intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ tính cấp thiết kể trên, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng sinh thái Đông Bắc Bộ nhằm mục đích tìm hiểu sự tăng trưởng hình thái, tình trạng dinh dưỡng của học sinh và mối tương quan giữa chúng với nhau tại vùng nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 144-153 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ Mai Văn Hưng1 , Hà Trà My2 và Hà Thị Minh Tâm3 1 Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khoa Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Xuân Hòa Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành trên 2177 học sinh các Trường Trung học phổ thông (THPT) Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và Trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng sinh thái Đông Bắc Bộ, các chỉ số nhân trắc được nghiên cứu theo lứa tuổi, bao gồm: cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay trái duỗi, vòng ngực, vòng bụng và vòng mông. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Sự tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc cơ bản của học sinh THPT vùng Đông bắc bộ tuân theo quy luật tăng trưởng các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam cùng lớp tuổi; 2) Giữa các chỉ số nhân trắc có mối tương quan với nhau trong quá trình tăng trưởng qua các lớp tuổi từ 16 lên 18; 3) Đa số học sinh THPT vùng Đông Bắc Bộ có chỉ số BMI thể hiện mức độ dinh dưỡng bình thường (92,7 - 90,2 và 95,7% tương ứng với tuổi 16, 17 và 18 tuổi. Còn một tỉ lệ nhỏ học sinh bị còm 2,0% (tuổi 16), 2,8% (tuổi 17) và 1,5% (tuổi 18). Học sinh thừa cân chiếm 3,5%, 5,2% và 1,6% và tỉ lệ học sinh béo phì chiếm 0,8%, 0,9% và 0,4% tương đương với lứa tuổi từ 16 đến 18. Từ khóa: Nhân trắc, tăng trưởng, dinh dưỡng, vòng bụng, vòng mông. 1. Mở đầu Sự tăng trưởng hình thái của con người ở lứa tuổi sau dậy thì chính thức và tình trạng dinh dưỡng của họ có liên quan chặt chẽ đến các chỉ số nhân trắc cơ bản. Thực tế cho thấy các chỉ số nhân trắc phản ánh tình trạng hình thái, thể lực của con người chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, trong đó chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt không hợp lí là những yếu tố rất quan trọng, chúng liên quan đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì cũng như một số bệnh tật hiện nay. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này ở người cần được tiến hành thường xuyên không chỉ ở các thành phố lớn mà còn cần nghiên Ngày nhận bài: 26/3/2014. Ngày nhận đăng: 13/6/2014. Tác giả liên lạc: Hà Thị Minh Tâm, địa chỉ e-mail: hathiminhtamsp2@gmail.com 144
  2. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ cứu cả ở các vùng miền núi, nông thôn. Chỉ số nhân trắc của học sinh đã được tiến hành nghiên cứu nhiều trong các tài liệu [2-4, 8] nhưng hiện chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu trên đối tượng học sinh ở vùng sinh thái Đông Bắc Bộ. Xuất phát từ tính cấp thiết kể trên, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng sinh thái Đông Bắc Bộ nhằm mục đích tìm hiểu sự tăng trưởng hình thái, tình trạng dinh dưỡng của học sinh và mối tương quan giữa chúng với nhau tại vùng nghiên cứu này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 2177 học sinh từ 16 - 18 tuổi vùng sinh thái Đông Bắc Bộ. Những học sinh này không có dị tật bẩm sinh và bệnh mãn tính, mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên mang tính đại diện cho cư dân trong vùng sinh thái Đông Bắc Bộ. * Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu tại Trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh và Trường THPT Chuyên Hạ Long từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2013. * Phương pháp nghiên cứu: - Dựa theo phương pháp nghiên cứu nhân trắc của Martin. - Xác định các chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cánh tay trái duỗi, vòng ngực, vòng bụng và vòng mông. Bảng 1. Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi và giới tính Tuổi Giới tính Tổng Nam Nữ 16 tuổi 362 360 722 17 tuổi 360 368 728 18 tuổi 356 371 727 Tổng 1078 1099 2177 Bảng 2. Chuẩn suy dinh dưỡng người từ 5 - 19 tuổi của WHO [4] Z-score Tình trạng dinh dưỡng theo các chỉ số tăng trưởng Cao/tuổi Cân/tuổi BMI/tuổi > 3SD Xem chú thích (1) Béo phì nặng > 2 SD Bình thường Xem chú thích (2) Béo phì > 1 SD Bình thường Thừa cân 0 (TB) Bình thường Bình thường Bình thường < -1 SD Bình thường Bình thường Bình thường < -2 SD Còi Nhẹ cân Gầy < -3 SD Rất còi Rất nhẹ cân Rất gầy 145
  3. Mai Văn Hưng, Hà Trà My và Hà Thị Minh Tâm Chú thích. (1) Học sinh trong phạm vi này có chiều cao khá lớn, tuy nhiên không cao quá mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra (ví dụ: bệnh tăng hormone tăng trưởng). Nếu nghi ngờ học sinh bị rối loạn nội tiết (ví dụ: nếu bố mẹ của học sinh có chiều cao bình thường nhưng học sinh lại rất cao so với chiều cao trung bình ở lứa tuổi đó) thì nên xếp học sinh vào loại này; (2). Học sinh thuộc ô này có cân nặng theo tuổi giảm có thể có vấn đề trong tăng trưởng, vấn đề này sẽ được đánh giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi. - Sử dụng các phần mềm ứng dụng: Sau khi xác định các chỉ số nhân trắc, ngày tháng năm sinh, ngày đo thì tuổi của các đối tượng điều tra được xác định bằng phần mềm WHO AnthroPlus [5]. Phần mềm này cũng giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các đối tượng điều tra [6, 7]. Tiếp theo số liệu thu thập được đưa vào phần mềm SPSS để xử lí và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sự phát triển các kích thước nhân trắc của học sinh trong nghiên cứu. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Các kích thước nhân trắc của học sinh trong nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được lấy ngẫu nhiên ở hai trường thuộc hai địa điểm có điều kiện địa lí, kinh tế khác nhau đại diện cho vùng. Do mục đích của đề tài là nghiên cứu chung về các chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đông Bắc Bộ, không tập trung so sánh kích thước nhân trắc cũng như tình trạng dinh dưỡng của học sinh ở hai vùng này nên nhóm tác giả không tách riêng số liệu nghiên cứu của hai trường mà gộp lại và đã thu được kết quả như trình bày dưới đây. * Cân nặng Trong các điều tra cơ bản về hình thái người, trọng lượng cơ thể là một thông số quan trọng. Cân nặng liên quan đến nhiều kích thước khác như chiều cao, vòng ngực,. . . nên thường được sử dụng để đánh giá sự phát triển cơ thể. Bảng 3. Cân nặng (kg) theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 56,20 8,12 360 48,30 6,51 < 0,001 17 360 60,11 9,30 368 49,41 7,20 < 0,001 18 356 64,51 9,50 371 50,12 7,80 < 0,001 Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng của học sinh 16 - 18 tuổi trong nghiên cứu tuân theo tính quy luật tăng trưởng cân nặng của người Việt Nam. Nếu so sánh với nghiên cứu của bộ Y tế năm 2003 [1] thì cân nặng trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn (Nam: 56,2 kg; 60,1 kg và 64,5 kg so với 45,33 kg; 48,03 kg và 49,71 kg; Nữ: 48,3 kg; 49,4 kg và 50,1 kg so với 42,13 kg; 42,98 kg; 43,84 kg trong nghiên cứu của bộ Y tế), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này có thể lí giải do tốc độ phát triển kinh tế của khu vực Đông Bắc bộ hiện nay nhanh hơn so với năm khảo sát của Bộ Y tế và so với trung bình cả nước hiện nay. Vì thế các điều kiện dinh dưỡng, luyện tập tốt hơn nên cân nặng tăng lên so với trước đó. 146
  4. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ * Chiều cao Tương tự như với cân nặng, chiều cao đứng là kích thước quan trọng trong nghiên cứu về hình thái người, nó có ý nghĩa trong việc đánh giá về thể lực cũng như tầm vóc con người. Chiều cao thay đổi theo lứa tuổi, giới tính, đồng thời cũng chịu những ảnh hưởng nhất định của môi trường bên ngoài. Bảng 4. Chiều cao đứng (cm) theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 164,3 6,6 360 156,1 5,7 < 0,001 17 360 165,5 6,9 368 156,7 5,8 < 0,001 18 356 167,4 7,2 371 157,6 5,3 < 0,001 Bảng 4 cho thấy chiều cao của học sinh trong nghiên cứu tăng trưởng tuân theo quy luật tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam. Qua số liệu phân tích trong bảng cho thấy, chiều cao trung bình của học sinh trong nghiên cứu cao hơn so với chiều cao nghiên cứu của bộ Y tế [1] (Nam: 164,3 cm, 165,5 cm và 167,4 cm so với 160,29 cm, 162,73 cm và 163,45 cm; Nữ: 156,1 cm, 156,7 cm và 157,6 cm so với 152,45 cm, 152,87 cm và 152,77 cm trong nghiên cứu của bộ Y tế), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả trên cho thấy sự tăng trưởng về chiều cao có khuynh hướng thế tục đồng thời chịu ảnh hưởng của các điều kiện sống ngày càng tốt hơn từ đó sẽ giúp cho việc thay đổi tầm vóc của người Việt Nam trong giai đoạn tiền trưởng thành. * Vòng đầu Bảng 5. Vòng đầu theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 54,20 4,21 360 53,51 4,21 < 0,001 17 360 54,11 4,50 368 53,23 4,62 < 0,001 18 356 54,30 4,61 371 53,80 4,80 < 0,001 Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng đầu nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của bộ Y tế [1] (Nam: 54,2 cm, 54,1 cm, 54,3 cm so với 54,02 cm, 54,36 cm, 54,62 cm; Nữ: 53,5 cm, 53,2 cm, 53,8 cm so với 53,26 cm, 53,29 cm, 53,33 cm của bộ Y tế), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này cho thấy kích thước vòng hộp sọ không chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện dinh dưỡng và môi trường sống, nó cũng thể hiện tính những đặc trưng về hình thái của mỗi chủng tộc. * Vòng cổ So sánh với nghiên cứu của Bộ Y tế [1] vòng cổ trung bình của học sinh 16 - 18 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Bộ Y tế. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Bộ Y tế chỉ đề cập đến trung bình cộng của nhóm tuổi từ 15 - 19 mà không có các số liệu cụ thể ở từng độ tuổi, cho nên việc so sánh giữa 2 nghiên cứu này chỉ mang tính chất tương đối. 147
  5. Mai Văn Hưng, Hà Trà My và Hà Thị Minh Tâm Bảng 6. Vòng cổ theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 36,60 5,3 360 32,33 4,12 < 0,001 17 360 36,82 5,2 368 32,42 4,32 < 0,001 18 356 36,90 5,5 371 32,40 4,60 < 0,001 * Vòng cánh tay trái duỗi Vòng cánh tay trái duỗi là một kích thước dễ xác định và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của học sinh. Đặc biệt, Stevens và cộng sự cho biết so với kích thước bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay thì vòng cánh tay trái duỗi là một kích thước đáng tin cậy hơn khi đánh giá về tình trạng dinh dưỡng của học sinh; bởi vì việc xác định bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay thường đem lại các kết quả rất sai lệch, đặc biệt là ở các bé trai [10]. Bảng 7. Vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 24,6 5,1 360 24,1 4,4 > 0,001 17 360 25,5 5,2 368 25,3 5,6 > 0,001 18 356 26,7 5,5 371 25,6 4,5 < 0,001 Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của bộ Y tế [1] (Nam: 24,6 cm, 25,5 cm, 26,7 cm so với 21,37 cm, 22,04 cm, 22,57 cm; Nữ: 24,1 cm, 25,3 cm, 25,6 cm so với và 21,03 cm, 21,27 cm, 21,75 cm theo nghiên cứu của bộ Y tế), sự khác biệt này là có ý nghĩa (p < 0,001), vòng cánh tay trái duỗi của nam 17 tuổi (25,5 cm) gần bằng 18 tuổi (26,7 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), vòng cánh tay trái duỗi của nữ 17 tuổi (25,3 cm) tương đương với 18 tuổi (25,6 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể giải thích là do thời điểm nghiên cứu khác nhau, tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi thì tình trạng dinh dưỡng của học sinh được cải thiện rất nhiều so với thời điểm nghiên cứu của Bộ Y tế được tiến hành, đồng thời đây là các lứa tuổi đang đi vào ổn định sự tăng trưởng nên giữa các lớp tuổi không có sự thay đổi lớn. * Vòng ngực bình thường Vòng ngực bình thường được đo qua mũi ức khi hít thở bình thường, kích thước này thường được phối hợp với chiều cao đứng và cân nặng để tính các chỉ số phát triển cơ thể. So với nghiên cứu của Bộ Y tế [1], vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn (Nam: 82,1 cm, 83,5 cm, 84,3 cm so với 71,44 cm, 73,25 cm, 75,08 cm; Nữ: 81,1 cm, 81,9 cm, 82,3 cm so với 69,18 cm, 69,83 cm, 72,61 cm của bộ Y tế), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của tăng trưởng chiều cao, vì sự tăng trưởng vòng ngực và chiều cao có tương quan tỉ lệ thuận với nhau trong quá trình tăng trưởng hình thái cơ thể người bình thường. 148
  6. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ Bảng 8. Vòng ngực bình thường (cm) theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 82,1 7,2 360 81,1 6,8 < 0,001 17 360 83,5 7,4 368 81,9 6,3 < 0,001 18 356 84,3 7,9 371 82,3 6,9 < 0,001 * Vòng bụng qua rốn Vòng bụng qua rốn liên quan đến độ béo gầy của cơ thể và thể tạng con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy: vòng bụng qua rốn của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tăng theo tính quy luật chung, tuy nhiên mức tăng không nhiều. Bảng 9. Vòng bụng qua rốn (cm) theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 71,2 8,9 360 64,6 6,2 < 0,001 17 360 74,5 8,1 368 65,6 6,6 < 0,001 18 356 75,7 8,5 371 66,6 7,6 < 0,001 So với nghiên cứu của bộ Y tế [1] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Vòng bụng qua rốn của nam 17 tuổi (74,5 cm) thấp hơn nam 18 tuổi (75,7 cm), tuy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), vòng bụng của nữ 17 tuổi (65,6 cm) thấp hơn nữ 18 tuổi (66,6 cm), (p > 0,05). Có thể do điều kiện kinh tế và giáo dục của vùng phát triển nên thể tạng của học sinh lớn hơn so với trung bình trong nghiên cứu của bộ Y tế. Lứa tuổi từ 17 lên 18 tuổi ở cả nam và nữ đều đã khá ổn định nên sự khác nhau về vòng bụng qua rốn không có sự khác biệt theo lớp tuổi. * Vòng mông Giống với vòng bụng qua rốn, vòng mông to nhất (vòng mông) cũng là một kích thước được sử dụng để đánh giá độ béo gầy và thể tạng của cơ thể. Kết quả điều tra về vòng mông của học sinh trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 10. Bảng 10. Vòng mông (cm) theo tuổi và giới tính Tuổi Nam (1) Nữ (2) P (1-2) n X SD n X SD 16 362 85,5 8,9 360 86,8 6,3 < 0,001 17 360 86,5 9,1 368 88,6 6,6 < 0,001 18 356 88,6 9,2 371 89,5 5,4 < 0,001 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn so với nghiên cứu của bộ Y tế. Vòng mông của nam 17 tuổi (86,5 cm) thấp hơn nam 18 tuổi (88,6 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), vòng mông của nữ 17 tuổi (88,6 cm) cao hơn nữ 18 tuổi (89,5 cm), sai khác không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy: mặc dù 149
  7. Mai Văn Hưng, Hà Trà My và Hà Thị Minh Tâm nghiên cứu thời điểm hiện tại kinh tế phát triển hơn, đời sống được cải thiện hơn, nhưng chỉ số vòng mông của hai nghiên cứu có sự khác biệt không nhiều (p > 0,05). 2.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trong nghiên cứu Trong nghiên cứu của Mercedes de Onis và cộng sự cho thấy mặc dù tỉ lệ học sinh bị còi đang giảm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhưng ở một vài quốc gia thuộc nhóm này, tỉ lệ còi vẫn đang tăng [9]. Bảng 11. Tình trạng dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của học sinh trong nghiên cứu Tuổi Tình trạng dinh dưỡng Bình thường Thấp Rất thấp n % n % n % 16 tuổi 714 32,79 5 0,22 3 0,13 17 tuổi 722 33,16 4 0,18 2 0,09 18 tuổi 723 33,21 4 0,18 0 0,00 Khi sử dụng phần mềm nhân trắc của WHO để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh trong nghiên cứu, kết quả cho thấy có khoảng 99,16% số học sinh phát triển bình thường, 0,8% số học sinh có chiều cao dưới mức trung bình, điều này có thể do di truyền. Như vậy, chứng tỏ chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi phát triển bình thường và phù hợp với tính quy luật trong phát triển chiều cao của người Việt Nam. Chỉ số cân nặng/tuổi cho phép các quốc gia (những nước chỉ quan tâm tới cân nặng của học sinh) theo dõi quá trình tăng trưởng của học sinh. Với những học sinh lớn tuổi (chẳng hạn trên 10 tuổi) thì cân nặng/tuổi không phải là chỉ số đánh giá phù hợp vì chỉ số này không thể giúp phân biệt được giữa chiều cao đứng và trọng lượng cơ thể trong giai đoạn nhiều học sinh đang trải qua đỉnh tăng trưởng của dậy thì đồng thời cũng dễ dẫn tới việc đánh giá nhầm học sinh bị quá cân (cân nặng/tuổi cao hơn bình thường) trong khi thực tế học sinh đó chỉ đơn thuần là cao. Chỉ số BMI/tuổi là chỉ số được WHO khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy, thừa cân và béo phì ở người 10 - 19 tuổi [12]. Bảng 12. Tình trạng suy dinh dưỡng BMI theo tuổi của học sinh trong nghiên cứu Tuổi Tình trạng dinh dưỡng Béo phì nặng Béo phì Thừa cân Bình thường Còm Rất còm n % n % n % n % n % n % 16 tuổi 0 0,0 6 0,8 25 3,5 670 92,7 15 2,0 6 0,8 17 tuổi 0 0,0 7 0,9 38 5,2 657 90,2 21 2,8 5 0,6 18 tuổi 0 0,0 3 0,4 12 1,6 696 95,7 11 1,5 5 0,6 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong độ tuổi 16 có 2,0% số học sinh ở thể trạng còm, học sinh thừa cân chiếm 3,5%, béo phì chiếm 0,8%. Trong khi đó học sinh còm, thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao nhất ở 17 tuổi (theo thứ tự tương ứng là 2,8%, 5,2% và 0,9%) và thấp nhất ở lứa tuổi 18 cũng với 3 chỉ số này là (1,5%, 1,6% và 0,4%). Một nhóm nhỏ 150
  8. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ học sinh ở tình trạng rất còm có cả ở 3 nhóm tuổi (Bảng 12). Từ đó cho thấy, chế độ dinh dưỡng cho học sinh ở các lứa tuổi chưa hợp lí. Mặc dù kinh tế phát triển nhưng chế độ dinh dưỡng không hợp lí cũng làm cho cơ thể con người phát triển không cân đối. 2.2.3. Sự tương quan giữa các kích thước nhân trắc của học sinh trong nghiên cứu Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để tìm hiểu mối quan hệ giữa các kích thước nhân trắc của học sinh vùng Đông bắc bộ. Mô hình này có dạng: Y = βo + β1 X (trong đó X là biến độc lập, Y là biến phụ thuộc, βo là hằng số của đường hồi quy tổng thể, β1 là hệ số góc của đường hồi quy). Dùng biểu đồ P-P Plot để kiểm tra tính chuẩn ta thấy các chỉ số nhân trắc cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng cổ, vòng ngực, vòng bụng, vòng mông đều phân bố chuẩn. Sử dụng ma trận đồ thị phân tán để tìm hiểu quan hệ giữa các kích thước nhân trắc của học sinh vùng Đông Bắc Bộ chúng tôi thấy xuất hiện các cặp quan hệ giữa cân nặng với chiều cao, cân nặng với vòng cổ, cân nặng với vòng mông, cân nặng với vòng bụng, vòng ngực với vòng bụng, vòng ngực với vòng mông, vòng bụng với vòng mông. Tìm hiểu cụ thể mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao qua tính các hệ số của phương trình hồi quy, chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 13. Bảng 13. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa cân nặng và chiều cao Unstandardized Standardized Model coefficients coefficients T P B Std. Beta 1 (Constant) -81,971 7,656 -10,707 0,000 Height 0,836 0,047 0,654 17,836 0,000 Bảng số liệu trên cho thấy hệ số Bo = -81,971; hệ số B1 = 0,836. Kiểm định t với p = 0,000 cho thấy giả thiết Ho (hai hệ số của đường hồi quy = 0) bị bác bỏ. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu của học sinh vùng Đông Bắc Bộ lứa tuổi 16 đến 18 có dạng: Cân nặng = -81,971 + 0,836 × chiều cao. Phương trình trên cho phép chúng ta có thể dự đoán được cân nặng của học sinh khi đã biết chiều cao. Giả sử ta biết chiều cao của một học sinh là 165,0 cm, ta có thể dự đoán cân nặng của học sinh đó như sau: Cân nặng = -81,971 + 0,836 × 165,0 = 55,9 kg. Tương tự vậy, kết quả về các mô hình hồi quy mô tả tương quan giữa các kích thước nhân trắc của học sinh vùng Đông Bắc Bộ được trình bày trong Bảng 14. Kết quả ở Bảng 14 cho thấy rõ ràng có mối tương quan giữa cân nặng với chiều cao; chiều cao với vòng đầu; vòng ngực với vòng bụng; vòng ngực với vòng mông; vòng bụng với vòng mông. 151
  9. Mai Văn Hưng, Hà Trà My và Hà Thị Minh Tâm Bảng 14. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của học sinh R2 Phương trình hồi quy P 0,428 Cân nặng = -81,971 + 0,836 × Chiều cao 0,000 0,369 Cân nặng = 5,995 + 1,444 × Vòng cổ 0,061 0,453 Cân nặng = -1,344 + 0,789 × Vòng bụng 0,655 0,259 Cân nặng = -9,254 + 0,715 × Vòng mông 0,080 0,043 Chiều cao = 142,515 + 0,381 × Vòng đầu 0,000 0,346 Vòng ngực = 50,522 + 0,474 × Vòng bụng 0,000 0,497 Vòng ngực = 24,496 + 0,669 × Vòng mông 0,000 0,305 Vòng bụng = 12,574 + 0,651 × Vòng mông 0,003 3. Kết luận Sự tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ thể hiện tính quy luật tăng trưởng cơ thể người Việt Nam. Giữa các chỉ số cân nặng với chiều cao; chiều cao với vòng đầu; vòng ngực với vòng bụng; vòng ngực với vòng mông; vòng bụng với vòng mông có mối tương quan với nhau trong quá trình tăng trưởng qua các lứa tuổi từ 16 đến 18. Các chỉ số nhân trắc của học sinh nam và học sinh nữ phần lớn có những khác biệt mang tính đặc trưng cho giới. Đa số học sinh có chỉ số BMI thể hiện mức độ dinh dưỡng bình thường (92,7% ở 16 tuổi, 90,2% ở 17 tuổi và 95,7% ở 18 tuổi). Còn một tỉ lệ nhỏ học sinh bị còm, thừa cân hay béo phì có ở cả 3 lứa tuổi từ 16 đến 18. Lời cảm ơn. Kết quả nghiên cứu thuộc đề tài Nghiên cứu các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam theo vùng sinh thái, mã số: IV.1.3-2011.24 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Y tế, 2003. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 - Thế kỉ XX. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [2] Mai văn Hưng và cs, 2012. Nghiên cứu một số chỉ số sinh học tuổi dậy thì của học sinh Trung học cơ sở Hà Nội và những định hướng giáo dục giới tính trong nhà trường. Mã số: 01X-12/03-2012. [3] Mai Văn Hưng và cs, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 28, số 1S-32/ 2012, tr. 98-104. [4] Mai Văn Hưng và cs, 2013. Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh THPT Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội, tập 29, số 01, tr. 39-47. [5] Mai Văn Hưng và cs, 2013. Sử dụng phần mềm WHO Anthroplus trong nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh phổ thông theo vùng sinh thái Nam Bộ. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 411, số Đặc biệt, tr. 265-275. 152
  10. Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc của học sinh trung học phổ thông vùng Đông Bắc Bộ [6] Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Thị Thùy Linh, 2009. Ứng dụng phần mềm Anthro của WHO trong nghiên cứu một số kích thước nhân trắc. Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 34, tr. 1-5. Học viện Quân y, Hà Nội. [7] Hoang Quy Tinh, Nguyen Huu Nhan, 2010. Using the New World Health Organization Standards to Assess the Nutrition Status of Thai Preschoolers in Yen Bai Province, Viet Nam. Proceeding 09 (Selected Papers): Science of Human Development for Restructuring the Gap-Widening Society, pp. 107-110. Ochanomizu University, Japan. [8] Mai Van Hung - Hoang Qui Tinh, 2013. Some Anthropometric Indicates of High School Students of Kinh, Cham and Khomer people in the South of Vietnam. Journal of Asia Research Network, Vol.10 No. 2, pp. 52-56. [9] Mercedes de Onis, Frongillo EA Jr, Bl¨ossner M., 2000. Is malnutrition declining? An analysis of changes in levels of child malnutrition since 1980. Bulletin of World Health Organization; 78:1222-33. [10] Stevens, Michael C. G; Landman, Jacqueline P; Hayes, Richard J; Serjeant, Graham R., 1983. Skinfold thickness and nutritional status in young Jamaican children. Journal of West Indian medicine; 32(3), pp.161-167. [11] World Health Organization - Department of Nutrition for Health and Development, 2006. WHO Child Growth Standards: Training course on child growth assessment: C. Interpreting growth indicators, Geneva. [12] World Health Organization, 2009. WHO AnthroPlus for Personal Computers Manual: Software for assessing growth and development of the world’s children, Geneva. ABSTRACT Anthropometric indicators for high school students in Northeastern Vietnam This study examined 2177 high school students in Northeastern Vietnam to evaluate anthropometric indexes, including weight-for-age, height-for-age, head circumference-for-age, neck circumference-for-age, mid-upper arm circumference-for-age, chest circumference-for-age, abdomen circumference-for-age and hip circumference-for-age. The results showed that: (1) The development of these anthropometric parameters in Northeastern Vietnam corresponds to general body growth of Vietnamese people, (2) These anthropometric parameters correlate with each other in regarding growth process in ages 16 to 18, (3) Most of the children have a BMI which is average (92.7% of the 16 year olds, 90.2% of the 17 year olds and 957% of the 18 year olds). However, some students were stunted (2.0% of the 16 year olds, 2.8% of the 17 year olds and 1.5% of the 18 year olds.The percent of those who were overweigh rate was 3.5%, 5.2% and 1.6% and percent who were obese was 0.8%, 0.9% and 0.4%, respectively, for those 16 to 18 years old. 153
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2