Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TRONG TUẦN ĐẦU<br />
TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐỘT QUỴ NÃO CẤP<br />
TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN<br />
Lưu Hữu Dzuẫn*, Nguyễn Minh Đức**, Nguyễn Văn Trí **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về tần suất các biến chứng xảy ra sau đột quỵ não cấp ở người<br />
cao tuổi. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát một số biến chứng trong tuần lễ đầu trên<br />
bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, thực hiện trên 175 bệnh nhân lớn tuổi (≥ 60 tuổi)<br />
khởi phát đột quỵ não cấp trong vòng 48 giờ nhập bệnh viện tỉnh Ninh Thuận trong thời gian từ tháng 10 năm<br />
2009 đến tháng 07 năm 2010. Các biến chứng và thời gian xảy ra các biến chứng trong tuần đầu nằm viện<br />
được ghi nhận.<br />
Kết quả: Trong số 175 bệnh nhân cao tuổi đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện thì có 140 trường hợp<br />
(80%) có từ 01 biến chứng trở lên. Biến chứng táo bón xảy ra cao nhất chiếm 41,1%, viêm phổi 36%, tim mạch<br />
35,4%; tăng đường huyết 23,6%, bí tiểu 20,6%, tăng áp lực nội sọ 20%, nhiễm trùng tiểu 15,4%, co giật-động<br />
kinh 12,6%, cuối cùng là biến chứng loét da do tì đè 1,7%. Thời gian xảy ra biến chứng: - Trước 04 ngày<br />
thường xảy ra các biến chứng sau: Bí tiểu, tăng đường huyết, tăng áp lực nội sọ (TALNS), viêm phổi, co giật –<br />
động kinh, biến chứng tim mạch, cuối cùng là táo bón. - Từ ngày thứ 04 đến ngày thứ 7 nằm viện xảy ra các<br />
chứng: Loét da do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu.<br />
Kết luận: Biến chứng sau đột quỵ não cấp trong 07 ngày nằm viện ở người cao tuổi là phổ biến, cần chú ý<br />
theo dõi và phát hiện, xử trí sớm để cải thiện bệnh và giảm chi phí điều trị.<br />
Từ khóa: Đột quỵ, biến chứng sau đột quỵ, người cao tuổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
COMPLICATIONS OF ACUTE STROKE IN THE ELDERLY WITHIN THE FIRST WEEK<br />
AT NINH THUAN HOSPITAL<br />
Luu Huu Dzuan, Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Tri<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 564 - 571<br />
Background and objective: There is a paucity of studies looking into the frequency of complications after<br />
acute stroke in the elderly. We sought to determine the frequency and timing of complications in the elderly<br />
within the first week of hospitalization affter acute stroke.<br />
Methods: Prospective descriptive study conducted from October 2009 to July 2010 at Ninh Thuan hospital.<br />
A total of 175 elderly patients (≥ 60 years) with stroke onset during 48 hours were included. Complications and<br />
timing of pre-determined complications within the first week of hospitalization were noted.<br />
Results: Of the 175 elderly patients included in the study, 140 (80%) developed at least one complication<br />
within the first week of stroke: Constipation 41.1%, pneumonia 36%, heart complications 35.4%, hyperglycemia<br />
23.6%, urinary retention 20.6%, increased intracranial pressure 20%, urinary tract infections 15.4%, epileptic<br />
seizure 12,6%, skin ulcers 1.7%. Timing of complications within the first week of hospitalization: Before 4 days:<br />
* Trường trung cấp Y tế tỉnh Ninh Thuận<br />
** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS Lưu Hữu Dzuẫn.<br />
ĐT: 0918560476<br />
Email: dzuandr@yahoo.com<br />
<br />
564<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hyperglycemia, urinary retention, increased intracranial pressure, pneumonia, epileptic seizure, heart<br />
complications, constipation. From 4 to 7 days: Skin ulcers, pneumonia, urinary tract infections.<br />
Conclusions: Complications of acute stroke in the elderly are common. Apro- Active approach is ideal in all<br />
post stroke elderly patients, in order to indentify and treat any complications early, thereby, improving outcome<br />
and reducing costs.<br />
Key words. Stroke, complications after acute stroke, elderly.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đột quỵ là vấn đề thời sự không chỉ ở các<br />
nước phát triển mà cả ở những nước đang<br />
phát triển, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ.<br />
Bệnh lý này ngày càng được ngành Y tế cũng<br />
như cả xã hội quan tâm vì nó là bệnh phổ biến,<br />
và những hậu quả nặng nề gây tàn tật, tử vong<br />
cao(14). Những bệnh nhân bị đột quỵ có thể<br />
chịu một loạt các biến chứng trong những<br />
ngày đầu, có thể do tiến triển của tổn thương<br />
não ban đầu hoặc do các triệu chứng thần kinh<br />
gây ra, hoặc do có thể tái phát bệnh sớm và có<br />
thể là nguyên nhân gây tử vong hoặc cản trở<br />
sự thành công của phục hồi sức khỏe(2,1,4), và<br />
cũng là nguyên nhân gây tàn tật sau đột quỵ.<br />
Hậu quả là làm tăng tỷ lệ tàn tật, tử vong, kéo<br />
dài thời gian nằm viện dẫn đến chi phí chăm<br />
sóc, điều trị tăng. Ở cơ thể người cao tuổi do có<br />
sự biến đổi trong quá trình tích tuổi; chứa<br />
đựng nhiều yếu tố gây bệnh, có thể dẫn đến<br />
nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ tử vong, để lại<br />
tàn phế nặng nề. Hiện nay ở Việt Nam chưa có<br />
công trình nào nghiên cứu về biến chứng của<br />
bệnh đột quỵ não cấp ở người cao tuổi trong<br />
tuần lễ đầu nằm viện. Do đó chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm khảo sát các biến<br />
chứng cũng như thời gian xảy ra và mối liên<br />
quan giữa các biến chứng này với đặc điểm<br />
lâm sàng của bệnh nhân giúp cho bác sỹ chú ý<br />
theo dõi, chăm sóc và điều trị được tốt hơn.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả<br />
<br />
Chọn mẫu<br />
Cỡ mẫu:<br />
Z 21−α / 2 × P(1 − P )<br />
<br />
1.962 × 0.5(1 − 0.5)<br />
≈ 151<br />
d2<br />
0.082<br />
(Thực tế chúng tôi thu thập được 175 trường<br />
hợp)<br />
<br />
N=<br />
<br />
=<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ não cấp<br />
nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu,<br />
khoa Nội tim mạch-Lão khoa bệnh viện đa khoa<br />
tỉnh Ninh Thuận từ tháng 10 năm 2009 đến<br />
tháng 07 năm 2010.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60) bị đột quỵ<br />
não cấp được chẩn đoán xác định bằng tiêu<br />
chuẩn lâm sàng của TCYTTG và hình ảnh học<br />
(CT scan), nhập bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh<br />
Thuận trong vòng 48 giờ từ lúc khởi phát bệnh.<br />
Đột quỵ được chẩn đoán dựa trên lâm sàng<br />
thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ của<br />
TCYTTG. “Đột quỵ là một hội chứng lâm sàng,<br />
đặc trưng bởi những khiếm khuyết thần kinh<br />
xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn<br />
là lan tỏa, các triệu chứng này tồn tại hơn 24 giờ”<br />
và hình ảnh học (CT scan) có hình ảnh của xuất<br />
huyết não hoặc nhồi máu não.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Khảo sát một số biến chứng, thời gian xảy ra<br />
và mối liên quan giữa biến chứng với đặc điểm<br />
lâm sàng của bệnh nhân trong tuần lễ đầu ở<br />
người cao tuổi đột quỵ não cấp tại bệnh viện<br />
tỉnh Ninh Thuận.<br />
<br />
Bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ có thời gian<br />
từ lúc khởi phát bệnh đến lúc nhập viện trễ<br />
hơn 48 giờ.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Bệnh nhân đột quỵ không phải là nhồi máu<br />
não hoặc xuất huyết não như: chấn thương sọ<br />
<br />
565<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
não, u não, xuất huyết khoang dưới nhện…<br />
Bệnh nhân đột quỵ nhỏ hơn 60 tuổi.<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ não<br />
cấp nhập vào cấp cứu đa khoa bệnh viện tỉnh<br />
Ninh Thuận được thăm khám lâm sàng bởi một<br />
bác sĩ đa khoa, sau đó chuyển đến khoa hồi sức<br />
cấp cứu hoặc khoa Nội tim mạch- Lão khoa điều<br />
trị tiếp. Tại đây, các bệnh nhân sẽ được các bác sĩ<br />
chuyên khoa thăm khám, đưa vào nghiên cứu<br />
nếu đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và điều trị, theo<br />
dõi phát hiện xử trí các biến chứng xảy ra trong<br />
tuần đầu nằm viện.<br />
<br />
Định nghĩa một số biến số<br />
Thời điểm khởi bệnh: Tính từ thời điểm cuối<br />
cùng mà người bệnh thấy mình hoàn toàn bình<br />
thường hoặc người xung quanh thấy bệnh nhân<br />
hoàn toàn bình thường. Nếu triệu chứng diễn<br />
tiến nặng dần thì tính ngay lúc có triệu chứng<br />
đầu tiên. Nếu có triệu chứng hồi phục hoàn<br />
toàn, sau đó bị lại thì tính vào thời điểm vào lần<br />
thứ hai (tính theo giờ).<br />
<br />
ho, hoặc ho tăng dần, đàm mủ, hoặc thay đổi<br />
đặc tính đàm, nghe phổi có rale và hoặc phổi bị<br />
đông đặc, khó thở hoặc thở nhanh, sốt, số lượng<br />
bạch cầu máu ngoại vi (>10.000 Tb/mm3) hoặc số<br />
bạch cầu trung tính chưa trưởng thành chiếm<br />
>15% trong công thức bạch cầu, hoặc có tình<br />
trạng giảm bạch cầu với tổng số bạch cầu, 4500<br />
tế bào/ mm3.<br />
Loét da do tì đè: Dựa vào khám lâm sàng<br />
tìm vị trí loét.<br />
Co giật: dựa vào triệu chứng lâm sàng co<br />
giật cơ và bệnh nhân không có bệnh động kinh<br />
trước đây.<br />
Táo bón: quá hai ngày hoặc hơn mới đi đại<br />
tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân<br />
mỗi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.<br />
Bí tiểu cấp: bí tiểu cấp tính là hiện tượng đột<br />
ngột bí tiểu, bệnh nhân cố rặn mới may ra có vài<br />
giọt nước tiểu thoát ra ngoài, trong khi đó thì<br />
bàng quang căng đầy, cảm giác rất tức bụng,<br />
khám có cầu bàng quang.<br />
Nhiễm trùng đường tiểu: Chẩn đoán dựa<br />
vào lâm sàng gợi ý; sốt, rét run, đau hông<br />
lưng, tức vùng hạ vị, có thể có đái buốt, đái<br />
dắt, đái đục. Chẩn đoán xác định dựa vào kết<br />
<br />
Tăng áp lực nội sọ: dựa vào lâm sàng là<br />
chính: đau đầu, nôn, phù gai thị, rối loạn ý thức,<br />
rối loạn thị giác.<br />
<br />
quả xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu,<br />
<br />
Tiền sử bị đột quỵ: Dựa vào giấy xuất viện,<br />
sổ khám bệnh có chẩn đoán trước đó.<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
<br />
Tiền sử tăng huyết áp: Dựa vào giấy xuất<br />
viện, sổ khám bệnh có chẩn đoán trước đó hoặc<br />
đang dùng thuốc hạ áp.<br />
Tiền sử đái tháo đường: Dựa vào giấy xuất<br />
viện, sổ khám bệnh có chẩn đoán trước đó hoặc<br />
đang dùng thuốc hạ đường máu.<br />
Biến chứng tim mạch: Dựa vào khám lâm<br />
sàng và dấu hiệu trên ECG: các rối loạn nhịp, sự<br />
biến đổi ST (chênh lên hoặc xuống), T đảo ngược.<br />
Viêm phổi: dựa vào phim X – quang phổi có<br />
thâm nhiễm mới, hình mờ hoặc tràn dịch màng<br />
phổi cùng với viêm phổi và có ít nhất hai trong<br />
số những dấu hiệu và triệu chứng sau: Mới bị<br />
<br />
566<br />
<br />
cấy nước tiểu.<br />
<br />
Bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản<br />
11.5.<br />
Các biến số định lượng được trình bày dưới<br />
dạng trị số trung bình (± độ lệch chuẩn).<br />
Các biến số định tính được trình bày dưới<br />
dạng tỷ lệ phần trăm.<br />
Dùng phép kiểm X2 hoặc phép kiểm Fisher<br />
để xác định mối liên quan giữa các biến định tính.<br />
Dùng phép kiểm T để xác định mối liên<br />
quan giữa các biến định lượng.<br />
Giá trị p ≤ 0,05 là giá trị có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
KẾT QUẢ<br />
Nhóm tuổi và giới tính<br />
Bảng 1: Nhóm tuổi và giới tính.<br />
STT Giới<br />
tính<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
Tổng<br />
60 – 74 75 – 89(%) 90 tuổi trở cộng (%)<br />
(%)<br />
lên (%)<br />
01 Nam 52 (59,09) 41 (51,25) 02 (28,57)<br />
95<br />
(54,29)<br />
02<br />
Nữ 36 (40,91) 39 (48,75) 05 (71,43)<br />
80<br />
(45,71)<br />
Tổng cộng 88 (50,28) 80 (45,71) 07 (4,01)<br />
175<br />
(%)<br />
(100%)<br />
P<br />
0,194<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Thể lâm sàng<br />
<br />
01<br />
02<br />
<br />
NMN<br />
TBMMN<br />
chung<br />
XHN<br />
p = 0,790 ><br />
0,05<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nam Nữ giới Tổng<br />
giới (%)<br />
cộng<br />
(%)<br />
72 (53,7) 62 (46,3) 134 (76,6)<br />
23 (56,1) 18 (43,9) 41 (23,4)<br />
<br />
02<br />
<br />
175<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br />
Bệnh nhân không có bất kỳ<br />
35<br />
20<br />
biến chứng nào<br />
Bệnh nhân có từ 01 biến<br />
140<br />
80<br />
chứng trở lên<br />
Tổng cộng<br />
175<br />
100<br />
<br />
Tỷ lệ và thời gian xảy ra các biến chứng<br />
Tần suất các biến chứng<br />
Bảng 4: Tần suất các biến chứng<br />
STT<br />
<br />
Biến chứng<br />
Táo bón<br />
Viêm phổi<br />
Tim mạch<br />
Tăng đường huyết<br />
Bí tiểu<br />
Tăng ALNS<br />
Nhiễm trùng tiểu<br />
Co giật-động kinh<br />
Loét da do tì đè<br />
<br />
Tần số<br />
72<br />
63<br />
62<br />
39<br />
36<br />
35<br />
27<br />
22<br />
03<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
41,1<br />
36<br />
35,4<br />
23,6<br />
20,6<br />
20<br />
15,4<br />
12,6<br />
1,7<br />
<br />
Phân bố các biến chứng theo thời gian xảy ra<br />
Bảng 5: Phân bố các biến chứng theo thời gian xảy ra<br />
STT<br />
1.<br />
<br />
Biến Chứng<br />
Táo bón<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Viêm phổi<br />
Tim mạch<br />
Tăng đường<br />
huyết<br />
Bí tiểu<br />
Tăng ALNS<br />
Nhiễm trùng tiểu<br />
Co giật-động kinh<br />
Loét da do tì đè<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
<br />
35<br />
<br />
89,7<br />
<br />
04<br />
<br />
10,3<br />
<br />
36<br />
31<br />
22<br />
18<br />
00<br />
<br />
100<br />
88,6<br />
81,5<br />
81,8<br />
00<br />
<br />
00<br />
04<br />
05<br />
04<br />
03<br />
<br />
00<br />
11,4<br />
18,5<br />
18,2<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 175<br />
bệnh nhân; tuổi trung bình là 74,31; độ lệch<br />
chuẩn 8,351; tuổi nhỏ nhất là 60; tuổi lớn nhất là<br />
95. Phân bố theo 3 nhóm tuổi như sau:<br />
* Nhóm tuổi từ 60 – 74 (n= 88) là 50,28%<br />
<br />
95 (54,3) 80 (45,7)<br />
<br />
Bảng 3: Phân bố bệnh theo biến chứng chung<br />
STT<br />
01<br />
<br />
Biến Chứng<br />
<br />
Tần suất và tỷ lệ<br />
< 4 ngày<br />
4 – 7 ngày<br />
Tỷ lệ<br />
Tần suất Tỷ lệ % Tần suất<br />
%<br />
51<br />
80,9<br />
12<br />
19,1<br />
48<br />
77,4<br />
14<br />
22,6<br />
<br />
Tuổi trung bình và nhóm tuổi<br />
<br />
Bảng 2: Giới tính và thể lâm sàng TBMMN<br />
STT<br />
<br />
STT<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tần suất và tỷ lệ<br />
< 4 ngày<br />
4 – 7 ngày<br />
Tỷ lệ<br />
Tần suất Tỷ lệ % Tần suất<br />
%<br />
38<br />
52,8<br />
34<br />
47,2<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
* Nhóm tuổi từ 75 – 89 (n=80) là 45,71%<br />
* Nhóm tuổi từ 90 trở lên (n= 07) là 4,01%<br />
Tuổi trung bình của nghiên cứu này phù<br />
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trí và<br />
Vũ Anh Nhị năm 2006- 2007 tại khoa Nội Thần<br />
kinh Bệnh viện Chợ Rẫy trên người cao tuổi<br />
TBMMN từ 60 tuổi trở lên, có tuổi trung bình là<br />
74,09(7). Nghiên cứu của Trần Ngọc Trinh Chinh,<br />
Võ Quảng tại Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Nai và<br />
Bệnh Viện Đa khoa khu vực Thống Nhất Đồng<br />
Nai từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007(12) tuổi<br />
trung bình là 74,24.<br />
<br />
Tuổi và giới tính<br />
+ Nam = 95 (54,29%) và nữ = 80 (45,71%),<br />
nam/nữ: (95/80) = 1,18/1.<br />
+ Nhóm tuổi từ 60 – 74: Tỷ lệ (%) nam giới<br />
(59,09%) cao hơn nữ giới (40,91%).<br />
+ Nhóm tuổi từ 75 – 89: Tỷ lệ (%) nam giới<br />
(51,25%) cao hơn nữ giới (48,75%).<br />
+ Nhưng từ nhóm 90 tuổi trở lên thì nữ giới<br />
(71,43%) cao hơn nam giới (28,57%).<br />
So sánh với các khảo sát, nghiên cứu, tài liệu<br />
khác:<br />
<br />
567<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
- Nguyễn Thị Thu Nga, Nguyễn Thị Minh<br />
Trí, Lê Trung Hùng và cộng sự (1993-1995 và<br />
1996-1999) có tỷ lệ rất cao nam/nữ = 7,251/1(9,14).<br />
Tác giả Trần Ngọc Trinh Chinh, Võ Quảng(12) có<br />
tỷ lệ nam/nữ: 0,98/1.<br />
<br />
Tần suất có biến chứng<br />
Kết quả của chúng tôi phát hiện số bệnh<br />
nhân không có bất kỳ biến chứng gì là 35 trường<br />
hợp chiếm tỷ lệ 20%, bệnh nhân có từ 01 biến<br />
chứng trở lên là 140 trường hợp chiếm 80%. Tỷ<br />
lệ này cao hơn tác giả Doshi VS và cs(3) ở bệnh<br />
viện đa khoa Changi ở Singapore khảo sát 140<br />
trường hợp thì tỷ lệ có biến chứng chung là<br />
54,3%, còn các tác giả nghiên cứu ở 10 nước châu<br />
Á(6); các tác giả khảo sát 1.153 bệnh nhân đột quỵ<br />
não cấp ở 10 bệnh viện thuộc 10 nước Châu Á,<br />
độ tuổi trung bình 62 ±13,5 thì tỷ lệ có biến<br />
chứng chung là 42,9%. Để giải thích sự khác biệt<br />
này có lẽ do mẫu chúng tôi thu thập là những<br />
người có tuổi có độ tuổi trung bình cao hơn chứa<br />
nhiều yếu tố nguy cơ, bệnh mạn tính.<br />
<br />
Biến chứng tăng áp lực nội sọ<br />
Tử vong trong tuần lễ đầu tiên sau đột quỵ<br />
phần lớn do phù não và tăng áp lực nội sọ, gây<br />
ra tụt kẹt não trên lều hoặc chèn ép hạch nhân<br />
tiểu não vào lổ chẩm. Các rối loạn thần kinh do<br />
phù não thường vào ngày thứ hai hoặc ngày thứ<br />
ba, nhưng có thể sớm hơn do nhồi máu diện<br />
rộng hoặc nhồi máu xuất huyết(14), tổn thương<br />
thứ phát của các tổ chức thần kinh trung ương<br />
và ảnh hưởng đến chức năng sống còn.<br />
Kết quả của chúng tôi, bệnh nhân có tăng áp<br />
lực nội sọ sau đột quỵ 35 trường hợp chiếm 20%.<br />
Giới nam 57,1% cao hơn nữ 42,9%, sự khác nhau<br />
giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê p =<br />
0,704. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm<br />
75 – 89 (51,4%), tiếp theo là nhóm 60 – 74<br />
(45,7%), thấp nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên<br />
(2,9%), sự khác nhau giữa các nhóm tuổi với<br />
TALNS không có ý nghĩa thống kê với p = 0,686.<br />
Chúng tôi thấy có mối liên quan giữa<br />
TALNS với loại đột quỵ, nhóm TALNS ở bệnh<br />
nhân NMN là 31,4% thấp hơn xuất huyết não<br />
<br />
568<br />
<br />
68,6%, có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,001, và<br />
TALNS sau đột quỵ có liên quan với điểm<br />
Glasgow của bệnh nhân; điểm Glasgow càng<br />
thấp biến chứng càng tăng, p < 0,001.<br />
<br />
Biến chứng co giật-động kinh<br />
Kết quả chúng tôi phát hiện có co giật- động<br />
kinh là 13%, của các tác giả ở 10 nước châu Á(2) là<br />
1,3%, tác giả Doshi VS và cs(3) ở bệnh viện đa<br />
khoa Changi ở Singapore là 0,7%.<br />
Nhóm tuổi có biến chứng co giật – động<br />
kinh chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm 75 – 89<br />
(59,1%), tiếp theo là nhóm 60 – 74 (36,4%), thấp<br />
nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (4,5%), sự khác<br />
nhau về tỷ lệ có và không có biến chứng co giậtđộng kinh sau đột quỵ giữa các nhóm tuổi<br />
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,343.<br />
<br />
Biến chứng tăng đường huyết<br />
Một số công trình nghiên cứu và y văn liên<br />
quan đến tăng đường huyết sau đột quỵ làm<br />
cho kết quả điều trị xấu đi và là kết quả của<br />
phản ứng não do tăng glucose gây cho tổn<br />
thương não càng trầm trọng hơn trên các bệnh<br />
nhân không đái tháo đường(14), có một mối<br />
quan hệ quan trọng đã được tìm thấy giữa<br />
đường trong máu và sự sống, nồng độ đường<br />
trong máu giảm với thời gian. Tăng đường<br />
huyết sau một cơn đột quỵ có lẽ phản ánh<br />
cường độ phản ứng của các hormone do stress.<br />
Tăng đường huyết là một dự báo về kết quả ở<br />
người đột quỵ(16,10).<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 39 bệnh<br />
nhân (22,6%) tăng đường đường huyết (đã loại<br />
trừ các trường hợp ĐTĐ). Nhóm tuổi hay gặp<br />
nhất là nhóm 60 – 74 tuổi (53,8%), tiếp theo là<br />
nhóm (75 – 89 (41%), thấp nhất là nhóm từ 90<br />
tuổi trở lên (5,1%). Sự khác biệt về phản ứng<br />
tăng đường huyết ở các nhóm tuổi không có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,804).<br />
<br />
Biến chứng bí tiểu cấp<br />
Bí tiểu hay xảy ra ở giai đoạn đầu của đột<br />
quỵ và là nguyên nhân phải đặt sond tiểu cho<br />
bệnh nhân dễ dẫn đến nhiễm trùng tiểu. Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />