Nghiên cứu mô hình nông nghiệp đô thị trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus florodanus) từ bã cà phê
lượt xem 1
download
Với mục tiêu đề xuất quy trình trồng nấm bào ngư trắng tận dụng nguồn phế thải bã cà phê từ các ngành kinh doanh cà phê, áp dụng kinh tế tuần hoàn, đem lại lợi nhuận kinh tế cho các hộ gia đình, bảo vệ môi trường và phù hợp với diện tích đất đai nhỏ hẹp ở đô thị. Nghiên cứu tiến hành pha trộn các tỷ lệ bã cà phê khác nhau để chọn một tỷ lệ thích hợp trồng nấm bào ngư trắng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu mô hình nông nghiệp đô thị trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus florodanus) từ bã cà phê
- NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TRỒNG NẤM BÀO NGƯ TRẮNG (PLEUROTUS FLORODANUS) TỪ BÃ CÀ PHÊ Nguyễn Hữu Vinh1, Nguyễn Thị Thanh Thảo2* 1. HVCH, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một *Liên hệ email: thanhthao@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Kinh tế tuần hoàn và sản xuất nông nghiệp đô thị là vấn đề đang rất được quan tâm nghiên cứu, quản lý đất đai trong thời kỳ đô thị hóa mạnh mẽ. Với mục tiêu đề xuất quy trình trồng nấm bào ngư trắng tận dụng nguồn phế thải bã cà phê từ các ngành kinh doanh cà phê, áp dụng kinh tế tuần hoàn, đem lại lợi nhuận kinh tế cho các hộ gia đình, bảo vệ môi trường và phù hợp với diện tích đất đai nhỏ hẹp ở đô thị. Nghiên cứu tiến hành pha trộn các tỷ lệ bã cà phê khác nhau để chọn một tỷ lệ thích hợp trồng nấm bào ngư trắng. Kết quả cho thấy năng suất của nấm bào ngư trắng cao nhất là ở nghiệm thức T25 (25% bã cà phê + 75% mùn cưa) với số lượng khoảng 49,6 tai nấm/túi, khối lượng nấm được là 381,3 gram/túi, và kích thước tai nấm từ 2 – 14 cm. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất được ghi nhận tại các túi nấm của nghiệm thức T75 (75% bã cà phê + 25% mùn cưa) là 5,890% N, 3,200% P, 3,630% K, và 0,300% Ca. Hàm lượng caffein trong nấm tăng khi tỷ lệ cà phê trong giá thể tăng, đối với các nấm của nghiệm thức T100 (100% bã cà phê + 0% mùn cưa) có hàm lượng caffein lên đến 610 mg/kg. Khi tính hiệu quả kinh tế cho quy trình trồng nấm bào ngư trắng, lợi nhuận trong 01 tháng từ việc nuôi trồng nấm là 879.167 VND, góp phần xử lý 300kg bã cà phê trong 01 năm, tận dụng giá thể sau khi trồng nấm để trồng nấm rơm, rau sạch ở đô thị. Từ khóa: bã cà phê, mùn cưa cao su, nấm bào ngư trắng, năng suất nấm, quy trình trồng nấm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo điều kiện thúc đẩy nhanh nền kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng làm phát sinh nhiều hạn chế như tình trạng thiếu việc làm, sự tập trung dân cư tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu dân cư cũng gây ra áp lực kinh tế và môi trường. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thường phát sinh một lượng lớn chất thải, phế thải gây tác động xấu đến môi trường, và tạo nhiều áp lực trong công tác xử lý chất thải cũng như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Việc tận dụng được các nguồn phế thải này vào sản xuất tuần hoàn như đầu vào cho các ngành sản xuất khác sẽ góp phần giảm chi phí sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, việc tận dụng, tái sử dụng, tái chế các phế thải này còn góp phần giảm các tác nhân gây ra các vấn đề môi trường như giảm phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu, thủng tầng Ozon. Nấm bào ngư trắng được biết đến với tên khoa học là Pleurotus florodanus, có đặc tính kháng tạp khuẩn, tạp nấm cao, chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Nấm bào ngư trắng có rất nhiều lợi ích, theo Đông y nấm có mùi thơm, có vị ngọt và độ dai nhất định rất dễ ăn, cung cấp hàm lượng lớn vitamin, protein, cùng các axit amin thiết yếu cho cơ thể con người, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Trong nấm bào ngư trắng có chứa tới gần 60 nguyên tố khoáng, lượng protein cao gấp 3 – 4 lần so với những loại rau khác. Trong tự nhiên, nấm bào ngư trắng thường mọc trên các thân cây khô, còn 151
- trong môi trường nuôi trồng nông nghiệp, nấm được trồng trên rơm, bã mía, mùn cưa cao su. Tại các nông trại của Việt Nam, nấm bào ngư trắng thường được trồng bằng phôi gỗ mùn cưa cao su cấy theo nấm. Nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu như: gỗ khúc, mùn cưa, rơm rạ, bã mía, bã cà phê, vỏ cây đậu, cùi bắp và một số nguyên liệu khác (Bình N.T.N. và nnk, 2020). Trong các loại nguyên liệu, bã cà phê được sử dụng làm cơ chất trồng nấm được nghiên cứu khá nhiều. Bã cà phê có thể hiểu đơn giản là phần bã còn lại của bột cà phê sau khi đã pha với nước nóng và được chắt lấy phần nước cà phê nguyên chất. Thành phần chính của bã cà phê là nitơ, magie, kali, canxi, phốt phot và rất nhiều khoáng chất khác. Bã cà phê có tính axit cao có thể làm cân bằng độ pH trong đất có tính kiềm cao, ngoài ra, bã cà phê còn chứa lượng lớn caffeine nên cũng được dùng nhiều trong ngành sản xuất dược mỹ phẩm (Cruz và nnk, 2012; Esquivel và Jiménez, 2012; Murthy và Naidu, 2012). Bã cà phê có thể tận dụng làm chất tẩy rửa, chất khử mùi, chất cọ tẩy, chất chống rỉ, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, và phân bón (Acevedo và nnk, 2013; Teresa và nnk, 2013). Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết bã cà phê sau khi được sử dụng chỉ một số ít được tận dụng lại để làm phân bón, còn lại đa phần được thải ra ngoài môi trường, điều này góp phần gây ô nhiễm môi trường cũng như tăng chi phí xử lý. Một số nghiên cứu đã sử dụng bã cà phê để trồng nấm như Nguyễn Thị Ngọc Nhi và nnk (2019) đã nghiên cứu ứng dụng bã thải cà phê làm cơ chất để trồng nấm hoàng đế, kết quả cho thấy nấm hoàng đế phát triển tốt trên giá thể 100% bã cà phê và môi trường tối ưu để nấm hoàng đế phát triển tốt nhất là giá thể 75% cà phê + 25% mùn cưa. Bên cạnh đó, Lê Vĩnh Thúc và nnk (2015) đã so sánh một số loại cơ chất tiềm năng (mùn cưa, bã mía, trấu, mụn dừa và rơm) trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa phân tích hàm lượng chất có trong nấm được trồng từ bã cà phê và chưa đề xuất được mô hình trồng phù hợp cho nền nông nghiệp ở đô thị. Đề tài: “Nghiên cứu mô hình nông nghiệp đô thị trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus florodanus) từ bã cà phê” được thực hiện vừa giúp mang lại hiệu quả kinh tế từ ngành sản xuất nấm ăn ở các hộ gia đình nhỏ ở đô thị, các quán kinh doanh cà phê vừa giúp giải quyết vấn đề môi trường do việc xử lý phế thải từ ngành dịch vụ, đồng thời nguồn thải từ sản xuất nấm cũng được tận dụng làm phân bón cho cây trồng khác trong nông nghiệp với điều kiện đất đai ở đô thị. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu thí nghiệm - Meo nấm bào ngư trắng được chuyển giao từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Nấm Nông Lâm (thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam). - Bã cà phê được thu thập từ 02 quán cà phê của chuỗi cửa hàng cà phê Xanh2Go (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Cà phê đạt tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm, không chất bảo quản, không phối trộn nguyên liệu khác. - Mùn cưa từ gỗ cao su đã ủ hoai được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và bảo vệ Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh) cung cấp. Bên cạnh đó, nồi hấp hiệu BioTech-BonMua (phòng Thí nghiệm - Trường Đại học Thủ Dầu Một), túi đựng phôi nấm chịu nhiệt, nút đóng, bông gòn, cồn, dây thun, bạt, cân đồng hồ, que cấy meo nấm, giấy báo được sử dụng trong nghiên cứu này. 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Nghiên cứu được Nhóm nghiên cứu chọn thực hiện 05 nghiệm thức với các tỉ lệ phối trộn mùn cưa và bã cà phê khác nhau được trình bày trong Bảng 1. Mỗi nghiệm thức bao gồm 05 túi giá thể với 03 lần lặp lại. Tổng số là: 75 túi giá thể (túi phôi). Thí nghiệm được thực hiện tại nhà ở đô thị trên địa bàn thành 152
- phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Các túi phôi được đặt trên kệ xếp chồng lên nhau và được phân riêng từng khu vực cho từng nghiệm thức. Bảng 1. Các nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm thức Bã cà phê (%) Mùn cưa (%) T0 0 100 T25 25 75 T50 50 50 T75 75 25 T100 100 0 2.3. Quy trình nuôi trồng Điều kiện nuôi trồng: nấm bào ngư trắng được trồng trong điều kiện nhà ở thông thoáng, kín gió tại khu vực đô thị, nhiệt độ phòng nuôi trong khoảng từ 26 – 32 oC. Ngoài ra, nấm bào ngư trắng không cần nhiều ánh sáng nên phòng được đóng cửa thường xuyên giúp giữ tối khi nuôi tia nấm. Ẩm độ của phòng nuôi dao động từ 40% đến 70%. Khi nấm phát triển tia nấm đầy đủ, mỗi ngày tưới phun sương hạt mịn 2 – 4 lần/ngày để đảm bảo đủ ẩm độ cho nấm phát triển. Những ngày nóng khô, phòng nấm được tưới 5 lần/ngày để đảm bảo ẩm độ cho tai nấm phát triển. Nghiên cứu này áp dụng Quy trình trồng nấm được chuyển giao từ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương. Quy trình nuôi trồng nấm bào ngư trắng được mô tả chi tiết như sau: - Xử lý nguyên liệu: bã cà phê thu thập từ quán cà phê được tiến hành phơi khô, sau đó tiến hành phối trộn với mùn cưa đã ủ hoai theo những tỷ lệ trong Bảng 1, tưới trộn đều với nước vôi hòa tan đạt đến độ ẩm từ 65% – 70%, sau đó tiến hành ủ trong 7 ngày để diệt nấm mốc; - Vào túi: bổ sung cám (5%) và bột bắp (0,5%) vào hỗn hợp bã cà phê và mùn cưa ở bước trên để cung cấp thêm dinh dưỡng cho nấm, trộn đều, chỉnh độ ẩm từ 65 – 70%. Hỗn hợp giá thể được cho vào túi, nén chặt, buộc cổ túi phôi bằng dây thun. Một cây dài có đầu nhọn dùng để tạo lỗ ở giữa xuống tới 2/3 đáy túi, cuối cùng, dùng bông gòn bịt lại miệng túi; - Hấp thanh trùng: ở nhiệt độ 120oC và 1,2 atm trong vòng 2 đến 4 giờ, sau đó để nguội từ 24 đến 36 giờ; - Cấy giống: sau khi hấp đạt tiêu chuẩn, túi phôi được chuyển vào khu vực đã được khử trùng để cấy meo; Khử trùng quần áo, tay và kẹp gắp; Mở nút bông; Hơ cổ túi phôi qua ngọn lửa đèn cồn; Dùng kẹp gắp một thanh meo nấm; Cấy meo nấm vào lỗ giữa túi phôi đã tạo trước đó; Hơ lại cổ túi trên ngọn lửa đèn cồn; Đóng nút bông; Đóng lại bằng giấy báo; - Nuôi nấm: túi phôi sau khi cấy được chuyển về nhà nuôi, nhiệt độ (25 – 28oC) và độ ẩm (60 – 70%) phải được đảm bảo để nấm phát triển. Kiểm tra tốc độ lan tơ 3 – 5 ngày/lần, nấm ăn trắng túi phôi là đạt. - Chăm sóc và thu hái: sau khi tơ ăn trắng túi phôi (đạt), tiến hành tháo nút bông để nấm ra trên cổ, giúp nấm đạt được hình dạng và kích thước đồng đều. Thu hoạch nấm phải đúng tuổi, không quá non hoặc quá già (mũ nấm mỏng và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống, có hình dạng như lá lục bình). Thu hái từng cụm, từng chùm không hái từng tai riêng lẻ để tránh nhiễm bệnh túi phôi. 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất: Sự phát triển của tia nấm, số lượng tai nấm/túi, độ lớn trung bình của tai nấm, trọng lượng trung bình nấm/túi của nghiệm thức. Quan sát tỷ lệ nhiễm nấm, bệnh. So sánh giữa các nghiệm thức thí nghiệm và số liệu thực tế tại các trại nấm. 153
- - Thu hoạch và bảo quản: khi hái nấm, đếm số lượng tai nấm/túi, đo kích thước tai nấm nhỏ nhất trong cụm và tai nấm lớn nhất để tính kích thước nấm. Mẫu nấm được hái về phơi khô và trữ trong túi nilon có khóa miệng. Những mẫu nấm đem phân tích được lấy ngẫu nhiên trong cùng nghiệm thức để chọn 01 mẫu (khoảng 300 – 500 gram nấm khô) gửi đi phân tích. - Phân tích chất lượng: các chỉ tiêu Đạm (N), Lân (P), Kali (K), Canxi (Ca), Magie (Mg) và hàm lượng Caffeine có trong nấm và giá thể giữa các nghiệm thức thí nghiệm được gửi cho Phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh phân tích. - Số liệu được tính trung bình và so sánh giữa các nghiệm thức bằng phần mềm Excel. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá sự phát triển của nấm bào ngư trắng Tơ nấm là cơ quan phát triển đầu tiên từ trong môi trường sinh trưởng (phôi nấm, cơ chất), meo giống sẽ phát triển ra tơ, và tơ sẽ hấp thụ dinh dưỡng để phát triển cho đến khi đủ mạnh để nhú ra nấm. Sự phát triển của tơ nấm càng nhanh cho thấy cơ chất sử dụng phù hợp với việc nuôi trồng nấm. Tốc độ lan tơ của nấm bào ngư trắng ở 5 nghiệm thức được tổng hợp trong Bảng 2. Bảng 2. Tốc độ lan tơ trên bịch phôi nấm ở các nghiệm thức Số ngày T0 T25 T50 T75 T100 15 100% 85% 25% 25% 25% 20 100% 100% 75% 25% 25% 23 100% 100% 75% 50% 50% 26 100% 100% 100% 75% 75% 29 100% 100% 100% 100% 100% Kết quả cho thấy rằng, tốc độ lan tơ của nghiệm thức T0 nhanh nhất, sau khi cấy phôi khoảng 15 ngày là các tơ nấm bào ngư trắng đã lan đầy các bịch nấm. Đối với nghiệm thức T25, tốc độ lan tơ chậm hơn một ít, và thời gian để tơ phủ kín bịch nấm là 20 ngày. Trong khi đó, ở các bịch nấm của các nghiệm thức T50, T75, và T100, tơ nấm phát triển khá chậm. Hơn 26 ngày sau khi cấy phôi, các tơ nấm chạm đến đáy bịch của các nghiệm thức này. Như vậy, nấm bào ngư trắng phát triển chậm khi cơ chất có tỷ lệ bã cà phê nhiều (chiếm hơn 50% khối lượng), điều này được giải thích là do bã cà phê không có độ cứng như giá thể mùn cưa, do đó làm chậm tốc độ lan tơ của nấm bào ngư trắng trong các bịch. Sau khoảng 39 ngày, các tai nấm bào ngư trắng bắt đầu nhú ra khỏi bịch. Nghiệm thức T0 có tai nấm nhú ra khỏi bịch khoảng 5 cm, trong khi đó nghiệm thức T25 cho thấy tai nấm nhú ra khỏi bịch khoảng 2 – 5 cm, tuy nhiên sau 2 ngày có vài bịch xuất hiện hiện tượng tai nấm bị héo úa. Các nghiệm thức còn lại có thời gian xuất hiện tai nấm lâu hơn, trên 40 ngày sau khi cấy phôi. Như vậy, dựa vào kết quả tốc độ lan tơ và phát triển của tai nấm, nếu sử dụng cơ chất có thành phần bã cà phê nhiều sẽ làm cho nấm bào ngư chậm phát triển, các tai nấm dễ bị héo úa sau khi ra khỏi bịch phôi. 3.2. Đánh giá tình hình nhiễm bệnh của nấm bào ngư trắng Qua quá trình theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh của nấm bào ngư trắng, phôi nấm thường bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) có trong bã cà phê, ngoài ra còn có nấm mốc xanh (Aspergillus) và mốc đen (Colletotrichum Cofeanum) là nấm có trong không khí và trong bã cà phê, phát triển khi gặp điều 154
- kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp trong túi phôi. Cụ thể, các túi nấm của nghiệm thức T0 và T25 bị nhiễm bệnh nhẹ (tỷ lệ nhiễm bệnh từ trên 2 – 30% diện tích các túi nấm) trong suốt thời gian nuôi trồng, nấm bào ngư trắng phát triển tốt, tai nấm có kích thước lớn. Các túi nấm của nghiệm thức T50 có tỷ lệ nhiễm bệnh thuộc mức nặng (tỷ lệ nhiễm từ trên 60% diện tích túi nấm) chủ yếu là nấm vàng phát triển lây nhiễm mạnh trên phôi nấm bào ngư xám làm cho tia nấm giảm khả năng lan tơ nhanh. Các túi nấm của nghiệm thức T75 và T100 có tỷ lệ nhiễm bệnh nặng. Các bịch nấm bị nhiễm bệnh nặng khiến cho tốc độ lan tơ cũng như nấm bào ngư trắng bị hạn chế trong việc sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Kết quả này cho thấy tỷ lệ khối lượng bã cà phê trong giá thể nuôi trồng càng nhiều thì tỷ lệ nhiễm nấm bệnh ở nấm càng lớn. Chính vì vậy, khi chuẩn bị nguyên liệu cần chú ý xử lý nấm bệnh cho giá thể cho hợp lý để đạt được năng suất cao nhất. 3.3. Đánh giá năng suất trồng nấm bào ngư trắng, so sánh với năng suất nấm bào ngư xám cùng điều kiện thí nghiệm Năng suất nấm được thể hiện qua hai chỉ tiêu chính là số lượng cái nấm thu hoạch được tính cho một túi giá thể (cái nấm/túi) và khối lượng nấm tươi thu được cho một túi (gram/túi). Bên cạnh đó, kích thước tai nấm cũng được đo đạc cho từng túi. Quy trình trồng nấm cho năng suất cao phải đáp ứng được các yêu cầu như thu hoạch nhiều cái nấm trong một túi, tai nấm lớn, và khối lượng phải nhiều. Chính vì vậy, sau thời gian trồng nấm, các tai nấm được thu hoạch để đánh giá năng suất trồng nấm ở các nghiệm thức thực hiện trong nghiên cứu này. Hình 1. Năng suất trung bình nấm bào ngư trắng và nấm bào ngư xám: (a) số lượng cái nấm, (b) khối lượng nấm tươi Kết quả ở Hình 1 cho thấy rằng, nghiệm thức T25 cho năng suất nấm cao nhất với số lượng trung bình là 49,6 cái nấm, khối lượng nấm tươi là 381,3 gram, và kích thước tai nấm trung bình trong khoảng 2 – 14 cm. Khi tỷ lệ bã cà phê trong giá thể tăng lên, năng suất nấm bị giảm dần và kích thước tai nấm cũng giảm theo. Khi giá thể chỉ có bã cà phê làm cơ chất (nghiệm thức T100), năng suất nấm thấp nhất, số lượng trung bình chỉ có 7,0 cái nấm tương ứng với khối lượng tươi là 32,9 gram, và kích thước trung bình của tai nấm cũng nhỏ nhất so với các nghiệm thức khác. Đối với nghiệm thức T0, số lượng cái nấm tuy nhiều hơn của nghiệm thức T25 nhưng khối lượng nấm lại ít hơn, và nếu trồng nấm theo tỷ lệ này thì ý nghĩa về mặt môi trường bị giảm đi. Chính vì vậy, khi trồng nấm bào ngư trắng, cơ chất gồm 25% bã cà phê và 75% mùn cưa nên được đề xuất trong mô hình sản xuất trồng nấm trong đô thị và có thể mở rộng ở quy mô trang trại lớn. So sánh với năng suất trồng nấm bào ngư của Nông trại Thọ Vực (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) trung bình khoảng 160 gram/túi, cho thấy năng suất của các nghiệm thức T0, T25, và T50 cao hơn năng suất trồng nấm tại Nông trại Thọ Vực từ 2,0 đến 2,5 lần, trong khi đó nghiệm thức T75 thấp hơn năng suất của Nông trại Thọ Vực 1,5 lần và nghiệm thức T100 thấp hơn 5,0 lần. 155
- Bên cạnh đó, khi so sánh với kết quả năng suất của nấm xám được thực hiện thí nghiệm cùng thời gian, cùng điều kiện thí nghiệm như nấm bào ngư trắng, cho thấy nấm bào ngư xám cho năng suất thấp hơn. Cụ thể, ở các nghiệm thức T0, T25, và T50, số lượng nấm bào ngư xám thu hoạch được thấp hơn 2 lần so với nấm bào ngư trắng, còn khối lượng nấm tươi thấp hơn 1,5 lần. Năng suất giảm đáng kể ở nghiệm thức T75 và T100. Kích thước tai nấm bào ngư xám không khác biệt nhiều so với nấm bào ngư trắng. Dựa vào kết quả trên, có thể thấy rằng để thu được năng suất cao, mỗi loại nấm nên được nghiên cứu quy trình trồng nấm và tỷ lệ phối trộn giá thể thích hợp. 3.4. Đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng và caffeine có trong tai nấm và trong giá thể trồng Nấm sau thu hoạch chủ yếu được sử dụng như một nguồn thức ăn trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Nấm bào ngư trắng có rất nhiều lợi ích, theo Đông y nấm có mùi thơm, có vị ngọt và độ dai nhất định rất dễ ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Do đó, các chất như nitơ, photpho, kali, canxi, magie, và caffeine được phân tích để đánh giá giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư trắng, và từ đó đề xuất quy trình trồng nấm thích hợp. Hình 2. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tai nấm và trong giá thể Kết quả Hình 2 cho thấy rằng nấm bào ngư trắng trồng với giá thể bã cà phê có hàm lượng chất dinh dưỡng tăng dần theo tỷ lệ bã cà phê có trong giá thể. Nấm bào ngư trắng của nghiệm thức T75 có thành phần dinh dưỡng cao nhất, nhưng hàm lượng caffeine có trong nấm cũng tăng theo (Hình 3). Hình 3. Hàm lượng caffeine có trong tai nấm và trong giá thể 156
- Nếu so sánh các nghiệm thức trồng nấm bào ngư trắng kết quả trồng trên 100% giá thể mùn cưa (nghiệm thức T0) cho thấy có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Tuy nhiên, kết quả về tốc độ phát triển tia nấm, tỷ lệ bệnh hại đều cao, năng suất thấp. Vì vậy, nghiên cứu này chọn đề xuất tỷ lệ phối trộn cho mô hình trồng nấm bào ngư trắng nên được trồng ở đô thị trên giá thể phối trộn giữa bã cà phê và mùn cưa theo tỷ lệ của nghiệm thức T25 và T50 để đạt được năng suất và giá trị dinh dưỡng cao. 3.5. Đề xuất quy trình trồng nấm bào ngư trắng trên giá thể cà phê ở đô thị Dựa vào các kết quả nghiên cứu trên, quy trình trồng nấm bào ngư trắng trên giá thể phối trộn giữa bã cà phê và mùn cưa được đề xuất. Quy trình trồng nấm gồm có 06 giai đoạn chính như Bảng 3. Bảng 3: Quy trình trồng nấm bào ngư trắng trên giá thể cà phê phối trộn ở đô thị Bước Tên giai Nội dung thực hiện trồng đoạn - Bã cà phê thu từ quán cà phê được tiến hành phơi khô; - Mùn cưa ủ hoai; - Sau đó tiến hành phối trộn các tỷ lệ mùn cưa và bã cà phê, tưới trộn đều với nước vôi hòa Xử lý nguyên 1 tan đạt đến độ ẩm từ 65% - 70%, sau đó tiến hành ủ trong 07 ngày trong đống ủ kín nhiệt độ liệu cao để diệt nấm mốc. (Nếu có điều kiện thì người trồng nên nhúng bã cà phê trong nước sôi 5 – 10 phút để diệt triệt để nấm mốc trước khi ủ với nước vôi). - Bã cà phê và mùn cưa sau khi đã được ủ 07 ngày được phối trộn; - Bổ sung cám gạo (5%), và bột bắp (0,5%) để cung cấp thêm dinh dưỡng cho giá thể; - Trộn đều, chỉnh độ ẩm từ 65 – 70%; Vào túi - Vào túi, nén chặt tay để cơ chất đủ độ chặt thích hợp cho meo nấm phát triển cũng như 2 phôi/giá thể không bị bung ra trong quá trình hấp; - Buộc cổ túi phôi bằng dây thun; - Dùng 01 cây dài có đầu nhọn, tạo 01 lỗ ở giữa xuống tới 2/3 đáy túi; - Dùng bông gòn bịt lại miệng túi. - Hấp thanh trùng ở nhiệt độ 120oC, ở 1,2 atm trong vòng 2 đến 4 giờ; 3 Hấp khử trùng - Để nguội sau khi hấp từ 24 giờ đến 36 giờ. - Sau khi hấp đạt tiêu chuẩn, túi phôi được chuyển vào khu vực đã được khử trùng để cấy 4 Cấy giống meo; - Đóng lại bằng giấy báo hoặc nút cổ chai. - Túi phôi sau khi cấy được chuyển vào nhà nuôi; 5 Nuôi nấm - Đảm bảo nhiệt độ (25 – 28 oC) và độ ẩm (60 – 70%) thích hợp cho nấm phát triển; - Nấm ăn trắng túi phôi là đạt. - Sau khi tơ ăn trắng túi phôi (đạt), tiến hành tháo nút bông để nấm ra trên cổ, giúp nấm đạt được hình dạng và kích thước đồng đều; 6 Chăm sóc - Tưới nước để đảm bảo ẩm độ phòng từ 60 – 70%: tưới nước 3 – 5 lần/ngày (tùy điều kiện thời tiết), dạng tưới phun sương, tưới ẩm quanh phòng nuôi. - Thu hoạch nấm phải đúng tuổi, không quá non hoặc quá già (mũ nấm mỏng và căng rộng 7 Thu hoạch ra, mép hơi quằn xuống, có hình dạng như lá lục bình); - Thu hái từng cụm, từng chùm không hái từng tai riêng lẻ để tránh nhiễm bệnh túi phôi. Sau khi thu hoạch nấm, túi giá thể sau khi trồng có thể được sử dụng để tiếp tục làm giá thể trồng nấm rơm, phối trộn phân hữu cơ và đất sạch để trồng rau, hoa ở đô thị. 3.6. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình Nghiên cứu này ngoài hiệu quả kinh tế, áp dụng sản xuất kinh tế tuần hoàn, mục tiêu đặt ra còn tính toán đến lợi ích về môi trường, áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị sạch, công nghệ cao và quản lý đất đai và bảo vệ môi trường ở đô thị. Chi phí đầu tư cho việc trồng nấm bào ngư trắng ở quy mô hộ gia đình và trang trại sản xuất nấm ăn được thống kê trong Bảng 4. 157
- Bảng 4: Hiệu quả kinh tế mô hình trồng nấm bào ngư trắng ở đô thị Số Đơn giá Chi phí So sánh với Trang trại sản xuất Nội dung (Chi phí cho 200 túi phôi) lượng (VND) (VND) Nấm ăn Nhà trồng (tận dụng không gian): phòng trống nhà, nhà kho, góc nhà kho,... Diện Diện tích: 60 1 - - 30.000.000 tích sử dụng: 2 × 3 = 6 m2 (có thể trồng 300 m2 (10 × 6 m) – 500 túi phôi. Kệ lắp ráp (có thể để dưới nền nhà hoặc treo giàn: giảm chi phí): (5 tầng × 150 cm 3 1.200.000 3.600.000 Treo bịch 1.500.000 × 40 cm) - Dùng lâu dài. Vật tư gồm: Túi nilon có kích thước 25 × 3 65.000 195.000 35 cm. Bông, giấy báo sạch và chun. 1 20.000 20.000 Cổ chai kích thước 34 mm: 01 kg có 60 kg nắp khoảng 300 cái (không dùng nắp chụp để 1 45.000 45.000 1.800.000 chụp giảm chi phí) Meo nấm: 1 túi giống cấy được từ 50 – 100 4 20.000 80.000 túi. Giá thể cho 01 quy trình trồng 3 – 6 tháng: Mạt cưa 01 bao 100 kg (sử dụng 3 – 6 2 50.000 100.000 10.000 phôi 27.000.000 tháng): cần 200kg cho 200 túi phôi. Bã cà phê: tận dụng từ quán cà phê: 100kg cho 200 túi phôi tỷ lệ cà phê 25% (sử dụng 100 - - trong 3 – 6 tháng) Chi phí công cụ cấy nấm: đèn cồn 2 cái: 2 × 30.000VND /cái; nhíp 30.000VND /cái; 1 135.000 135.000 3 chai cồn 90 độ: 15.000VND /chai - Dùng lâu dài. Chi phí vận chuyển nguyên liệu (chuyến) 1 400.000 400.000 Vận chuyển 3.000.000 Tổng chi phí Tổng chi phí lần đầu cho 200 túi phôi 4.575.000 63.300.000 (năm) Ghi chú: VND: Việt Nam đồng Tổng chi phí đầu tư lần đầu cho 200 túi phôi là 4.575.000 VND, vậy tổng chi phí cho lần đầu tư đầu tiên của 01 túi phôi là 22.875 VND/túi. Ước tính 1 năm sẽ trồng 3 vụ nấm, khi đầu tư cho vụ nấm thứ 2 và thứ 3 chỉ tính đến các chi phí cho túi nilon, bông, giấy báo sạch, chun, meo nấm, giá thể mùn cưa, cồn 90 độ, và chi phí vận chuyển. Tổng chi phí đầu tư cho vụ 2 và vụ 3 như sau: Tổng chi phí đầu tư vụ 2 và 3 = (195.000 + 20.000 + 80.000 + 100.000 + 45.000 + 400.000) × 2 = 1.680.000 VND. Vậy, tổng chi phí đầu tư cho việc trồng nấm bào ngư trắng trong 01 năm (3 vụ) = 4.575.000 + 1.680.000 = 6.255.000 VND. Chi phí đầu tư tính cho 01 túi phôi (tính trong 01 năm) là 6.255.000/600 = 10.425 VND/túi phôi/năm. Theo số liệu Bảng 4, khối lượng nấm tươi thu hoạch được khi giá thể có tỷ lệ phối trộn 25% bã cà phê và 75% mùn cưa (nghiệm thức T25) là 381,3 gram/túi = 0,3813 kg/túi. Vậy, khối lượng nấm tươi thu được trong 01 năm sẽ là 0,3813 kg/túi × 600 túi = 229 kg. Giá bán sỉ của 01 kg nấm bào ngư trắng tươi cung cấp cho thương lái buôn bán, khu chợ, nhà hàng, nhà dân ước tính 50.000 VND/kg. 158
- Chi phí thu được từ việc kinh doanh nấm bào ngư trắng trong 01 năm = 229 kg × 50.000 VND/kg = 11.450.000 VND. Lợi nhuận trong 01 năm (tính cho hộ gia đình có diện tích trồng nấm 6 m2) = (11.450.000 – 3.600.000/4) = 10.550.000 VND. Lợi nhuận trong 01 tháng (tính cho hộ gia đình có diện tích trồng nấm 6 m 2) = 10.550.000/12 = 879.167 VND. Trong khi đó, chi phí của Trang trại nấm là 63.300.000 VND/10.000 túi = 6.330 VND/túi. Đối với nấm bào ngư trắng trồng ở quy mô trang trại có giá bán dự kiến là 25.000 VND/kg. Do đó, chi phí thu được từ việc kinh doanh nấm bào ngư trắng trong 01 năm = 1600 kg × 25.000 VND = 40.000.000 VND. Lợi nhuận trong 01 năm (tính cho trang trại có diện tích trồng nấm 60 m 2) = (40.000.000 – 31.800.000/4) = 14.500.000 VND. Lợi nhuận trong 01 tháng (tính cho trang trại có diện tích trồng nấm 60 m 2) = 14.500.000/12 = 1.208.333 VND. Như vậy, lợi nhuận trong 01 tháng từ việc nuôi trồng nấm bào ngư trắng của nghiên cứu này là 879.167 VND, cao hơn so với lợi nhuận của trang trại trồng nấm với lợi nhuận hàng tháng là 1.208.333 VND nhưng với diện tích trồng lớn hơn gấp 10 lần. Bên cạnh đó, khi đánh giá về lợi ích môi trường, nghiên cứu này góp phần xử lý 300kg chất thải (bã cà phê) trong 01 năm, tận dụng được 200 bịch phôi để trồng rau sạch hoặc hoa kiểng, tận dụng được diện tích đất đô thị nhỏ để tăng thu nhập hay cung cấp thực phẩm cho gia đình. 4. KẾT LUẬN Việc phối trộn bã cà phê và mùn cưa cao su dùng làm giá thể trồng nấm bào ngư trắng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tham gia vào quy trình sản xuất tuần hoàn, vừa có ý nghĩa về khía cạnh bảo vệ môi trường. Các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy rằng khi tăng tỷ lệ bã cà phê trong cơ chất trồng nấm, năng suất và hàm lượng chất dinh dưỡng có trong nấm sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi tỷ lệ bã cà phê quá nhiều dẫn đến tốc độ lan tơ của nấm chậm, tỷ lệ nhiễm bệnh cao do bã cà phê có độ cứng không bằng mùn cưa và bã cà phê được ghi nhận là có khả năng gây nhiễm bệnh cho nấm khá cao. Do đó, trước khi tiến hành phối trộn phải xử lí nấm cho nguyên liệu bã cà phê trước khi phối trộn giá thể. Ngoài ra, nếu trồng nấm trên giá thể chỉ có mùn cưa, số lượng cái nấm tuy nhiều hơn nhưng khối lượng nấm lại ít hơn, và nếu trồng nấm theo tỷ lệ này thì ý nghĩa về mặt môi trường bị giảm đi. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, nấm bào ngư trắng nên được trồng trên giá thể phối trộn giữa bã cà phê và mùn cưa (theo tỷ lệ 25% bã cà phê và 75% mùn cưa hoặc 50% bã cà phê và 50% mùn cưa) để đạt được hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nhỏ hẹp và bảo vệ môi trường ở đô thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acevedo, F., Rubilar, M., Scheuermann, E., Cancino, B., Uquiche, E., Garcés, M., Inostroza, K., Shene, C. (2013). Spent Coffee Grounds as a Renewable Source of Bioactive Compounds. Biobased Materials and Bioenergy, 7, 1–9. 2. Nguyễn Thị Nguyệt Bình, Nguyễn Thị Như Ngọc, Trần Đức Tường (2020). Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (fr.) sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 22, 75 – 79. 159
- 3. Cruz, R., Cardoso, M.M., Fernandes, L., Oliveira, M., Mendes, E., Baptista, P., Morais, S., Casal, S. (2012). Espresso coffee residues: a valuable source of unextracted compounds. Journal of agricultural and food chemistry 60, 7777-7784. 4. Esquivel, P., Jiménez, V.M. (2012). Functional properties of coffee and coffee by-products. Food Research International 46, 488-495. 5. Murthy, P.S., Naidu, M.M. (2012). Sustainable management of coffee industry by-products and value addition — A review. Resources, Conservation and Recycling 66, 45-58. 6. Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Nhựt Đông, Lê Anh Duy (2020). Nghiên cứu sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm hoàng đế. Tạp chí Khoa học - Đại học Thủ Dầu Một, 1, 44-48. 7. Teresa, G., Jose, A.P., Elsa, R., Susana, C., Paula, B. (2013). Effect of fresh spent coffee grounds on the oxidative stress and antioxidant response in lettuce plants. Congress of Agriculture and Horiculture, Marid, Spain, 26-29. 8. Lê Duy Thắng và Trần Văn Minh (2005). Sổ tay hướng dẫn trồng nấm. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 9. Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Ngọc Minh, Mai Vũ Duy (2015). So sánh một số loại cơ chất tiềm năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, 39, 36- 43. 160
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM
9 p | 499 | 123
-
TPHCM: 30.000 USD cho xây dựng mô hình nông nghiệp xanh Biomass
6 p | 193 | 41
-
Định hướng phát triển mô hình nông nghiệp xanh ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
20 p | 22 | 5
-
Hiện trạng mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
9 p | 54 | 5
-
Hiện trạng canh tác, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nông lâm kết hợp tại Núi Dài, tỉnh An Giang
9 p | 14 | 5
-
Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mở rộng mô hình ca cao xen dừa của nông hộ tỉnh Bến Tre
14 p | 70 | 4
-
Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
9 p | 4 | 4
-
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ở đô thị du lịch (Nghiên cứu mẫu tại thị xã Sầm Sơn)
7 p | 41 | 4
-
Thiết kế điều khiển Fuzzy tham số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) nhằm ứng dụng cho nông nghiệp trong nhà kính
5 p | 17 | 3
-
Liên kết nông - lâm nghiệp - mô hình phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Việt Nam
8 p | 14 | 3
-
Đánh giá khả năng phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam
8 p | 4 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính các loại cây trồng trong mô hình nông nghiệp đô thị tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
0 p | 35 | 3
-
Nghiên cứu mô hình sản xuất, chế biến gắn tiêu thụ lúa gạo sinh thái tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
5 p | 36 | 3
-
Nghiên cứu dự đoán số hộ và thời gian chấp nhận mô hình trồng cây hoa atiso đỏ tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
11 p | 31 | 2
-
Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nông lâm kết hợp tại Kon Tum
14 p | 4 | 2
-
Đề xuất mô hình nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
9 p | 48 | 1
-
Nông nghiệp sạch Nhật Bản
4 p | 26 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn