NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM<br />
TRƯỜNG HỢP LĨNH NAM CHÍCH QUÁI<br />
NGUYỄN LÃM THẮNG - NGUYỄN VĂN LUÂN<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Lĩnh Nam chích quái (Trần Thế Pháp) là tập truyện chí dị đặc sắc<br />
thời trung đại Việt Nam, ra đời vào thời Trần. Nghiên cứu từ góc nhìn liên văn<br />
bản, Lĩnh Nam chích quái bộc lộ những giá trị độc đáo của mình thông qua<br />
mối quan hệ với truyện cổ tích và những câu chuyện tín ngưỡng dân gian.<br />
Trong quan hệ với truyện cổ tích, nghiên cứu của chúng tôi phát hiện những<br />
lặp lại về cốt truyện, xem đó là kết quả chung của sự tác động bởi tâm thức<br />
cộng đồng cùng sự vay mượn của Trần Thế Pháp từ các truyện kể dân gian, đa<br />
phần là những chuyện về lễ tục tồn tại dưới dạng các văn bản xã hội: lưu<br />
truyền, hòa vào đời sống, ít lưu thành văn bản viết. Trong quan hệ với các văn<br />
bản xã hội như vậy, Lĩnh Nam chích quái lưu lại các mảnh chuyện, các tình<br />
tiết vụn mà bản thân tác giả cũng không thể xác định văn bản nguồn đích thực<br />
của nó: chi tiết về các lễ tục: Lễ tế cây, Lễ tắm Phật, thờ Phật mẫu; chi tiết<br />
mang màu sắc linh thiêng: thánh bay về trời. Liên văn bản, ở trường hợp này,<br />
là văn bản hóa một cách vô thức các chi tiết trong vô vàn văn bản đã tồn tại<br />
được nhà văn tiếp nhận trong quá trình sống trải.<br />
Từ khóa: lý thuyết liên văn bản, truyện chí dị, trung đại, Việt Nam, Lĩnh<br />
Nam chích quái<br />
<br />
1. LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU<br />
TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM<br />
1.1. Khái lược lý thuyết Liên văn bản<br />
“Tính liên văn bản” - cách dịch Việt ngữ thông dụng của thuật ngữ “intertextuality”,<br />
được đề xuất bởi nhà lý luận người Pháp Julia Kristeva, năm 1966 – 1967, trong bài viết<br />
giới thiệu tư tưởng của nhà lý luận Nga: M. Bakhtin: “Word, Dialogue and Novel”<br />
(Ngôn từ, đối thoại và tiểu thuyết). Ban đầu, Julia Kristeva dùng “intertextuality” thay<br />
thế cho cách gọi “tính đối thoại” vốn được quen dùng cho tư tưởng của M. Bakhtin.<br />
Kristeva đã đặt một văn bản trong mối quan hệ không thể tách rời với vô số các văn bản<br />
khác. Bà nhấn mạnh đến hai trục quan hệ liên văn bản: trục ngang (horizontal axis):<br />
quan hệ giữa tác giả với độc giả và, trục đứng (vertical axis): quan hệ giữa văn bản với<br />
vô số văn bản khác. Bà phân biệt đặc tính quan hệ văn bản của “intertextuality” với các<br />
kiểu quan hệ nguồn gốc, ảnh hưởng bằng cách đề xuất khái niệm “transposition” (sự<br />
chuyển vị). Quan hệ liên văn bản giữa các văn bản, như vậy, là sự chuyển vị từ hệ thống<br />
kí hiệu này vào hệ thống kí hiệu khác, tạo thành cấu trúc mới và kéo theo những cách<br />
hiểu mới. Ở điểm này, Julia Kristeva được coi như một nhà giải cấu trúc.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 33-43<br />
<br />
34<br />
<br />
NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN<br />
<br />
Tuy khái niệm “Intertextuality” được khởi đi từ J. Kristeva, nhưng trước bà khá lâu, đã<br />
được đặt ra bởi những người Nga. Các nhà Hình thức luận (Formalism) Nga nhận thấy<br />
mối liên hệ tất yếu trong hệ thống tác phẩm. Trong khi M. Bakhtin coi mỗi lời nói ra<br />
đều mang dấu ấn xã hội và nằm trong một mạng lưới vô vàn những lời khác; trong<br />
mạng lưới ấy “Bất kì lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi<br />
ảnh hưởng sâu xa của lời đáp” [1, tr. 110]. Từ khi xuất hiện, thuật ngữ “intertextuality”<br />
được sử dụng, diễn giải hết sức phong phú qua hệ thống tư tưởng của nhiều nhà lý<br />
thuyết: R. Bathes, J. Derrida, M. Foucault, Gérard Genette, Michael Riffaterre với<br />
những quan điểm dị biệt, phức tạp. Trong số đó, R. Bathes có lẽ là người có đóng góp<br />
lớn hơn cả cho việc phát triển ý niệm về tính liên văn bản. Ông cho rằng, mỗi văn bản<br />
được viết ra là một không gian đa chiều kích mà ở đó, hội tụ rất nhiều những văn bản<br />
khác thuộc những nền văn hóa khác nhau. Trong mối quan hệ này, mỗi văn bản mang<br />
tính chất “ở giữa” (the between-ness). Không một văn bản nào là độc sáng cả. Tìm hiểu<br />
ý nghĩa một văn bản, do đó, buộc lòng phải đặt vào mối quan hệ của các văn bản khác,<br />
đi vào các văn bản khác. Điều đó khiến cho ý nghĩa của văn bản là một bội số, một bội<br />
số định định và không dừng triển hạn. R. Bathes dùng thuật ngữ “mosaics of citations”<br />
(bức tranh khảm kết đính các trích dẫn) để hình dùng về văn bản như là liên văn bản:<br />
“bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên<br />
hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ<br />
các văn bản khác” [2, tr. 37]. Cũng như R. Bathes – nhà giải cấu trúc người Pháp,<br />
Michel Foucault coi mỗi cuốn sách có biên giới vượt ra bên ngoài cấu trúc nội tại tự trị<br />
của nó, hòa lẫn vào vô vàn những cuốn sách, văn bản khác. Một nhà lý luận khác là<br />
Michael Riffaterre vận dụng khái niệm liên văn bản vào việc đọc thơ. Theo ông, người<br />
đọc đọc một bài thơ không phải từ con số không, mà xuất phát từ những kiến thức đã có<br />
được về thơ nói chung, đó là một hệ thống những văn bản khác với bài thơ bắt đầu được<br />
đọc. Lối đọc đó, Michael Riffaterre gọi là “một bài thơ được đọc ngược chiều về thi<br />
tính” (A poem is read poetically backwards) [3].<br />
Ra đời từ thập niên 60 – thế kỷ XX, khái niệm liên văn bản không ngừng được khai<br />
triển theo nhiều hướng khác nhau. Song nhìn chung, lý thuyết liên văn bản nhấn mạnh<br />
đến các mối quan hệ mà một văn bản có thể có với các văn bản khác ngoài nó. Mối<br />
quan hệ này luôn hiện tồn trong mọi văn bản và “kín đáo” đến mức, nhiều khi, không<br />
thể tìm ra cội nguồn những văn bản đan xen, hòa lẫn nhau. Tư tưởng về liên văn bản<br />
không cốt phát lộ nguồn gốc hoặc so sánh cách thức và hiệu năng của các kí hiệu trên<br />
văn bản mà hướng đến sự khẳng định: không tồn tại sự độc sáng hay nói cách khác,<br />
không tồn tại quyền lực “thượng đế” của chủ thể tạo lập đối với chính văn bản của<br />
mình. Lý do là, mọi văn bản, thậm chí, mỗi từ, đều đã từng được dùng, được kết tinh từ<br />
các văn bản trước đó.<br />
1.2. Khả năng ứng dụng của Liên văn bản trong nghiên cứu truyện chí dị trung đại<br />
Việt Nam<br />
Nếu mọi văn bản đều là liên văn bản như R. Bathes khẳng định thì phương pháp nghiên<br />
cứu liên văn bản khả dụng trong hầu hết các trường hợp văn bản văn học thời trung đại<br />
<br />
NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM...<br />
<br />
35<br />
<br />
Việt Nam, trong đó có truyện chí dị. Song, sự đòi hỏi tìm ra đặc trưng của một loại hình<br />
văn bản văn học là yêu cầu bắt buộc để phương pháp liên văn bản có ý nghĩa.<br />
Cũng như các tác phẩm khác thời trung đại, truyện chí dị chứa đựng một dạng thức liên<br />
văn bản rất phổ biến: điển cố, điển tích. Việc dùng điển cố, điển tích như một phương<br />
thức trích dẫn hàm súc các văn bản đã có từ vô số thư tịch khác nhau của văn hóa Trung<br />
Quốc, của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Ngoài ra, có thể nhận thấy hệ thống các văn<br />
bản truyện cổ dân gian, những câu chuyện văn hóa đan cài, xen lẫn tạo nên kết cấu mỗi<br />
tác phẩm như chúng ta đang có. Khả năng ứng dụng nghiên cứu liên văn bản trong<br />
truyện chí dị trung đại, vì thế, đầy triển vọng và rộng mở.<br />
Tuy nhiên, như Graham Allen đánh giá, sự mở rộng vô hạn nội hàm khái niệm liên văn<br />
bản có thể khiến nó có nguy cơ trở nên vô nghĩa. Do vậy, với một đối tượng khảo sát cần<br />
tìm ra tính đặc thù từ đó quy định một phạm vi nhất định. Phạm vi nghiên cứu liên văn<br />
bản truyện chí dị theo chúng tôi nên dừng ở hai cấp độ: cấp độ tư tưởng và cấp độ thủ<br />
pháp. Cấp độ tư tưởng bao gồm sự ảnh hưởng, vay mượn, xiển dương hay phản bác một<br />
hệ thống quan niệm văn hóa, triết học, chính trị đã có. Cấp độ thủ pháp chính là những<br />
dấu vết xây dựng văn bản dưới tác động của những văn bản tồn tại từ trước. Trong phạm<br />
vi truyện chí dị trung đại, những dấu vết ấy chủ yếu tập trung ở ba khía cạnh:<br />
-‐ Trích dẫn điển tích, điển cố.<br />
-‐ Dấu vết các văn bản truyện kể dân gian trong kết cấu.<br />
-‐ Dấu vết các câu chuyện tín ngưỡng dân gian được tiếp thu.<br />
Một vấn đề quan trọng khác được đặt ra: cần phân biệt sự nghiên cứu liên văn bản với<br />
phương pháp Nghiên cứu ảnh hưởng văn bản hay phương pháp So sánh văn bản. So<br />
sánh văn bản nằm trong hệ thống của văn học so sánh. Cả so sánh văn bản và nghiên<br />
cứu liên văn bản đều tìm đến những văn bản có mối liên quan, đặt chúng cạnh nhau để<br />
xem xét, song, nếu so sánh văn bản đặt mục đích chỉ ra tương đồng và dị biệt thì liên<br />
văn bản không dừng lại ở đó: khẳng định mọi văn bản đều có quan hệ với các văn bản<br />
đã có. Nếu nghiên cứu ảnh hưởng đặt mục đích tìm sự tác động của văn bản có trước<br />
đến văn bản có sau thì nghiên cứu liên văn bản nhằm mở rộng mối quan hệ ấy: không<br />
chỉ ảnh hưởng trực tiếp, hữu thức do dụng ý của nhà văn mà là ảnh hưởng vô thức,<br />
không sắp đặt. Trong Truyền kì mạn lục, các cốt truyện: Truyện cây gạo, Truyện ở đền<br />
Hạng vương, Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu,… chịu ảnh hưởng bởi: Truyện<br />
nàng Ái Khanh, Mẫu đơn đăng kí, Long đường linh hội lục,… trong Tiễn đăng tân thoại<br />
của Cù Hựu (Trung Quốc) do Nguyễn Dữ có thể đã đọc sách của Cù Hựu. Nghiên cứu<br />
ảnh hưởng có thể đặt vấn đề tác động từ tập truyện đời Minh (Trung Quốc) đến tập<br />
truyện đời Trần – Hồ (Việt Nam). Tiễn đăng tân thoại còn ảnh hưởng đến Ugetsu<br />
Monogatari (Vũ nguyệt vật ngữ) ra đời cuối thế kỷ XVIII của Ueda Akinari. Nghiên<br />
cứu so sánh có thể đặt cạnh nhau 3 tập truyện để tìm kiếm: (1) sự vay mượn và sáng tạo<br />
của các tác giả Việt Nam và Nhật Bản so với tác giả Trung Quốc, (2) sự tương đồng và<br />
khác biệt của Nguyễn Dữ và Ueda Akinari khi cùng chịu ảnh hưởng từ Cù Hựu. Nghiên<br />
cứu liên văn bản Truyền kì mạn lục còn mở rộng các quan hệ văn bản giữa: Truyền kì<br />
<br />
36<br />
<br />
NGUYỄN LÃM THẮNG – NGUYỄN VĂN LUÂN<br />
<br />
mạn lục với truyện kể dân gian Việt Nam về các nhân vật: Từ Thức, Hồ Tông Thốc, Vũ<br />
Thị Thiết; các quan niệm văn hóa Việt Nam và phương Đông về cõi tiên, thủy giới, ma<br />
quỷ,… Các liên hệ văn bản này vẫn đương nhiên tồn tại dù chúng ta không thể tìm ra<br />
bằng chứng về việc Nguyễn Dữ đã đọc một văn bản truyện dân gian cụ thể nào đó.<br />
Trường hợp Lĩnh Nam chích quái cũng vậy. Không có cơ sở thuyết phục nào để chứng<br />
minh Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh đã đọc một văn bản truyện cổ tích hay truyện tín<br />
ngưỡng cho dù các mối quan hệ ấy vẫn luôn tồn tại trong văn bản. Nghiên cứu liên văn<br />
bản đồng nghĩa với việc đi tìm các mối quan hệ văn bản được gợi ra từ chính văn bản<br />
Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.<br />
2. LIÊN VĂN BẢN LĨNH NAM CHÍCH QUÁI<br />
2.1. Về văn bản Lĩnh Nam chích quái<br />
Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪 (Góp nhặt những câu chuyện kì quái ở đất Lĩnh Nam)<br />
ra đời khoảng đời Trần. Từ lâu, Trần Thế Pháp vẫn được coi là người mở đầu cho quá<br />
trình biên soạn tác phẩm. Các học giả từ trước tới nay đa phần ủng hộ quan điểm đó<br />
nhưng vì không có cứ liệu chắc chắn nên chỉ dám nói là “tương truyền”. Trong Kiến<br />
văn tiểu lục, mục Thiên chương, Lê Quý Đôn viết: “Sách Lĩnh Nam chích quái tương<br />
truyền tác giả là Trần Thế Pháp” [4, tr. 169]. Học giả đời Nguyễn - Phan Huy Chú trong<br />
Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí cũng nói: “Lĩnh Nam chích quái, 3<br />
quyển. Không biết ai làm, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn” [5, tr. 165]. Trong khi<br />
khảo cứu kho sách Hán Nôm, Trần Văn Giáp bảo lưu ý kiến của Lê Quý Đôn và Phan<br />
Huy Chú và không đưa thêm thông tin gì mới về tác giả Lĩnh Nam chích quái. Trong<br />
các quan điểm về tác giả mở đầu Trần Thế Pháp, ý kiến của nho sĩ Đặng Minh Khiêm ở<br />
thế kỷ XVI có cơ sở chắc chắn hơn cả. Phần phàm lệ sách Việt giám vịnh sử thi tập<br />
(năm 1520), ông viết: “trong những năm Hồng Thuận, tôi vào Sử quán, thường trộm có<br />
ý muốn thuật cổ, hiềm rằng các sách ở bí thư các trải qua binh hỏa nên khuyết mất<br />
nhiều. Tôi chỉ còn thấy được toàn tập sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại<br />
Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái<br />
lục của Trần Thế Pháp” [6]. Vấn đề văn bản cũng phức tạp không kém. Hiện nay Lĩnh<br />
Nam chích quái còn lưu lại 15 bản Hán văn, nhưng không có bản nào hoàn toàn giống<br />
nhau. Trong đó, nhiều truyện có ở bản này mà không có ở bản kia. Số lượng các truyện<br />
có ở hầu hết các bản là 22 truyện. Những khảo sát của chúng tôi trong bài này đều dựa<br />
vào bản kí hiệu A.33 tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm được Đinh Gia Khánh,<br />
Nguyễn Ngọc San dịch.<br />
2.2. Liên cốt truyện Lĩnh Nam chích quái và truyện cổ tích Việt Nam<br />
Mô hình tuyến tính trong Lĩnh Nam chích quái là dấu vết đậm nét của mô hình cốt<br />
truyện truyện kể dân gian.<br />
Kiểu cốt truyện là yếu tố đầu tiên được Trần Thế Pháp chú trọng. Toàn bộ hai mươi hai<br />
truyện kể hoàn toàn thống nhất về cách thức tổ chức sự kiện. Chúng ta có thể hình dung<br />
qua giản đồ sau:<br />
<br />
NGHIÊN CỨU LIÊN VĂN BẢN TRUYỆN CHÍ DỊ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM...<br />
<br />
37<br />
<br />
Khởi đầu: thời gian và không gian diễn ra câu chuyện ð Diễn tiến: các sự kiện chính ð<br />
Kết quả của câu chuyện.<br />
Ứng chiếu giản đồ này vào các truyện, chúng ta có được sự phân tách cụ thể và tương<br />
đối sáng rõ. Dưới đây là cách mở đầu và kết thúc cốt truyện của tất cả 22 truyện trong<br />
Lĩnh Nam chích quái.<br />
Truyện<br />
Truyện Họ Hồng Bàng<br />
Truyện ngư tinh<br />
Truyện Hồ tinh<br />
Truyện Đổng Thiên Vương<br />
Truyện Nhất Dạ Trạch<br />
<br />
Cốt truyện<br />
Mở đầu<br />
<br />
- Không gian: Ở biển đông có con<br />
tinh ngư xà…<br />
- Không, thời gian: Thành Thăng<br />
Long xưa hiệu là Long Biên…<br />
- Hùng Vương truyền đến đời thứ 3…<br />
<br />
Truyện Mộc tinh<br />
Truyện Cây cau<br />
<br />
- Đất Phong Châu thời thượng cổ…<br />
- Thời thượng cổ có một vị quan<br />
lang sức vóc cao lớn…<br />
<br />
Truyện Bánh chưng<br />
<br />
- Sau khi Hùng Vương phá được<br />
giặc Ân…<br />
<br />
Truyện Dưa hấu<br />
<br />
- Về đời Hùng Vương có viên<br />
quan tên là Mai Tiêm…<br />
- Về đời vua Thành Vương nhà<br />
Chu, Hùng Vương sai bề tôi tự<br />
xưng là họ Việt Thường đem<br />
chim Bạch trĩ sang tiến cống…<br />
- Cuối đời Hùng Vương có người<br />
ở xã Thụy Hương…<br />
- Giếng Việt ở miền Trâu Sơn<br />
huyện Vũ Ninh…<br />
- Vua An Dương Vương nước Âu<br />
Lạc là người Ba Thục…<br />
- Theo sách Sử kí thì Hai Bà Trưng<br />
vốn dòng họ Hùng (…) ở huyện<br />
Mê Linh, đất Phong Châu…<br />
Thời Hiến đế nhà Hán,…<br />
Thời Hán Vũ đế, thừa tướng nước<br />
Nam Việt là Vũ Gia không phục…<br />
Năm Hàm Thông thứ 6, vua<br />
Đường Ý Tông sau Cao Biền….<br />
Núi Tản Viên ở phía tây kinh thành<br />
Thăng Long nước Việt Nam…<br />
Năm Thiên Phúc nguyên niên đời<br />
vua Lê Đại Hành…<br />
Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo<br />
<br />
Truyện Chim bạch trĩ<br />
<br />
Truyện Lý Ông Trọng<br />
Truyện Giếng Việt<br />
Truyện Rùa Vàng<br />
Truyện hai bà Trinh linh<br />
phu nhân họ Trưng<br />
Truyện Man Nương<br />
Truyện Nam Chiếu<br />
Truyện sông Tô Lịch<br />
Truyện núi Tản Viên<br />
Truyện hai vị thần ở Long<br />
Nhãn, Như Nguyệt<br />
Truyện Từ Đạo Hạnh và<br />
<br />
Kết thúc<br />
- 50 người con theo mẹ, 50 người<br />
con theo cha, tổ tiên người Bách<br />
Việt hình thành.<br />
- Long Quân giết ngư tinh.<br />
- Long Quân sai lục bộ thủy phủ<br />
dâng nước bắt hồ tinh.<br />
- Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.<br />
- Quang Phục đánh tan giặc<br />
Lương, tự xưng Triệu Việt Vương.<br />
- Pháp sư chém chết Thần Xương Cuồng.<br />
- Ba người chết hóa thành cây cau, cây<br />
trầu và phiến đá. Người nước Nam<br />
dùng trầu cau làm vật lễ cưới hỏi, lễ tết.<br />
- Vua truyền ngôi cho Lang Liêu.<br />
21 người anh em của vua giữ các<br />
nơi phiên trấn.<br />
- Vua ra chiếu phục chức cho An<br />
Tiêm.<br />
- Sứ giả nước Nam được “ban 5 cỗ<br />
biền xa” về nước.<br />
- Lý Thân tự vẫn. Tần Thủy Hoàng đúc<br />
tượng đồng, đặt hiệu là Ông Trọng.<br />
<br />
- Trọng Thủy lao đầu xuống giếng<br />
chết.<br />
- Triều Trần sắc phong cho hai bà.<br />
- Man Nương không bệnh mà chết.<br />
<br />
- Cao Biền bị giết.<br />
- Thần Tản Viên vào núi An Uyên<br />
“lập điện nghỉ ngơi”.<br />
- Giặc Tống đại bại trên sông Như<br />
Nguyệt.<br />
- Sư Minh Không tạ thế năm Tân<br />
<br />