intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại Việt Nam thông qua dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2005-2020 theo quý, bằng cách ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, cùng với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 237 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Nguyễn Phương Linh - Đinh Trần Thanh Mỹ Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) tại Việt Nam thông qua dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 2005-2020 theo quý, bằng cách ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) và kiểm định quan hệ nhân quả Granger, cùng với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Mặc dù tác động này trong ngắn hạn là không đáng kể, nhưng trong dài hạn, FDI lại giải thích khoảng 12% sự thay đổi trong GDP. Điều này chỉ ra rằng FDI là một trong những yếu tố chính thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách làm thế nào để duy trì và phát huy những tác động tích cực hiện có của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ khoá: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng kinh tế, mô hình tự hồi quy Vector (VAR), quan hệ nhân quả. THE RELATIONSHIP BETWEEN FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND ECONOMIC GROWTH: AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM Abstract This study investigates the casual relationship between foreign direct investment (FDI) and economic growth in Vietnam based on quarterly secondary time series data from 2005 to 2020 through VAR model, Granger causality test, impulse functions; and variance decompositions. The results indicate that there is a positive impact of FDI on Vietnam’s economic growth. The impact in the short-term is insignificant, as it is likely that there are multiple elements that enhance economic growth of Vietnam besides FDI inflows. However, the influence of FDI increases to a significant level in the long-term, which shows that FDI is one of the most important drivers in boosting the Vietnamese economy. In conclusion, we propose policy recommendations for sustaining and promoting the existing positive effects of FDI on the Vietnamese economy. Keywords: Foreign direct investment (FDI), Economic growth, Vector autoregressive (VAR), causality.
  2. 238 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT) của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển (Lâm Thuỳ Dương, 2021). Thật vậy, thông qua dòng vốn FDI, nguồn vốn đầu tư trong nước được tích luỹ, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ, phát triển nhân lực, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế chính trị và đối ngoại cũng như sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Có thể thấy, FDI luôn nhận được sự coi trọng và đánh giá cao tại các nước đang phát triển (Borensztein, 1998). Tại Việt Nam, trong suốt thập niên vừa qua đã có những bước chuyển mình đáng kể. Cụ thể, với sự ra đời của chính sách Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Năm 1987, sự ra đời đầu tiên của Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho Việt Nam bắt đầu quá trình mở cửa và hội nhập, tiếp nhận dòng vốn FDI như một yếu tố quan trọng, bổ sung sự thiếu hụt của nguồn vốn trong nước. Do các chính sách mở cửa, giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực và tỷ trọng của FDI trong GDP đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1986, giá trị của GDP chỉ đạt 23,972 tỷ USD và FDI chiếm 0% GDP; nhưng đến năm 2020 giá trị của GDP lên đến 200,654 tỷ USD và tỷ trọng FDI chiếm 5,83% GDP [1]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới kiểm chứng mối quan hệ giữa FDI và TTKT với sự đa dạng về phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Một số công trình cho rằng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều giữa FDI và TTKT (Hsiao & Hsiao, 2007; He, 2018). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu chứng minh mối quan hệ này là hai chiều (Zhang, 2001; Ahmad & cộng sự, 2018) hoặc không tồn tại mối quan hệ nào giữa FDI và TTKT (Belloumi, 2014). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và TTKT cho đến nay vẫn còn chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận. Nguyên nhân có thể bởi sự khác nhau trong phạm vi nghiên cứu, mức độ cập nhật dữ liệu và điều kiện phát triển mỗi giai đoạn. Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu trước đây trong phạm vi quốc gia chỉ thực hiện đến năm 2019. Trong khi đó, năm 2020 là một năm khá đặc biệt, mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam thực tế đã sụt giảm 13.15% [1] so với năm trước nhưng đây vẫn là một con số đáng khích lệ so với các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lan rộng. Bên cạnh đó, trong năm này, Việt Nam đã có thêm ba Hiệp định thương mại lớn, đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Vương Quốc Anh (UKVFTA), hứa hẹn sẽ có nhiều cơ hội và lợi ích đối với kinh tế xã hội Việt Nam trong tương lai. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm củng cố cũng như xác nhận lại một lần nữa mối quan hệ của FDI và TTKT tại Việt Nam bằng cách cập nhật dữ liệu đến năm 2020. Việt Nam là một trong 11 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa kinh tế thuận lợi và hội tụ nhiều yếu tố trong thu hút đầu tư FDI. Ngoài ra, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF (2020), Việt Nam tiếp tục là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng dương là 1,6% và nền kinh tế có thể sẽ đứng thứ tư khu vực, vượt qua Singapore và Malaysia. Có thể thấy, Việt Nam ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 239 tư đến từ các quốc gia khác nhau. Đồng thời, nguồn vốn FDI cũng được xem là động lực tăng trưởng và góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tại Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2020, Việt Nam thu hút được 2.523 dự án mới với tổng số vốn đăng ký 28.530,10 triệu USD, trong đó, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký lên đến 70% [2]. Tuy nhiên, giá trị đóng góp của khu vực FDI trong GDP vẫn còn thấp là 5,83%, giảm 0,33% so với năm 2019[1]. Như vậy, vấn đề đặt ra là, tại Việt Nam, liệu FDI có thực sự tác động đến TTKT và ngược lại hay không? Vì vậy, đề tài ‘‘Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” được tác giả lựa chọn thực hiện nhằm giải quyết khoảng trống nghiên cứu trên với số liệu nghiên cứu đã được cập nhật đến năm 2020, cụ thể là giai đoạn 2005-2020 theo quý (từ quý I năm 2005 đến quý III năm 2020). Bố cục của bài nghiên cứu bao gồm 5 phần: Phần 1 là lời mở đầu; phần 2 trình bày về cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu; tiếp theo phương pháp nghiên cứu được mô tả ở phần 3; phần 4 trình bày kết quả nghiên cứu; và cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Một số lý thuyết về FDI và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa FDI và TTKT được xác định chủ yếu dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển (lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh). Theo đó, mô hình này cho rằng lượng vốn đầu tư chỉ ảnh hưởng đến TTKT trong ngắn hạn và tăng trưởng dài hạn có thể có thông qua tiến bộ công nghệ và lực lượng lao động, là yếu tố ngoại sinh (Solow, 1956). Ngoài ra, mối quan hệ giữa FDI và TTKT còn được xây dựng dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Robert & Lucas, 1988). Lý thuyết này cho rằng thông qua FDI, việc áp dụng quy trình sản xuất công nghệ mới ở nước sở tại sẽ thúc đẩy TTKT hiệu quả hơn. FDI tác động tích cực đến TTKT trong dài hạn không chỉ qua tích lũy vốn mà còn thông qua sự lan tỏa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, từ đó gia tăng năng suất, thúc đẩy đầu tư trong nước và tiến bộ công nghệ. Tóm lại, mô hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã phát triển và bổ sung các mô hình trước khi giả định nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào suất sinh lợi tăng dần theo quy mô: Sản lượng gia tăng khi các yếu tố đầu vào tăng, dẫn đến tiến bộ công nghệ. 2.2. Các nhân tố tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Chất lượng thể chế được định nghĩa là “các thỏa thuận vốn đã ăn sâu trong xã hội như quyền sở hữu, luật pháp, truyền thống pháp lý, lòng tin giữa các cá nhân, trách nhiệm của chính quyền và nhân quyền” (Easterly, 2005). Một quốc gia có hệ thống thể chế tốt góp phần gia tăng hiệu suất hoạt động kinh tế và thu hút dòng vốn FDI từ bên ngoài (Cavalcanti & cộng sự, 2008). Olofsdotter (1998) đã khẳng định FDI tác động tích cực đến TTKT hơn khi nước tiếp nhận đầu tư có chất lượng thể chế tốt hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của Cơ sở hạ tầng (gồm giao thông vận tải, viễn thông, trường học…) đối với TTKT và hoạt động FDI như Li & Liu (2005) hoặc Kinoshita & Lu (2006). Quốc gia có cơ sở hạ tầng tiên tiến có thể tiết kiệm một phần chi phí và thời gian đầu tư, từ đó nâng cao lợi nhuận và gia tăng hiệu quả kinh tế. Đây là nhân tố quan
  4. 240 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa trọng để các nhà đầu tư xem xét trước khi quyết định xây dựng hoặc đầu tư dự án vào một quốc gia. Bên cạnh đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã làm rõ vai trò của Vốn nhân lực đến TTKT, thông qua lan toả công nghệ, từ đó gia tăng năng suất và thúc đẩy đầu tư. Có rất nhiều tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, một trong những tiêu chí tiêu biểu đó là trình độ giáo dục (thể hiện năng lực và chuyên môn kỹ thuật của người lao động đã qua đào tạo). Đã có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của vốn nhân lực đến TTKT, tiêu biểu là nghiên cứu của Blomstrom & cộng sự (2001). Một quốc gia có nguồn lao động có khả năng học hỏi và tiếp thu nhanh với sự tiến bộ công nghệ sẽ dễ dàng thúc đẩy TTKT hơn (Bende-Nabende & cộng sự, 2001). Các yếu tố khác như Tính ổn định kinh tế vĩ mô và Độ mở thương mại cũng góp phần đáng kể trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI và TTKT (Zhang, 2001; Makki & Somwaru, 2004; Pegkas, 2015). 2.3. Tổng quan nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu thực hiện nhằm trả lời cho câu hỏi liệu có mối quan hệ giữa FDI và TTKT hay không. Trong khi một số khẳng định tầm quan trọng của FDI đến TTKT thì nhiều nghiên cứu lại cho rằng TTKT tác động tích cực đến FDI. Có thể thấy hiện nay mối quan hệ giữa FDI và TTKT vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa có xu hướng thống nhất. Thứ nhất, FDI và TTKT có mối quan hệ một chiều bao gồm: FDI tác động tích cực đến TTKT hoặc ngược lại, TTKT tác động đến FDI. Xét theo khía cạnh thứ nhất, nghiên cứu gần đây của Liu & Lee (2020) đã kiểm tra tác động của FDI đến TTKT tại Trung Quốc giai đoạn 1981-2018 bằng mô hình VAR với hai biến GDP và FDI, cho thấy FDI tác động tích cực đến TTKT. Ngoài ra, Hooi & Tan (2010) thực hiện nghiên cứu tại Malaysia giai đoạn 1970-2009 với ba biến: GDP, FDI và Đầu tư trực tiếp (DI) bằng mô hình VECM cũng đã chỉ ra FDI tác động tích cực đến TTKT trong dài hạn, nhưng DI lại ảnh hưởng tiêu cực đến TTKT. Nghiên cứu của Hsiao & Hsiao (2007) và He (2018) lần lượt cũng cho kết quả tương tự tại 8 quốc gia phía Đông, Đông Nam Á và Trung Quốc. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh & cộng sự (2006) cũng đã đánh giá tác động FDI đến TTKT giai đoạn 1988-2003 qua phương pháp OLS cho thấy tác động này là tích cực và có ý nghĩa. Xét theo khía cạnh thứ hai, một số nghiên cứu phân tích tác động của TTKT đến FDI, phần lớn đều cho rằng TTKT có tác động tích cực đến FDI (Ang, 2007; Umeora, 2013). Điển hình là nghiên cứu của Umeora (2013), xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI và GDP tại Nigeria giai đoạn 1986 – 2011 bằng phương pháp OLS, cho thấy TTKT tác động tích cực đến FDI. Với dữ liệu bảng tại 136 quốc gia phát triển và đang phát triển giai đoạn 1970-2006, nghiên cứu của Chanegriha & cộng sự (2020) đã cho thấy tồn tại mối quan hệ một chiều từ TTKT đến FDI tại 4 quốc gia - Dominica, Gabon, Madagascar và Ba Lan. Thứ hai, tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa FDI và TTKT. Chowdhury & Mavrotas (2005) xem xét mối quan hệ giữa FDI và TTKT bằng mô hình VAR giai đoạn 1969 -2000 tại 3 nước đang phát triển. Kết quả cho thấy mối quan hệ hai chiều này là tích cực ở Malaysia và
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 241 Thái Lan. Ngoài ra, các nghiên cứu khác của Liu và cộng sự (2002); Ahmad & cộng sự (2018) còn xem xét thêm mối quan hệ hai biến GDP, FDI với xuất khẩu và độ mở thương mại, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa FDI và TTKT là hai chiều; xuất khẩu và độ mở thương mại đều tác động đến FDI, TTKT và ngược lại. Một số nghiên cứu sử dụng những phương pháp khác như: ECM (Zhang, 2001); OLS (Mun & cộng sự, 2008); GMM (Li & Liu, 2005; Turkcan & cộng sự, 2008) cũng cho ra kết quả tương tự. Tại Việt Nam, Hồ Đắc Nghĩa (2014) đã khẳng định FDI và TTKT có mối quan hệ hai chiều tích cực giai đoạn 1990-2012. Thứ ba, không tồn tại mối quan hệ nào giữa FDI và TTKT hoặc FDI tác động tiêu cực đến TTKT. Ericsson & Irandoust (2001) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và TTKT ở 4 quốc gia phát triển giai đoạn 1970-1997 bằng mô hình VAR và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả chỉ ra không có mối quan hệ nào giữa FDI và TTKT tại Phần Lan và Đan Mạch. Mặt khác, nghiên cứu của Belloumi (2014) sử dụng dữ liệu thời gian giai đoạn 1970-2008 bằng phương pháp ARDL cho thấy FDI tác động tiêu cực đến TTKT tại Tunisia. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến (2014) được thực hiện trong giai đoạn 2004-2013 cho thấy rằng trong ngắn hạn, FDI tác động tiêu cực đến TTKT. Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu thực hiện về mối quan hệ của FDI và TTKT, nhưng các kết quả đưa ra chưa có xu hướng thống nhất và còn nhiều tranh luận. Theo Lipsey & Sjoholm (2005), các kết quả nghiên cứu tuỳ thuộc vào điều kiện từng giai đoạn sẽ khác nhau. Chính vì vậy, đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và TTKT, cụ thể thời gian nghiên cứu sẽ được cập nhật đến năm 2020 (giai đoạn 2005-2020) nhằm kiểm chứng và khẳng định một lần nữa mối quan hệ này trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam cũng như bổ sung cho khoảng trống các nghiên cứu trước. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Cơ sở dữ liệu CEIC trong giai đoạn từ quý I/2005 đến quý III/2020. Dữ liệu được thu thập theo quý với số quan sát là 58. Bảng 7. Mô tả tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu Tên biến Định nghĩa Đơn vị đo lường Nguồn GDP Tổng sản phẩm quốc nội thực Triệu USD Ngân hàng thế (constant 2010-theo giá cố định giới (WB) 2010) FDI Lượng vốn đầu tư khu vực FDI Triệu USD CEIC Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
  6. 242 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình VECM, ARDL và VAR là ba mô hình được đề xuất để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và TTKT. Dựa vào bằng chứng các biến đều có tính dừng tại sai phân bậc 1 và không có đồng liên kết trong bài nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để ước lượng. Theo cách tiếp cận mô hình VAR, quy trình nghiên cứu gồm 6 bước: Thứ nhất, kiểm định tính dừng; thứ hai là kiểm định động liên kết; thứ ba là lựa chọn độ trễ tối ưu; thứ tư là ước lượng mô hình VAR và kiểm định nhân quả Granger; thứ năm là kiểm định tính ổn định của mô hình; và cuối cùng là phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Để giảm độ lệch chuẩn và đảm bảo tính ổn định của chuỗi dữ liệu thời gian, nghiên cứu lấy các giá trị logarit của FDI (triệu USD) và GDP (constant 2010, triệu USD). Mô hình VAR trong nghiên cứu gồm hai biến được xây dựng là một hệ gồm hai phương trình : 𝐤 𝐤 LnGDPt = α1 + ∑i=1 βi FDIt−i + ∑ 𝐣=𝟏 𝛄 𝐣 𝐆𝐃𝐏 𝐭−𝐣 + ɛ1t LnFDIt = α2 + ∑k βi GDPt−i + ∑ 𝐣=𝟏 𝛄 𝐣 𝐅𝐃𝐈 𝐭−𝐣 + ɛ2t i=1 𝐤 Trong đó: LnGDPt là giá trị GDP thực tại Việt Nam trong giai đoạn t, dưới dạng logarit; LnFDIt là vốn FDI vào tại Việt Nam trong giai đoạn t, dưới dạng logarit; i, j là độ trễ thứ i và j, k là độ trễ tối ưu; LnGDPt-i, LnFDIt-i là độ trễ thứ i của hai biến LnGDPt và LnFDIt; ɛ1t, ɛ2t là sai số ngẫu nhiên; α1, α2 là hệ số chặn; βi, γj là hệ số ước lượng lần lượt tại độ trễ thứ i và j. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả dữ liệu Kết quả thống kê cho thấy, giá trị GDP Việt Nam trung bình đạt 38.185,76 triệu USD giai đoạn 2005-2020. Trong đó, GDP cao nhất đạt 55.578,92 triệu USD vào quý III/2020, giá trị thấp nhất là vào quý I/2005 đạt 25.475,1 triệu USD. Dòng vốn FDI tại Việt Nam có giá trị trung bình là 2.398,27 triệu USD, đạt giá trị lớn nhất là 4.890 triệu USD vào quý IV/2018, gấp 19,8 lần so với giá trị nhỏ nhất (247 triệu USD) vào quý III/2005. Hệ số nhọn của hai biến đều nhỏ hơn 3, cho thấy phân phối xác suất được tập trung thấp hơn bình thường. Hệ số bất đối xứng đều có giá trị dương cho thấy hai biến có phân phối lệch phải. Giá trị p-value cho thấy chỉ có biến FDI có phân phối chuẩn. Tương tự, đối với hai biến LnGDP và LnFDI, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đều dương. Xét hệ số bất đối xứng thì biến LnGDP có phân phối lệch phải, biến LnFDI có phân phối lệch trái. Tuy nhiên, khi thực hiện kiểm định phân phối chuẩn p-value tại hai biến LnGDP và LnFDI thì kết quả chỉ ra cả hai biến đều không phân phối chuẩn.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 243 Bảng 8. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến GDP FDI LnGDP LnFDI (triệu USD) (triệu USD) Số quan sát 63 63 63 63 Trung bình 38185.76 2398.27 10.52617 7.6331 Giá trị nhỏ nhất 25475.1 247 10.14546 .6297149 Giá trị lớn nhất 55578.92 4890 10.92556 5.509388 Độ lệch chuẩn 8583.282 1098.718 .2195574 8.494947 Hệ số bất đối xứng .5388618 .0953592 .2468966 -1.403826 Hệ số nhọn 2.14631 2.622177 1.995048 4.777747 p-value 0.00171 0.28292 0.02608 0.00001 Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 4.2. Kết quả ước lượng Trong phân tích chuỗi thời gian, để cho ra một kết quả ước lượng tin cậy thì chuỗi thời gian đó phải có tính dừng. Nếu chuỗi dữ liệu không dừng, ta chỉ có thể nghiên cứu riêng trong giai đoạn đang xem xét và không thể khái quát hoá các giai đoạn khác cũng như dự báo trong tương lai. Ngoài ra, chuỗi không dừng có thể dẫn đến hồi quy giả mạo. Do đó, vấn đề đầu tiên của mô hình VAR đó là kiểm tra xem chuỗi dữ liệu đã dừng hay chưa. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm nghiệm đơn vị của Dickey – Fuller (ADF). Bảng 9. Kiểm định tính dừng ADF 5% critical value p-value LnGDP -0.681 -2.920 0.8515 LnFDI -2.844 -2.920 0.0523 DLnGDP -9.345 -2.921 0.0000 DLnFDI -13.460 -2.921 0.0000 Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Sau khi kiểm định tính dừng của hai biến LnGDP và LnFDI, ta thấy cả hai biến đều không có tính dừng tại bậc gốc và đều cùng dừng tại bậc 1, cho nên ta cần kiểm tra có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa FDI và GDP hay không bằng kiểm định đồng liên kết. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen. Kết quả cho thấy không có bằng chứng cho sự tồn tại của đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%.
  8. 244 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Bảng 10. Kiểm định đồng liên kết Kiểm định Trace Kiểm định Max - Eigen Mối quan hệ đồng liên Thống kê Trace Giá trị tới Thống kê Giá trị tới kết giả định hạn 5% Max - Eigen hạn 5% Không* 8.3192* 15.41 8.0779 14.07 Tối đa 1 0.2412 3.76 0.2412 3.76 * Mô hình lựa chọn dựa trên giá trị thống kê Trace Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Khi đã xác định không có sự tồn tại của đồng liên kết, tác giả tiến hành ước lượng mô hình VAR và dùng phân sai bậc 1 của các biến để ước lượng mô hình (Toda và Yamamoto, 1995; Kestel, 2013). Với nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau trong mô hình, việc lựa chọn độ trễ thực sự gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tác giả sẽ lựa chọn độ trễ dựa trên số lượng các tiêu chí chấp nhận độ trễ đó. Dựa vào bảng 5, ba tiêu chí (LR, FPE, AIC) đề xuất độ trễ 5 cho mô hình VAR. Vậy độ trễ 5 sẽ được lựa chọn để ước lượng mô hình VAR và kiểm định nhân quả Granger. Bảng 11. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu Lag LogL LR FPE AIC HC SC 0 96.9718 .000122 -3.33235 -3.30449* -3.26066* 1 100.495 7.0456 .000125 -3.3156 -3.23202 -3.10054 2 101.937 2.8844 .000136 -3.22585 -3.08655 -2.86742 3 109.371 14.869 .000121 -3.34636 -3.15135 -2.84456 4 114.622 10.501 .000116 -3.39025 -3.13951 -2.74507 5 119.826 10.407* .000112* -3.43248* -3.12602 -2.64393 * Độ trễ tối ưu lựa chọn bởi các tiêu chí Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Sau khi thực hiện mô hình VAR, để kiểm tra mối quan hệ nhân quả này chính xác hơn, ta tiến hành kiểm định Granger giữa DLnGDP và DLnFDI. Qua kết quả kiểm định, ta thấy FDI có tác động đến TTKT tại Việt Nam (bác bỏ giả thuyết H0 với p-value < 0.05 với độ tin cậy 95%). Nói cách khác, tồn tại mối quan hệ một chiều giữa FDI và TTKT.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 245 Bảng 12. Kết quả mô hình VAR tại độ trễ 5 DLnGDPt-5 DLnFDIt-5 p-value C DLnGDP .1705274 .0416651 0.042 .0130486 DLnFDI .8278571 .2032719 0.221 .0091487 Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Bảng 13. Kết quả kiểm định nhân quả Granger tại độ trễ 5 Lag Giả thuyết H0 Chi-square Prob. 5 DLnFDI không có mối quan hệ nhân quả DLnGDP 11.596 0.041 5 DLnGDP không có mối quan hệ nhân quả DLnFDI 7.31 0.199 Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Sau đó, tác giả tiếp tục kiểm tra tính ổn định của mô hình để đảm bảo kết quả thu được đáng tin cậy, có thể thấy được rằng với vòng tròn đơn vị thì mô hình VAR với độ trễ 5 là phù hợp, các điểm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Hình 3. Vòng tròn đơn vị Roots of the companion matrix 1 .5 Imaginary 0 -.5 -1 -1 -.5 0 .5 1 Real Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành thực hiện phản ứng đẩy và phân rã phương sai nhằm có đánh giá về phản ứng và sự biến thiên của các biến khi xảy ra một cú sốc một biến số. Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy một cú sốc FDI tác động đến TTKT, kéo dài qua các giai đoạn và có xu hướng giảm dần. Theo hình 2, có thể thấy tác động này dao động thất thường và không có xu hướng rõ rệt qua các thời kỳ. Cụ thể, dòng vốn FDI tác động mạnh đến TTKT trong những chu kỳ đầu và sau đó giảm dần, đến trung hạn có dấu hiệu phụ hồi và lại giảm dần về dài hạn. Tác động của FDI đến TTKT đạt cực đại dương vào chu kỳ 3 (khi tăng 1% trong FDI thì GDP đạt cực đại gần 0.05%) và đạt cực đại âm vào chu kỳ 6 (GDP giảm khoảng -0.033%). Nhìn chung, ta có thể thấy một cú sốc mạnh của FDI giai đoạn đầu sẽ tác động thúc đẩy TTKT đều đặn hơn vào những chu kỳ tiếp theo (các cú sốc có xu hướng giảm dần).
  10. 246 ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa Nguyên nhân có thể bởi các chính sách mở cửa và khuyến khích đầu tư từ Nhà nước sẽ giúp thu hút dòng vốn FDI trong ngắn hạn nhưng nếu dòng vốn này chảy vào các ngành như công nghiệp nặng, hoá chất gây ô nhiễm môi trường…sẽ có khả năng dẫn đến sự tăng trưởng ảo và tác động tiêu cực đến kinh tế. Do vậy, để tăng trưởng một cách bền vững hơn trong dài hạn, ta cần cần kiểm soát tốt dòng vốn FDI cũng như chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Ở chiều ngược lại, một cú sốc của TTKT cũng có tác động đến FDI qua các thời kỳ, tăng giảm thất thường và có xu hướng yếu dần. Trong đó, TTKT tác động ngay lập tức đến FDI và đạt cực đại vào chu kỳ 4 trong ngắn hạn, sau đó giảm dần và tác động mạnh dần trở lại và dần giảm trong dài hạn. Tuy nhiên, khó có thể kết luận rằng khi TTKT tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong FDI. Bởi trên thực tế, các tác động đến dòng vốn FDI là rất phức tạp, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô như biến động tỷ giá hối đoái, thay đổi chi phí, chất lượng thể chế, chính trị. Tất cả các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hình 4. Kết quả phân tích phản ứng đẩy Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA Để đánh giá chính xác hơn về sự giải thích mối quan hệ FDI và TTKT, tác giả tiến hành phân tích phân rã phương sai để đo lường mức độ giải thích giữa hai biến này và tìm mối liên hệ giữa chúng theo chu kỳ là 20 chu kỳ. Kết quả phân rã phương sai cho thấy trong ngắn hạn, FDI tác động không nhiều đến sự biến thiên của TTKT, nhưng trong dài hạn, FDI lại giải thích từ 11-12% sự biến thiên của TTKT. Dù vậy, TTKT chủ yếu vẫn được giải thích bởi sự tăng trưởng của chính nó (87%-99%) hơn là FDI. Nói cách khác, dòng vốn FDI có xu hướng tăng trong dài hạn, đóng vai trò quan trọng đối với TTKT. Ở chiều ngược lại, kết quả phân tích cho thấy TTKT có khả năng giải thích chưa cao cho việc thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn qua. TTKT tác động đến FDI từ chu kỳ thứ nhất nhưng không đáng kể. Từ
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 247 chu kỳ 10 trở đi, sự thay đổi của dòng vốn FDI được giải thích khoảng gần 11% bời TTKT và 89% bởi chính nó. Bảng 14. Kết quả phân tích phân rã phương sai Phân rã phương sai của DLnGDP Phân rã phương sai của DLnFDI Giai đoạn DLnGDP DLnFDI Giai đoạn DLnGDP DLnFDI 0 0 0 0 0 0 1 1 0 1 .000662 .999338 2 .999099 .000901 2 .001484 .998516 3 .993599 .006401 3 .002902 .997098 4 .936338 .063662 4 .003594 .996406 5 .932842 .067158 5 .071622 .928378 6 .933912 .066088 6 .075178 .924822 7 .913650 .086350 7 .080149 .919851 8 .902417 .097583 8 .082170 .917830 9 .889864 .110136 9 .094057 .905943 10 .888902 .111098 10 .100276 .899724 11 .884082 .115918 11 .103418 .896582 12 .883991 .116009 12 .104493 .895507 13 .879703 .120297 13 .104081 .895919 14 .879229 .120771 14 .107424 .892576 15 .878969 .121031 15 .107437 .892563 16 .878884 .121116 16 .108078 .891922 17 .877752 .122248 17 .107862 .892138 18 .877648 .122352 18 .108600 .891400 19 .877355 .122645 19 .108522 .891478 20 .877362 .122638 20 .109048 .890952 Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA
  12. 248 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Thảo luận kết quả Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên, có thể thấy trong giai đoạn nghiên cứu, tồn tại bằng chứng chỉ ra FDI tác động đến TTKT theo phương pháp phân tích nhân quả Granger, mô hình VAR, phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Kết quả này phù hợp nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Hsiao & Hsiao (2007); He (2018); Liu & Lee (2020). Dựa vào kết quả nghiên cứu này, một số vấn đề đã được đưa ra thảo luận. Trong phân tích mô hình VAR, FDI tác động đến TTKT trong ngắn hạn. Nếu tiếp tục thực hiện sẽ tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa FDI và TTKT tại lag 9, tức từ giai đoạn quý II/2007 đến quý III/2020. Tuy nhiên, vì nghiên cứu thực hiện trong mô hình VAR mang tính ngắn hạn, khi càng gia tăng độ trễ có thể dẫn đến sự sai số trong dữ liệu, cũng như tính chính xác sẽ giảm đi, ảnh hướng chất lượng ước lượng. Do đó, nghiên cứu chỉ dừng lại tại độ trễ 5. Ngoài ra, trong phân tích phản ứng đẩy và phân rã phân sai, FDI tác động tích cực đến TTKT trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, tác động của FDI đến TTKT trong ngắn hạn là không đáng kể nhưng lại có ảnh hưởng tích cực trong lâu dài. Cuối cùng, mặc dù TTKT là một trong những nhân tố mà các nhà đầu tư quan tâm khi định hướng thị trường đầu tư vào Việt Nam, nhưng trong kết quả nghiên cứu lại chỉ ra TTKT không có tác động tới thu hút FDI. 5.2. Hàm ý chính sách Một là, Nhà nước nên củng cố, ổn định môi trường đầu tư để định hướng khuyến khích dòng FDI carbon thấp từ các các nước có công nghệ hiện đại như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Nhật Bản nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Các nước phát triển như EU với nhiều hoạt động nghiên cứu sáng tạo, điển hình là công nghệ carbon thấp hiện đang được nhiều quốc gia mong muốn thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế và cải thiện vấn đề môi trường. Cho đến nay, EU đã có mặt tại 54 tỉnh thành trên cả nước và đầu tư vào 18/21 ngành (theo phân ngành kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực như Công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí; Thông tin và truyền thông… Ngoài ra, trong năm 2020, Hiệp định EVFTA và EVIPA bắt đầu có hiệu lực, tạo điều kiện hơn trong việc thúc đẩy FDI và chuyển giao công nghệ, đảm bảo đối xử công bằng, bảo hộ an toàn đầy đủ cho hai bên. Tuy vậy, cho đến nay hầu như có rất ít các dự án carbon thấp vào Việt Nam của các nước EU mà chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản. Do vậy, để thu hút ngày một nhiều hơn dự án đến từ các quốc gia phát triển này, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện củng cố môi trường kinh doanh hoàn thiện, bao gồm: đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị; phát triển hạ tầng đồng bộ, hệ thống giao thông, thông tin và xử lý chất thải; đào tạo đội ngũ nhân lực và công nghệ trình độ cao; rà soát, bổ sung, sửa đổi nội dung thiếu nhất quán trong các văn bản, thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động. Cùng với đó, xây dựng những chính sách ưu đãi vượt trội nhằm cạnh tranh với các quốc gia bên ngoài trong việc thu hút các dự án lớn và trọng
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 249 điểm như năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Ngoài ra, một trong những vấn đề của nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Do đó, Nhà nước nên rà soát Luật Sở hữu trí tuệ sao cho phù hợp với các cam kết FTA. Đây là những yếu tố ta cần phải tiếp tục cải thiện để thu hút và nâng cao chất lượng FDI. Hai là, Nhà nước nên có những định hướng và chính sách cụ thể để đẩy mạnh hoặc hạn chế thu hút FDI vào một số ngành nhất định nhằm duy trì FDI bền vững và từ đó sẽ thúc đẩy TTKT một cách bền vững. Cụ thể, thay vì tập trung dòng vốn FDI chảy vào những ngành sản xuất thô, có tính gia công, giá trị gia tăng thấp và có nguy cơ ô nhiễm môi trường (khoáng sản, hoá chất, sản xuất bột giấy…) thì Nhà nước nên tập trung dòng vốn FDI vào những công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt, ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, tái chế chất thải. Đây là một tiềm năng lớn đối với thị trường Việt Nam bởi hiện nay đi đôi với việc tăng nhập khẩu nguyên liệu nhựa, giấy thì lượng chất thải nhựa này đổ ra đại dương cũng tăng, trong khi ta nên sử dụng để tái chế trong nước. Do đó, để chủ động thu hút FDI “sạch”, Việt Nam cần phải chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ mội trường làm tiêu chí hàng đầu. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tập trung vào giáo dục và đào tạo các kỹ năng, kiến thức mũi nhọn trong các ngành công nghệ cao, mang tính ứng dụng như tài chính ngân hàng, quản lý khách sạn và du lịch, logistic…vừa để thu hút vốn FDI vào Việt Nam và đẩy nhanh quá trình tuyển dụng lao động tri thức vào khu vực FDI. Từ đó gia tăng lợi thế với các quốc gia láng giềng và tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy dòng vốn FDI bền vững Ba là, Nhà nước nên tiếp tục định hướng duy trì TTKT ổn định. TTKT đóng vai trò hết sức quan trọng bởi: Nền kinh tế ổn định sẽ giúp gia tăng thu nhập, phúc lợi và chất lượng cuộc sống người dân; tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt đối với một quốc gia đang phát triển có thế mạnh với những ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như Việt Nam. Ngoài ra, TTKT ổn định còn thể hiện ràng quốc gia đó có chế độ chính trị, an ninh, quốc phòng ổn định, gia tăng uy tín đối với các quốc gia bên ngoài. Việc định hướng duy trì TTKT thể hiện tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động của dịch bệnh, nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu ngày một tăng cao, dự báo lạm phát có thể sẽ tăng, khiến lợi nhuận các nhà đầu tư giảm sút, tác động của FDI bị hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ chỉ số lạm phát thông qua thực hiện hợp lý và hạn chế dòng vốn FDI chảy vào các khu vực nhạy cảm để TTKT ổn định. Bốn là, Nhà nước nên tiến hành giám sát các doanh nghiệp FDI, đặc biệt các doanh nghiệp FDI trong việc báo cáo lỗ nhằm ngăn chặn tình trạng chuyển giá và không làm thất thu ngân sách Nhà nước. Đưa ra những biện pháp nghiêm ngặt xử lý doanh nghiệp có hành vi chuyển giá và phối hợp với cơ quan quản lý nước ngoài để quản lý chặt chẽ hoạt động doanh nghiệp FDI. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, vì vậy cần có những biện pháp
  14. 250 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA đồng bộ để phát huy hiệu quả những mặt tích cực của dòng vốn FDI nhằm giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. CÁC GHI CHÚ [1] Được trích dẫn và tính toán từ Cơ sở dữ liệu CEIC và Ngân Hàng Thế Giới (WB). [2] Được trích dẫn và tính toán từ dữ liệu Cục Đầu tư Nước ngoài. Tài liệu tham khảo Ahmad, F., Draz, M. U., & Yang, S.-C. (2018). Causality Nexus of Exports, FDI and Economic Growth of The Asean5 Economies: Evidence from Panel Data Analysis. The Journal of International Trade & Economic Development, 27(6), 685-700. Ang, J. (2007). Determinants of Foreign Direct Investment in Malaysia. Journal of Policy Modeling, 30(3), 185-189. Belloumi, M. (2014). The Relationship between Trade, FDI and Economic Growth in Tunisia: An Application of The Autoregressive Distributed Lag Model. Economic Systems, 38(2), 269-287. Bende-Nabende, A., Ford, J., & Slater, J. (2001). FDI, Regional Economic Integration and Endogenous Growth: Some Evidence from Southeast Asia. Pacific Economic Review, 6(3), 383-399. Blomstrom, M., Kokko, A., & Globerman, S. (2001). The Determinants of Host Country Spillovers from Foreign Direct Investment: A Review and Synthesis of the Literature. Inward Investment Technological Change and Growth, 34-65. Borensztein, E., De Gregorio, J., & Lee, J. W. (1998). How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth? Journal of International Economics, 45(1), 115-135. Cavalcanti , T., Magalhães, A., & Tavares, J. (2008). Institutions and economic development in Brazil. The Quarterly Review of Economics and Finance, 48(2), 412-432. Chanegriha, M., Stewart, C., & Tsoukis, C. (2020). Testing for Causality between FDI and Economic Growth Using Heterogeneous Panel Data. The Journal of International Trade & Economic Development, Taylor & Francis Journals, 29(5), 546-565. Chowdhury, A., & Mavrotas, G. (2005). FDI and Growth: A Causal Relationship. Helsinki: The United Nations University (UNU), World Institute for Development Economics Research (WIDER). Easterly, W. (2005). National Policies and Economic Growth: A Reappraisal. Handbook of Economic Growth, 1A(Chapter 15), 1016-1059.
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 251 Ericsson, J., & Irandoust, M. (2001). On the Causality between Foreign Direct Investment and Output: A Comparative Study. The International Trade Journal, 15(1), 122- 132. He, Y. (2018). Foreign Direct Investment, Economic Growth and Employment: Evidence from China. International Research in Economic and Finance, 2(1), 15-25. Hồ, N. Đ. (2014). Mô Hình Phân Tích Mối Quan Hệ Của FDI Và Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam. Hà Nội: Luận Án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hooi, L. H., & Tan, B. W. (2010). Linkages between Foreign Direc Investment, Domestic Investment and Economic Growth in Malaysia. Journal of Economic Cooperation & Development, 32(4), 75-95. Hsiao, F. S., & Hsiao, M. C. (2007). FDI, Exports, and GDP in East and Southeast Asia: Panel Data Versus Time-series Causality Analyses. Journal of Asian Economics, 17(6), 1082-1106. Kestel, S. (2013). Vectorautoregressive-VAR Models and Cointegration Analysis. Được truy lục từ https://studylib.net/doc/18256675/vectorautoregressive--var-models- and-cointegration-analysis Kinoshita, Y., & Lu, C.-H. (2006). On the Role of Absorptive Capacity: FDI Matters to Growth. William Davidson Institute (WDI) - Working Paper, 1-29. Lâm, D. T. (2021). Vai Trò Của Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Và Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Việt Nam. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi- bat/vai-tro-cua-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-va-giai-phap-phat-trien-kinh-te- viet-nam-333238.html Li, X., & Liu, X. (2005). Foreign Direct Investment and Economic Growth: An Increasingly Endogenous Relationship. World Development, 33(3), 393-407. Lipsey, R. E., & Sjöholm, F. (2005). The Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? Washington D.C: Institute for International Economics, Center for Global Development. Liu, P., & Lee, H. (2020). Foreign Direct Investment (FDI) and Economic Growth in China: Vector Autoregressive (VAR) Analysis. SHS Web of Conferences, 80(01002), 1-8. Liu, X., Burridge, P., & Sinclair, P. J. (2002). Relationships between Economic Growth, Foreign Direct Investment and Trade: Evidence from China. Applied Economics, 34(11), 1433-1440. Lucas, J., & Robert, E. (1988). On the Mechanics of Economic Development. Journal of Monetary Economics, 22(1), 3-42.
  16. 252 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Makki, S., & Somwaru, A. (2004). Impact of Foreign Direct Investment and Trade on Economic Growth: Evidence from Developing. American Journal of Agricultural Economics, 86(3), 795-801. Mun, H. W., Lin, T. K., & Man, Y. K. (2008). FDI and Economic Growth Relationship: An Empirical Study on Malaysia. International Business Research, 1(2), 11-18. Nguyễn, A. T., Vũ, H. X., Trần, T. T., & Nguyễn, H. M. (2006). Tác Động Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật. Nguyễn, Y. T. (2014). Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài, Đầu Tư Trong Nước Và Tăng Trưởng Kinh Tế Nghiên Cứu Tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh: Luận Văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhịp Sống Kinh Tế. (2020). IMF: Việt Nam Vượt Singapore, Malaysia, Trở Thành Nền Kinh Tế Lớn Thứ 4 Đông Nam Á. Được truy lục từ https://tapchitaichinh.vn/su- kien-noi-bat/imf-viet-nam-vuot-singapore-malaysia-tro-thanh-nen-kinh-te-lon-thu- 4-dong-nam-a-328818.html Olofsdotter , K. (1998). Foreign Direct Investment, Country Capabilities and Economic Growth. Weltwirtschaftliches Archiv, 134, 534–547. Pegkas, P. (2015). The Impact of FDI on Economic Growth in Eurozone Countries. The Journal of Economic Asymmetries, 12(2), 124-132. Solow, R. M. (1956). A Contribution to the Theory of Economic Growth. The Quarterly Journal of Economics, 70(1), 65-94. Toda, H. Y., & Yamamoto, T. (1995). Statistical Inference in Vector Autoregressions with Possibly Integrated Processes. Journal of Econometrics, 66, 225-250. Turkcan, B., Duman, A., & Yetkiner, I. H. (2008). How Does FDI and Economic Growth Affect Each Other? The OECD Case. International Conference on Emerging Economic Issues in a Globalizing World, 21-46. Umeora, C. E. (2013). Effects of Foreign Direct Investment (FDI) on Economic Growth in Nigeria. Được truy lục từ https://ssrn.com/abstract=2285329 Zhang, K. H. (2001). Does Foreign Direct Investment Promote Economic Growth? Contemporary Economic Policy Evidence from East Asia and Latin America, 19(2), 175-185.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2