TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ SỐ<br />
XÉT NGHIỆM, CÁC YẾU TỐ ĐÔNG MÁU CƠ BẢN<br />
VỚI THỂ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br />
Lê Văn Nam*; Đỗ Tuấn Anh*; Đỗ Thị Lệ Quyên*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh một số chỉ số cận lâm sàng và yếu tố đông máu cơ bản với các thể bệnh<br />
xuất huyết dengue. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả 120 bệnh nhân (BN)<br />
bị sốt xuất huyết dengue (SXHD) điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 09 - 2013 đến 12 - 2014.<br />
Kết quả: nhóm tuổi thường gặp 20 - 40 (49,1%), nam gặp nhiều hơn nữ (nam/nữ = 1,22), lâm<br />
sàng gặp nhiều nhất là sốt cao (100%), đau đầu (83,3%), xuất huyết (80,8%). Các thể bệnh:<br />
SXHD 57,5%; SXHD có dấu hiệu cảnh báo 38,3%; SXHD nặng 4,2%. Có sự khác biệt giữa các<br />
thể bệnh về giá trị trung bình của AST và ALT (p < 0,05), nhưng chưa thấy khác biệt về yếu tố<br />
đông máu (tỷ lệ prothrombin, APTT, fibrinogen) giữa các thể bệnh (p > 0,05).<br />
* Từ khóa: Sốt xuất huyết dengue; Yếu tố đông máu.<br />
<br />
Association between Laboratory Indexes, Coagulation Factors and<br />
Levels of Dengue Haemorrhagic Fever<br />
Summary<br />
Objectives: To compare some paraclinical indexes and basic coagulation factors with levels<br />
of dengue haemorrhagic fever (DHF). Subjects and methods: a prospective study on 120<br />
patients who were diagnosed DHF and treated at 103 Hospital from September, 2013 to<br />
December, 2014. Results: most of the patients ranged from 20 to 40 years old (49,1%); ratio<br />
between male and female was 1.22; the most common symptoms were high fever (100%),<br />
headache (83.8%) and haemorrhagic (80.8%). There were 57.5% of DHF and only 4.2% with<br />
serious DHF. Compared to AST, ALT, PT, APTT and fibrinogen with three levels of DHF,<br />
we found that: there was a significant difference in AST and ALT among levels of DHF (p < 0.001).<br />
PT, APTT and fibrinogen were, however, not different among them (p > 0.05).<br />
* Key words: Dengue haemorrhagic fever; Coagulation factor.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sốt xuất huyết dengue là bệnh gặp ở<br />
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở vùng<br />
châu Á Thái Bình Dương. Bệnh cảnh lâm<br />
sàng của SXHD rất đa dạng, diễn biến<br />
phức tạp, có thể từ nhẹ với triệu chứng sốt<br />
đơn thuần đến bệnh cảnh nặng hơn như<br />
<br />
SXHD có dấu hiệu cảnh báo hoặc SXHD<br />
nặng với các biểu hiện như hội chứng sốc,<br />
suy tạng nặng và xuất huyết nặng [2].<br />
Ở Việt Nam hàng năm đều xảy ra dịch<br />
SXHD, tuy phạm vi của dịch, mức độ nặng<br />
và các diễn biến phức tạp của bệnh ở<br />
các vụ dịch trong các năm đều khác nhau.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Nam (drlenam103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 03/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/02/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 05/03/2015<br />
<br />
179<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu<br />
về SXHD, nhưng vẫn còn ít nghiên cứu<br />
về mối liên quan giữa các chỉ số cận lâm<br />
sàng với thể bệnh SXHD.<br />
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm: So sánh một số xét nghiệm cận<br />
lâm sàng và các yếu tố đông máu cơ bản<br />
giữa các thể lâm sàng của bệnh SXHD.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 120 BN > 16 tuổi được chẩn đoán<br />
xác định SXHD, điều trị tại Khoa Truyền<br />
nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 từ 9 - 2013<br />
đến 12 - 2014.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
+ BN được chẩn đoán xác định SXHD<br />
dựa theo Hướng dẫn của Bộ Y tế Việt<br />
Nam (2011) [1].<br />
+ Được làm đủ các xét nghiệm thông<br />
thường, xét nghiệm đông máu cơ bản,<br />
xét nghiệm về virut dengue.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh kèm<br />
theo như nhiễm trùng, viêm gan, bệnh<br />
máu ác tính.<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Truyền<br />
nhiễm, Bệnh viện Quân y 103.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br />
cứu mô tả từ 9 - 2013 đến 12 - 2014.<br />
* Cách chọn mẫu:<br />
- Cỡ mẫu: tất cả BN đủ tiêu chuẩn nghiên<br />
cứu sẽ được chọn vào nghiên cứu.<br />
* Phương pháp tiến hành:<br />
BN được nghiên cứu trên các chỉ số<br />
lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm<br />
chẩn đoán virut dengue.<br />
180<br />
<br />
* Tiêu chuẩn đánh giá:<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa theo tiêu<br />
chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam (2011), chia<br />
làm 3 thể bệnh [1]:<br />
+ SXHD.<br />
+ SXHD có dấu hiệu cảnh báo.<br />
+ SXHD nặng.<br />
* Thu thập dữ liệu: thông tin của BN<br />
được ghi chép vào bệnh án theo mẫu<br />
nghiên cứu.<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
* Một số đặc điểm dịch tễ:<br />
Bảng 1: Phân loại nhóm tuổi và giới.<br />
SỐ BN<br />
n = 120<br />
<br />
%<br />
<br />
16 - < 20<br />
<br />
15<br />
<br />
12,5<br />
<br />
20 - < 30<br />
<br />
25<br />
<br />
20,8<br />
<br />
30 - < 40<br />
<br />
34<br />
<br />
28,3<br />
<br />
40 - < 50<br />
<br />
13<br />
<br />
10,8<br />
<br />
50 - 60<br />
<br />
23<br />
<br />
19,2<br />
<br />
> 60<br />
<br />
10<br />
<br />
8,4<br />
<br />
NHÓM TUỔI<br />
<br />
Tuổi thấp nhất<br />
<br />
16<br />
<br />
Tuổi cao nhất<br />
<br />
83<br />
<br />
Tuổi trung bình<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
38,65<br />
<br />
Nam<br />
<br />
66<br />
<br />
55<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
54<br />
<br />
45<br />
<br />
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu từ 20 40 tuổi (49,1%). Tuổi trung bình 38,65 tuổi<br />
(49,1%). Kết quả này tương tự với nghiên<br />
cứu của Rajoo Singh Chhina và CS: tuổi<br />
trung bình của BN 31,6 (33,2% BN thuộc<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
nhóm tuổi 21 - 30) [5]; Om P gặp tuổi trung<br />
bình 31,87 [4]. Về giới, BN nam (55%)<br />
nhiều hơn nữ (45%), tỷ lệ nam/nữ là 1,22.<br />
* Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của BN:<br />
Triệu chứng lâm sàng hay gặp là sốt<br />
(120 BN = 100%), đau đầu (100 BN =<br />
83,3%), đau mỏi cơ khớp (103 BN =<br />
85,8%), xuất huyết (97 BN = 80,8%).<br />
* Phân loại các thể lâm sàng:<br />
Nhóm BN SXHD chiếm tỷ lệ cao nhất<br />
(69 BN = 57,5%) và chỉ có 5 BN (4,2%)<br />
SXHD nặng. Kết quả này khác với nghiên<br />
<br />
cứu của Trần Minh Tường [2] gặp 35,6%<br />
BN sốt dengue và 74,4% SXHD, không<br />
gặp BN sốc. Rajoo Singh Chhina [5]<br />
nghiên cứu 214 BN ở Ấn Độ thấy 81,3%<br />
BN sốt dengue; 13,6% SXHD và 5,1% có<br />
hội chứng sốc Dengue. Om P [4] gặp sốt<br />
dengue 86%, SXHD 12% và hội chứng<br />
sốc dengue 2%.<br />
Như vậy, qua tham khảo nghiên cứu<br />
của một số tác giả, chúng tôi nhận thấy<br />
SXHD có biểu hiện lâm sàng khác nhau ở<br />
mỗi vụ dịch, giữa các năm và khu vực.<br />
<br />
2. So sánh một số chỉ số cận lâm sàng và yếu tố đông máu cơ bản giữa các<br />
thể SXHD.<br />
Bảng 2: So sánh chỉ số ALT, AST giữa các thể lâm sàng.<br />
THỂ LÂM SÀNG<br />
<br />
SXHD<br />
(1) (n = 69)<br />
<br />
SXHD CÓ DẤU<br />
HIỆU CẢNH BÁO<br />
(2) (n = 46)<br />
<br />
SXHD NẶNG<br />
(3) (n = 5)<br />
<br />
p<br />
<br />
X<br />
<br />
77<br />
<br />
151,5<br />
<br />
681,6<br />
<br />
p1-2 < 0,001<br />
<br />
Tối thiểu - tối đa<br />
<br />
5 - 321<br />
<br />
18 - 444<br />
<br />
95 - 2160<br />
<br />
p2-3 < 0,001<br />
<br />
X<br />
<br />
96,1<br />
<br />
228,7<br />
<br />
1070<br />
<br />
p1-2 < 0,001<br />
<br />
Tối thiểu - tối đa<br />
<br />
10 - 298<br />
<br />
46 - 920<br />
<br />
150 - 2380<br />
<br />
CHỈ SỐ<br />
<br />
ALT (u/l)<br />
<br />
p1-3 < 0,001<br />
<br />
AST (u/l)<br />
<br />
p1-3 < 0,001<br />
p2-3 < 0,001<br />
<br />
So sánh giá trị trung bình ALT và AST giữa các thể bệnh thấy khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa SXHD nặng so với nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD (p < 0,001),<br />
có sự khác biệt về mức độ tổn thương gan giữa các thể bệnh. Mức độ bệnh càng nặng,<br />
tổn thương gan cµng nÆng. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của<br />
Kalenahalli Jagadishkumar [3], nồng độ AST trung bình ở 3 thể lâm sàng sốt dengue,<br />
SXHD và hội chứng sốc dengue là: 134 UI/l, 280 UI/l và 883 UI/l (p = 0,002). Kết quả này<br />
thấp hơn nghiên cứu của Rajoo Singh Chhina [5], nồng độ AST trung bình ở 3 thể sốt<br />
dengue, SXHD và hội chứng sốc dengue là: 277UI/l, 478UI/l và 1234,7UI/l (p = 0,0001).<br />
- Enzym ALT:<br />
Nồng độ ALT trung bình ở 3 thể lâm sàng SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo,<br />
SXHD nặng tương ứng là: 77 UI/l, 151,5 UI/l và 681,6 UI/l. Chúng tôi thấy có sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê giữa thể SXHD với SXHD nặng, SXHD có dấu hiệu cảnh báo<br />
181<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
với p < 0,001. Theo Rajoo Singh Chhina [5], nồng độ ALT trung bình ở 3 thể lâm sàng<br />
sốt dengue, SXHD và hội chứng sốc dengue là: 174,6 UI/l, 254,5 UI/l và 819,0 UI/l<br />
(p = 0,0001), tương đương với nghiên cứu của Kalenahalli Jagadishkumar [3], nồng độ<br />
ALT trung bình ở 3 thể tương ứng lần lượt là: 78,7 UI/l, 157,3 UI/l và 504,6 UI/l<br />
(p = 0,001).<br />
Bảng 3: So sánh giá trị trung bình của tỷ lệ prothrombin với các thể bệnh.<br />
THỂ LÂM SÀNG<br />
<br />
SXHD CÓ DẤU HIỆU<br />
CẢNH BÁO (2) (n = 46)<br />
<br />
SXHD NẶNG (3)<br />
<br />
(n = 69)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
82,9<br />
<br />
91,2<br />
<br />
83,0<br />
<br />
Tối thiểu - tối đa<br />
<br />
40 - 126<br />
<br />
42 - 126<br />
<br />
61 - 107<br />
<br />
SXHD (1)<br />
<br />
TỶ LỆ PT (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
(n = 5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Chỉ số PT giảm (< 70%) gặp 20,9% chung cho cả 3 thể lâm sàng SXHD, SXHD có<br />
dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng. Giá trị PT trung bình của 3 nhóm khác biệt không<br />
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 4: So sánh giá trị trung bình của fibrinogen giữa các thể lâm sàng.<br />
THỂ LÂM SÀNG<br />
FIBRINOGEN (G/L)<br />
<br />
SXHD (1)<br />
(n = 69)<br />
<br />
SXHD CÓ DẤU HIỆU<br />
CẢNH BÁO (2) (n = 46)<br />
<br />
SXHD NẶNG<br />
(3) (n = 5)<br />
<br />
3,8<br />
<br />
3,7<br />
<br />
3,1<br />
<br />
Trung bình<br />
Tối thiểu - tối đa<br />
<br />
2,3 - 4,2<br />
<br />
1,0 - 6,0<br />
<br />
2,4 - 4,2<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Giá trị trung bình của fibrinogen không khác biệt giữa 3 nhóm (p > 0,05).<br />
Bảng 5: So sánh giá trị trung bình của APTT giữa các thể lâm sàng.<br />
THỂ LÂM SÀNG<br />
APTT (s)<br />
<br />
Trung bình<br />
Tối thiểu - tối đa<br />
<br />
SXHD CÓ DẤU HIỆU<br />
CẢNH BÁO (2) (n = 46)<br />
<br />
SXHD NẶNG (3)<br />
<br />
(1) (n = 69)<br />
<br />
(n = 5)<br />
<br />
p<br />
<br />
37,4<br />
<br />
41,1<br />
<br />
41,32<br />
<br />
23,1 - 60<br />
<br />
26,8 - 70,8<br />
<br />
26,6 - 61<br />
<br />
p1-2 > 0,05<br />
p1-3 > 0,05<br />
p2-3 > 0,05<br />
<br />
SXHD<br />
<br />
Giá trị trung bình APTT của nhóm SXHD là 37,4s và nhóm SXHD nặng là 41,32s.<br />
Không có sự khác biệt về chỉ số APTT giữa các nhóm SXHD (p > 0,05). Kết quả của<br />
chúng tôi có phần khác với Trần Minh Tường [5] khi nghiên cứu trên 2 nhóm BN tử<br />
vong và nhóm sốc hồi phục thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giá trị<br />
PT giảm và APTT kéo dài ở 2 nhóm này.<br />
Sự khác biệt này có thể do số lượng BN của chúng tôi chưa nhiều, không gặp BN<br />
sốc, số lượng tổn thương gan nặng thấp; bên cạnh đó, BN điều trị nội trú tại bệnh viện,<br />
được theo dõi sát, xử trí kịp thời các triệu chứng, nên tình trạng rối loạn đông máu xảy<br />
ra ít, vì thế, không có khác biệt giữa các thể bệnh.<br />
<br />
182<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 120 BN SXHD điều trị tại<br />
Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103<br />
từ 9 - 2013 đến 12 - 2014, chúng tôi rút ra<br />
một số kết luận:<br />
- Nhóm tuổi hay gặp từ 20 - 40, nam<br />
nhiều hơn nữ.<br />
- Biểu hiện lâm sàng hay gặp là sốt<br />
(100%), đau đầu (83,3%), xuất huyết (80,8%).<br />
- Tỷ lệ SXHD 57,5%, SXHD có dấu hiệu<br />
cảnh báo 38,3% và SXHD nặng 4,2%.<br />
- Có sự khác biệt giữa các thể bệnh về<br />
giá trị trung bình của AST, ALT (p < 0,001),<br />
nhưng chưa thấy khác biệt về các yếu<br />
tố đông máu cơ bản (fibrinogen, tỷ lệ<br />
prothrombin và APTT) giữa các thể bệnh.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt<br />
xuất huyết dengue. Ban hành kèm theo<br />
<br />
183<br />
<br />
Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16 tháng<br />
02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2011.<br />
2. Trần Minh Tường, Trịnh Thị Xuân Hòa. Đặc<br />
điểm lâm sàng, cận lâm sàng sốt dengue và sốt<br />
xuất huyết dengue ở người lớn tại Bệnh viện 13<br />
(2008-2010). Tạp chí Y - Dược học Quân sự.<br />
2011, 2, tr.16-22.<br />
3. Kalenahalli Jagadishkumar, Puja Jain,<br />
Vaddambal G.Manjunath. Hepatitic involvement in<br />
dengue fever in children. Iran J Pediat. Jun 2012,<br />
22 (2), pp.231-236.<br />
4. Om P, Aysha A, SM Wasim J et al.<br />
Severity of acute hepatitis and its outcome<br />
inpatients with dengue fever in a tertiary care<br />
hospital Karachi, Pakistan (South Asia).<br />
Parkash et al. BMC Gastroenterology. 2010, 10<br />
(43), pp.2-8.<br />
5. Rajoo Singh Chhina, Omesh Goyala,<br />
Deepinder Kaur Chhinab et al. Liver function<br />
tests in patients with dengue viral infection.<br />
Dengue Bulletin. 2008, Vol 32, pp.110-117.<br />
<br />