Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III B và IV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2015
lượt xem 4
download
Bài viết mô tả đặc điểm một số biến chứng thường gặp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III b và IV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 95 bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 03 năm 2015 tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III B và IV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2015
- NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG LỌC MÁU CHU KỲ Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN III B VÀ IV TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2015 Đỗ Bá Hiển *, Trịnh Xuân Tráng ** * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh; ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm một số biến chứng thường gặp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III b và IV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được áp dụng trên 95 bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 03 năm 2015 tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân được áp dụng phương pháp lọc máu thường qui (Hemodialysis). Đánh giá huyết áp trong lọc máu theo tiêu chuẩn của Emili. Kết quả: Tỷ lệ tụt huyết áp là 50,5%, tỷ lệ tụt huyết áp theo số cuộc lọc máu là 8,9%. Không có bệnh nhân tử vong trong quá trình nghiên cứu. Tỷ lệ biến chứng ở độ tuổi 50-59 là 25,5%. Tỷ lệ biến chứng ở nhóm 7-12 tháng và 13-36 tháng là 22,8% và 23,9%. Tỷ lệ biến chứng ở nhóm lọc máu 3 lần/tuần là 22,4%.Kết luận:. Tỷ lệ có biến chứng trong cuộc lọc máu là 22,2%. Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tụt huyết áp là 50,5%, tỷ lệ tụt huyết áp theo số cuộc lọc máu là 8,9%. Không có bệnh nhân tử vong trong quá trình nghiên cứu. Tỷ lệ biến chứng xảy ra ở độ tuổi 50-59 là 25,5%. Tỷ lệ biến chứng ở nhóm 7-12 tháng và 13-36 tháng 22,8% và 23,9%. Từ khóa: Suy thận mạn; lọc máu chu kỳ; tụt huyết áp; biến chứng trong lọc máu chu kỳ. I. Đặt vấn đề Lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ là một trong những phương pháp điều trị thay thế thận suy thông dụng nhất trong trường hợp STM giai đoạn cuối, phương pháp điều trị này đã có nhiều tiến bộ, cứu sống được nhiều bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối [2], [4]. Tuy lọc máu là phương pháp điều trị không thể thiếu đối với đa số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, nhưng ở bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ, thường gặp những biến chứng như: tụt huyết áp, nhức đầu, buồn nôn, xuất huyết nặng, loạn nhịp tim…Trong các biến chứng xảy ra tại các buổi lọc máu thì biến chứng tụt huyết áp là biến chứng thường gặp nhất, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lọc máu và tâm lý của người bệnh. Khoa thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh được thành lập tháng 7 năm 2010 đến nay đã được 4 năm. Trong quá trình điều trị bệnh nhân suy thận mạn, chúng tôi cũng gặp nhiều biến chứng trong lọc máu. Tuy nhiên, tại Bắc Ninh cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu “Mô tả đặc điểm một số biến chứng thường gặp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn III b và IV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh”. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cúu Đối tượng nghiên cứu: Gồm 95 bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên không phân biệt giới tính, được chẩn đoán là STM giai đoạn IIIb và IV (theo tiêu chuẩn của Nguyễn Văn Xang 2004) đang lọc máu chu kỳ tại khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 03 năm 2015 đồng ý 75
- tham gia vào nghiên cứu. Loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân tụt HA trước khi bắt đầu lọc máu. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 03năm 2015 tại Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang Chỉ tiêu nghiên cứu: - Biến chứng có thể gặp trong quá trình lọc máu: + Tụt huyết áp: Huyết áp được đo trước khi lọc máu 10 phút, trong và sau khi lọc máu. Trong khi lọc máu, đo HA định kỳ tại các thời điểm 60, 120, 180 phút sau khi bắt đầu lọc và bất kỳ thời điểm nào có triệu chứng lâm sàng của tụt HA. + Các biến chứng khác: Tăng huyết áp; Chuột rút; Sốt và rét run; Nôn, buồn nôn; Đau ngực; Đau lưng; Đau bụng; Tử vong Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập theo mẫu phiếu được thiết kế sẵn. Các kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu: * Kỹ thuật lọc máu: - Sử dụng phương pháp lọc máu thường qui (Hemodialyis) - Đặt Kt/V = 1/2 với thời gian lọc máu 4h/cuộc lọc. - Lưu lượng máu: 260ml/phút đến 280ml/phút. - Lưu lượng dịch: 500ml/phút. - Dịch lọc: Bicacbonat - Nồng độ dịch lọc: Na+ 138- 140 mmol/l, K+ 3 mmol/l, Ca++ 1,5 mmol/l, Mg++ 1,0 mmol/l, Cl+ 110 mmol/l, CH3COO- 6 mmol/l, HCO3- 32 mmol/l. - Nhiệt độ dịch lọc 3605C – 370C. - Màng lọc triacetat cellulose của hãng Nippro (Nhật Bản) diện tích màng lọc là 1,3m2; 1,6m2. - Thuốc chống đông: Heparin liều 120 - 150UI/Kg, dùng theo phương pháp liên tục. - Thể tích siêu lọc: Mức tăng cân giữa 2 kỳ lọc máu - Mức siêu lọc = Thể tích siêu lọc/ Trọng lượng cơ thể trước lọc (kg). * Kỹ thuật đo huyết áp: Bệnh nhân được nằm nghỉ khoảng 10 phút trước khi đo HA. Đo huyết áp ở cánh tay không làm lỗ thông động - tĩnh mạch (FAV) vị trí trên nếp khuỷu khoảng 2 cm. Đo trước khi lọc máu, trong lọc máu 1 giờ/ lần bằng huyết áp kế thuỷ ngân, khi nào có dấu hiệu lâm sàng của tụt huyết áp. * Tiêu chuẩn chẩn đoán tụt huyết áp trong lọc máu: Theo tiêu chuẩn của Emili và cộng sự [7], bệnh nhân được chẩn đoán có tụt huyết áp trong buổi lọc khi: - Huyết áp tâm thu giảm ≥10mmHg so với huyết áp ban đầu, có kèm theo triệu chứng tụt huyết áp như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi, co giật, mê sảng, lú lẫn. - Huyết áp tâm thu giảm ≥10mmHg ở những bệnh nhân có huyết áp tâm thu ban đầu
- Xử lý số liệu: Các kết quả thu được xử lý theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 16.0. III. Kết quả nghiên cứu Bảng 1. Tỷ lệ các biến chứng xảy ra trong lọc máu chu kỳ Biến chứng Biến chứng/số cuộc lọc (n=787) Biến chứng/số bệnh nhân (n=95) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tụt HA 70 8,9 48 50,5 Nôn, buồn 25 3,2 12 12,6 nôn Chuột rút 51 6,5 11 11,6 Đau đầu 35 4,4 33 34,7 Ngứa 9 1,1 2 2,1 Tử vong 0 0,0 0 0,0 Tụt huyết áp là biến chứng phổ biến với tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tụt huyết áp là 50,5%, tỷ lệ tụt huyết áp theo số cuộc lọc máu là 8,9%. Không có bệnh nhân tử vong trong quá trình nghiên cứu. Bảng 2. Tỷ lệ biến chứng theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Tổng số Tổng số Biến chứng/số cuộc lọc bệnh nhân cuộc lọc Số lượng Tỷ lệ (%) máu 20 - 29 8 66 11 16,7 30 - 39 16 130 24 18,5 40 - 49 26 216 53 24,5 50-59 20 165 42 25,5 >60 25 210 45 21,4 Tổng 95 787 175 22,2 Có 175/787 cuộc lọc xảy ra biến chứng chiếm 22,2%. Tỷ lệ biến chứng xảy ra ở độ tuổi 50-59 là cao nhất (25,5%). Bảng 3. Tỷ lệ biến chứng theo giới tính Giới tính Tổng số Tổng số Biến chứng/số cuộc lọc bệnh nhân cuộc lọc Số lượng Tỷ lệ (%) máu Nam 56 460 95 20,7 Nữ 39 327 80 24,5 Tổng 95 787 175 22,2 Tỷ lệ biến chứng ở giới nam là 20,7%, ở nữ là 24,5% Bảng 4. Tỷ lệ biến chứng theo thâm niên lọc máu Thâm niên Tổng số Tổng số Biến chứng/số cuộc lọc lọc máu (tháng) bệnh nhân cuộc lọc máu Số lượng Tỷ lệ (%) 7 - 12 12 101 23 22,8 13 - 36 26 213 51 23,9 37 - 60 31 259 56 21,6 > 60 26 214 45 21,0 Tổng số 95 787 175 22,2 Tất cả bệnh nhân đều có thâm niên lọc máu từ 7 tháng trở lên. Tỷ lệ biến chứng cao nhất ở nhóm 7-12 tháng và 13-36 tháng (22,8% và 23,9%). 77
- Bảng 5. Tỷ lệ biến chứng theo lần lọc máu trong tuần Tổng số Tổng số Biến chứng/số cuộc lọc Số lần LM/tuần bệnh nhân cuộc lọc máu Số lượng Tỷ lệ (%) 02 2 16 2 12,5 03 93 771 173 22,4 Tổng 95 787 175 22,2 Hầu hết biến chứng xảy ra ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn có chu kỳ lọc máu 3 lần/tuần (93/95 bệnh nhân). Tỷ lệ biến chứng ở nhóm lọc máu 3 lần/tuần là 22,4%. Bảng 6. Tỷ lệ biến chứng theo thời điểm xuất hiện biến chứng Thời điểm xảy ra biến chứng Số cuộc lọc có biến Tỷ lệ % chứng Trong giờ thứ nhất 56 32,0 Trong giờ thứ 2 24 13,7 Trong giờ thứ 3 53 30,3 Trong giờ thứ 4 42 24,0 Tổng 175 100,0 Tỷ lệ biến chứng cao nhất ở giờ thứ nhất và giờ thứ ba trong lọc máu (32,5% và 30,3%) IV. Bàn luận * Tỷ lệ các biến chứng xảy ra trong lọc máu chu kỳ Trong nghiên cứu của chúng tôi tụt huyết áp là biến chứng phổ biến với tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tụt huyết áp là 50,5%, tỷ lệ tụt huyết áp theo số cuộc lọc máu là 8,9%. Không có bệnh nhân tử vong trong quá trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Đỗ Văn Tùng và cộng sự, khi nghiên cứu về tỷ lệ tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2010 cũng thống kê được tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tụt huyết áp là 38,0%, tỷ lệ tụt huyết áp theo số cuộc lọc máu là 12,5. Nghiên cứu của Santoro A và cộng sự qua nghiên cứu 36 bệnh nhân với 1532 cuộc lọc ở đa trung tâm lọc máu lớn Italia thống kê được tụt huyết áp trong lọc máu chiếm tỷ lệ 23,5% đến 33,5% số cuộc lọc. Nghiên cứu tiến cứu của Emili S và cộng sự trên 2559 buổi lọc máu ghi nhận 608 buổi lọc máu có tụt huyết áp chiếm tỷ lệ 24% [5], [6]. * Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 175/787 cuộc lọc xảy ra biến chứng chiếm 22,2%. Tỷ lệ biến chứng xảy ra ở độ tuổi 50-59 là cao nhất (25,5%). Theo tác giả Đỗ Văn Tùng và cộng sự cho thấy tỷ lệ tụt huyết áp cao nhất gặp nhóm người trên 40 tuổi chiếm 17%. Nhóm tuổi trên 60 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 13,5%. Nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp là 4%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tần suất tụt huyết áp giữa nhóm tuổi dưới 30 tuổi và trên 40 tuổi (p
- ngoài bởi trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân tụt huyết áp mạn tính và tụt huyết áp từ từ trong buổi lọc máu thống kê được là tương đối cao, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo các nghiên cứu trước là do bệnh nhân tụt HA mạn tính có chỉ số tim, nhịp tim, hoặc thể tích tống máu bình thường, nhưng sức cản ngoại biên giảm. Sinh bệnh học của tụt huyết áp mạn tính chưa được làm rõ song người ta thấy tụt huyết áp mạn tính xuất hiện từ từ ở những bệnh nhân đã có thời gian lọc máu lâu năm . Hệ thống thần kinh thực vật của những bệnh nhân này thường có rối loạn, sự đáp ứng của hệ thống tuần hoàn với các chất co mạch suy giảm, đồng thời với hiện tượng tăng sinh các chất giãn mạch làm cho huyết áp giảm từ từ trong buổi lọc máu [1], [3]. * Chu kỳ lọc máu Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu có chu kỳ lọc máu 3 lần/tuần (93/95 bệnh nhân). Tỷ lệ biến chứng ở nhóm lọc máu 3 lần/tuần là 22,4%. Trong nghiên cứu của tác giả Cù Tuyết Anh tỷ lệ tụt huyết áp ở nhóm bệnh nhân lọc máu 2 lần/tuần là 13,5% so với nhóm lọc máu 3 lần/tuần chỉ chiếm 8,1%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Cù Tuyết Anh cũng cho thấy số bệnh nhân được lọc máu 2 lần/tuần có tỷ lệ tụt huyết áp là 13,5% cao hơn so với nhóm lọc máu 3 lần/tuần (p
- 5. Đỗ Văn Tùng (2010), Nghiên cứu biến chứng tụt huyết áp trong lọc máu chu kỳ ỏ bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, 6. Santoro A, et al (2002) "Blood volume controlled hemodialysis in hypotension- prone patients: A randomized, multicenter controlled trial". Kidney International, vol 62, pp 1034-1045. 7. Emili S, Black N A, Paul R V (1999) "A protocol-based treatment for intradialytic hypotension in hospitalized hemodialysis patients". Am J Kidney Dis, vol 33 (6), pp. 1107-1114. STUDYING COMMON COMPLICATIONS OF DIALYSIS CYCLE OF CHRONIC RENAL FAILURE PATIENTS AT STAGE III B AND IV IN BAC NINH PROVINCIAL GENERAL HOSPITAL 2015 Do Ba Hien *, Trinh Xuan Trang ** * ** Bac Ninh General Hospital; Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY Objectives: To describe commom complication in dialysis cycle among chronic renal failure patients at stage III and IV b at Bac Ninh General Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was applied on 95 chronic renal failure patients who took renal dialysis from 01/2015 to 05/2015 at the Artificial Kidney Department - Bac Ninh Provincial General Hospital. Patients were applied routine dialysis (Hemodialyis). To assess blood pressure during the dialysis by standard Emili. Results: The rate of hypotension was 50.5%. The rate of hypotension according to the number of dialysis was 8.9%. No patients died during the study. Complication rates at 50-59 years old was 25.5%. The rate of complications in groups 7-12 months and 13-36 months was 22.8% and 23.9%. Complication rate of renal dialysis for 3 times a week group was 22.4%. Conclusion: The rate of complications of renal dialysis was 22.2%. The rate of hypotension symptoms was 50.5%. Hypotension rates according to the number of dialysis was 8.9%. No patients died during the study. The rate of complications occurred in 50-59 years old was 25.5%. The rate of complications in groups 7-12 months and 13-36 months were 22.8% and 23.9%. respectfully. Keywords: Chronic renal failure; dialysis cycle; hypotension; complications in dialysis cycle. 80
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khảo sát một số biến chứng trong tuần đầu trên bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
8 p | 77 | 6
-
Một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân Thalassemia tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai
8 p | 12 | 4
-
Một số biến chứng khi sử dụng Heparin trên bệnh nhân thực hiện kỹ thuật tim phổi nhân tạo
5 p | 8 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số biến chứng của viêm thận bể thận cấp tại Khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai
7 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu một số biến thể di truyền gây tăng nguy cơ huyết khối ở phụ nữ mất thai tái diễn
5 p | 8 | 3
-
Mô tả một số biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng
5 p | 10 | 3
-
Đánh giá một số biến chứng sau điều trị ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ
4 p | 5 | 2
-
Đánh giá một số biến chứng thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
7 p | 8 | 2
-
Nhận xét một số biến chứng và các yếu tố liên quan sau đặt nội khí quản cấp cứu
5 p | 10 | 2
-
Một số biến chứng thận - tiết niệu sau ghép thận
4 p | 64 | 2
-
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp
7 p | 23 | 2
-
Một số biến chứng trong hóa - xạ trị điều biến liều bệnh ung thư vòm mũi họng giai đoạn IIB-III
8 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả thai kỳ ở các sản phụ song thai
7 p | 33 | 2
-
Nghiên cứu một số biến chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị
3 p | 40 | 2
-
Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 62 | 1
-
Nghiên cứu mối liên quan nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối với một số biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
5 p | 4 | 1
-
Nhận xét một số biến chứng trên u lympho không biểu hiện tại đường tiêu hóa
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn