Tuyển tập bài nghiên cứu chủ đề Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa: Phần 2
lượt xem 8
download
Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách "Tuyển tập bài nghiên cứu chủ đề Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" sẽ bao gồm các bài viết liên quan đến các vấn đề về tiếp cận truyền thông đại chúng và nghiên cứu về công chúng, nhu cầu tiếp cận và hiệu quả truyền thông đại chúng. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuyển tập bài nghiên cứu chủ đề Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa: Phần 2
- TIẾP CẬN PHÁT THANH CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG NÖI PHÍA BẮC Th.S. Bùi Thu Hương Bài viết này nhằm mô tả thực trạng tiếp cận phƣơng tiện phát thanh của ngƣời dân Tây Bắc qua khảo sát ở sáu xã phƣờng thuộc hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Nằm giáp ranh giữa hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam, hai tỉnh này có vị trí địa lý- kinh tế vô cùng quan trọng. Lào Cai đƣợc mệnh danh nhƣ cửa ngõ giao thƣơng giữa Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc và Yên Bái là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Nơi đây còn có hàng chục dân tộc cùng chung sống với những bản sắc văn hoá vô cùng phong phú và đặc sắc1. 1. Vài nét về đặc điểm nhân khẩu học Ngƣời trả lời (NTL) đƣợc lựa chọn từ hai phƣờng và bốn xã thuộc hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do đó, đa phần sinh sống tại địa bàn nông thôn, chiếm 66,7% so với 33,3% thuộc các khu vực đô thị. Chênh lệch về giới tính của NTL không lớn, 53% là nam so với 47% là nữ. Đa phần NTL là dân tộc Kinh (49,7%), còn lại là các dân tộc nhƣ Dao (22,8%), Nùng (12,8%), H‟Mông (4,5%), Tày (3,8%) và một số dân tộc khác. Hơn 98% NTL không theo tôn giáo nào. 79,2% là các hộ gia đình trung bình và khá giả. Có 13% NTL chƣa bao giờ đi học và có 10,2% NTL không biết đọc/ viết tiếng Việt và tiếng dân tộc của mình. Đa phần NTL thuộc lứa tuổi từ 21 đến 50 (chiếm khoảng 75%). 88,8% NTL đang có vợ/ chồng. Nghề chính của NTL là sản xuất nông nghiệp, chiếm 48,8%, cán bộ viên chức là 17,5% và buôn bán dịch vụ là 13,8%, số ngƣời làm lâm 1 Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007, tại địa chỉ http://www.laocai.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=153; Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_B%C3%A1i 162
- nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp nhƣ một nghề chính không đáng kể, chiếm khoảng 7,0%. Có tới 69% NTL không làm thêm nghề phụ gì, bên cạnh một tỷ lệ khá nhỏ NTL làm các nghề phụ nhƣ công nhân, tiểu thủ công (8,2%), SX nông nghiệp (6,8%), buôn bán/ dịch vụ (5,8%) hay lâm nghiệp (5,0%). 2. Tiếp cận phát thanh của ngƣời dân Hệ thống truyền thông đại chúng cung cấp thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm tất cả các khía cạnh nhƣ chính trị, văn hóa, xã hội… nhiều nghiên cứu cho thấy số lƣợng thông tin xã hội mà con ngƣời trong xó hội hiện đại thu nhận đƣợc là thông qua hệ thống TTĐC.Phát thanh đi đến với nhiều nhóm công chúng khác nhau phân bố nhiều vùng trong cả nước và đến với nhóm người dân nghèo dễ dàng nhất và sóng phát thanh có hầu hết trên cả nước kể cả vùng sâu vùng xa; Theo báo cáo của Bộ Văn hoá Thông tin, ngày 19-1-2005, tại Hội nghị Toàn quốc về Công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền thanh: Hệ thống phỏt thanh ở Việt Nam có hàng trăm đài phát sóng, riêng Đài Tiếng Nói Việt Nam là đài quốc gia thuộc chính phủ, trực tiếp quản lý 11 đài với công suất 8.000 KW. Địa phƣơng: 64 đài phát thanh trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành. Ngoài ra, có 612 đài phát thanh cấp huyện; 7.916 truyền thanh cấp xã. Đài Tiếng Nói Việt Nam (Voices of Vietnam) có 6 hệ chƣơng trình: VOV1: thời sự, chính trị; VOV2: văn hoá đời sống; VOV3: âm nhạc, thông tin giải trí; VOV4: dành cho dân tộc thiểu số; VOV5: dành cho ngƣời nƣớc ngoài; VOV6: dành cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài. Tổng thời lƣợng của 6 hệ chƣơng trình: 452 chƣơng trình với 191 giờ mỗi ngày, hiện phủ súng 95% diện tích lãnh thổ và 87% số dân cƣ. Số lƣợng máy thu thanh: khoảng 11 triệu cái, bình quân 7 ngƣời 1 máy. 2.1. Mức độ thường xuyên nghe đài trong một tháng qua Có tới 75.2% NTL không nghe đài trong tháng qua. Chỉ có 15.8% NTL nghe đài gần nhƣ nghe hàng ngày và hàng ngày. (Xem phụ lục một 163
- chiều bảng mức độ thường xuyên nghe đài trong một tháng qua trang 89). Trong đó nam giới nghe đài nhiều hơn so với nữ giới, tỷ lệ này tƣơng ứng là 33,3% và 15,2%. Điều này có thể lý giải là do phụ nữ còn phải làm nhiều công việc gia đình hơn là nam giới, họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để nghe đài. Biểu 1: Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình và mức độ thƣờng xuyên nghe đài trong một tháng qua 100 85 74.6 70.2 80 60 Có nghe đài 40 29.8 Không nghe đài 25.4 15 20 0 Nghèo/đói Trung bình Khá giả Qua biều trên ta thấy với nhóm hộ gia đình khá giả thời gian nghe đài ít hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Với câu hỏi mức độ nghe đài Tiếng nói Việt Nam của NTL, thì kết quả cho thấy 65,8% trả lời là thƣờng xuyên nghe so với 4,0% cho biết là không bao giờ nghe. Trong khi đó, kết quả tƣơng ứng đối với đài địa phƣơng là 32,9 so với 21,9% và đài nƣớc ngoài là 2,2% và 91,1% 2.2 Thời gian nghe đài Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tổng số phút lớn nhất mà NTL cho biết dành cho nghe đài vào ngày thƣờng, thứ Bảy hay Chủ Nhật, khoảng 600 phút. Tuy nhiên lại có khoảng cách khá lớn giữa giá trị min và max (2 phút so với 600 phút). Trung bình NTL dành khoảng 90 phút (một tiếng rƣỡi) để nghe đài vào ngày thƣờng, và thời gian này vào các ngày cuối tuần lại giảm đi, thứ bảy chỉ còn khoảng 84 phút và Chủ nhật còn khoảng 86 phút. Thời gian trung bình NTL dành cho nghe đài nói chung còn ít hơn cả thời gian họ dành sử dụng máy vi tính/ truy 164
- cập internet (khoảng 94 phút vào thứ bảy và CN) và chỉ bằng 1/3 quĩ thời gian họ dành cho xem truyền hình mỗi ngày. (Xem phụ lục số liệu một chiều trang 21). Thời điểm nghe đài mỗi ngày Bảng 1: Nghe đài, xem truyền hình và các công việc khác NTL thƣờng làm tại mỗi giờ trong ngày Giờ Hoạt động NTL thƣờng làm Nghe đài ở nhà Xem truyền tại mỗi thời điểm (%) hình ở nhà Hoạt động Phần trăm (%) NTL lựa chọn 5.30- 7.30 HĐ cá nhân 82.8 1.7 6.8 7.30-9.00 Đi làm việc 79.8 1.3 6.2 9.00-11.00 Đi làm việc 72.7 1.8 9.5 11.00- 13.30 HĐ cá nhân 52.0 3.0 30.8 13.30- 15.00 Đi làm việc 65.7 0.5 9.7 15.00- 17.00 Đi làm việc 71.3 1.3 8.7 17.00-19.00 HĐ cá nhân 52.0 3.3 21.8 19.00- 20.00 Xem TH 64.7 3.3 64.7 20.00-21.00 Xem TH 65.8 3.0 65.8 21.00- 22.00 Xem TH 48.8 4.2 48.8 HĐ cá nhân 40.2 22.00- 23.00 HĐ cá nhân 75.8 3.0 18.0 Sau 23.00 HĐ cá nhân 98.5 0.3 0.8 Bảng 1 (Nghe đài, xem truyền hình và các công việc khác NTL thƣờng làm tại mỗi thời điểm trong ngày) cho thấy hai đặc điểm : Thứ nhất, nghe đài ở nhà không phải là hoạt động chính của NTL tại mỗi giờ lựa chọn nghiên cứu, dù tại mỗi giờ lựa chọn nghiên cứu đều có ngƣời nghe đài; Khoảng hơn 3% NTL lựa chọn nghe đài là hoạt động họ thƣờng làm trong khoảng các tiếng từ 17h- 23h mỗi ngày. Tuy nhiên, so với các hoạt động mà đa số NTL lựa chọn là công việc họ thƣờng làm mỗi giờ trong ngày thì số NTL nghe đài quá nhỏ bé; 165
- Thứ hai, xem truyền hình ở nhà là một trong ba nhóm hoạt động chính NTL thƣờng làm tại mỗi giờ trong ngày. Kể cả khi không phải là hoạt động đƣợc đa phần NTL lựa chọn là hoạt động thƣờng làm tại mỗi giờ thì số NTL lựa chọn xem truyền hình là hoạt động thƣờng làm cũng đứng thứ hai. 2.4 Lý do không nghe đài Lý do NTL lựa chọn nhiều nhất để giải thích vì sao không nghe đài đó là họ không có đài (chiếm 64,8%). Đứng thứ hai là vì họ không thích/ không có nhu cầu (chiếm 18,6%). Không có thời gian là 10 % NTL. Trong 2,7% NTL lựa chọn các lý do khác, đáng kể là có khá nhiều lý do liên quan đến truyền hình. Cụ thể có các ý kiến cho rằng: “Có ti vi”, “Ti vi là đủ”, “Ti vi có đầy đủ chương trình rồi”, “Tin tức rất cập nhật trên truyền hình” hay “Xem tivi và báo là đủ”. Nếu nhƣ xét theo nhóm điều kiện kinh tế cho thấy có mối quan hệ chặt (***) chẽ giữa điều kiện kinh tế với lý do không nghe đài. Với lý do không có đài thỡ nhúm cú điều kiện kinh tế trung bình có tỷ lệ trả lời cao nhất chiếm 54,9% (161 TH), sau đó là nhóm nghèo/ đói 22,9% (67 TH). Đặc biệt là với lý do không thích và không có nhu cầu thì nhóm khá giả có tỷ lệ trả lời cao nhất 54,8% (46TH) còn nhóm nghèo/ đói có tỷ lệ trả lời thấp nhất 8,3% (7TH). Điều này có thể đƣợc lý giải là nhóm gia đình có điều kiện kinh tế họ khá giả trở lên họ có nhiều hình thức để giải trí và họ có khả năng chi trả cho việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại trong nhà nhƣ tivi, đầu video, dàn âm thanh. Do vậy họ không dành nhiều thời gian cho việc nghe thông tin qua đài phát thanh. Đối với nhóm gia đình nghèo thì họ không có phƣơng tiện gía rẻ tiền hơn là chiếc đài phát thanh. Điều này cũng xảy ra tƣơng tự với 2 nhóm biết đọc/ viết một trong các thứ tiếng (Việt hoặc tiếng dân tộc) và nhóm không biết đọc/ viết bất kỳ một thứ tiếng nào, (P. Value: 0,001). Với nhóm biết đọc biết viết thì lý do không thích/ không có nhu cầu có tỷ lệ cao nhất 95,2%, còn với nhóm không biết đọc biết viết chỉ là 4,8%. Kết quả cho thấy dƣờng nhƣ những 166
- ngƣời biết đọc biết viết họ có nhiều cơ hội tiếp cận với những thông tin xã hội thông qua các phƣơng tiện truyền thông khác nhƣ truyền hình, báo, sách…còn đối với nhóm kia thì đài phát thanh là cầu nối hữu hiệu hơn cả đối với họ ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, một số câu hỏi kiểm tra khác đã cho thấy một số mâu thuẫn trong các câu trả lời của NTL. Nhƣ trên lý do đƣợc nhiều ngƣời lựa chọn để giải thích không nghe đài là do không có đài nhƣng khi đƣợc hỏi: “Anh/chị có mong muốn được cấp phát máy thu thanh miễn phí không?” thì chỉ có 19,2% NTL trả lời là có trong khi đó 75,2% NTL lựa chọn là “Không nghe đài” theo tôi hiểu cũng là “Không cần” hay “Không”. 2.4. Tầm quan trọng của các chương trình phát thanh Bảng 2. NTL lựa chọn các chƣơng trình PT quan trọng với bản thân (%) Chƣơng trình Là chƣơng trình Là chƣơng trình Là chƣơng trình quan trọng nhất quan trọng thứ hai quan trọng thứ ba Tin tức 63,8 8,7 5,4 Chƣơng trình quân đội 4,0 10,1 7,4 Chƣơng trình âm nhạc 12,1 23,5 14,1 Thể thao 0,7 8,1 8,7 Kể chuyện 6,0 16,8 12,1 Chƣơng trình nông thôn 4,7 20,8 17,4 Sân khấu 4,0 2,7 21,5 Khác 3,4 9,4 12,8 Không biết 1,3 0 0,7 Tổng cộng 100 100 100 Đa số NTL (63,8%) cho rằng chƣơng trình phát thanh quan trọng nhất đối với họ chính là tin tức. Đáng kể là, Chương trình âm nhạc trên đài đƣợc 12,1% NTL (đứng thứ hai sau tin tức) lựa chọn là chƣơng trình quan trọng nhất và 23,5% NTL lựa chọn là chƣơng trình quan trọng thứ hai. Chƣơng trình nông thôn cũng chỉ đƣợc 20,8% NTL (đa phần sống ở nông thôn và làm nông nghiệp) lựa chọn là chƣơng trình quan trọng thứ 167
- hai. Bên cạnh đó, có 21,4% NTL lựa chọn Sân khấu là chƣơng trình quan trọng thứ ba. Có thể thấy, cùng với phần trăm NTL lựa chọn các phƣơng án khác nhƣ kể chuyện, thể thao nhƣ là chƣơng trình quan trọng thứ nhất, nhì hay ba thì phát thanh cũng đƣợc NTL lựa chọn nhƣ một kênh tin tức và giải trí là chính. Biểu 2. Ba chương trình được lựa chọn nhiều nhất với mỗi câu hỏi về chương trình quan trọng nhất, nhì, ba 90 80 70 81. 60 9 50 60. 40 1 53 30 20 10 0 Ba CT quan trong Ba CT quan trong Ba CT quan trong nhat thu nhì thu ba 2.5 Nhận xét về chương trình tin tức Nhiều học giả cho rằng: hành vi theo dõi tin tức, thời sự trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng không chỉ là một hành vi nhằm hiểu biết tin tức mà còn là một hình thái để con ngƣời duy trì mối liên hệ thƣờng xuyên với cộng đồng mà mình đang sinh sống. Khi tiếp cận với các thông tin con ngƣời cũng đồng thời thể hiện nhu cầu muốn chứng tỏ mỡnh quan tâm tới cộng đồng xó hội của mỡnh và mỡnh thuộc về cộng đồng xã hội này. Bảng 3 (Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia, địa phương và nước ngoài) cho thấy chỉ có hơn 50% NTL cho rằng CT thời sự ở Đài Quốc gia là phù hợp (57,7%) và cập nhật (54,4%). Còn lại với các ý kiến nhận xét nhƣ CT thời sự trung thực, dễ hiểu hay hấp dẫn thì phần trăm NTL đồng tình không cao. Phần trăm tƣơng ứng nhận xét CT TS của Đài Quốc gia là 34,2%, 47% và 44,3% và Đài địa phƣơng là 168
- 18,1%, 33,6% và 22,8%. Tỷ lệ NTL đồng tình với nhận xét “CT thời sự phản ánh ý kiến của chúng tôi” còn thấp hơn, chỉ có 18,1% cho là đúng ở CT TS của Đài quốc gia so với 22,1% ở Đài địa phƣơng và “CT thời sự bàn về những vấn đề mà NTL quan tâm” là 28,2% ở Đài Quốc gia so với 24,8% ở Đài địa phƣơng. Bảng 3. Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia, địa phương và nước ngoài (%) Nhận xét Đài Quốc gia Đài địa Đài nƣớc phƣơng ngoài CT thời sự là phù hợp 57,7* 36,9 1,3 CT thời sự là hấp dẫn 44,3 22,8 1,3 CT thời sự cập nhật 54,4 26,8 2,0 CT thời sự trung thực 34,2 18,1 KTL CT thời sự dễ hiểu 47,0 33,6 0,7 Ngôn ngữ của TS dễ hiểu 35,6 35,6 KTL CT thời sự phản ánh đƣợc ý 18,1 22,1 KTL kiến của NTL CT thời sự bàn về những vấn 28,2 24,8 0,7 đề mà NTL quan tâm * Phần trăm NTL lựa chọn đồng ý với ý kiến nhận xét CT thời sự, còn lại là KTL. Nhìn vào bảng 3, có thể thấy rằng với các nhận xét về chƣơng trình thời sự ở đài nƣớc ngoài, mà có lẽ chủ yếu là Đài Trung quốc (53,8%) và đài Mỹ (23,1%), tỷ lệ NTL đồng tình không hề cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 9,9% NTL cho biết có nghe đài nƣớc ngoài. Có thể là do: 1) hạn chế về phƣơng tiện, 67,6% NTL cho biết là họ không có đài, 2) hạn chế về ngoại ngữ và 3) chất lƣợng thu đài nƣớc ngoài rất thấp, có tới 61,2% cho biết là không thu đƣợc. 169
- Biểu 3. Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia và địa phương Tỷ lệ % 70 60 50 40 Đài QG 30 Đài ĐP 20 10 0 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một bức tranh khá sinh động về khả năng và nhu cầu tiếp cận các phƣơng tiện TTĐC mà trong trƣờng hợp này là đài phát thanh. Tại hai tỉnh vùng núi phía Bắc lựa chọn nghiên cứu này, số liệu cho thấy phát thanh không có vị trí quan trọng. Thậm chí là yếu thế hơn nhiều so với truyền hình và internet. Rất nhiều hộ gia đình không có đài (67,6%), không phải vì họ không thể mua mà vì họ không có nhu cầu có đài hay nghe đài (75,2%). Đây cũng là lý do chính vì sao họ không nghe đài -- họ không có đài. Họ không có đài vì họ không nghe và họ không nghe nên họ không cần có đài. Sự tiện dụng (dễ mang vác, dễ thu thanh, rẻ hơn, có thể dùng pin…) của chiếc đài đối với ngƣời dân, đặc biệt là ở miền núi và những nơi không có điện, không còn đƣợc đánh giá cao. Nhất là khi có sự xuất hiện của truyền hình ở các tỉnh miền núi này và đặc biệt sự xuất hiện của các phƣơng tiện thu hình hiện đại vừa rẻ vừa tốt nhập khẩu từ Trung Quốc giúp cho các gia đình không chỉ có thể thu đƣợc các chƣơng trình truyền hình đa dạng phong phú của đài quốc gia, địa phƣơng mà còn nhiều 170
- chƣơng trình khác trong khu vực và thế giới. Thực tế này đã khiến NTL có “nhiều lựa chọn thú vị” hơn mà bỏ qua đài phát thanh. Một điều đáng lƣu tâm là các chƣơng trình trên đài chƣa thực sự phong phú và hấp dẫn. Đài phát thanh cũng đƣợc coi là một kênh thông tin giải trí (nhƣ đã đề cập ở trên), tuy nhiên, ngƣời nghe không có nhiều lựa chọn. Theo NTL, chƣơng trình quan trọng nhất là tin tức thì cũng chƣa thực sự hấp dẫn, trung thực, dễ hiểu. Chương trình thời sự kể cả ở Đài Quốc gia hay địa phƣơng cũng chƣa phản ánh đƣợc tâm tƣ nguyện vọng hay bàn về những vấn đề mà ngƣời dân quan tâm. Đặc biệt là Chương trình nông thôn không đƣợc lựa chọn là một trong ba chƣơng trình quan trọng nhất của NTL. Trên thực tế các chƣơng trình của Đài tiếng nói Việt nam rất phong phú. Thậm chí có cả chƣơng trình riêng dành cho ngƣời dân tộc và phát bằng tiếng dân tộc. Nhƣng trong nghiên cứu, không có nhiều NTL đề cập đến vấn đề này 1. Có thể giải thích sự khuyết trống trong nhận thức này ở chính lý do là họ không nghe đài bởi vì nghĩ rằng chƣơng trình đài không hay và do vậy không biết và cũng không cần biết rằng các chƣơng trình đó đã đƣợc cải thiện lên rất nhiều. Theo chúng tôi, một trong những hạn chế khiến cho phát thanh không còn chiếm vị trí độc tôn và thậm chí còn khiến đối tƣợng nghe đài ngày càng giảm đó là vì phần lớn các chƣơng trình vẫn còn coi thính giả nhƣ những đối tƣợng tiếp thu thông tin thụ động, một chiều mà chẳng hề quan tâm đến việc họ có thực sự cần những thông tin mà mình cung cấp hay không. Nhiều chƣơng trình còn nằm trong phạm vi „đóng‟ của một kịch bản khô cứng, dựng sẵn, chƣa tạo một diễn đàn, một „sân chơi‟ cho thính giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí nên tạo cơ hội cho họ đƣa ra những câu hỏi, vƣớng mắc, thể hiện thái độ của họ trƣớc một vấn đề nào đó. Thực trạng này có thể sửa chữa rất dễ dàng bằng cách ngay khi chƣơng trình đang phát sóng hay khi vừa kết thúc nên có một vài 1 Giới thiệu về Đài TNVN. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007 tại địa chỉ http://www.tnvn.gov.vn/ 171
- câu hỏi về nội dung nào đó của chƣơng trình, yêu cầu bạn nghe đài nhắn tin hoặc gọi điện đến số điện thoại dễ nhớ nào đó của chƣơng trình để nhận giải thƣởng, v.v. Những câu hỏi đơn giản, kiểm tra kiến thức, chủ yếu nhằm tạo ra sự tƣơng tác, giao lƣu giữa chƣơng trình với bạn nghe đài, lôi kéo sự quan tâm của họ (giống nhƣ các chƣơng trình truyền hình nhƣ: làm giàu không khó, sức sống mới, tôi và chúng ta, khởi nghiệp… vẫn đang làm). Hoặc thính giả có thể gọi trực tiếp vào studio khi chƣơng trình đang phát sóng để đặt câu hỏi hay đƣa ra yêu cầu (giống nhƣ một số chƣơng trình âm nhạc, bài hát theo yêu cầu trên phát thanh, vv.), và tất nhiên chƣơng trình sẽ đƣợc xây dựng theo hƣớng „mở‟, hoàn toàn dựa trên các câu hỏi, yêu cầu hay ý tƣởng phát triển nội dung nào đó của ngƣời nghe cho ngay chƣơng trình đang phát hoặc cho những chƣơng trình sau. Sự cùng tham gia còn thể hiện ở chính việc sử dụng những ý tƣởng, chƣơng trình, tin tức, phóng sự phát thanh do các phóng viên không chuyên (là những thính giả nghe đài) thực hiện của Đài phát thanh địa phƣơng và quốc gia. Việc xây dựng các chƣơng trình phát thanh theo hƣớng „mở‟ này đòi hỏi trƣớc hết là phải có kỹ thuật (nếu là tƣơng tác trực tiếp thì phải có máy dừng lời… để kiểm duyệt nội dung câu hỏi trƣớc khi phát sóng, hệ thống máy tính nối mạng, v.v), quan trọng hơn cả và có ý nghĩa quyết định là đội ngũ phóng viên, biên tập viên tâm huyết, chuyên nghiệp, có bản lĩnh, có trình độ, có khả năng ứng phó, có thể phối hợp và làm việc theo nhóm, v.v. Cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng là đội ngũ lãnh đạo mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và cam kết tạo điều kiện cho mọi sự đổi mới tích cực trong Đài dựa trên những thông tin nghiên cứu đáng tin cậy về đối tƣợng nghe đài. Tuy vậy, đó mới chỉ là những diễn giải số liệu và giải pháp ban đầu. Những số liệu thu thập đƣợc còn rải rác, chƣa tập trung, chủ yếu từ các địa bàn dân cƣ có cuộc sống trung bình và khá giả, do vậy khó có thể suy rộng cho toàn bộ ngƣời dân vùng núi phía bắc khác không tham gia vào nghiên 172
- cứu. Để có thể hiểu rõ hơn những tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời nghe đài nói chung và ngƣời nghe đài ở vùng núi phía bắc nói riêng, rất cần có nhiều nghiên cứu định tính, sử dụng phƣơng pháp dân tộc học khác sâu hơn, rộng hơn. Các thông tin sâu, đa dạng này sẽ giúp các chƣơng trình phát thanh đổi mới nội dung và hình thức chƣơng trình một cách thực sự, gần gũi hơn với ngƣời nghe, phản ánh đƣợc tiếng nói của ngƣời dân và thực sự lôi kéo đƣợc ngƣời dân vào trong các quá trình xây dựng chƣơng trình. Việc làm này sẽ củng cố và phát huy đƣợc thế mạnh vốn có của phát thanh trong công tác truyền thông cho sự nghiệp phát triển của địa phƣơng và đất nƣớc. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo nghiên cứu sự tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng của ngƣời dân vùng núi phía Bắc. Khoa xã hội học- 2006. 2. Bộ số liệu một chiều về tiếp cận TTĐC của ngƣời dân Tây Bắc. Khoa Xã hội học- 2006. 3. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại địa chỉ http://www.laocai.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=153. 4. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_B%C3%A1i 5. Giới thiệu về Đài TNVN. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007 tại địa chỉ http://www.tnvn.gov.vn/ 173
- THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG ĐÀI PHÁT THANH CỦA NGƢỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ths. Nhạc Phan Linh - Lê Thu Hà Nằm trong khuân khổ dự án phối hợp giữa Viện Friedrich Ebert (FES) của Đức tại Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân và nhu cầu đối với đài phát thanh” đã đƣợc tiến hành tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trong năm 2008. Địa bàn đƣợc lựa chọn làm mẫu để nghiên cứu bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 03 huyện của tỉnh Đồng Tháp. Có 500 phiếu điều tra anket và 10 thảo luận nhóm (TLN) tập trung đã đƣợc triển khai thực hiện. Bài viết này xin đƣợc giới thiệu một phần kết quả nghiên cứu về thực trạng tiếp cận và sử dụng đài phát thanh của ngƣời dân đồng bằng Sông Cửu Long. 1. Tiếp cận đài – Radio Với sự đa dạng, tiện lợi về mẫu mã, chủng loại, cộng với giá thành ngày càng hạ do sự phổ cập của công nghệ nhƣng chỉ 41,4% hộ gia đình ở Đồng Tháp còn sở hữu đài radio (trong khi tivi là 93%). Những hộ không có chỉ chiếm 3,8% số hộ đói và nghèo - theo đánh giá của cán bộ địa phƣơng. Bên cạnh đó, chất lƣợng cuộc sống thấp cũng nhƣ điều kiện lao động khó khăn cũng không giúp cho việc nâng cao tỷ lệ ngƣời nghe đài radio tại khu vực nông thôn. Ngƣợc lại, số hộ thành thị sở hữu đài lại cao hơn nhiều (51,5% so với 34,7%). Điều này chứng tỏ điều kiện kinh tế của gia đình không phải là yếu tố quyết định đến việc ngƣời dân sử dụng đài radio hay không. 174
- Mặc dù có tới 47,2% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết đã từng nghe đài nhƣng trong một tháng trở lại đây, tính tại thời điểm đƣợc phỏng vấn, con số này giảm xuống chỉ còn 28,8%. Lý do đƣợc lựa chọn nhiều nhất dẫn đến việc ít tiếp cận radio của ngƣời dân là do nội dung các chƣơng trình phát thanh không hấp dẫn bằng các chƣơng trình của truyền hình (54,6%), trong đó, 37,9% cho biết đây là lý do quan trọng nhất. Yếu tố kỹ thuật là lý do phàn nàn của khoảng ¼ số mẫu nghiên cứu. Những số liệu cho rằng chất lƣợng sóng kém hay không thu đƣợc sóng chƣơng trình mình ƣa thích sẽ minh chứng cho nhận định này (Bảng 1). Bảng 1: Lý do ngƣời dân không nghe đài (%) Stt Lý do không nghe đài Xếp vào lý Tổng do quan số lựa trọng nhất chọn 1. Nội dung của đài không hấp dẫn bằng TV 37.9 54.6 2. Dò sóng mất thời gian/ Không dò đƣợc đài muốn nghe 5 27.3 3. Chất lƣợng sóng kém, lúc bắt đƣợc lúc không bắt đƣợc 5 24.2 4. Nội dung của đài không phù hợp với sở thích 2.5 21.7 5. Thông tin từ loa truyền thanh của ấp, xã đã đủ đáp ứng nhu cầu 2.5 11.2 6. Không có địa điểm để nghe đài thích hợp 5.6 10.5 7. Thời điểm phát sóng không phù hợp với nhu cầu 1.2 7.5 8. Khác 40 45.5 - Khu vực tôi ở toàn công nhân viên chức, 60% -70% hộ gia đình có đài. Mất điện thì nghe Radio hết, nhưng có điện thì coi Tivi (Sađec: nữ, viên chức). 175
- - Tại nó hư nên bỏ đi, không nghe nữa. Giờ có Tivi thay thế rồi. Xem sướng hơn! Sửa làm gì nữa tốn tiền (TLN Sađec: nam, sinh 1956, làm ruộng). - Radio cũ kỹ, mua mắc công. Đài rè rè, nghe không thấy hình. Tivi vừa nghe vừa thấy được hình. Nguyên nhân nữa là vì sóng không tốt (TLN Sađec: nam, sinh 1962, buôn bán). Qua các ý kiến phỏng vấn sâu, một nguyên nhân góp phần đáng kể làm sụt giảm số lƣợng ngƣời nghe là do radio cũ, hỏng và ngƣời dân ngại đi sửa. - Trước đây thích nghe Radio, nghe được nhiều chương trình. Bây giờ vẫn thích nghe nhưng nó hư rồi, ngại không sửa (TLN Sađec: nữ, sinh 1957, trồng hoa kiểng). Sự thụ động trong việc nghe đài còn đƣợc thể hiện qua ý kiến sau: - Trúng lúc nào nghe lúc đấy, tại buồn nghe thôi nên không rõ thích nghe gì (TLN Sađec: nam, sinh 1956, làm ruộng). - Con tui học đại học, giờ nó lên Internet. Tụi tui không biết sử dụng. Lứa tuổi mình lạc hậu, thích không khí êm dịu. Nghe Radio cho đỡ buồn (TLN Hồng Ngự: nam, sinh 1964, cán bộ nông nghiệp). Đặc biệt, một lý do nữa dẫn đến việc không thích nghe radio đƣợc phát hiện hiện liên quan đến hình thức phát sóng: - Khuyết điểm lớn nhất của Radio là phát 1 chiều. Đài không biết là có bao nhiêu người nghe, thích nghe gì (TLN Thanh Bình, nam, sinh 1950, buôn bán tạp hoá). Thời điểm những ngƣời đã từng sử dụng radio nhƣng đến nay không tiếp tục nghe đài nữa chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây (Bảng 2), đặc biệt tăng lên từ năm 2003 (Bảng 3). 176
- Bảng 2: Thời điểm ngƣời dân Bảng 3: Tỷ lệ ngƣời dân dừng không tiếp tục nghe radio (%) nghe radio từ năm 2000 đến 2008 Thời điểm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ Trƣớc 1980 0.7 2000 6.9 2001 5.5 Từ 1980 - 1984 1.4 2002 4.8 Từ 1985 - 1989 2.8 2003 11.7 Từ 1990 - 1994 3.5 2004 10.3 Từ 1995 - 1999 11.2 2005 11.0 Từ 2000 - 2004 39.9 2006 11.7 2007 9.7 Từ 2005 - nay 42 2008 9.0 Để làm rõ nguyên nhân sụt giảm lƣợng ngƣời nghe do yếu tố kỹ thuật, những đánh giá về chất lƣợng các sóng phát thanh qua nhận xét của ngƣời dân cũng rất cần thiết. Với danh mục các đài phát thanh đƣa ra, chất lƣợng sóng của đài địa phƣơng (Đài Đồng Tháp) đƣợc 93,1% những ngƣời nghe đánh giá tốt, tiếp đến là Đài Tiếng nói Việt Nam với 89,3%. Do đặc điểm địa hình bằng phẳng nên một số đài địa phƣơng lân cận cũng đƣợc đánh giá có chất lƣợng phủ sóng tốt tại địa bàn nghiên cứu là đài Vĩnh Long (83,7%), đài TP. Hồ Chí Minh (75,7), đài An Giang (58,6%). Một số đài nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Căm-Pu-Chia, Mỹ, Anh v.v.. cũng đƣợc ghi nhận có sự phủ sóng tại địa bàn nghiên cứu nhƣng chất lƣợng kém và không ổn định. Đánh giá về chất lượng sóng phát thanh 100% 12.9 90% 23.4 20 31.9 80% 43.4 70% 45.7 Rất tốt 60% 55.7 Tốt 50% 60.3 Kém/ Không ổn định 40% 57.4 Không thu được 30% 49.7 25.7 20% 17.9 10% 12 15.7 6.4 4.8 4.3 4.3 6.4 0% 2.1 Đài Đồng Đài Tiếng nói Đài Vĩnh Đài Tp. Hồ Đài PT An Tháp Việt Nam Long Chí Minh Giang 177
- 2. Mức độ nghe đài Nếu nhƣ ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long dành thời gian xem truyền hình trung bình đạt 153 phút/ ngày thì khoảng thời gian trung bình dành cho việc nghe radio chỉ là 105 phút/ ngày. Số liệu cụ thể về thời gian nghe đài trong ngày đƣợc biểu thị trong Bảng 4 dƣới đây. Bảng 4: Thời gian nghe đài trong một ngày (%) Số giờ nghe đài trong ngày Tỷ lệ Nghe dƣới 1 giờ/ ngày 27.1 Nghe từ 1h – 3h/ ngày 53.6 Nghe từ 3h – 6h/ ngày 15.7 Nghe từ 6h – 10h/ ngày 3.6 Bên cạnh đó, với những ngƣời có thói quen nghe đài hàng ngày, những khung giờ sử dụng radio nhiều nhất là buổi sáng sớm (05h30 – 07h30), buổi trƣa (11h30 – 13h30) và buổi chiều tối (17h00 – 22h00). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lƣợng ngƣời nghe vào hai ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ nhật hầu nhƣ không khác so với năm ngày còn lại trong tuần (từ 28% đến 30% lƣợng thính giả). Thời điểm nghe đài trong ngày của những người có thói quen sử dụng radio Sau 23.00 giờ 4.2 Từ 22.00- 23.00 giờ 15.3 Từ 21.00- 22.00 giờ 28.5 Từ 20.00- 21.00 giờ 25 Từ 19.00- 20.00 giờ 20.8 Từ17.00- 19.00 giờ 23.6 Từ 15.00- 17.00 giờ 10.4 Từ 13.30- 15.00giờ 8.3 Từ 11.30 đến13.30 giờ 28.5 Từ 09.0 đến11.30 giờ 7.6 Từ 07.30 đến 09.00 giờ 9.7 Từ 05.30 đến 07.30 giờ 37.5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 178
- Với việc tiếp cận các kênh phát thanh nhƣ đã mô tả, mức độ tiếp cận các nguồn thông tin ra sao? Với ƣu thế là kênh thông tin chính thức của địa phƣơng, đài Đồng Tháp thu hút đƣợc đến 71,8% lƣợng thính giả thƣờng xuyên. Kế tiếp là Đài Tiếng nói Việt Nam với 67,9% và các đài khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trên 50% lƣợng thính giả thƣờng xuyên. Điều này chứng tỏ nhu cầu về các kênh thông tin trên sóng phát thanh của mẫu nghiên cứu khá đa dạng. Mức độ nghe các kênh phát thanh 80 71.8 67.9 71.1 70 64.7 60 51.2 50 40 36.8 34.1 30 30.8 20 18.8 10 11.5 0 Đài Đồng Tháp Đài Tiếng nói Đài Vĩnh Long Đài Tp. Hồ Chí Đài PT An Giang Việt Nam Minh Thính giả thường xuyên Thính giả không thường xuyên Kết quả này cũng chỉ ra rằng, so với các đài địa phƣơng, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh truyền thông tin cậy, thu hút đƣợc khá lớn lƣợng thỉnh giả là ngƣời dân Nam bộ. Sự tin cậy này còn đƣợc khẳng định qua số liệu điều tra về ba đài phát thanh đƣợc ƣa thích nhất. Ba đài phát thanh yêu thích nhất 50 42.5 43.6 45 40 35 32.1 29.2 30 25 19.8 20 17.8 16.7 14.3 15 12.3 10 5 0 Thích nhất Thích thứ hai Thích thứ ba Đài Tiếng nói Việt Nam Đài Đồng Tháp Đài Vĩnh Long 179
- Mặc dù tổng số ngƣời yêu thích thấp hơn Đài Đồng Tháp (80,1% so với 88%) nhƣng xếp theo thứ tự ƣu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam lại đứng đầu với 42.5% lƣợng thính giả yêu thích nhất. Lý do đƣợc đƣa ra chủ yếu là: - Thích đài Tiếng nói Việt Nam vì phát các nội dung trong cả nước. Đài tỉnh chỉ có mỗi nội dung của tỉnh (TLN Thanh Bình: nam, sinh 1974, làm ruộng). - Sóng của đài tỉnh yếu, nghe tạm được, không bằng TNVN: sóng trong, âm lượng lớn. Đài Đồng Tháp tin tức chỉ riêng tỉnh. TNVN: thời sự cả nước. Nói chung tin tức thời sự tỉnh không bằng (TLN Hồng Ngự: nam, sinh 1958, cán bộ văn hóa Xã). 3. Đánh giá về các kênh sóng và nội dung phát thanh Về nội dung các chƣơng trình phát thanh, chƣơng trình tin tức thời sự thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nhất với 92,5% ngƣời lựa chọn, trong đó, 66,1% cho rằng đây là chƣơng trình yêu thích nhất trên sóng phát thanh. Mức độ yêu thích các chương trình phát thanh của thính giả 92.5 66.1 56.6 51 41.1 Yêu thích Thích nhất 27.5 15 13.2 10.3 9.7 4.8 4.6 3.2 1.6 0.6 0.3 Tin tức Sân Chương Chương Thể thao Kể Chương Khác khấu, trình âm trình chuyện trình dân ca nhạc nông quân đội vọng cổ thôn Với đặc điểm của văn hóa vùng miền, ngƣời dân Đồng Tháp nói riêng và ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung rất thích các hoạt 180
- động văn hóa văn nghệ mang đặc trƣng miền sông nƣớc. Do vậy, các chƣơng trình sân khấu, dân ca vọng cổ thu hút đƣợc lƣợng thính giả nhiều thứ hai sau các chƣơng trình tin tức thời sự với 56%. Các chƣơng trình về đời sống nông thôn chỉ đứng thứ ba với 41,1% lƣợng thính giả yêu thích. Với mỗi nội dung, chƣơng trình, ngƣời dân lại chọn những kênh phát thanh khác nhau để thỏa mãn nhu cầu nghe đài của mình. Các chƣơng trình tin tức, thời sự về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh của đất nƣớc đƣợc khai thác nhiều qua sóng của Đài tiếng nói Việt Nam. Trong khi đó, các chƣơng trình âm nhạc, sân khấu vốn là đặc trƣng của mảnh đất Nam bộ chủ yếu đƣợc khai thác qua các đài địa phƣơng, đứng đầu là đài phát thanh của tỉnh nhà – Đài Đồng Tháp. Bảng 5: Lựa chọn nội dung yêu thích trên các sóng phát thanh (%) Stt Đài Đài Đài Đài TNVN Đồng Tp.HCM tỉnh Tháp khác 1. Tin tức 56,4 33,1 4,9 5,6 2. Âm nhạc 7,6 33,6 23,6 34,8 3. Sân khấu (tấu hài, ca 5,0 31,4 24,3 39,3 kịch) 4. Khác 30,0 46,7 20,0 13,3 Hình thức phát thanh đƣợc ƣa thích nhất là việc phát riêng các nội dung tin tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục v.v.. trên từng kênh sóng riêng biệt. Việc kết hợp các nội dung nhƣ vậy với nhau trên cùng một sóng phát thanh không dành đƣợc nhiều sự thiện cảm của thính giả địa phƣơng. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy ở đây, vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc phục vụ thính giả Nam bộ cũng đƣợc khẳng định khi đáp ứng đƣợc nhu cầu của 42,8% lƣợng ngƣời nghe đài thông qua các kênh sóng đã đƣợc khu biệt về nội dung thông tin và đối tƣợng thính giả của mình. 181
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Hồ Chí Minh: Phần 1
64 p | 167 | 27
-
Cổ thi tác dịch Tập 1 - Thái Bá Tân
0 p | 128 | 18
-
Cổ thi tác dịch Tập 2 - Thái Bá Tân
0 p | 99 | 16
-
Tuyển tập bài nghiên cứu chủ đề Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa: Phần 1
161 p | 63 | 10
-
Một số học thuyết học tập và phương hướng áp dụng các học thuyết học tập trong đào tạo trực tuyến thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 66 | 7
-
Nghiên cứu thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu chữ viết tắt tiếng Việt
4 p | 24 | 5
-
Ebook Tuyên ngôn của Đảng cộng sản giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay: Phần 1
470 p | 21 | 5
-
Nghiên cứu về tính tự chủ của sinh viên đại học trong giai đoạn học trực tuyến và học trực tiếp
7 p | 7 | 4
-
Nghiên cứu xã hội học và dân số Việt Nam (Tập 1): Phần 2
157 p | 45 | 4
-
Dấu ấn chủ nghĩa hiện thực trong truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX: Trường hợp Sơn Vương
12 p | 48 | 3
-
Mô hình phát hiện nhóm người học có cách học tương đồng - áp dụng trong học tiếng Nhật trực tuyến
5 p | 53 | 2
-
Hiệu quả hoạt động của mô hình ban tuyên vận xã, phường, thị trấn và tổ tuyên vận thôn, bản, tổ dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay
11 p | 41 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong tuyển dụng của sinh viên
6 p | 30 | 1
-
Tăng cường tính tự chủ học tập môn viết thông qua phản hồi đồng đẳng trong diễn đàn trực tuyến
18 p | 29 | 1
-
Phát triển đội ngũ giảng viên đại học trong bối cảnh tự chủ ở Việt Nam hiện nay
7 p | 6 | 1
-
Khảo sát quan điểm của người Việt về học trực tuyến và một số khuyến nghị
15 p | 5 | 1
-
Chính sách lương của công chức Nhật Bản và gợi ý chính sách cho Việt Nam
4 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn