Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THẬN - TIẾT NIỆU SAU GHÉP THẬN<br />
Trần Văn Hinh*, Bùi Văn Mạnh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Ghép thận là một biện pháp điều trị thay thế thận tối ưu cho những bệnh nhân bị<br />
suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá một số biến chứng tiết niệu sau ghép<br />
tại Bệnh viện 103.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 98 bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện 103 từ 1992 2012.<br />
Kết quả: Các biến chứng sau ghép gặp nhiều nhất là nhiễm trùng (14,28%), thải ghép mạn (17,34%), thải<br />
ghép cấp (12,24%), các biến chứng ngoại khoa (9,18%).<br />
Kết luận: Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ là những biến chứng chủ yếu và thường gặp ở<br />
tháng đầu sau ghép.<br />
Từ khóa: Ghép thận, biến chứng sau ghép, bệnh viện 103<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME UROLOGICAL COMPLICATIONS AFTER RENAL TRANSPLANTATION<br />
Tran Van Hinh, Bui Van Manh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 323 - 326<br />
Introduction and purpose: Renal transplantation is a method to treat end-stage renal disease. We carry out<br />
this study with the aim is to evaluate some urological complications after renal transplantation at 103 hospital.<br />
Material and method: Include 98 recipients at 103 hospital from 1992 to 2012.<br />
Results: The common complications were: infections (14.28%), chronic rejection (17.34%), acute rejection<br />
(12.24%), surgery complications (9.18%).<br />
Conclusion: Urinary tract infection and wound infection are the most common complications. It usual<br />
appear in the first month following transplantation.<br />
Key words: Kidney transplantation, complications after transplantation, hospital 103<br />
các biến chứng sau mổ tương đối cao<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ghép thận là một biện pháp điều trị thay thế<br />
thận tối ưu cho những bệnh nhân (BN) bị suy<br />
thận mạn tính giai đoạn cuối. Ca ghép thận đầu<br />
tiên tại Việt Nam được thực hiện thành công<br />
ngày 04/6/1992 tại Bệnh viện 103. Từ đó đến nay<br />
đã có khoảng 500 bệnh nhân được ghép thận tại<br />
hàng chục bệnh viện trong cả nước.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tuy nhiên do kỹ thuật phức tạp, sau ghép<br />
thận phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nên tỷ lệ<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân đủ điều kiện ghép thận và<br />
người sống hiến thận tại Bệnh viện 103 từ 19922012 đều được chọn vào nghiên cứu.<br />
<br />
* Học viện Quân Y<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Văn Hinh<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
98 bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện 103 từ<br />
1992 đến 2012, trong đó 2 bệnh nhân ghép thận<br />
lấy thận từ người cho chết não<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
ĐT: 0912015200<br />
<br />
Email: hinhhvqy@gmail.com<br />
<br />
323<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đối tượng tuyển chọn: BN bị suy thận mạn<br />
tính giai đoạn cuối, đã có chỉ định lọc máu chu<br />
kỳ hoặc đang lọc máu chu kỳ và người hiến<br />
khỏe mạnh đủ điều kiện hiến thận để ghép. Các<br />
chỉ tiêu tuyển chọn BN nhận thận và người hiến<br />
thận được thực hiện chặt chẽ, đầy đủ theo mẫu<br />
trong quy trình chuyên môn ghép thận của Bộ y<br />
tế đã ban hành.<br />
Kỹ thuật ghép thận: thận ghép được ghép<br />
vào hố chậu phải hoặc hố chậu trái theo kỹ<br />
thuật kinh điển.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Một số đặc điểm của bệnh nhân nhận thận<br />
và hiến thận<br />
Bảng 1: Tuổi và giới của người nhận và hiến thận<br />
Đối tượng<br />
<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nam Nữ<br />
Người nhận<br />
17<br />
60<br />
34,39,8 75 23<br />
Người hiến<br />
21<br />
67<br />
43,211,2 43 54<br />
<br />
Độ tuổi trung bình của người nhận còn khá<br />
trẻ và tuổi trung bình người hiến thận cao hơn<br />
so với người nhận, nam nhiều hơn nữ ở nhóm<br />
nhận thận. có 1 BN chết não cho 2 BN ghép.<br />
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo quan hệ huyết thống<br />
Quan hệ-nhóm máu<br />
Bố mẹ cho con<br />
Con cho bố mẹ<br />
Anh em cho nhau<br />
Quan hệ khác<br />
Không cùng huyết thống<br />
<br />
Số lượng<br />
41<br />
01<br />
29<br />
02<br />
25<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
41,84<br />
01,02<br />
29,59<br />
02,04<br />
25,51<br />
<br />
Bảng 3: Nguyên nhân gây suy thận mạn tính của<br />
BN nhận thận<br />
<br />
Số lượng<br />
12<br />
17<br />
4<br />
4<br />
<br />
Biến chứng<br />
Thải ghép cấp<br />
Thải ghép mạn<br />
Rò niệu quản<br />
Nhiễm trùng vết mổ<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
12,24<br />
17,34<br />
4,08%<br />
4,08<br />
<br />
Các biến chứng gặp nhiều nhất là thải ghép<br />
cấp (12,24%) và nhiễm trùng niệu 14,28%, các<br />
biến chứng ngoại khoa khác như rò nước tiểu,<br />
hoại tử niệu quản, nhiễm khuẩn vết mổ.<br />
Bảng 5: Biến chứng sau ghép trong giai đoạn hậu<br />
phẫu<br />
Biến chứng sau ghép<br />
Thải ghép cấp<br />
Rò niệu quản<br />
Nhiễm khuẩn vết mổ<br />
<br />
Số lượng<br />
12<br />
4<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
12,24<br />
4,08<br />
4,08<br />
<br />
Tỉ lệ thải ghép cấp gặp cao nhất (12,24%), các<br />
biến chứng ngoại khoa<br />
Bảng 6: Các biến chứng sau thời gian hậu phẫu<br />
Loại nhiễm Tháng đầu Tháng 2-3 Tháng 4-6 Trên 6<br />
trùng<br />
tháng<br />
Nhiễm trùng<br />
6<br />
3<br />
2<br />
1<br />
tiết niệu<br />
Nhiễm trùng<br />
4<br />
0<br />
0<br />
0<br />
tại vết mổ<br />
<br />
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng<br />
vết mổ chủ yếu gặp ở tháng đầu<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Khác với các kỹ thuật khác, đặc điểm ghép<br />
thận là kỹ thuật phức tạp, sau mổ phải dùng<br />
thuốc ức chế miễn dịch, nên sau ghép thận có<br />
thể gặp nhiều biến chứng khác nhau ở người<br />
nhận thận.<br />
<br />
Các biến chứng sau ghép<br />
<br />
Trong các biến chứng sau ghép thận, đầu<br />
tiên phải kể đến các biến chứng về thận, tiết<br />
niệu, mà điển hình như như: Thải ghép cấp, thải<br />
ghép mạn tính, nhiễm trùng niệu, rò nước<br />
tiểu…. sau đó là các biến chứng do kỹ thuật như<br />
chảy máu sau mổ, nhiễm trùng…. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thải ghép cấp có 12<br />
bệnh nhân chiếm 12,24%. Tại BV Chợ Rẫy gặp tỉ<br />
lệ thải ghép cấp là 23,76%, trong đó thải ghép tối<br />
cấp là 0,5%.<br />
<br />
Bảng 4: Một số biến chứng gặp sau ghép<br />
<br />
Biến chứng nhiễm trùng<br />
<br />
Nguyên nhân gây suy thận mạn Số lượng BN Tỉ lệ (%)<br />
Viêm cầu thận mạn<br />
92<br />
93,88<br />
Viêm bể thận - thận mạn<br />
02<br />
02,04<br />
Tăng huyết áp nguyên phát<br />
03<br />
03,06<br />
Đái tháo đường týp 2<br />
01<br />
1,02<br />
<br />
Hầu hết bệnh nhân nhận thận bị suy thận<br />
mạn do viêm cầu thận mạn tính (93,88%), chỉ có<br />
1 BN bị đái tháo đường týp 2 (1,02%).<br />
<br />
Biến chứng<br />
Nhiễm trùng tiết niệu<br />
<br />
324<br />
<br />
Số lượng<br />
14<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
14,28<br />
<br />
Trong các loại nhiễm trùng sau ghép thận<br />
như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
niệu, nhiễm vi rút (EBV, CMV, viêm gan) thì<br />
nhiễm trùng đường tiết niệu là loại nhiễm trùng<br />
thường gặp nhất sau ghép thận. Kết quả cho<br />
thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao<br />
chiếm tỷ lệ 14,28%. Trong đó bao gồm nhiễm<br />
trùng giai đoạn hậu phẫu (2 bệnh nhân) và<br />
nhiễm trùng sau giai đoạn hậu phẫu (12 bệnh<br />
nhân). Cả 14 bệnh nhân có biến chứng này phần<br />
lớn là các đợt nhiễm khuẩn đường tiết niệu đều<br />
nhẹ với biểu hiện nước tiểu có nhiều bạch cầu,<br />
hồng cầu, nitrite dương tính; đôi khi có hội<br />
chứng kích thích bàng quang (tức vùng bàng<br />
quang, đái buốt, đái rắt…) ở các mức độ khác<br />
nhau; cấy khuẩn nước tiểu giữa dòng ít khi<br />
dương tính.<br />
Các đợt nhiễm khuẩn đường tiết niệu<br />
thường khỏi nhanh với việc sử dụng kháng sinh<br />
nhóm quinolone hoặc cephalosporin đường<br />
uống. Một số bệnh nhân bị tái phát nhiễm<br />
khuẩn đường tiết niệu nhiều lần, có 1 BN việc<br />
điều trị phải kéo dài và diễn biến khá phức tạp<br />
do trào ngược bàng quang - niệu quản nặng.<br />
Nhiễm trùng sau ghép thận là biến chứng<br />
thường gặp sau ghép thận, đặc biệt ở 6 tháng<br />
đầu. Có nhiều lý do khiến nhiễm trùng sau ghép<br />
cao như giảm sức đề kháng chống lại các tác<br />
nhân gây nhiễm trùng do dùng thuốc chống<br />
thải ghép kéo dài. Đặt sonde JJ trong niệu quản,<br />
đặt thông tiểu trong giai đoạn hậu phẫu cũng là<br />
những nguyên nhân không phải là không quan<br />
trọng. Nhiễm trùng niệu sau ghép thận cũng<br />
như nhiễm trùng niệu nói chung có tỉ lệ cao hơn<br />
ở vùng khí hậu nóng ẩm và các nước đang phát<br />
triển, đời sống vật chất thấp, thiếu kiến thức,<br />
điều kiện dự phòng và chẩn đoán còn hạn chế,<br />
ngoài ra còn có thể do lây céo trong bệnh viện.<br />
Ngoài ra nhiễm trùng niệu còn liên quan<br />
mật thiết đến kỹ thuật có dẫn lưu niệu quản ra<br />
da hay không. Trong giai đoạn đầu khi mới<br />
triển khai kỹ thuật ghép thân, kỹ thuật cắm niệu<br />
quản vào bàng quang theo phương pháp<br />
Politano - Leadbetter, có dẫn lưu niệu quản<br />
bằng catheter ra da. Chính điều này tạo điều<br />
kiện cho nhiễm trùng theo cơ chế ngược dòng.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mặc dù hiện nay các bệnh nhân đều ghép thận<br />
được cầm niệu quản thận ghép vào bàng quang<br />
theo phương pháp Lich - Gregoir có đặt nòng JJ,<br />
không dẫn lưu niệu quản trực tiếp ra da nhưng<br />
nhiễm khuẩn tiết niệu vẫn gặp nhiều có thể liên<br />
quan đến hiện tượng trào ngược bàng quang niệu quản ở thận ghép, do ống sonde JJ, hoặc do<br />
ống thông tiểu để theo dõi nước tiểu…. Chính<br />
những điều này cũng giả thích được tại sao<br />
nhiễm khuẩn đường tiết niệu gặp nhiều hơn ở<br />
tháng đầu sau ghép sau đó giảm dần theo thời<br />
gian.<br />
Nhiễm trùng niệu vẫn đang là thách thức rất<br />
lớn đối với các thầy thuốc hiện nay như: các<br />
triệu chứng nhiễm trùng bị che lấp do việc sử<br />
dụng kéo dài các thuốc ức chế miễn dịch vì vậy<br />
có thể dẫn đến quá trình chẩn đoán và điều trị<br />
nhiễm trùng bị chậm trễ, phổ nhiễm trùng ở<br />
bệnh nhân ghép thận rộng hơn so với quần thể<br />
chung, những thuốc ức chế miễn dịch mới làm<br />
cho những biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh<br />
nhân ghép tạng thay đổi, ở bệnh nhân ghép<br />
thận các loại nhiễm trùng có thể xảy ra đồng<br />
thời hoặc liên tiếp….<br />
<br />
Rò niệu quản<br />
Có 4 bệnh nhân bị rò nước tiểu sau phẫu<br />
thuật:<br />
+3 bệnh nhân chỉ rò miệng lối đơn thuần,<br />
trong đó 01 bệnh nhân kèm rách phúc mạc<br />
nên nước tiểu trào vào ổ bụng. Khi mổ lại chỉ<br />
cần khâu lại miệng nối và dẫn lưư ổ bụng là<br />
đạt yêu cầu.<br />
+1 bệnh nhân có hoại tử niệu quản, do quá<br />
trình lấy thận không bảo tồn tối đa mạch nuôi<br />
niệu quản. Sau mổ lại lần 2 vẫn thất bại do niệu<br />
quản hoại tử. Mổ lại lần 3 cắt đoạn niệu quản<br />
hoại tử, nối niệu quản sát bể thận với bàng<br />
quang, sau đó bệnh nhân ổn định.<br />
<br />
Các biến chứng khác liên quan đến phẫu<br />
thuật<br />
Các biến chứng khác liên quan đến phẫu<br />
thuật như chảy máu miệng nối, hẹp miệng nối<br />
mạch máu, rò - hoại tử niệu quản, thủng tiểu<br />
<br />
325<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012<br />
<br />
tràng…). Nghiên cứu của Buresley (2007) và<br />
Risaliti (2004) cho thấy tỉ lệ biến chứng ngoại<br />
khoa là 24% trong đó tỉ lệ biến chứng mạch máu<br />
từ 5-10%, biến chứng tiết niệu từ 4,8-15%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các biến chứng gặp nhiều nhất là nhiễm<br />
trùng niệu sau ghép 14,28%, thải ghép mạn<br />
(17,34%), thải ghép cấp (12,24%), các biến chứng<br />
ngoại khoa khác<br />
<br />
326<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bộ y tế (2006), Quy trình ghép thận từ người sống cho thận.<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy (2010), Kỷ yếu công trình ghép thận Bệnh<br />
viện Chợ Rẫy 1992-2010, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.<br />
Buresley S., Samhan M., Manirai S. et al. (2007), Post renal<br />
transplantation urological complication, Abstract Book, 10th<br />
Congress of Asean Society Of Organ Transplantation, pp. 149<br />
Danovitch GM et al (2010), Handbook of kidney transplantation,<br />
Third Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1-18.<br />
Han DJ, Kim SC, Park KT et al. (2007), Single center experiences<br />
of 2000 cases of kidney transplant, Abstract Book, 10th Congress<br />
of Asean Society Of Organ Transplantation, pp. 78.<br />
Kim JY, Choi BS et al. (2007), Report of 1500 kidney transplants<br />
at the Catholic University of Korea, Abstract Book, 10th Congress<br />
of Asean Society Of Organ Transplantation, pp. 159.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />