Nghiên cứu Luật Hộ tịch năm 2014: Phần 1
lượt xem 4
download
Tài liệu "Tìm hiểu Luật Hộ tịch năm 2014" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề chung về quản lý và đăng ký hộ tịch; Đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Đăng ký hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp huyện;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu Luật Hộ tịch năm 2014: Phần 1
- HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chñ tÞch Héi ®ång PGS.TS. NguyÔn ThÕ Kû Phã Chñ tÞch Héi ®ång TS. Hoµng phong hµ Thµnh viªn TrÇn quèc d©n TS. NguyÔn ®øc tµi TS. NguyÔn An Tiªm nguyÔn vò thanh h¶o 34 (V) 4 M· sè: CTQG-2015
- CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, dân số - kế hoạch hóa gia đình, v.v.. Cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Việc đăng ký hộ tịch là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý dân cư đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản lý của Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, v.v.. Mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời và chính xác. Luật hộ tịch năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20-11-2014 với nhiều điểm mới căn bản so với các quy định trước đây thể hiện tầm quan trọng không thể thay thế của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2016 để thay thế các quy định trước đây của pháp luật về hộ tịch. Ngoài ra, việc quản lý và 5
- đăng ký hộ tịch còn liên quan đến nhiều quy định của Bộ luật dân sự, Luật cư trú, Luật hôn nhân và gia đình, Luật quốc tịch, Luật nuôi con nuôi... Đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ở địa bàn xã, phường, thị trấn muốn tìm hiểu thông tin pháp luật về vấn đề nêu trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Tìm hiểu Luật hộ tịch năm 2014. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 7 năm 2015 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
- I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH Câu hỏi 1. Hộ tịch là gì? Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hộ tịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 20141 (sau đây gọi là Luật hộ tịch năm 2014) thì: “Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết”. Theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch năm 2014 thì, những sự kiện về hộ tịch, gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử. Việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ___________ 1. Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2016. 7
- ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hoặc các sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Những sự kiện này được coi là sự kiện cơ bản và cần được Nhà nước ghi nhận bởi vì, chúng sẽ làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác của cá nhân, công dân. Ví dụ 1: Sự kiện một đứa trẻ được sinh ra làm phát sinh các quyền của đứa trẻ đó, như: quyền được có họ, tên, quốc tịch, quyền được xác định ai là cha, mẹ của mình và được chính cha, mẹ mình nuôi dưỡng, chăm sóc... Ví dụ 2: Sự kiện kết hôn của hai người (nam, nữ) làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về hôn nhân giữa họ với nhau... hoặc sự kiện chết của một người làm chấm dứt phần lớn các quyền và nghĩa vụ nhân thân của người đó, đồng thời làm phát sinh các quyền về thừa kế của những người khác đối với di sản của người chết... Chú ý: Hiện nay, việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2013/NĐ-CP 8
- ngày 28-3-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Thông tư số 22/2013/TT-BTP ngày 31-12-2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28-3-2013. Việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Câu hỏi 2. Đăng ký hộ tịch là gì? Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật hộ tịch năm 2014 thì, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. a) Xác nhận là hành vi xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch, gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử. Hành vi xác nhận này được biểu hiện bằng hành động cụ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ở đây là cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch) ghi các sự kiện hộ tịch nói trên vào sổ gốc 9
- (Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ khai tử...) và cấp cho đương sự Giấy chứng nhận về các sự kiện đó. b) Căn cứ vào bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ghi vào Sổ hộ tịch các việc: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc Ghi vào Sổ hộ tịch còn bao gồm cả việc ghi các sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc ghi các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Hành vi ghi (chính xác là ghi chú) vào sổ gốc các sự kiện về hộ tịch vừa là thẩm quyền riêng có của cơ quan nhà nước, vừa là nghĩa vụ của hoạt động quản lý. Sự khác nhau cơ bản về mặt pháp lý giữa hai loại hành vi nói ở điểm a và b trên đây là ở chỗ: hành vi xác nhận là xác nhận các sự kiện hộ tịch xảy ra trên thực tế (sự kiện sinh, tử, kết hôn...) và trực tiếp đem lại cho chúng giá trị pháp lý; còn hành vi ghi chú thì căn cứ vào quyết định đã có 10
- hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ví dụ: bản án xử ly hôn của Toà án; quyết định của Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch...) để ghi chú sự việc đó vào Sổ hộ tịch. Việc ghi chú này chỉ nhằm mục đích để quản lý, theo dõi việc chấp hành các bản án, quyết định nói trên chứ không phải là đem lại giá trị pháp lý cho các bản án, quyết định đó. Câu hỏi 3. Việc đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa như thế nào? Trả lời: Các sự kiện hộ tịch như đã nêu ở trên là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Tình trạng nhân thân đó được thể hiện bởi các yếu tố và các mối quan hệ như: họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, quan hệ cha - con, mẹ - con, ông - cháu, bà - cháu, anh, chị, em, quan hệ vợ - chồng... Vì vậy, việc đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng xét theo hai phương diện chủ yếu sau đây: a) Phương diện bảo hộ các quyền nhân thân của cá nhân: Đăng ký hộ tịch thể hiện sự xác nhận của Nhà nước đối với các sự kiện hộ tịch, trên cơ sở đó Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ của công dân. Theo đó, giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của 11
- pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Ví dụ: việc kết hôn giữa hai người nếu đã được đăng ký tại cơ quan hộ tịch có thẩm quyền thì họ được Nhà nước công nhận là vợ - chồng, quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình của họ được Nhà nước bảo hộ. Mọi hành vi xâm phạm đến quan hệ hôn nhân và gia đình này sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam) cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước. Với ý nghĩa như vậy, phù hợp với mục đích đã đặt ra, pháp luật đã xác định: cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch (Điều 6 Luật hộ tịch năm 2014). Theo đó, xác định: - Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 12
- - Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Việc ủy quyền sẽ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết. - Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật. b) Đăng ký hộ tịch là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện quản lý dân cư đồng thời phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực quan trọng khác như: an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình... Các số liệu thống kê về hộ tịch là rất cần thiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội,... Với ý nghĩa như vậy, việc đăng ký hộ tịch phải bảo đảm nguyên tắc (Điều 5 Luật hộ tịch năm 2014): - Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân; - Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người 13
- đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do; - Đối với những việc hộ tịch mà Luật hộ tịch năm 2014 không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo; - Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú. - Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. - Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. 14
- Câu hỏi 4. Một số thuật ngữ cần được hiểu thống nhất trong Luật hộ tịch năm 2014 là gì? Trả lời: Theo quy định tại Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014 thì, một số thuật ngữ được hiểu thống nhất như sau: 1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện). 2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch là tập hợp thông tin hộ tịch của cá nhân đã đăng ký và lưu giữ trong Sổ hộ tịch và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch năm 2014. 4. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là cơ sở dữ liệu ngành, được lập trên cơ sở tin học hóa công tác đăng ký hộ tịch. 5. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 15
- 6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014. 7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014. 8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. 9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính. 10. Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. 16
- 11. Xác định lại dân tộc là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký xác định lại dân tộc của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. 12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch. 13. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký. Câu hỏi 5. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014 thì, thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau: a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật hộ tịch năm 2014 cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Cụ thể là đối với các trường hợp đăng ký: Khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con và khai tử; b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật hộ tịch 17
- năm 2014. Đó là các việc: Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như: Thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật; d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Luật hộ tịch năm 2014): a) Đăng ký sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch và khai tử khi có yếu tố nước ngoài; 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giới thiệu một số văn bản Luật quốc tế và văn bản pháp luật Việt Nam: Phần 2
153 p | 65 | 9
-
Tư tưởng thượng tôn pháp luật của chủ tịch Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền
7 p | 150 | 9
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện thủ tục hành chính trong quản lý và chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân trong Luật đất đai năm 2003
9 p | 123 | 6
-
Nghiên cứu Luật Hộ tịch năm 2014: Phần 2
36 p | 16 | 6
-
Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên nền tảng số
12 p | 30 | 6
-
Nội luật hóa các cam kết trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương về bảo hộ nhãn hiệu
7 p | 60 | 5
-
Phân tích rủi ro về chi phí dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn lập hồ sơ dự thầu
11 p | 59 | 5
-
Nhận diện cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp
10 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu chính sách thay đổi công nghệ và chuyển dịch cơ cấu lao động đối với ngành công nghiệp Việt Nam
15 p | 6 | 3
-
Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Việt Nam và liên hệ pháp luật Ấn Độ - Thái Lan
10 p | 13 | 3
-
Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống trong quy định của điều ước quốc tế, pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam
8 p | 35 | 3
-
Thực thi pháp luật về dữ liệu cá nhân tại Việt Nam thông qua phân tích hồ sơ bản án tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”
18 p | 5 | 3
-
Quy định về tên của công dân Việt Nam trong Bộ luật Dân sự năm 2015 nhìn dưới góc độ hộ tịch có yếu tố nước ngoài
5 p | 37 | 2
-
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ của người nhận con nuôi
5 p | 34 | 1
-
Trách nhiệm pháp lý của chủ họ theo pháp luật dân sự hiện hành - Một số đánh giá và góp ý hoàn thiện
5 p | 26 | 1
-
Khả năng phục hồi của hộ gia đình sau khủng hoảng kinh tế thế giới
6 p | 33 | 1
-
Một số bất cập về án tử hình ở Việt Nam khi đặt trong phạm vi nhân quyền
7 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn