financial reporting, methods of fraud financial reporting. 1. Giới thiệu Theo số liệu điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra chống gian lận, gian lận tài chính gây tổn thất ước tính 5% lợi nhuận hàng năm đối với nền kinh tế thế giới, tương ứng với 3,7 nghìn tỷ USD (ACFE, 2014). Gian lận tài chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các tập đoàn kinh lớn bị sụp đổ như Enron, WorldCom,…và gây thiệt hại nặng nề cho thị trường chứng khoán trên thế giới. Đặc biệt, gian lận trong lập BCTC gây thiệt hại 500 nghìn tỷ USD đối với những người tham gia thị trường chứng khoán như nhà đầu tư, chủ nợ, nhân viên, khách hàng,… trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những năm gần đây, lập BCTC ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, tiếp tục đe dọa thị trường chứng khoán toàn cầu, bóp méo lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường như vụ bê bối khai khống lợi nhuận lên tới 263 triệu GPB trong năm 2014 của tập đoàn 327
  2. Tesco hay tháng 4/2015, vụ bê bối tài chính lớn nhất tại Nhật là tập đoàn Toshiba điều chỉnh lợi nhuận ít nhất 170 tỷ Yên, tương đương 1,22 tỷ USD, sau khi bị phát hiện “thổi phồng” lợi nhuận trong vòng 6 năm hoạt động. (Đỗ Sinh, 2014; Diệp Vũ, 2015) Ở Việt Nam, sự phát triển của thị trường huy động vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán, gian lận trong lập BCTC có số lượng lớn các CTNY trên thị trường chứng khoán trong 3 năm gần đây phổ biến dưới hình thức “biến hóa” kết quả kinh doanh trong BCTC là nâng doanh thu khống, giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận hoặc tăng vốn “khống” trong khi quy mô tài sản không tăng. Điển hình như vụ gian lận trên BCTC của công ty Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông,… Những hành vi gian lận này thể hiện sự thiếu trung thực trong phản ánh thông tin kế toán để nhằm trấn an cổ đông hay thu hút nhà đầu tư để phục vụ lợi ích cho các CTNY trên thị trường. Theo kết quả điều tra của Hiệp hội các nhà điều tra chống gian lận của Mỹ trong năm 2012 và 2014, lập BCTC gian lận chiếm xấp chỉ 9% trong các hành vi gian lận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại của lập BCTC gian lận gấp gần 10 lần so với mức thiệt hại của các hành vi gian lận (xem Bảng 1- Các hình thức gian lận trong doanh nghiệp). Do đó, trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các kỹ thuật lập BCTC gian lận trên phương diện lý thuyết và thực tiễn nhằm giúp cho những người sử dụng BCTC hiểu rõ các mánh khóe của các CTNY trình bày sai lệch các thông tin trong BCTC nhằm trục lợi cho cá nhân nói riêng và CTNY nói chung 2. Tổng quan nghiên cứu Trong các thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu về gian lận trong BCTC nói chung và đặc biệt lập BCTC gian lận. Trong đó, nổi bật là các nghiên cứu trong khoảng thời gian dài và quy mô do các tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp thực hiện thống kê các kỹ thuật thực hiện và phân tích những kỹ thuật được thực hiện phổ biến của lập BCTC gian lận. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước (2002) của Hoa kỳ đã thực hiện cuộc điều tra nghiên cứu 919 vụ gian lận liên quan điều chỉnh lại BCTC trong khoảng thời gian từ năm 1997-2002, 38% gian lận xuất phát từ gian lận trong ghi nhận doanh thu, 16% vụ gian lận liên quan ghi nhận chi phí. Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận (COSO) đã thực hiện 2 cuộc điều tra về hành vi lập BCTC gian lận của các CTNY trên thị trường chứng khoán trong 2 khoảng thời gian 1987-1997 với 294 vụ gian lận và 1998 – 2007 với 347 vụ gian lận. Kết quả điều tra thời gian từ 1998-2007 chỉ ra kỹ thuật thực hiện gian lận BCTC phổ biến là ghi nhận doanh thu không đúng đắn là 60% các vụ gian lận, cao hơn so với kết quả điểu tra từ 1987-1997, tiếp theo là 328
  3. khai khống tài sản (51%), khai giảm chi phí (31%) và trình bày thiếu thông tin chiếm tỷ trọng thấp nhất là 1% các vụ gian lận. Kết quả điều tra của Hiệp hội, của các nhà điều tra gian lận của Hoa kỳ (2012) cũng chỉ ra kết quả có tính tương đồng như giả mạo doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lập BCTC gian lận chiếm xấp xỉ 40%, tiếp theo là định giá sai giá trị tài sản bỏ sót chi phí và công nợ (35,2%), tỷ lệ thấp nhất là sai lệch niên độ kế toán. Thông qua các nghiên cứu của Hiệp hội nghề nghiệp, tác giả nhận thấy lập BCTC gian lận là vấn đề mang tính thời sự và thực sự cần nghiên cứu để hỗ trợ cho các CTNY và những người sử dụng BCTC. 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở lý thuyết v Khái niệm về lập Báo cáo tài chính gian lận Khái niệm Gian lận Theo từ điển Oxford, gian lận là hành vi tội phạm nhằm lừa dối một ai đó để chiếm đoạt tiền hoặc hàng hóa một cách bất hợp pháp (Sally, 2000) Theo khái niệm của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ, gian lận là hành vi bất hợp pháp đặc trưng bởi sự lừa dối, che giấu hoặc vi phạm lòng tin. Gian lận được thực hiện bởi các cá nhân hoặc tổ chức để có được tiền, tài sản hoặc dịch vụ để không phải thanh toán và phục vụ cho lợi ích cá nhân hoặc doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế số 240, trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện làm ảnh hưởng đến BCTC (Hội kiểm toán viên hành nghề, 2013). Dựa theo các tiêu chí khác nhau, hành vi gian lận trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Xét trên khía cạnh gian lận trong BCTC, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế số 240, hành vi gian lận thường được phân thành 2 loại biển thủ tài sản và lập BCTC gian lận (Hội kiểm toán viên hành nghề, 2013). Khái niệm Lập Báo cáo tài chính gian lận Theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Việt Nam số 240, Lập BCTC gian lận là hành vi làm thay đổi, làm giả mạo các chứng từ kế toán hoặc ghi chép sai; không trình bày hoặc cố ý bỏ sót các thông tin quan trọng trong BCTC; cố ý áp dụng sai, không tuân thủ các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán; giấu diếm hoặc bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, ghi các nghiệp vụ các nghiệp vụ không có thật trên báo 329
  4. cáo tài chính để lừa đảo người sử dụng BCTC. (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2013) v Các hình thức lập BCTC gian lận Các hành vi gian lận này thường xuất phát từ chủ định của Ban Giám đốc để nhằm điều chỉnh kết quả kinh doanh, làm người sử dụng thông tin hiểu sai về tình hình hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị. Do đó, hành vi lập BCTC gian lận thường được gọi là gian lận của nhà quản lý (Management frauds). Lập BCTC gian lận được điều chỉnh theo 2 xu hướng: xu hướng “làm đẹp” BCTC hoặc ngược lại “làm xấu” BCTC do nhà quản lý thực hiện bằng cách điều chỉnh kết quả kinh doanh, tình hình tài chính và dòng tiền “tốt” hoặc “xấu” nhằm phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp. Điều chỉnh theo hướng “làm đẹp” BCTC - Các kỹ thuật “làm đẹp” Báo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là làm tăng doanh thu và giảm chi phí như ghi nhận sớm doanh thu, ghi nhận doanh thu ảo và trì hoãn ghi nhận chi phí, bỏ sót chi phí, lập dự phòng không đầy đủ các khoản đầu tư tài chính, hàng tồn kho, công nợ, giãn thời gian khấu hao tài sản cố định,… - Các kỹ thuật “làm đẹp” Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): khuyếch trương giá trị tài sản, giảm các khoản nợ vay, nợ phải trả, tăng tính thanh khoản bằng cách tăng giá trị tài sản lưu động. - Thuyết minh BCTC bị bỏ sót các thông tin quan trọng làm tăng nghĩa vụ của công ty với các bên liên quan, nợ tiềm tàng, các thông tin về thay đổi chính sách kế toán như thay đổi phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, phương pháp tính giá hàng tồn kho,… làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Điều chỉnh theo hướng “làm xấu” BCTC - Đối với BCKQKD: khai giảm doanh thu như bỏ sót ghi nhận doanh thu, hoặc khai tăng chi phí như ghi nhận sớm chi phí hoặc ghi nhận các chi phí ảo, tăng các khoản chi phí dự phòng hoặc áp dụng khấu hao nhanh… - Đối với BCĐKT: ghi giảm giá trị tài sản, ghi tăng các khoản vay và nợ phải trả, tăng các khoản dự phòng,… - Thuyết minh BCTC: ghi sai lệch các thuyết minh về tài sản và công nợ như loại tài sản, tình trạng, các điều khoản vay theo hướng xấu. Theo các thống kê nghiên cứu, các kỹ thuật thực hiện hành vi lập BCTC gian lận đối với các CTNY trong thị trường chứng khoán thường theo xu hướng phổ biến “làm đẹp BCTC”. Do đó, tác giả tập trung trình bày thực trạng các kỹ thuật lập BCTC gian lận theo xu hướng “làm đẹp”. 330
  5. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong bài nghiên cứu. Tác giả dựa trên các vụ bê bối gian lận tài chính nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam nhằm phân tích và nêu các ví dụ về các kỹ thuật về lập BCTC gian lận phổ biến của các CTNY trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam và thế giới. Nguồn dữ liệu: tác giả chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp như dựa trên các thu thập thông tin qua các sách chuyên khảo của các chuyển gia điều tra gian lận, Báo cáo của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, Cơ quan kiểm tra kiểm soát BCTC của các CTNY như Ủy ban Giám sát các công ty đại chúng (PCAOB), Ủy ban Chứng khoán của Việt nam, Báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, sử dụng các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu như các số liệu điều tra của Công ty kiểm toán E&Y, PWC, KPMG trên thế giới và Việt Nam; trang web của các Hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA), Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA), Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA),… 4. Phân tích các thủ thuật gian lận trong lập BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán trên thế giới và Việt Nam Với mục đích làm “đẹp” BCTC nhằm thu hút đầu tư của các cổ đông trên thị trường chứng khoán, các CTNY thường sử dụng các kỹ thuật gian lận trong lập BCTC như khai tăng doanh thu, khai giảm chi phí/bỏ sót công nợ, ghi nhận sai niên độ kế toán, đánh giá sai giá trị tài sản, không công bố đầy đủ thông tin trên BCTC. (COSO, 1999; COSO 2010; ACFE, 2014) 4.1. Khai tăng doanh thu và tài sản 4.1.1.Khai tăng doanh thu § Giả mạo doanh thu Giả mạo doanh thu là ghi nhận doanh thu không thực tế phát sinh vào sổ sách kế toán. Giả mạo doanh thu là hình thức phổ biến trong lập BCTC gian lận. Các hình thức giả mạo doanh thu như thực hiện giao dịch với khách hàng giả mạo hoặc lập hóa đơn giả mạo đối với các khách hàng có thật nhưng thực tế hàng hóa, dịch vụ không chuyển giao. Sang đầu năm sau, doanh thu được ghi đảo để che giấu hành vi gian lận này. Well (2013) đã đưa ra ví dụ hành vi giả mạo doanh thu do một công ty niêm yết thực hiện trong 7 năm nhằm thổi phồng lợi nhuận trên BCTC. Cụ thể, Công ty giả mạo nghiệp vụ mua tài sản cố định (TSCĐ) với giá trị 350.000USD của khách hàng không 331
  6. có thật và thanh toán cho khách hàng ảo vào ngày 01/12/200N. Đồng thời, cùng thời điểm đó, Công ty thực hiện giao dịch bán hàng cho khách hàng đó với cùng một số tiền mua tài sản giả mạo. Kết quả một chuỗi các bút toán giả mạo này làm tăng quy mô tài sản và doanh thu của công ty trong 7 năm mà hành vi này không bị phát hiện. Mặt khác, hành vi gian lận có thể thực hiện với các tài khoản khác như hàng tồn kho hoặc các khoản phải trả. Hay tại thời điểm cuối năm, các công ty thường giả mạo nghiệp vụ bán hàng và giấu công nợ trên khoản phải thu. § Ghi nhận doanh thu không đúng giữa bản chất và hình thức của nghiệp vụ (các giao dịch với các bên liên quan) Lợi dụng giao dịch với các bên liên quan để thực hiện hành vi gian lận là hình thức phổ biến của các CTNY trên thị trường chứng khoán hiện nay. Các công ty mẹ thành lập các công ty con với mục đích đặc biệt như chuyển lỗ, giấu chi phí phục vụ cho công ty mẹ. Ví dụ, các công ty mẹ sử dụng công ty con để mua bán/thuê tài sản tạo thành chu trình khép kín (tức là người bán đồng thời là người mua/thuê lại hàng hóa ở điểm cuối cùng của vòng tròn). Doanh nghiệp bán chỉ dựa hình thức của các các bộ hồ sơ chứng từ như bao gồm hợp đồng kinh tế, hóa đơn tài chính, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng,… chứng minh cho việc giao dịch đã phát sinh trong khi đó, tài sản hoặc hàng hóa vẫn nằm nguyên trong kho. Theo nguyên tắc “bản chất hơn hình thức” thì giao dịch này không đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu trong báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế toán số 14, đoạn 8 có quy định: “Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo doanh thu” (Bộ Tài chính, 2001). Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550 Các bên liên quan quy định: “tất cả các giao dịch giữa khách hàng và các bên liên quan được ghi chép phản ánh theo bản chất kinh tế hơn là phản ánh theo hình thức kinh tế của nghiệp vụ” (Hội kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam, 2013) Ví dụ, như trường hợp của công ty Dược Viễn Đông (DVD) giao dịch lòng vòng với các công ty “sân sau” như công ty cổ phần Liên doanh Lily France, công ty quốc tế Viễn Đông, Công ty TNHH Phát triển Thương mại và Kỹ thuật Hoàn Thiện. Theo báo cáo tài chính các năm từ 2007-2010 của Ủy ban Chứng khoán, phần lớn doanh thu của DVD là phát sinh từ các giao dịch với các công ty nêu trên thông qua các giao dịch mua bán nguyên vật liệu và thành phẩm thuốc. DVD đã không cung cấp được các chứng từ chứng minh doanh thu có thật giữa DVD và 3 công ty trên. Các giao dịch lòng vòng tạo doanh thu ảo của DVD không thể che đậy được tình hình hoạt động kinh doanh bất ổn của DVD. Sang năm 2011, DVD đã bị Ủy ban chứng khoán hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán (Nguyễn Hoàng, 2011). 332
  7. Ví dụ điển hình trên thế giới việc áp dụng kỹ thuật dựa vào hình thức pháp lý để che giấu bản chất của giao dịch nhằm làm đẹp BCTC là vụ gian lận kế toán của Enron bị vỡ lở vào năm 2002. Enron đã tạo ra “các đơn vị có mục đích đặc biệt” để ghi tăng doanh thu ảo, giấu lỗ và các khoản nợ vào các đơn vị này. Cụ thể, Tập đoàn đã ghi nhận doanh thu đối với các giao dịch bán hàng lòng vòng giữa các đơn vị có mục đích đặc biệt cũng như ghi nhận doanh thu dựa trên tổng giá trị khí gas bán cho khách hàng thay vì dựa trên bản chất của giao dịch là kênh trung gian hưởng hoa hồng chênh lệch. Với doanh thu báo cáo đạt 101 tỉ USD vào năm 2000, Enron đã trở thành 1 trong 500 công ty lớn nhất thế giới tại thời điểm đó, tạo nên một hình ảnh sức mạnh tài chính khổng lồ cho Tập đoàn trước các đối tác và nhà đầu tư (Jones, 2011). § Ghi nhận tăng doanh thu thông ước tính kế toán Kỹ thuật gian lận này thường được thực hiện các hợp đồng dài hạn để ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu. Ví dụ, hợp đồng xây dựng dài hạn có 2 phương pháp ghi nhận doanh thu. Thứ nhất là ghi nhận doanh thu khi hợp đồng xây dựng đã hoàn thành bàn giao và thứ hai là dựa vào tỷ lệ % tiến độ thực hiện hợp đồng. Phương pháp hợp đồng hoàn thành bàn giao là không ghi nhận doanh thu cho đến khi dự án hoàn thành 100%. Chi phí xây dựng xác định khi dự án hoàn thành. Phương pháp xác định dựa theo tỷ lệ % tiến độ hoàn thành ghi nhận doanh thu và chi phí theo phương pháp đo lường dự án đã thực hiện, nhưng phương pháp này thường dễ bị lạm dụng thực hiện gian lận. Ước lượng tỷ lệ % hoàn thành công việc phụ thuộc các ước tính của nhà quản lý dựa trên kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Nhà quản lý gian lận tỷ lệ % hoàn thành và ước tính chi phí hoàn thành của dự án xây dựng để ghi nhận doanh thu sớm và che giấu tỷ lệ % vượt mức thực tế hoàn thành của dự án. 4.1.2. Khai tăng tài sản Hành vi gian lận khai tăng tài sản trong doanh nghiệp thường thực hiện đối với tài sản cố định (TSCĐ), hàng tồn kho, các khoản phải thu dưới các hình thức giả mạo và khai khống giá trị của tài sản. § Giả mạo tài sản Đối với TSCĐ, công ty thường sử dụng giấy tờ giả mạo liên quan mua sắm TSCĐ như hóa đơn mua sắm TSCĐ, biên bản giao nhận,... Hành vi giả mạo tài sản nhằm tăng tổng tài sản trong BCĐKT. Tài khoản tương ứng thường được sử dụng để tăng nguồn là tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu. Bởi các TSCĐ thường có hình thái vật chất được lưu trữ các địa điểm khác nhau, hành vi gian lận không dễ bị bỏ qua. Đối với các khoản phải thu, công ty thường thực hiện hành vi giả mạo cùng với các giao dịch giả mạo doanh thu. Bút toán đặc trưng giả mạo các khoản phải thu là ghi 333
  8. nợ (tăng) khoản phải thu và ghi có (tăng) doanh thu. Các hình vi gian lận này thường được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ kế toán, khoản phải thu kỳ vọng thu hồi bằng tiền tại thời điểm thích hợp. Người thực hiện hành vi gian lận thường cố tình che giấu các khoản phải thu giả mạo lập địa chỉ giả mạo để các kiểm toán viên gửi thư xác nhận tới và cung cấp thư xác nhận giả mạo về số dư khoản phải thu. Các địa chỉ của các khách hàng giả mạo dưới sự kiểm soát của người thực hiện gian lận. Ví dụ, điển hình Công ty kiểm toán KPMG đã không thận trọng trong việc kiểm tra tính có thật của các khách hàng “ma” của công ty kinh doanh thiết bị định vị của Đức – Công ty ComRoad mở chi nhánh tại Hồng Kông. Công ty kiểm toán KPMG vẫn xác nhận khoản phải thu của công ty là có thật nhưng các công ty “ma” này do công ty ComRoad lập ra nhằm thực hiện các giao dịch ảo. Đến năm 2002, công ty ComRoad đã sụp đổ và Giám đốc điều hành Bodo Schnabel bị bắt và ngồi tù 7 năm về hành vi lập BCTC gian lận (Jones, 2011). Đối với hàng tồn kho, hành vi giả mạo hàng tồn kho thường liên quan tạo tài liệu giả mạo như biên bản kiểm kê hàng tồn kho, phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng và các giấy tờ khác,... § Khai khống giá trị tài sản Thường được thực hiện trong ghi nhận khống các giá trị trong tài sản cố định, hàng tồn kho, khoản phải thu thông qua các giao dịch mua bán. Ví dụ, đối với khoản phải thu, trong giao dịch bán hàng, công ty cố tình khai khống đơn giá bán và số lượng hàng bán nhằm tăng doanh thu và khoản phải thu. Hoặc TSCĐ, công ty khai khống số tiền mua TSCĐ,... 4.2. Ghi nhận sai niên độ kế toán Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh sai niên độ kế toán là việc ghi nhận doanh thu/hoặc chi phí không đúng với thời điểm phát sinh. Hoạch toán doanh thu hoặc chi phí được chuyển từ kỳ trước sang kỳ sau hoặc ngược lại nhằm tăng hoặc giảm lợi nhuận như mong muốn. Các kỹ thuật gian lận trong lập BCTC liên quan đến việc ghi nhận sai niên độ kế toán nhưng sau: v Vi phạm nguyên tắc phù hợp trong ghi nhận doanh thu và chi phí Theo GAAP, nguyên tắc phù hợp trong kế toán là ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến doanh thu kỳ đó. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm, nhiều công ty đã ghi nhận doanh thu trước khi thực hiện giao dịch. Doanh thu được ghi nhận ngay sau khi xuất hóa đơn vào thời điểm cuối năm nhưng hàng chưa được xuất. Sang đầu năm sau, hàng hóa mới được xuất và chi phí tương ứng của giao dịch này được ghi nhận chậm vào đầu năm sau. Kỹ thuật này giúp cho công ty tăng chỉ tiêu lợi nhuận trong năm. 334
  9. Ví dụ, Công ty xây dựng phản ánh doanh thu phát sinh vào tháng 12/200N nhưng không ghi nhận chi phí phát sinh liên quan tới doanh thu trong năm 200N. Sang tháng 1/200N+1, kế toán ghi nhận khoản chi phí này khiến lợi nhuận gộp trong năm 200N tăng lên tương ứng số tiền doanh thu ghi nhận sớm. Sang năm sau, lợi nhuận gộp giảm tương ứng khoản chi phí được ghi nhận. (Xem Bảng 2 - Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh gian lận trong lập BCTC) v Ghi nhận sớm doanh thu Ghi nhận doanh thu sớm là kỹ thuật gian lận liên quan doanh thu, khi các điều kiện ghi nhận doanh thu chưa được thỏa mãn như hàng hóa và dịch vụ chưa được chuyển giao hoặc khách hàng hoặc chỉ được chuyển giao một phần và khách hàng chưa chấp nhận thanh toán. Ví dụ, tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Anh, Tesco đã ghi nhận trước các khoản tiền hoa hồng thương mại của nhà cung cấp vào BCTC với mục đích thổi phồng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 lên 250 triệu GBP. Hoặc doanh thu ghi nhận sớm trong trường hợp như các hợp đồng bán hàng có điều khoản kèm theo. Thực tế, các điều khoản của hợp đồng chưa hoàn thành, quyền lợi và rủi ro về quyền sở hữu của hàng hóa chưa được chuyển giao cho bên mua. Ví dụ, trong hợp đồng kinh tế kèm điều khoản như bên mua có thể dùng thử hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu khách hàng không hài lòng hàng hóa hoặc dịch vụ có quyền trả lại hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Nhiều doanh nghiệp khi xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng dùng thử đã tiến hành ghi nhận doanh thu. Hình thức ghi nhận doanh thu này được coi là ghi nhận doanh thu sai thời điểm khi mà các điều khoản hợp đồng trong tương lai chưa được thực hiện. v Dồn hàng qua kênh phân phối (Channel Stuffing) Dồn hàng qua kênh phân phối là kỹ thuật gian lận tăng doanh số bằng cách tăng số lượng hàng bán qua kênh phân phối hoặc đại lý thông qua chính sách chiết khấu thương mại và khoản thanh toán kéo dài. Đặc biệt, hình thức này chủ yếu thực hiện trong các ngành với lãi gộp cao (dược mẫu phẩm, thuốc lá, đồ uống soda, nước hoa và các hàng tiêu dung có nhãn hiệu) bởi các ngành này tăng nhanh lợi nhuận ngắn hạn. Khi các công ty thực hiện kỹ thuật gian lận này thường hợp đồng bán hàng kèm theo các điều khoản phụ như có quyền trả hàng. Ngoài ra, hình thức bán hàng này chứa đựng rủi ro trong khả năng thu hồi khoản phải thu, hàng trả lại bị lỗi thời hoặc hết hạn sử dụng vì các nhà phân phối không tiêu thụ kịp thời. Công ty Krispy Kreme thừa nhận vào cuối các quý, họ đã gửi cho các cửa hàng phân phối số hàng gấp đôi so với lượng hàng bán thông thường để có được kết quả kinh doanh khả quan trên thị trường niêm yết của Phố Wall . Năm 2005, hãng buộc 335
  10. phải cam kết trình bày lại các chỉ tiêu trên BCTC trong quá khứ vì những hành vi gian lận bán hàng qua hệ thống phân phối (Well, 2013). v Phản ánh chi phí sai thời điểm Phản ánh chi phí sai thời điểm là sự điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp bởi áp lực đạt được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của công ty. Khoản chi phí phát sinh trong kỳ này nhưng công ty hoãn chưa hoạch toán chuyển sang kỳ sau. Ngoài ra, kỹ thuật phản ánh chi phí sai thời điểm thường thực hiện cùng hành vi gian lận vi phạm vào nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. 4.3. Khai giảm công nợ và chi phí Che giấu công nợ và chi phí là cách thực hiện hành vi gian lận đối với BCTC để tăng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận trước thuế tăng nếu tổng số tiền chi phí hoặc công nợ không được phản ánh, gian lận này có thể ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận công bố. Kỹ thuật này dễ thực hiện hơn so với hành vi nghiệp vụ khai khống nhưng khó phát hiện hơn. Các phương pháp thông thường để che giấu công nợ và chi phí bao gồm: Bỏ sót công nợ/ chi phí, vốn hóa chi phí, khai giảm chi phí thông qua ước tính kế toán. v Bỏ sót công nợ/chi phí Bỏ sót công nợ/ chi phí là hành vi cố tình không hoạch toán nghiệp vụ phát sinh liên quan chi phí/công nợ trên sổ sách kế toán thông qua giấu hoặc hủy các chứng từ liên quan nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ che giấu. Ví dụ, Công ty Adelphia Communications là công ty truyền hình cáp lớn hàng thứ năm Hoa Kỳ. Vào tháng 3/2002, khi Adelphia bị cáo buộc khoản tiền nợ ngân hàng 2,3 triệu USD bị bỏ sót ngoài BCTC hợp nhất của công ty. Theo cáo buộc của SEC, John Rigas, người sáng lập công ty Adelphia Communications và 3 người con trai của ông đã loại bỏ khoản chi phí khỏi BCTC hợp nhất quý và năm bằng cách tính toán cẩn thận chuyển các khoản nợ vào hệ thống sổ theo dõi các tài khoản ngoài Bảng CĐKT của Adelphia và BCTC của các công ty con không được hợp nhất. Adelphia tạo ra các tài liệu giả mạo nhằm thanh toán cho khoản công nợ này nhưng thực tế khoản nợ này được chuyển vào công ty con do John Rigas kiểm soát. Những người thực hiện thủ thuật gian lận về bỏ sót công nợ/chi phí đều tin rằng họ có thể che giấu gian lận trong thởi điểm tương lai. Họ thường lập kế hoạch bù trừ các khoản nợ bị che giấu bằng các khoản thu nhập khác như lợi nhuận từ tăng giá trong tương lai. 336
  11. v Vốn hóa chi phí Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí được phát sinh thường xuyên trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, các “chi phí hoạt động” là các khoản chi phí trực tiếp tạo ra doanh thu và tạo ra lợi ích kinh tế trong một kỳ kế toán. Do đó, các khoản chi phí này thường được hoạch toán trực tiếp vào chi phí hoạt động trong kỳ và tác động trực tiếp BCKQKD. Bên cạnh đó, công ty còn phát sinh “chi phí đầu tư cơ bản” với mục đích mua sắm tài sản trong dài hạn vì những khoản chi phí này mang lại lợi ích kinh tế tương lai trong khoảng thời gian dài hạn. Khoản chi phí này được vốn hóa và ghi nhận vào giá trị tài sản mua sắm, hoạch toán trên BCĐKT. Tuy nhiên, các CTNY đã lợi dụng khe hở về mục đích sử dụng chi phí để hoạch toán “chi phí hoạt động” thành “chi phí đầu tư cơ bản” bằng thủ thuật vốn hóa chi phí vào giá trị tài sản thay vì phải hoạch toán trực tiếp chi phí trong kỳ hiện tại nhằm tăng lợi nhuận trong kỳ. Các khoản chi phí được vốn hóa này được phân bổ dần như chi phí khấu hao tài sản trừ vào lợi nhuận hàng năm. Một ví dụ điển hình về vốn hóa chi phí tạo ra vụ bê bối tài chính năm 2002 của công ty viễn thông lớn nhất Mỹ. WorldCom đã sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để che giấu các chi phí bằng cách chuyển chi phí hoạt động vào chi phí hoạt động đầu tư. Tổng giám đốc mới, John Sidgmore và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện dấu hiệu “bất thường” trong việc ghi sổ các khoản chi phí vốn hóa. Một cuộc điều tra sau đó của công ty kiểm toán KPMG (thay thế cho hãng kiểm toán Anthur Andersen) cho thấy khoản chi phí 3,85 tỷ USD đã bị phân loại nhầm lẫn vào chi phí vốn hóa vào thời điểm năm 2001 và quý I/2002. Thực chất các khoản chi phí thuê đường dây điện thoại chi trả cho các công ty điện thoại địa phương phải được hoạch toán như một khoản chi phí hoạt động thông thường nhưng Scott Sullivan, Giám đốc tài chính của công ty đã biện minh là một khoản đầu tư vào thị trường mới và mất nhiều năm có thể thu hồi được kết quả và tiến hành vốn hóa chi phí đường truyền này khiến lợi nhuận của công ty WorldCom đã bị thổi phồng thay vào lỗ 1,2 tỷ USD lên 1,6 tỷ USD năm 2001 và 172 triệu USD (Jones, 2011). v Khai giảm chi phí thông qua các ước tính kế toán Các ước tính kế toán như các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho , chi phí khấu hao tài sản, chi phí bảo hành sản phẩm,…Tuy nhiên, công ty niêm yết thường lợi dụng các khoản chi phí dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận trong năm. Công ty cố tính giảm mức dự phòng, thậm chí không trích lập dự phòng để cắt giảm mức chi phí phát sinh trong kỳ để đạt mức lợi nhuận như mong muốn. Ví dụ, công ty Bông Bạch Tuyết năm 2004 công bố lỗ 2121 tỷ đồng nhưng sang năm 2005 lãi 982 triệu, được lý giải do công đã trích lập phòng nợ phải thu khó đòi thiếu 284 triệu đồng, không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,… (Giang Thanh, 2008) 337
  12. 4.4. Không công bố đầy đủ thông tin Theo nguyên tắc kế toán và luật Chứng khoán, công ty niêm yết phải công bố đầy đủ và chính xác thông tin trong BCTC và thuyết minh BCTC cho các nhà đầu tư giúp nhà đầu tư có những thông tin cần thiết đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Thuyết minh BCTC cần trình bày chi tiết các thông tin liên quan hoạt động kinh doanh của công ty để tránh hiểu sai của người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, nhiều thông tin không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh BCTC như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, các giao dịch các bên liên quan, những thay đổi chính sách kế toán. v Không khai báo nợ tiềm tàng Nợ tiềm tàng là khoản nợ có khả năng phát sinh từ những sự kiện đã xảy ra và có thể dẫn đến trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của công ty đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, đến thời điểm khóa sổ kế toán để lập BCTC, không thể xác định chắc chắn nghĩa vụ này có phải thực hiện hay không và giá trị của khoản nợ vì giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định đáng tin cậy. Các khoản công nợ tiềm tàng như nghĩa vụ bảo hành sản phẩm cho khách hàng, bảo lãnh thanh toán,…Vì trách nhiệm thanh toán các khoản nợ này phụ thuộc vào sự kiện trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Công nợ tiềm tàng có thể trọng yếu nếu sự kiện đó chắc chắn xảy ra trong tương lai và có thể gây giảm sút lợi ích kinh tế của công ty. Do đó, công ty phải công bố các khoản nợ tiềm tàng này trong thuyết minh BCTC của công ty. Tuy nhiên, các công ty cố tình giấu thông tin công nợ tiềm tàng vì các thông tin này được công bố ảnh hưởng tới danh tiếng, tình hình tài chính của công ty. Ví dụ, trong BCTC của 9 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng BIDV có nợ tiềm ẩn gần 95 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm và Ngân hàng cho rằng khi giải trình thông tin này đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận của ngân hàng vì thông tin này ảnh hưởng tới thông tin nợ xấu tại ngân hàng (1,93%/tổng dư nợ). Tuy nhiên, các công ty kiểm toán E&Y giải thích rằng những khoản nợ này là khoản nợ ngoài bảng, không phải là khoản nợ mất vốn. Yêu cầu BIDV phải giải trình trách nhiệm trình bày các nghĩa vụ “nợ tiềm ẩn/tiềm tàng” đó để người sử dụng chú ý các thông tin có khả năng ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của ngân hàng (Nguyễn Hoài, 2014). v Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ Sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày khóa sổ lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán và những sự kiện được phát hiện sau này ký báo cáo kiểm toán (Bộ Tài chính, 2012). 338
  13. Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ ảnh hưởng trực tiếp tới BCTC phải trình bày trên thuyết minh BCTC như hợp nhất kinh doanh, việc công bố ngừng hoạt động, phát hành thêm cổ phiếu, những khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động, vụ kiện tụng tranh chấp… Các công ty thường che giấu trình bày các phán quyết của tòa án hoặc quyết định liên quan luật phát làm giảm giá trị tài sản hoặc không hoạch toán các khoản nợ ảnh hưởng tới tính liên tục của hoạt động kinh doanh v Các giao dịch với các bên liên quan Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế 550 Các bên liên quan có quy định tất cả các nghiệp vụ giao dịch quan trọng với các bên liên quan đều phải công bố đầy đủ trong thuyết minh BCTC của công ty. Nếu đơn vị không giải trình các thông tin về các giao dịch với các bên liên quan được coi là hành vi gian lận nhằm giấu giếm thông tin có ảnh hưởng trọng yếu tới sự nhận định của người sử dụng BCTC, đặc biệt các nhà đầu tư. Ví dụ điển hình tại Việt Nam, công ty chứng khoán Hà Thành (SME), trong báo cáo bán niên 30/6/2011, đã không có thông tin chi tiết về khoản phải thu khác trị 437 tỷ đồng (trên 860 tỷ đồng tổng tài sản). Vào ngày 31/10/2011, Ủy ban chứng khoán yêu cầu SME giải trình bổ sung thuyết minh cho các khoản phải thu trên Báo cáo bán niên. SME có công văn giải trình chi tiết các khoản phải thu với các bên có liên quan, với Chủ tịch và Tổng giám đốc là các hợp đồng hợp tác đầu tư lên tới 577 tỷ đồng và khả năng thu hồi là thấp. Do đó, đến 1/11/2011, SME không có khả năng thanh toán các lệnh mua chứng khoán và các giao dịch chiều mua của SME bị hủy. Cuối năm 2011, SME ngừng hoạt động. v Thay đổi chính sách kế toán Những thay đổi chính sách kế toán có thể trình bày sai lệch các thông tin trong BCTC đối với người sử dụng BCTC bao gồm chính sách ước tính kế toán, thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho, chính sách ghi nhận chênh lệch tỷ giá, chính sách và thời điểm vốn hóa,…. Mỗi chính sách chính sách kế toán thay đổi tác động khác nhau tới kết quả của BCTC. Ví dụ, công ty sử dụng các ước tính kế toán để điều chỉnh trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ. Các thay đổi ước tính kế toán thường liên quan tới lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi, lập dự phòng hàng tồn kho lỗi thời, xác định thời gian sử dụng hữu ích hoặc cách thức sử dụng TSCĐ làm cơ sở tính khấu hao, nghĩa vụ bảo hành và xác định giá trị sản phẩm dở dang,.. Trên thực tế, không có tiêu chuẩn chính xác về giá trị ước tính này, các công ty dựa trên nhận định chủ quan để xây dựng các ước tính kế toán. Trường hợp điển hình trong BCTC của Bông Bạch Tuyết (BBT) năm 2005, công ty báo lãi 982 triệu đồng năm 2005 (trong khi năm 2004 báo lỗ 2121 tỷ đồng). Tuy 339
  14. nhiên, trong Báo cáo kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) về BCTC của BBT năm 2005 đưa ra ý kiến kiểm toán có đoạn ngoại trừ BBT đã thay đổi chính sách khấu hao làm giảm chi phí khấu hao so với năm trước 1253 tỷ đồng,… (Giang Thanh, 2008). 4.5. Định giá sai giá trị tài sản Định giá sai giá trị tài sản là kỹ thuật gian lận phổ biến xác định sai giá trị ghi sổ của tài sản như TSCĐ, hàng tồn kho hoặc các khoản phải thu. Các kỹ thuật định giá sai giá trị của tài sản thực hiện phân bổ sai giá mua, phân loại sai giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn, hoặc vốn hóa sai hàng tồn kho hoặc phản ánh sai các khoản chi phí hình thành tài sản,... nhằm mục đích tăng quy mô tài sản và tăng khả năng thanh toán để công ty thuận lợi trong quá trình huy động vốn. 5. Kết luận và kiến nghị Qua phân tích lý thuyết và thực tế, bài viết đã hệ thống hóa các kỹ thuật lập BCTC gian lận với xu hướng “làm đẹp BCTC” phổ biến của các CTNY trên thế giới và Việt Nam. Bài viết này không chỉ phân tích chuyên sâu từng kỹ thuật gian lận trong lập BCTC mà hệ thống hóa chúng thành những nhóm các kỹ thuật gian lận có tính phổ biến. Trong thực tế, có thể có những kỹ thuật gian lận nằm ngoài những nhóm nêu trên và chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và đề cập trong các công trình nghiên cứu khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới phát triển, để thị trường phát triển lành mạnh và tạo niềm tin cho công chúng, là kênh huy động vốn thực sự hiệu quả đối với nền kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt các CTNY phải có những biện pháp cung cấp các thông tin trung thực đối với nhà đầu tư nói riêng, những người sử dụng thông tin trong BCTC nói chung. Nhằm nâng cao tính trung thực và khách quan của thông tin giải trình trong BCTC, tác giả xin đưa ra một số gợi ý đối với cơ quan quản lý nhà nước và CTNY như sau: - Các cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt Ủy ban chứng khoán cần hoàn thiện khung pháp lý về các biện pháp xử lý đối với các CTNY thực hiện gian lận trong BCTC như bổ sung và nâng cao các hình phạt về mặt hành chính và hình sự đối với công ty đó. - Đối với CTNY: Xây dựng hệ thống kiểm soát gian lận trong công ty như thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời đối với hành vi gian lận nói chung, đặc biệt rủi ro gian lận. Đặc biệt thiết kế môi trường kiểm soát hiệu quả đối với rủi ro gian lận như cơ cấu quản trị kiểm soát của công ty, định kỳ thông báo về rủi ro gian lận có thể xảy ra, xây dựng kỹ năng phòng chống và phát hiện các rủi ro gian lận, thiết kế quy trình báo cáo gian lận tiềm tàng và cần có sự kết hợp 340
  15. giữa các bên để điều tra và đưa ra các giải pháp để đảm bảo gian lận tiềm tàng được phát hiện kịp thời. Bên cạnh đó, nguyên tắc quản trị đối với tính chính trực của ban lãnh đạo luôn đề cao vì phần lớn hành vi lập BCTC gian lận xuất phát từ sự thông đồng giữa ban lãnh đạo cấp cao với các nhân viên trong đơn vị. Đối với nhân viên, công ty luôn nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong ứng phó với rủi ro gian lận. - Đối với người sử dụng thông tin trong BCTC của CTNY: Thông qua việc phân tích các kỹ thuật lập BCTC gian lận phổ biến của các CTNY trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có được kiến thức về khoản mục trên BCTC dễ bị sai phạm trọng yếu (do gian lận) và xu hướng lập BCTC gian lận. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên đọc kỹ các kết quả của các báo cáo kiểm toán do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp, đặc biệt chú ý các ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến các khoản mục quan trọng như doanh thu, giá vốn, chi phí, khoản phải thu, TSCĐ, hàng tồn kho… Từ đó, nhà đầu tư nhận thức khả năng sai phạm trọng yếu do gian lận có thể xảy ra đối với các khoản mục quan trọng trong BCTC. 341
  16. Phụ lục Bảng 1. Các hình thức gian lận trong doanh nghiệp Năm 2012 Năm 2014 Loại Gian lận Thiệt hại Thiệt hại % % (USD) (USD) Biển thủ tài sản 86,7% 120.000 85% 130.000 Tham ô 33,4% 250.000 37% 200.000 Lập Báo cáo tài chính gian lận 7,6% 1.000.000 9% 1.000.000 Nguồn: ACFE, 2012 và ACFE, 2014 Bảng 2. Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh gian lận trong lập BCTC Hoạch toán sai Hoạch toán đúng Năm Năm 200N Năm 200N Năm 200N+1 200N+1 Doanh thu bán hàng Dự án A 30.000 30.000 Dự án B 25.000 25.000 Dự án C 35.000 35.000 Tổng doanh thu BH 65.000 25.000 55.000 Giá vốn hàng bán Dự án A 23.000 23.000 Dự án B 20.000 20.000 Dự án C 33.000 33.000 Tổng giá vốn hàng 33.000 43.000 43.000 bán Lợi nhuận gộp 32.000 (18.000) 2.000 12.000 Nguồn: Well, 2013 342
  17. Tài liệu tham khảo 1. Association of Certified Fraud Examiners (2012), ACFE Report to the Nations on Occupational Fraud and Abuse, Austin, TX: Author, 2012. 2. Association of Certified Fraud Examiners (2014), ACFE Report to the Nations on Occupational Fraud and Abuse, Austin, TX: Author, 2014. 3. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam, đợt 1. Địa chỉ: http: //thuvienphapluat.vn/. 4. Committee of Sponsoring Organization (COSO) (1999), Fraudulent Financial Reporting: 1987-1991- An Analysis of US. Public Companies. Địa chỉ: http://www.coso.org. 5. Committee of Sponsoring Organization (COSO) (2010), Fraudulent Financial Reporting: 1998-2007- An Analysis of US. Public Companies. Địa chỉ: http://www.coso.org. 6. Diệp Vũ (2015), Toshiba dính líu bê bối kế toán 1,2 tỷ ÚSD, truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2015, từ: http://vneconomy.vn/the-gioi/toshiba-dinh-be-boi-ke-toan-12-ty-usd- 20150721114556153.htm. 7. Đỗ Sinh (2014) , Cơ quan điều tra “sờ gáy” tập đoàn bán lẻ lớn nhất Anh Quốc, truy cập 15 tháng 11 năm 2015, từ:http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tai-chinh-quoc- te/2014-10-30/co-quan-dieu-tra-so-gay-tap-doan-ban-le-lon-nhat-anh-quoc-14748.aspx. 8. General Accounting Office (2002), Fianancial Statement Restatement: Trend, Market Impacts, Regulatory Responses and Remaining Challenges. Địa chỉ: http://www.gao.gov/new.items/d03138.pdf. 9. Giang Thanh (2008), Bông Bạch Tuyết: Mớ bòng bong tài chính, truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2015, từ: http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-khoan/bong-bach-tuyet-mo- bong-bong-tai-chinh-70080.html. 10. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 11. Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2012), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 12. Jone, Michael John (2011), Creative Accounting, Fraud and International Accounting Scandals, Willey Press, England, page 419-423. 13. Nguyễn Hoài, 2014. Ngân hàng kêu oan vì … nợ tiềm ẩn, truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015. Địa chỉ: http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-keu-oan-vi-no-tiem-an- 20141127120755233.htm. 14. Nguyễn Hoàng, 2014. DVD điêu đứng vì tin xấu, truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2015, từ: http://vneconomy.vn/chung-khoan/dvd-lai-dieu-dung-vi-tin-xau- 20110120114752217.htm. 15. Sally Wehmeier, 2000, Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press, UK, page 511. 16. Well, Joseph T (2013), Corporate Fraud Handbook: Prevention and Detection, Willey, Hoboken. ISBN 9781118757260. 343
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2