intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhãn hàng riêng - Mối quan hệ cạnh tranh giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh các nhà sản xuất và nhà bán lẻ khi phát triển nhãn hàng riêng. Đề xuất giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhãn hàng riêng - Mối quan hệ cạnh tranh giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất

  1. NHÃN HÀNG RIÊNG - MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH GIỮA NHÀ BÁN L VÀ NHÀ SẢN XUẤT ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội TÓM TẮT: Nhãn hàng riêng đang ngày càng chứng tỏ những ưu thế của mình. Việc phát triển nhãn hàng riêng đã làm cho các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Nghiên cứu này đưa ra một số giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng Từ khóa: nhãn hàng riêng, thương hiệu cửa hàng, thương hiệu nhà phân phối, thương hiệu riêng, nhãn hàng quốc gia, nhãn hiệu nhà sản xuất,… ABSTRACT: Private label brands are increasingly proving their advantages. The development of private labels brand has turned retailers and manufacturers into competitors directly. This study give a number of solutions to optimize the manufacturer-retailer relationship in developing private labels brand. 1. GIỚI THIỆU Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2010 là 88 tỷ USD thì đến năm 2017 là 130 tỷ USD [18]. Cũng theo kết quả khảo sát thường niên của hãng tư vấn .T.Kearney (Hoa Kỳ) về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2017 (GRDI), Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tiểu Vương quốc Ả - rập thống nhất (U E). Vượt qua các thị trường như Indonesia (vị trí thứ 8), Thái Lan (vị trí 30), Philippines (vị trí thứ 18),…[1]. Điều này có thể nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam có mức tăng trưởng cao và có tiềm năng phát triển rất lớn. Một trong những lý do lý giải cho điều này là Việt Nam có quy mô dân số lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%; năm 2018 là 7,1% và năm 2019 là 7,02% (theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF) [19]. Với tiềm năng và sức hấp dẫn như vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp không chỉ cả ở trong nước mà còn ngoài nước tham gia đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn trong nước cũng đã đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực bán lẻ, điển hình là tập đoàn Masan với việc mua lại chuỗi cửa hàng Vinmart và Vinmart+ cùng tham vọng đến năm 2025, sẽ đưa chuỗi cửa hàng bán lẻ này từ 3.000 như hiện nay lên 10.000, đồng thời mở mô hình nhượng quyền. Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam, điển hình như Big C (Thái Lan), eon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc),… (Kỳ Ngọc, 2020) [9]. 537
  2. Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu bán lẻ lớn trong và ngoài nước đã tạo nên diện mạo mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cũng đặt các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Để có thể tạo được lợi thế cho mình, các nhà bán lẻ đã tung ra rất nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nhãn hàng riêng. Thuật ngữ nhãn hàng riêng hay còn được gọi là thương hiệu cửa hàng, thương hiệu nhà phân phối đề cập đến tất cả hàng hóa được bán dưới nhãn hiệu của nhà bán lẻ. Nhãn đó có thể là tên riêng của các cửa hàng hoặc tên được tạo ra bởi cửa hàng đó. Trong một số trường hợp, một cửa hàng có thể thuộc một nhóm các thành viên cùng sở hữu nhãn hàng riêng này, những nhãn hàng riêng này được gọi là nhãn đã được kiểm soát. (Theo Hiệp hội nhãn hàng riêng - Private Label Manufacturers Association - PLM ‟s, 2016) [20]. Những sản phẩm mang nhãn hàng riêng do chính các nhà phân phối thiết kế trên cơ sở phối hợp với nhà sản xuất và triển khai trong quá trình kinh doanh nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau liên quan trực tiếp đến chiến lược định vị, chiến lược phát triển. Với sự ra đời của nhãn hàng riêng, các nhà bán lẻ vừa biến nhà sản xuất thành những đối tác, vừa đẩy họ trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Vậy để cùng tăng trưởng và phát triển bền vững trong lĩnh vực nhãn hàng riêng các nhà phân phối và nhà sản xuất cần phải làm gì? Nghiên cứu này sẽ phần nào giải đáp câu hỏi trên. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của nghiên cứu là: - Nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh các nhà sản xuất và nhà bán lẻ khi phát triển nhãn hàng riêng. - Đề xuất giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng. Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về nhãn hàng riêng được tiếp cận từ góc độ nhà sản xuất nhãn hàng riêng, nhà bán lẻ nhãn hàng riêng và cả những nghiên cứu từ phía người tiêu dùng nhãn hàng riêng. Dựa trên những nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả đã tiến hành diễn giải kết quả bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và suy luận. Khi thực hiện nghiên cứu này các dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ các nghiên cứu trước, các dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, các báo cáo thị trường của các tổ chức Kantar Worldpanel, Nielsen, cũng như thông tin của nhiều trang website được đăng tải. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. C sở lý luận về nhãn hàng riêng Khái niệm nhãn hàng riêng (private label brands, store brands, own brands hoặc house brands) được khởi xướng đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1970 ở dạng bao bì rất đơn giản, chỉ có màu trắng và màu đen. Đặc điểm của nhãn hàng riêng lúc đó được mô tả với một số nét đặc trưng như: giá của nhãn hàng riêng thấp hơn nhãn hàng của nhà sản xuất, không nhận được hoặc nhận được rất ít sự hỗ trợ của hoạt động quảng cáo, chất lượng của sản phẩm nhãn hàng riêng cũng thấp hơn nhãn 538
  3. hiệu của nhà sản xuất. Lúc này nhãn hàng riêng chỉ chiếm 1% trong tổng doanh thu của loại sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhãn hàng riêng rất đa dạng bao gồm rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, từ đồ gia dụng đến thực phẩm và phụ kiện,… (Nguyễn Thị Mai Trang, 2015) [11]. Các sản phẩm nhãn hàng riêng của cửa hàng bán lẻ là rất quan trọng, chính sự phát triển của các sản phẩm riêng này sẽ góp phần cải thiện doanh thu của cửa hàng. Từ quan điểm của các nhà bán lẻ, một cửa hàng có thương hiệu mạnh có thể làm giảm chi phí tiếp thị, dẫn đến tiết kiệm chi phí và giá cả thấp đối với nhãn hàng riêng của mình. Các nhà bán lẻ có thể thiết lập giá riêng của mình trong thời gian khuyến mãi và do đó có thể cạnh tranh với các thương hiệu khác. Bên cạnh đó, khi sản phẩm của các nhãn hàng riêng đã trở nên quen thuộc, thì chính những sản phẩm riêng này sẽ thu hút khách hàng tới cửa hàng tham quan và gia tăng cơ hội mang đến cho cửa hàng những khách hàng trung thành (Baltas, 1997 [2]; Baltas và Argouslidis, 2007 [3]; Dick at el, 1997 [5]; Steenkamp and Dekimpe, 1997 [17]). Thuật ngữ nhãn hàng riêng thừa nhận sức mạnh của các nhà bán lẻ. Đây là nhãn hiệu mà các nhà bán lẻ phải chịu tất cả trách nhiệm, từ việc phát triển, tìm nguồn cung ứng, nhập kho để bán và các chiến lược marketing cho nó. 3.2. Phát triển nhãn hàng riêng - Gia tăng cạnh tranh giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất Thị trường bán lẻ ngày càng trở nên tinh vi và cạnh tranh hơn, nhà bán lẻ trong quá trình hình thành và phát triển không chỉ chịu sự chi phối ngày càng tăng của các nhà sản xuất, các nhà bán lẻ khác mà còn chịu áp lực đòi hỏi từ phía khách hàng. Việc phát triển nhãn hàng riêng sẽ là giải pháp cơ bản tăng cường năng lực kinh doanh và cạnh tranh cũng như thay đổi năng lực đàm phán, tăng cường mối quan hệ bền vững với các nhà sản xuất. Và để tập trung nhiều hơn vào việc phát triển nhãn hàng riêng, nhiều nhà bán lẻ giảm dần thị phần của những nhãn hàng của nhà sản xuất (hay còn gọi nhãn hàng quốc gia: chỉ những sản phẩm được phát triển bởi một nhà sản xuất thông qua phát triển sản phẩm rộng rãi, các hoạt động quảng cáo và chiến lược phân phối nhắm vào một nhóm người tiêu dùng cụ thể) trên kệ hàng của mình. Trên thực tế khối lượng sản phẩm nhãn hàng riêng đang gia tăng cả về số lượng và chủng loại; sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng và đẹp mắt hơn đã cho phép nhãn hàng riêng có mặt cả ở những dòng sản phẩm mà trước kia là lợi thế của các nhãn hàng quốc gia. Nếu như trước kia các nhà bán lẻ ở Việt Nam chỉ cho ra mắt những dòng sản phẩm nhãn hàng riêng tiết kiệm hoặc phổ thông với mức giá thấp để thu hút khách hàng với sự khác biệt về giá, thì hiện nay trên thị trường đã có dòng sản phẩm nhãn hàng riêng cao cấp như: Finest của hệ thống siêu thị Co.opmart hay dòng sản phẩm Choice L Premium của Lotte dự kiến sắp ra mắt. Số lượng sản phẩm nhãn hàng riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Kể từ khi ra mắt sản phẩm nhãn hàng riêng đầu tiên vào năm 2007, cho đến nay Coopmart đã có hơn 500 loại sản phẩm nhãn hàng riêng. Hệ thống siêu thị Vinmart cũng đã xây dựng được một loạt những dòng sản phẩm nhãn hàng riêng VinEco, Vinmart Good, Vinmart Cook và Vinmart Home. Lotte Mart cũng cung cấp hơn 1000 mặt hàng nhãn riêng với ba thương hiệu Choice L Save, Choice L Prime nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đặc biệt, tháng 6 năm 2017, Lotte Mart đã xuất lô hàng thực phẩm, nước giặt, dụng cụ nhà bếp mang thương hiệu Choice L trị giá hơn 1 tỷ đồng sang Myanmar. Những mặt hàng nhãn hàng riêng của Lotte Mart như giấy cuộn, khăn giấy, bàn chải đánh răng, trái cây sấy nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu so với các nhãn hàng thường. 539
  4. Nhãn hàng riêng cho phép các nhà bán lẻ định vị trên thị trường và phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh bằng cách tạo ra một bản sắc riêng, tạo nên một lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với các nhà bán lẻ khi có nhãn hàng riêng - điều này không thể xảy ra nếu nhà bán lẻ chỉ phân phối các nhãn hàng quốc gia. Như vậy, nhãn hàng riêng đã giúp thu hút và giữ chân khách hàng. Trong một lĩnh vực cạnh tranh cao như thương mại, thì lòng trung thành của khách hàng rõ ràng là một tài sản lớn, nhưng lại là một mối lo ngại nữa cho các nhà sản xuất khi không tạo được lợi thế cho mình. Một minh chứng rõ nét là thị trường bán lẻ ở Úc. Theo báo cáo của Daymon (2018), thì có đến 70% người dân Úc không trung thành với nhà bán lẻ nào, phần lớn người tiêu dùng ở Úc (91%) chia sẻ rằng họ thường xuyên ghé mua cả hai nhà bán lẻ lớn là Woolworths và Coles, chứ không nghiêng về nhà bán lẻ nào hơn. Tuy nhiên, khi hệ thống siêu thị Aldi vào Úc năm 1991, cùng với chiến lược nhãn hàng riêng của mình, họ đã thay đổi được nhận thức của người tiêu dùng nơi đây. Thay vì sản xuất các nhãn hàng riêng thuộc hàng thiết yếu với chất lượng thấp, giá thấp, họ đã tung ra thị trường những sản phẩm nhãn hàng riêng cao cấp hơn với sự khác biệt và độc đáo. Vào năm 2017, 65% người tiêu dùng Úc đã mua sắm ở Aldi và chứng minh rằng, nhãn hàng riêng có thể gia tăng sự trung thành của khách hàng đối với các nhà bán lẻ. Nhãn hàng riêng độc đáo lại tạo ra sự tò mò, thúc đẩy khách hàng đến với các cửa hàng bán lẻ và gia tăng mối quan hệ của nhà bán lẻ với khách hàng. Ở Việt Nam, nhãn hàng riêng mặc dù mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong kênh bán lẻ hiện đại, nhưng tỷ lệ hộ mua sản phẩm nhãn hàng riêng chiếm tới 39% tổng số người mua. Hình 1: Thị phần và tỷ lệ hộ mua nhãn hàng riêng trong kênh bán lẻ hiện đại Ngu n: Kantar Worldpanel, 2017 Chiếm thị phần cao trong danh mục sản phẩm nhãn hàng riêng là các sản phẩm chăm sóc gia đình khi chiếm tới 63%, thứ hai là các sản phẩm thực phẩm đóng gói với 30% thị phần và chỉ có 7% giành cho các loại sản phẩm nhãn hàng riêng khác. Các sản phẩm nhãn hàng riêng tiêu biểu như giấy vệ sinh, giấy hộp, khăn ăn, trà lá, nước lau sàn, nước giặt, thực phẩm đông lạnh,… được nhiều người tiêu dùng quan tâm. 540
  5. Hình 2: Thị phần theo ngành hàng trong hàng nhãn riêng Ngu n: Kantar Worldpanel, 2017 Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng việc phát triển nhãn hàng riêng đã gây ra những thách thức lớn đối với các nhãn hàng quốc gia. Các nhà bán lẻ tập trung phát triển và tiếp thị nhãn hàng riêng của họ thay vì tập trung bán những nhãn hàng quốc gia như trước. Do đó, thông qua các nhãn hàng riêng của họ, các nhà bán lẻ đã trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất. Từ những lợi thế tiếp cận trực tiếp với khách hàng, các nhà bán lẻ sẽ có những thông tin thuận lợi từ thị trường cũng như nắm bắt tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng so với các nhà sản xuất. Do vậy, những sản phẩm nhãn hàng riêng hầu hết có sản lượng tiêu thụ lớn và ổn định. Nhãn hàng riêng cũng được các nhà bán lẻ ưu tiên vị trí trưng bày, bên cạnh lợi thế về giá do không tốn chi phí tiếp thị, quảng bá. Đây là những áp lực không nhỏ đối với các nhà sản xuất đang có hàng bán trong các kênh phân phối hiện đại. Tại những nước châu u, nơi có thị phần nhãn hàng riêng cao như Tây Ban Nha (42%), nh (41%), Đức (36%),… (Nielsen, 2018) [14], việc không hợp tác với các nhà bán lẻ sẽ không chỉ gây bất lợi cho các nhà sản xuất, mà kéo theo đó còn dẫn đến những hệ lụy kinh tế ảnh hưởng đến cả những nhà cung cấp, những lao động liên quan đến nhà sản xuất. Ở Việt Nam, mặc dù thị phần của nhãn hàng riêng trong kênh bán lẻ chưa cao nhưng những chiến lược đổi mới của các nhà bán lẻ đang dần thu hút khách hàng sử dụng nhãn hàng riêng nhiều hơn, thậm chí một số sản phẩm nhãn hàng riêng còn đang dần chiếm ưu thế hơn so với các nhãn hàng của nhà sản xuất. Do đó, các nhà sản xuất cũng cần chuẩn bị cho mình những chiến lược cụ thể để ứng phó với sự phát triển không ngừng của nhãn hàng riêng. Nhiều nhà sản xuất nhãn cho rằng việc gia công sản phẩm nhãn hàng riêng cho các nhà bán lẻ là một cơ hội để đưa sản phẩm của mình vào kênh phân phối hiện đại, thu được doanh thu lớn hơn từ việc tối đa hóa sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nhãn hàng riêng cho nhà phân phối cũng có thể làm cho các doanh nghiệp sản xuất mất dần cơ hội xây dựng thương hiệu mạnh cho chính họ. Khi nhà phân phối sản xuất nhãn hàng riêng, các nhãn hàng riêng của siêu thị sẽ được ưu tiên hàng đầu, nhãn hàng của nhà sản xuất luôn phải đứng sau, khi đó doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với chính sản phẩm do mình sản xuất nhưng mang nhãn hàng riêng của siêu thị. Tùy thuộc vào chiến lược, mục tiêu kinh doanh của mình mà các nhà sản xuất quyết định có làm, gia công nhãn hàng riêng cho nhà bán lẻ hay không. 541
  6. Có rất nhiều nhà sản xuất của Việt Nam chấp nhận gia công sản phẩm nhãn hàng riêng cho siêu thị như công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, Vinamit, Vina Cacao, Lix,… Đây là cách họ có thêm doanh thu và tận dụng tối đa hiệu quả các nguồn lực của mình. Tuy nhiên, để có thể vừa gia công sản phẩm nhãn hàng riêng, vừa để sản phẩm của mình có mặt trên gian hàng của các nhà phân phối thì các nhà sản xuất cần phải liên tục thay đổi đầu tư vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với nhãn hàng riêng đặc biệt chú ý đến chất lượng đồng nhất và yếu tố bao bì của sản phẩm. Điển hình cho sự thành công của các nhà sản xuất trong việc gia công nhãn hàng riêng cho các nhà bán lẻ ở Việt Nam phải kể đến là Sài Gòn Food, hiện doanh nghiệp này cung ứng rất nhiều sản phẩm thủy hải sản đông lạnh và thực phẩm chế biến cho các hệ thống siêu thị như Coopmart, eon Mall, Vinmart,… Doanh thu của Sài Gòn Food năm 2019 đạt 2.400 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2018. (Sài Gòn Food, thông cáo báo chí) [16]. 3.3. Giải pháp tối u hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng Thay vì cạnh tranh các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ nên hợp tác trong lĩnh vực phát triển nhãn hàng riêng. Khi doanh nghiệp sản xuất tham gia vào làm nhãn hàng riêng, việc chấp nhận gia công theo yêu cầu và hợp đồng với nhà bán lẻ giúp họ tối đa hóa sản xuất, tận dụng tối đa nguồn lực về nhân công, công nghệ, công suất dây chuyền nhà xưởng. Khi sản xuất và cung cấp cho cả một chuỗi, hệ thống bán lẻ của nhà phân phối cũng giúp đầu ra và doanh thu ổn định. Đối với doanh nghiệp nhỏ, chưa có thương hiệu cũng như chưa thâm nhập được nhiều vào hệ thống phân phối bán lẻ thì gia công nhãn hàng riêng cho nhà bán lẻ, doanh nghiệp không cần mất nhiều chi phí đầu tư cho tiếp thị và được một phần cộng hưởng từ nhà bán lẻ khi nhà bán lẻ bán các sản phẩm do họ sản xuất, có cơ hội được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Việc gia công nhãn hàng riêng cũng giúp nhà sản xuất hiểu rõ danh mục và nắm được đòn bẩy đối với nhãn hàng riêng. Các nhà sản xuất có thể khuyến khích các nhà bán lẻ sản xuất nhãn hàng riêng để cạnh tranh với các nhãn hiệu của các nhà sản xuất khác và tạo sự khác biệt cho sản phẩm của chính mình bằng việc đóng gói thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm có bao bì đẹp, chất lượng hơn (đây là điều mà sản phẩm nhãn hàng riêng bị hạn chế hơn vì yếu tố giá thành luôn phải thấp để hấn dẫn khách hàng). Thêm nữa, các nhà sản xuất cũng có thể gợi ý các nhà bán lẻ làm các dòng sản phẩm khác để tránh cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà sản xuất đang cung cấp. Minh chứng cho sự thành công này là công ty H.J. Heinz sản xuất một số danh mục nhãn hàng riêng cho các nhà bán lẻ, tuy nhiên công ty này không bao giờ sản xuất sốt cà chua (nhãn hiệu chủ lực của công ty). Các nhãn hiệu khác nhau đã giúp cho Hienz và các nhà bán lẻ không trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Hay như doanh nghiệp Sài Gòn Food, khi gia công nhãn hàng riêng cho siêu thị để tránh cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của mình, họ đã tư vấn cho các nhà bán lẻ như Co.opmart, 7-Eleven sản xuất những sản phẩm nhãn hàng riêng hướng đến những phân khúc khách hàng khác. Ngoài ra, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất có thể hợp tác để đưa ra những sản phẩm đồng thương hiệu. Việc hợp tác thương hiệu có thể đưa ra những sản phẩm độc đáo, chất lượng với sự hỗ trợ từ những công nghệ và trình độ của các nhà sản xuất; đồng thời tận dụng kinh nghiệm, sự am hiểu thị trường của các nhà bán lẻ. Với những nhà bán lẻ mà chưa từng phân phối nhãn hàng 542
  7. riêng, nhà sản xuất đã có thương hiệu thì việc phát triển sản phẩm đồng thương hiệu là một bảo chứng về chất lượng cho sản phẩm, người tiêu dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào chất lượng sản phẩm. Hợp tác thương hiệu có thể cho phép cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất cùng đạt được những lợi ích nhất định. 4. KẾT LUẬN Với những ưu thế mang lại cho cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất, đồng thời được người tiêu dùng đón nhận chắc chắn nhãn hàng riêng sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng dẫn đến nhiều hơn nữa sự cạnh tranh trực tiếp giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ. Để có thể cùng tồn tại và phát triển bền vững, các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất cần hỗ trợ nhau tạo ra những sản phẩm nhãn hàng riêng mà không cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà sản xuất. Đồng thời hợp tác thương hiệu để cùng phát triển thị trường và đạt được lợi ích mong muốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.T. Kearney, Chỉ số phát triển bán l toàn cầu 2017. Truy cập tại: https://www.kearney.com/global-retail-development-index/article/?/a/the-age-of-focus-2017- full-study 2. Baltas, G. (1997), Determinants of store brand choice: A behavioural analysis, Journal of Product & Brand Management, 6(5), 315-24. 3. Baltas, G. & Argouslidis, P.C. (2007), Consumer characteristics and demand for store brands, International Journal of Retail & Distribution Management, 35(5), 328-341. 4. Daymon (2018), International Intelligence report 2018 - Reaching The Private Brand Summit. 5. Dick, A., Jain, A. and Richardson, P.,1995, Correlates of Store Brand Proneness: Some empirical observations, The Journal of Product and Brand Management, 4 (4), 8-15. 6. Hằng Nga, Minh Khôi (2017), Hàng nhãn riêng: Chiến lược giành thị phần bán l . Truy cập tại: https://www.brandsvietnam.com/13452-Hang-nhan-rieng-Chien-luoc-gianh-thi-phan-ban-le 7. Kantar Worldpanel (2017), Báo cáo cập nhật thị trường FMCG Việt Nam. 8. Kumar, N., & Steenkamp, J. B. E. (2007), Private label strategy: how to meet the store brand challenge, Harvard Business Press. 9. Kỳ Ngọc (2020), Masan liệu có hiện thực hóa được tham vọng bán l dang dở của Vingroup. Truy cập tại: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/masan-lieu-co-hien-thuc-hoa-duoc- tham-vong-ban-le-dang-do-cua-vingroup-11615.html. 10. Liesse, J. (1993), Private label nightmare, Advertising Age, April 12, pp. 4-5. 11. Nguyễn Thị Mai Trang (2015), Nhận thức và thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng tại Việt Nam, Tạp chí phát triển KH & CN, tập 18, số Q3-2015. 12. Nielsen (2011), The rise of the value-conscious shopper. 13. Nielsen (2014), The state of private label around the world. 14. Nielsen (2018), The rise and rise again of private label. 543
  8. 15. Richardson, P.S., Jain, A.K. and Dick, A. (1996), Household store brand proneness: a framework, Journal of Retailing, Vol. 72 No. 2, pp. 159-85. 16. Sài Gòn Food, thông cáo báo chí. Truy cập tại: https://www.sgfoods.com.vn/vi/tin-tuc/thong- cao-bao-chi-sai-gon-food-ra-mat-banh-chung-sum-vay 17. Steenkamp, J.-B.E.M. and Dekimpe, M.G. (1997), The increasing power of store brands: building loyalty and market share, Long Range Planning, Vol. 30 No. 6, pp. 917-30. 18. Tổng cục Thống kê https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=625&idmid=&ItemID=18770 19. Quỹ tiền tệ thế giới, https://www.imf.org/en/Countries/VNM 20. Hiệp hội nhãn hàng riêng, https://plma.com/ 544
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2