Nguyễn Đức Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
180(04): 135 - 140<br />
<br />
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN TINH DỊCH, MÔI TRƯỜNG BẢO TỒN<br />
VÀ SỬ DỤNG TINH DỊCH TRÂU MURRAH ĐÔNG LẠNH<br />
ĐỂ DẪN TINH CHO TRÂU CÁI NỘI<br />
Nguyễn Đức Hùng1, Lê Thị Liên2*<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên, 2Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
03 trâu đực Murrah số hiệu 05, 06, 07, độ tuổi 5 – 7 năm, khối lượng 600 – 700 kg, khỏe mạnh<br />
được dùng vào nghiên cứu lựa chọn tich dịch và môi trường bảo tồn tinh đông lạnh. Kết quả cho<br />
thấy, chất lượng tinh dịch trâu Murrah chịu ảnh hưởng rõ rệt của các thể. Trâu số 05 có chất lượng<br />
tinh dịch tốt nhất, thể hiện thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống và tổng số<br />
tinh trùng tiến thẳng cao nhất (3,18 ml, 70,89%, 94,78%, 2,2 tỷ/lần) và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình<br />
thấp nhất (6,63%); môi trường 2 (MT2) có tỷ lệ glycerin 7,5% cho chất lượng tinh dịch sau đông<br />
lạnh và giải đông tốt nhất với các chỉ tiêu A đạt 39,93%, K đạt 9,92%, Sg đạt 85,27% và sử dụng<br />
tinh dịch trâu Murrah được làm đông lạnh trong môi trường Nhật Bản chứa 7,5% glycerin để dẫn<br />
tinh cho trâu cái nội cho tỷ lệ thụ thai đạt 54,23%.<br />
Từ khóa: trâu Murrah, môi trường, tinh dịch, tinh đông lạnh, dẫn tinh<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trâu Murrah là một giống trâu tốt của Ấn Độ,<br />
có thể chất vững chắc, khối lượng lớn và sức<br />
sản xuất sữa cao, được nhập vào nước ta từ<br />
thập niên 70 của thế kỷ XX với mục tiêu lai<br />
tạo, cải tạo giống trâu nội. Tuy nhiên, do đặc<br />
điểm sinh lý sinh dục của trâu đực Murrah có<br />
nhiều điểm không phù hợp với trâu cái nội,<br />
phần lớn trâu đực Murrah không có ham<br />
muốn tính dục với trâu cái Việt Nam (Mai<br />
Văn Sánh, 1996 [3]), nên việc lai tạo bằng<br />
giao phối trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Vì<br />
vậy việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo là giải<br />
pháp quan trọng để lai tạo nhằm cải tạo đàn<br />
trâu nội.<br />
Hiệu quả thụ tinh nhân tạo phụ thuộc vào nhiều<br />
yếu tố, trong đó có chất lượng tinh dịch, đặc<br />
biệt là tinh dịch được bảo tồn. Tuy nhiên, kỹ<br />
thuật và môi trường đông lạnh tinh dịch có ảnh<br />
hưởng trực tiếp tới chất lượng tinh dịch trong<br />
quá trình bảo tồn, sau giải đông và dẫn tinh.<br />
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành đề<br />
tài “Nghiên cứu lựa chọn tinh dịch, môi<br />
trường bảo tồn và sử dụng tinh dịch trâu<br />
Murrah đông lạnh dẫn tinh cho trâu cái nội”.<br />
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
*<br />
<br />
Tel: 0984 860400, Email: lienlt@tnus.edu.vn<br />
<br />
Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian<br />
nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Tinh dịch của 3 trâu Murrah số<br />
hiệu 05, 06, 07 (trâu 05 được 5 năm tuổi có<br />
khối lượng 720 kg, trâu 06 được 6 năm tuổi<br />
có khối lượng 680 kg, trâu 07 được 7 năm<br />
tuổi có khối lượng 600 kg). Cả 3 trâu thí<br />
nghiệm đều khỏe mạnh và được chăm sóc<br />
theo quy trình của Trung tâm nghiên cứu và<br />
Phát triển chăn nuôi Miền núi – Viện Chăn<br />
nuôi Quốc gia. Trâu cái có khả năng sinh sản<br />
bình thường thuộc các huyện Phú Bình, Võ<br />
Nhai và TP. Sông Công – tỉnh Thái Nguyên<br />
và Môi trường pha loãng, đông lạnh tich dịch<br />
của Nhật Bản với 3 mức glycerin. Thành phần<br />
môi trường được trình bày ở bảng 1.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu<br />
và Phát triển chăn nuôi Miền núi và Viện<br />
Chăn nuôi Quốc gia.<br />
- Thời gian: Tháng 8/2015 – 8/2016<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp khai thác tinh dịch: Thực hiện<br />
bằng phương pháp dùng âm đạo giả, sử dụng<br />
trâu cái làm giá nhảy. Khai thác tinh dịch vào<br />
khoảng thời gian từ 7 giờ đến 8 giờ với tần<br />
suất khai thác là 2 lần/tuần. Mỗi cá thể trâu<br />
đực được lấy tinh trong 4 mùa (Xuân, Hạ,<br />
Thu, Đông) và mỗi mùa lấy 10 mẫu tinh<br />
dịch/cá thể.<br />
135<br />
<br />
Nguyễn Đức Hùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
180(04): 135 - 140<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần môi trường pha loãng, đông lạnh tinh dịch<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Thành phần<br />
Tris<br />
Axit Citric<br />
Fructose<br />
Lactose<br />
Raffinose<br />
Penicillin G<br />
Streptomycin<br />
Glycerin<br />
Lòng đỏ trứng gà<br />
Nước cất để vừa đủ 100 ml<br />
<br />
ĐVT<br />
g<br />
g<br />
g<br />
g<br />
g<br />
UI/ml<br />
mg/ml<br />
%<br />
%<br />
<br />
MT1<br />
1,363<br />
0,762<br />
0,375<br />
1,5<br />
2,7<br />
100.000<br />
100<br />
6,5<br />
20<br />
<br />
MT2<br />
1,363<br />
0,762<br />
0,375<br />
1,5<br />
2,7<br />
100.000<br />
100<br />
7,5<br />
20<br />
<br />
MT3<br />
1,363<br />
0,762<br />
0,375<br />
1,5<br />
2,7<br />
100.000<br />
100<br />
8,5<br />
20<br />
<br />
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất<br />
lượng tinh dịch và tiêu chuẩn chất lượng tinh<br />
dịch làm đông lạnh:<br />
<br />
vào dung dịch pha loãng ở bước 1, lắc nhẹ<br />
tinh dịch trộn đều, tiếp tục cân bằng ở 5oC<br />
trong 4 giờ. Sau đó nạp tinh vào cọng rạ.<br />
<br />
+ Các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch được xác<br />
định bằng phần mềm Sperm vision 3.0 và các<br />
phương pháp thường quy trong chăn nuôi,<br />
gồm: Thể tích tinh dịch (V), hoạt lực tinh<br />
trùng (A), nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ tinh<br />
trùng kỳ hình (K), tỷ lệ tinh trùng sống (Sg),<br />
tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC).<br />
<br />
+ Tinh dịch làm đông lạnh phải đạt các chỉ<br />
tiêu: A ≥ 70%, K ≤ 15%, Sg ≥ 70% và C ≥<br />
0,7 tỷ/ml. Mật độ tinh trùng làm đông lạnh<br />
đạt tối thiểu 50 triệu/cọng rạ.<br />
<br />
+ Phương pháp pha loãng tinh dịch: Môi<br />
trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch được chia<br />
thành 2 phần A và B, trong đó phần A không<br />
có glycerin và phần B được bổ sung glycerin<br />
với 3 mức khác nhau.<br />
Bước 1: Tinh dịch thu được sau khai thác, pha<br />
lần thứ nhất với phần A theo tỷ lệ pha loãng<br />
là 1/2 thể tích cuối cùng cần đạt được hạ nhiệt<br />
độ từ từ 15oC xuống đến 5oC trong thời gian<br />
1,5 giờ.<br />
Bước 2: Cho dung dịch phần B (có glycerin)<br />
Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu (%) =<br />
<br />
- Phương pháp dẫn tinh và xác định tỷ lệ thụ<br />
thai: Căn cứ vào kết quả thí nghiệm trên sẽ<br />
lựa chọn tinh dịch của trâu đực cho kết quả<br />
tinh tốt nhất để phối giống cho đàn trâu cái<br />
địa phương.<br />
+ Dẫn tinh bằng phương pháp trực tràng – tử<br />
cung với súng bắn tinh; dẫn tinh kép, lần 1 tại<br />
thời điểm sau chịu đực 10 – 12 giờ, lần 2 cách<br />
lần 1 là 6 giờ do cùng một người tiến hành<br />
dẫn tinh.<br />
+ Xác định trâu cái có chửa bằng phương pháp<br />
khám thai qua trực tràng sau khi phối 90 ngày.<br />
+ Tỷ lệ thụ thai xác định bằng công thức:<br />
Số trâu cái có chửa<br />
Tổng số trâu cái phối lần đầu<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh trên phần mềm<br />
Excel và Minitab 16.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Chất lượng tinh dịch của trâu Murrah<br />
Bảng 2. Chất lượng tinh dịch trâu Murrah sau khai thác<br />
Số<br />
hiệu<br />
trâu<br />
05<br />
06<br />
07<br />
<br />
Số lần<br />
khai<br />
thác<br />
40<br />
40<br />
40<br />
<br />
V (ml)<br />
Mean SD<br />
<br />
A (%)<br />
Mean SD<br />
<br />
3,18a 0,21<br />
3,04b 0,23<br />
3,08b 0,21<br />
<br />
70,89a 1,45<br />
70,65ab 1,40<br />
70,52b 1,06<br />
<br />
C (tỷ/ml)<br />
Mean SD<br />
0,99a0,11<br />
1,02a0,08<br />
1,01a0,08<br />
<br />
K (%)<br />
Mean SD<br />
6,63b1,67<br />
7,17a0,25<br />
7,41a0,39<br />
<br />
Sg (%)<br />
Mean SD<br />
94,78a0,67<br />
94,09b1,22<br />
94,66a0,60<br />
<br />
VAC (tỷ)<br />
Mean SD<br />
2,20a0,48<br />
2,18a0,25<br />
2,19a0,30<br />
<br />
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị Mean có chữ cái khác nhau là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê<br />
(P