intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu một số đặc điểm người bệnh được truyền máu tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2021-2023

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đặc điểm của bệnh nhân được truyền máu cho chúng ta có một cái nhìn tổng quan về truyền máu, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, từ đó giúp cho việc dự trù và cấp phát máu kịp thời cho các chuyên khoa điều trị. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm và khảo sát đặc điểm phân bố của người bệnh được truyền máu tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2021 - 2023.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu một số đặc điểm người bệnh được truyền máu tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2021-2023

  1. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 2 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2023 Nguyễn Văn Huyền1 , Trần Thu Hà1 ,Vũ Minh Tâm1 , Phạm Mỹ Ánh1 , Phạm Quang Vinh2 TÓM TẮT 17 điều trị tiêu hóa với 18,3%, thận tiết niệu là Nghiên cứu đặc điểm của bệnh nhân được 13,8%, tiếp theo là Huyết học với 11,3%, Cấp truyền máu cho chúng ta có một cái nhìn tổng cứu 10,9%, Tim mạch 10,3%,. Nhóm bệnh ngoại quan về truyền máu, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu khoa gặp tỷ lệ cao nhất ở khoa Gây mê hồi sức quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người với 38,1%, tiếp theo là phẫu thuật tim mạch với bệnh, từ đó giúp cho việc dự trù và cấp phát máu 24,0%, ngoại tổng hợp 12,1%, chấn thương chỉnh kịp thời cho các chuyên khoa điều trị. Mục tiêu: hình và cột sống (CH&CS) với 11%. Mô tả đặc điểm và khảo sát đặc điểm phân bố Từ khóa: Truyền máu, Mô hình bệnh truyền của người bệnh được truyền máu tại Bệnh viện máu Bạch Mai giai đoạn 2021 - 2023. Đối tượng: Gồm 37.928 bệnh nhân được truyền máu trong SUMMARY quá trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ STUDY ON SOME 01/2021 đến ngày 12/2023. Phương pháp CHARACTERISTICS OF PATIENTS nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: tỷ lệ RECEIVING BLOOD TRANSFUSION bệnh nhân nam 60,9% cao hơn nữ 39,1% và gặp AT BACH MAI HOSPITAL IN THE nhiều nhất ở độ tuổi > 55 tuổi với tỷ lệ 60,2%. Tỷ PERIOD 2021 - 2023 lệ nhóm máu hệ ABO ở bệnh nhân truyền máu Studying the characteristics of blood cao nhất nhóm máu O, thấp nhất nhóm máu AB, transfusion patients gives us an overview of tiếp theo nhóm B cao hơn nhóm A, tỷ lệ bệnh blood transfusion, to ensure safety, effectiveness nhân truyền máu từ 2-5 lần chiếm tỷ lệ cao nhất and meet the increasing needs of patients, 45,3% và có xu hướng năm sau cao hơn năm thereby helping to plan and distribute blood in a trước. Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở chuyên timely manner for treatment specialties. khoa nội chiếm 80,3% cao hơn nhiều so với Objective: Describe the characteristics and nhóm bệnh nhân ngoại khoa chiếm 13,8%. Trong survey the distribution characteristics of patients đó nhóm bệnh nội khoa gặp nhiều ở các khoa receiving blood transfusions at Bach Mai Hospital in the period of 2021 - 2023. Subjects: Including 37,928 patients receiving blood 1 Bệnh viện Bạch Mai transfusions during treatment at Bach Mai 2 Trường Đại học Y Hà Nội Hospital from January 2021 to December 2023. Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Huyền Research method: cross-sectional description. SĐT: 0963101003 Results: The rate of male patients is 60.9% Email: nguyenhuyen.hmu@gmail.com higher than that of female patients 39.1% and is Ngày nhận bài: 08/8/2024 most common in the age group > 55 years old Ngày phản biện khoa học: 16/8/2024 with a rate of 60.2%. The rate of ABO blood Ngày duyệt bài: 28/9/2024 139
  2. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU group in patients with blood transfusion is sàng trong việc dự trữ và cung cấp máu cho highest in blood group O, lowest in blood group các khoa lâm sàng, chính vì thế chúng tôi AB, followed by group B higher than group A, nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Khảo sát đặc the rate of patients with blood transfusion 2-5 điểm phân bố của người bệnh được truyền times is the highest at 45.3% and tends to be máu tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2021 higher year after year. The rate of blood - 2023. transfusion patients in the internal medicine department was 80.3%, much higher than the II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU surgical patient group of 13.8%. Of which, the 2.1. Đối tượng nghiên cứu internal medicine group was found in the Gồm 37.928 bệnh nhân được truyền máu digestive treatment department with 18.3%, the và chế phẩm máu trong quá trình điều trị tại nephrology and urology department was 13.8%, Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2021 đến ngày followed by hematology with 11.3%, emergency 31/12/2023. department 10.9%, and cardiology department Tiêu chuẩn lựa chọn: 10.3%. The surgical group had the highest rate in Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và the anesthesiology and resuscitation department điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai có truyền with 38.1%, followed by cardiovascular surgery máu và các chế phẩm máu trong thời gian with 24.0%, general surgery 12.1%, and trauma nghiên cứu. CH&CS with 11%. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ các bệnh nhân được cung cấp I. ĐẶT VẤN ĐỀ máu trong trường hợp hỗ trợ cấp cứu ngoài Ngày nay nhu cầu sử dụng máu và các bệnh viện nhưng không điều trị tại bệnh viện chế phẩm máu đang tăng cao trên toàn thế Bạch Mai giới, trong đó mỗi năm Việt Nam cần 2.2. Phương pháp nghiên cứu khoảng 1,8 triệu đơn vị máu để phục vụ cho Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. các nhu cầu điều trị, cấp cứu, và dự phòng Phương pháp thu thập số liệu: thuận tiện, các thảm họa. Bệnh viện Bạch Mai là một mẫu được thu thập dựa trên phần mềm hệ bệnh viện đa khoa lớn với nhiều chuyên khoa thống quản lý ngân hàng máu BloodStorage hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên sâu. Do Nội dung tiến hành nghiên cứu đó, mô hình bệnh tật tại đây rất đa dạng và Chỉ tiêu nghiên cứu phức tạp. Việc nghiên cứu đặc điểm bệnh tật - So sánh tỷ lệ bệnh nhân truyền máu giúp bệnh viện xác định được các loại bệnh theo: tuổi (chia làm 3 nhóm: dưới độ tuổi lao phổ biến, từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc động < 18 tuổi, trong độ tuổi lao động 18 sức khỏe hiệu quả hơn. Cùng với sự tiến bộ tuổi – 55 tuổi, ngoài độ tuổi lao động > 55 trong y học, truyền máu ngày càng đóng góp tuổi), giới tính (nam – nữ), nhóm máu hệ lớn đến hiệu quả của quá trình điều trị, việc ABO (A,B,AB,O), số lần truyền máu (1 lần, hiểu rõ đặc điểm phân bố của bệnh nhân 2-5 lần và > 5 lần). truyền máu giúp bệnh viện cải thiện quy - So sánh tỷ lệ truyền máu ở các chuyên trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn, hiệu điều trị: khoa nội, ngoại khoa quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 2.3. Xử lý số liệu người bệnh. Đồng thời, bệnh viện cũng sẵn 140
  3. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 2 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 - Số liệu nghiên cứu được thu thập, phân giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tích, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel - Sử dụng test χ2 để kiểm định ý nghĩa 365, SPSS 27.0, BloodStorage thống kê khi so sánh các tỷ lệ, trường hợp giá - Biến số định tính được trình bày dưới trị nhỏ sử dụng test χ2 hiệu chỉnh với Yates. dạng tỷ lệ phần trăm (%) với 2 số thập phân Phép so sánh được đánh giá là có ý nghĩa - Biến số định lượng được trình bày theo thống kê khi p < 0,05. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân truyền máu Bảng 1. Tỷ lệ giới tính của bệnh nhân truyền máu Giới tính Tổng Năm Nam Nữ n % n % n % 2021 5.515 59,9 3.689 40,1 9.204 100 2022 8.152 61,1 5.180 38,9 13.332 100 2023 9.448 60,9 5.944 38,6 15.392 100 Tổng 23.115 60,9 14.813 39,1 37.928 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở nam 60,9% cao hơn nữ 39,1% và tỷ lệ này không có sự thay đổi qua các năm từ 2021 đến 2023 Bảng 2. Tỷ lệ độ tuổi của bệnh nhân truyền máu Độ tuổi Tổng Năm < 18 tuổi 18 – 55 tuổi > 55 tuổi n % n % n % n % 2021 277 3,0 3.396 36,9 5.531 60,1 9.204 100 2022 467 3,5 4.768 35,8 8.097 60,7 13.332 100 2023 666 4,3 5.517 35,8 9.209 59,8 15.392 100 Tổng 1.410 3,7 13.681 36,1 22.837 60,2 37.928 100 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở độ tuổi > 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,2%, thấp nhất ở độ tuổi < 18 tuổi với 3,7%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó nhóm tuổi < 18 tuổi có xu hướng tăng dần đều theo các năm từ 2021 đến 2023. Bảng 3. Tỷ lệ nhóm máu hệ ABO ở bệnh nhân truyền máu Nhóm máu Tổng Năm A B O AB n % n % n % n % n % 2021 1.923 20,9 2.745 29,8 3.961 43,0 575 6,2 9.204 100 2022 2.807 21,1 3.947 29,6 5.788 43,4 790 5,9 13.332 100 2023 3.355 21,8 4.525 29,4 6.611 43,0 901 5,9 15.392 100 Tổng 8.085 21,3 11.217 29,6 16.360 43,1 2.266 6,0 37.928 100 p > 0,05 141
  4. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Nhận xét: Bệnh nhân nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất 43,1%, thấp nhất là nhóm máu AB với 6,0%, tiếp theo là nhóm B cao hơn nhóm A, số bệnh nhân qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ phân bố nhóm máu hệ ABO không có sự thay đổi qua các năm từ 2021 đến 2023. 3.2. Đặc điểm phân bố của bệnh nhân truyền máu Biểu đồ 1. Tỷ lệ tăng bệnh nhân truyền máu qua các năm Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, trong đó năm 2022 tăng hơn 44,9% so với năm 2021, năm 2023 tăng hơn 15,5% so với năm 2023 Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân theo số lần truyền máu Số lần truyền máu Tổng Năm 1 lần 2 – 5 lần > 5 lần n % n % n % n % 2021 3.464 37,6 4.205 45,7 1.535 16,7 9.204 100 2022 5.151 38,6 6.069 45,7 2.085 15,6 13.332 100 2023 5.866 38,1 6.882 44,7 2.644 17,2 15.392 100 Tổng 14.481 38,2 17.183 45,3 6.264 16,5 37.928 100 p < 0,05 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu từ 2 – 5 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3%, thấp nhất là truyền máu > 5 lần với 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Bảng 5. Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu theo nhóm chuyên khoa Năm Tổng Chuyên khoa 2021 2022 2023 n % n % n % n % Nội khoa 6.953 75,5 10.586 79,4 12.914 83,9 30.453 80,3 Ngoại khoa 2.251 24,5 2.746 20,6 2.478 16,1 7.475 19,7 Tổng 9.204 100 13.332 100 15.392 100 37.928 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở nội khoa 80,3% cao hơn nhiều ngoại khoa 19,7%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân nội khoa tăng đều từ 75,5% lên 83,9% còn tỷ lệ bệnh nhân ngoại khoa giảm đều từ 24,5% xuống 16,1% qua các năm từ 2021 đến 2023 142
  5. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 2 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 Bảng 6. Tỷ lệ bệnh nhân ngoại theo các khoa điều trị Năm Tổng Khoa điều trị 2021 2022 2023 n % n % n % n % Chấn thương chỉnh 215 9,6 271 9,9 335 13,5 821 11,0 hình và cột sống Gây mê hồi sức 785 34,9 1.028 37,4 1.032 41,6 2.845 38,1 Ngoại tổng hợp 289 12,8 296 10,8 319 12,9 904 12,1 PT Tiêu hóa 201 8,9 219 8,0 251 10,1 671 9,0 PT Lồng ngực 44 2,0 70 2,5 81 3,3 195 2,6 PT Tạo hình thẩm mỹ 19 0,8 18 0,7 37 1,5 74 1,0 PT Tiết niệu 0 0 0 0 37 1,5 37 0,5 PT Thần kinh 39 1,7 32 1,2 60 2,4 131 1,8 PT Tim mạch 659 29,3 812 29,6 326 13,2 1.797 24,0 Tổng 2.251 100 2.746 100 2.478 100 7.475 100 Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân ngoại khoa truyền máu cao nhất ở khoa Gây mê hồi sức với 38,1%, tiếp theo là PT tim mạch với 24,0%, ngoại tổng hợp 12,1%, chấn thương CH&CS với 11% Bảng 7. Tỷ lệ bệnh nhân nội theo các khoa điều trị Năm Tổng Khoa điều trị 2021 2022 2023 n % n % n % n % Bệnh nhiệt đới 236 3,4 410 3,9 504 3,9 1.150 3,8 Cấp cứu 925 13,3 1.171 11,1 1.226 9,5 3.322 10,9 Cơ xương khớp 101 1,5 168 1,6 172 1,3 441 1,4 Chống độc 196 2,8 222 2,1 280 2,2 698 2,3 Dị ứng – Miễn dịch 179 2,6 244 2,3 274 2,1 697 2,3 Hô hấp 178 2,6 328 3,1 402 3,1 908 3,0 Hồi sức tích cực 604 8,7 744 7,0 798 6,2 2146 7,0 Huyết học 807 11,6 1.190 11,2 1.445 11,2 3.442 11,3 Tiêu hóa 1.059 15,2 2.059 19,5 2.465 19,1 5.583 18,3 Thận tiết niệu 895 12,9 1.497 14,1 1.819 14,1 4.211 13,8 Nhi 237 3,4 365 3,4 472 3,7 1.074 3,5 Sản 144 2,1 197 1,9 246 1,9 587 1,9 Tim mạch 718 10,3 947 8,9 1.482 11,5 3.147 10,3 Thần kinh 229 3,3 356 3,4 426 3,3 1.011 3,3 Ung bướu 375 5,4 500 4,7 739 5,7 1.614 5,3 Khác 70 1,0 188 1,8 164 1,3 422 1,4 Tổng 6.953 100 10.586 100 12.914 100 30.453 100 143
  6. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nội khoa nhiều bệnh nặng hơn, từ đó tỷ lệ bệnh nhân truyền máu cao nhất ở Tiêu hóa với 18,3%, truyền máu ở độ tuổi này cũng tăng hơn. Thận tiết niệu 13,8%, tiếp theo là huyết học Theo bảng số liệu 3 khi nghiên cứu về tỷ với 11,3%, Cấp cứu 10,9%, Tim mạch lệ nhóm máu hệ ABO chúng tôi nhận thấy 10,3%, trong đó tỷ lệ truyền máu qua các bệnh nhân nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất năm không có sự khác biệt nhiều so với tỷ lệ 43,1%, nhóm máu AB thấp nhất 6,0%, tiếp chung. theo nhóm máu B 29,4% cao hơn nhóm máu A 21,3%, nghiên cứu của các tác giả Đỗ IV. BÀN LUẬN Trung Phấn2 (năm 2004) khi nghiên cứu về 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tỷ lệ hằng định nhóm máu hệ ABO của truyền máu người Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Quế3 Qua kết quả nghiên cứu bảng 1 chúng tôi (năm 2013) nghiên cứu về tỷ lệ nhóm máu tiến hành phân tích trên 37.928 bệnh nhân ABO ở người hiến máu lần đầu, tác giả được truyền máu cho kết quả tỷ lệ nam Nguyễn Thị Huyên4 (năm 2017) khi nghiên 60,9% cao hơn nữ 39,1%, kết quả nghiên cứu cứu đặc điểm chế phẩm máu sử dụng theo qua các năm từ năm 2021 đến 2023 đều cho nhóm máu hệ ABO ở Bệnh viện Bạch Mai, kết quả tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh các tác giả trên cũng đều cho kết quả nhóm nhân nữ. Cũng theo số liệu bảng 2 chúng tôi máu O chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm máu AB nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân truyền máu có độ chiếm tỷ lệ thấp nhất, sau đó là nhóm máu B tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là cao hơn nhóm máu A. Chúng tôi nhận thấy 60,2%, tiếp theo là nhóm độ tuổi từ 18 – 55 sự phân bố của nhóm máu hệ ABO ở bệnh tuổi chiếm 36,1%, tỷ lệ bệnh nhân ở hai nhân truyền máu đều có tỷ lệ tương tự như tỷ nhóm tuổi này qua các năm từ 2021 đến lệ phân bố trong cộng đồng, điều này có ý 2023 đều tương đương nhau, trong khi đó ở nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp máu độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là cho các bệnh nhân một cách thuận lợi và 3,7% và có xu hướng tăng qua các năm với nhanh chóng. năm 2021 là 3,0% đến năm 2023 tăng lên 4.2. Đặc điểm phân bố của bệnh nhân 4,3%, nguyên nhân là do năm 2021 bùng truyền máu phát đại dịch Covid mạnh nhất tại Việt Nam Qua bảng biểu đồ 1 khi nghiên cứu nên việc hạn chế xã hội khiến cho việc khám 37.928 bệnh nhân được truyền máu qua 3 chữa bệnh gặp nhiều cản trở, ngoài ra do thói năm từ 2021 đến 2023 chúng tôi nhận thấy tỷ quen sử dụng rượu bia của người Việt Nam, lệ bệnh nhân truyền máu tăng đều qua các đặc biệt tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam cao năm, cụ thể năm 2021 có 9.204 bệnh nhân hơn nữ cho nên tỷ lệ bệnh nhân nam gặp truyền máu, nhưng đến năm 2022 số bệnh nhiều vấn đề sức khỏe hơn nữ, điều này được nhân tăng lên 44,9% so với năm 2021 với chứng minh qua một nghiên cứu của chúng 13.332 bệnh nhân, đến năm 2023 số bệnh tôi năm 20211 cho kết quả truyền máu ở nam nhân truyền máu tiếp tục tăng hơn năm 2023 cao hơn nữ trong các nhóm bệnh xuất huyết là 15,5% với 15.392 bệnh nhân. Như vậy tiêu hóa, tim mạch, thận tiết niệu, mặt khác chúng ta thấy lượng bệnh nhân điều trị cần do môi trường làm việc nhiều độc hại cũng truyền máu có xu hướng năm sau cao hơn góp phần khiến cho độ tuổi sau lao động mắc năm trước, đặc biệt năm 2022 cao hơn rất 144
  7. T¹P CHÝ Y häc viÖt nam tẬP 544 - th¸ng 11 - QuyỂN 2 - sè ĐẶC BIỆT - 2024 nhiều so với năm 2021, nguyên nhân là do tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả năm 2021 đại dịch Covid bùng phát mạnh Nguyễn Thị Huyên năm 20174 khi nghiên nhất ở Việt Nam khiến giãn cách xã hội, hạn cứu về tình hình sử dụng máu và chế phẩm chế đi lại, toàn dân tập trung chống dịch và máu tại Bệnh viện Bạch Mai cũng cho kết đặc biệt bệnh viện hạn chế nhập viện để quả sử dụng máu nhiều ở các khoa Bệnh tránh việc lây nhiễm Covid, ưu tiên việc điều máu, Hồi sức tích cực, Thận, Tiêu hóa. Kết trị Covid cho nên lượng bệnh nhân nhập viện quả này cũng tương đồng với một nghiên cứu điều trị bị giảm mạnh. Đến năm 2022 khi của chúng tôi năm 2021(1) khi nghiên cứu về dịch đã được khống chế thì lượng bệnh nhân đặc điểm phân bố nhóm máu hệ ABO ở một nhập viện trở lại điều trị bình thường nên số số nhóm bệnh lý cũng cho kết quả bệnh nhân lượng bệnh nhân truyền máu cũng tăng theo Tiêu hóa, Thận tiết niệu có tỷ lệ truyền máu và ổn định cho đến năm 2023. rất cao. Trong số 37.928 bệnh nhân được truyền Trong những năm gần đây bệnh viện máu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân Bạch Mai đã bắt đầu phát triển nhiều hơn về truyền máu từ 2-5 lần trong 1 đợt điều trị hệ ngoại khoa, trong đó chúng tôi thấy số chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3%, tiếp theo là lượng bệnh nhân truyền máu ngày càng tăng truyền máu 1 lần chiếm 38,2% và thấp nhất qua các năm từ 2.251 bệnh nhân trong năm là bệnh nhân có số lần truyền máu > 5 lần 2021 lên 2.478 bệnh nhân năm 2023 (bảng số với 16,5% (bảng số liệu 4) sự khác biệt có ý liệu 5) trong đó nhiều chuyên khoa ngoại sâu nghĩa thống kê với p < 0,05, điều này cho hơn đã được thành lập và trong bảng số liệu chúng ta thấy sự phát triển ngày càng tiến bộ 6 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân truyền của y học đã giúp cho việc truyền máu ngày máu cao nhất ở khoa Gây mê hồi sức với càng có hiệu quả hơn trong điều trị, từ đó rút 38,1%, tiếp theo là PT tim mạch với 24,0%, ngắn được thời gian điều trị và chi phí cho ngoại tổng hợp 12,1%, chấn thương CH&CS bệnh nhân. với 11%, nhìn chung các khoa đều có xu Bảng số liệu 5 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ hướng truyền máu năm sau cao hơn năm bệnh nhân truyền máu chủ yếu thuộc chuyên trước, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân truyền máu khoa nội với 80,3% cao hơn nhiều so với ở Phẫu thuật Tim mạch lại giảm mạnh vào chuyên khoa ngoại 19,7%, điều này cũng dễ năm 2023 với 13,2%, nguyên nhân lượng hiểu vì bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện bệnh nhân Phẫu thuật Tim mạch giảm mạnh chuyên sâu điều trị các bệnh nội khoa, trong trong năm 2023 là do hết thầu các vật tư đó các bệnh nhân chủ yếu là mang các bệnh phục vụ cho chuyên môn nên bệnh viện hạn nặng mạn tính cần điều trị lâu dài do đó tỷ lệ chế mổ tim và chỉ dành vật tư để phẫu thuật truyền máu cũng rất cao. Các bệnh nhân nội các trường hợp cấp cứu. Kết quả nghiên cứu khoa cần truyền máu theo bảng số liệu 7 gặp của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả tỷ lệ cao nhất ở ở Tiêu hóa với 18,3%, Thận nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Tùng tiết niệu 13,8%, tiếp theo là huyết học với năm 2023(5) khi nghiên cứu về sự phân bố 11,3%, Cấp cứu 10,9%, Tim mạch 10,3%, nhóm máu hệ ABO ở bệnh nhân Phẫu thuật trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tim mạch cho kết quả bệnh nhân khi mổ tim bệnh nhân ở các khoa trên đều cao qua các có tỷ lệ truyền máu lên đến 91,8%. năm từ 2021 đến 2023, kết quả này cũng 145
  8. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU V. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Qua nghiên cứu 37.928 bệnh nhân được 1. Nguyễn Văn Huyền (2021). Đặc điểm phân truyền máu và chế phẩm máu trong quá trình bố hệ nhóm máu ABO và tình hình sử dụng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ chế phẩm máu ở một số bệnh lý tại Bệnh 01/01/2021 đến ngày 31/12/2023, chúng tôi viện Bạch Mai năm 2020 – 2021. Luận văn rút ra một số kết luận sau: Thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. Hà Nội. - Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở nam là 2021 60,9% cao hơn nữ là 39,1%, trong đó ở độ 2. Đỗ Trung Phấn (2013). Các giá trị sinh học tuổi > 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,2%, về huyết học và miễn dịch huyết học. In: Đỗ thấp nhất ở độ tuổi < 18 tuổi với 3,7%. Trung Phấn. Kỹ thuật xét nghiệm huyết học - Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu năm 2023 và truyền máu ứng dụng trong lâm sàng, tái cao hơn 15,5% so với năm 2022, năm 2022 bản lần thứ 2, pp. 351. Nhà xuất bản Y học, cao hơn 44,9% so với năm 2021, tỷ lệ bệnh Hà Nội. nhân có số lần truyền máu từ 2 – 5 lần chiếm 3. Trần Ngọc Quế (2011). Nghiên cứu xây cao nhất là 45,3%, thấp nhất là nhóm > 5 lần dựng ngân hàng máu hiếm tại Viện Huyết với tỷ lệ 16,5% với tỷ lệ nhóm máu O cao học – Truyền máu trung ương. Luận văn tiến nhất, thấp nhất là nhóm máu AB tiếp theo là sĩ, trường Đại học Y Hà Nội. Tr 58. nhóm máu B cao hơn nhóm máu A 4. Nguyễn Thị Huyên (2017). Nghiên cứu một - Tỷ lệ bệnh nhân truyền máu ở chuyên số đặc điểm sử dụng máu, chế phẩm máu khoa nội chiếm 80,3% cao hơn nhiều so với theo nhóm ABO ở bệnh nhân được truyền nhóm bệnh nhân ngoại khoa chiếm 13,8%. máu tại Bệnh viện Bạch Mai 2016 – 2017. Trong đó nhóm bệnh nội khoa gặp nhiều ở Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội. các khoa điều trị Tiêu hóa với 18,3%, Thận Hà Nội. 2017 tiết niệu là 13,8%, tiếp theo là huyết học với 5. Nguyễn Tuấn Tùng (2023). Phân bố nhóm 11,3%, Cấp cứu 10,9%, Tim mạch 10,3%,. máu hệ ABO và nhu cầu sử dụng chế phẩm Nhóm bệnh ngoại khoa gặp tỷ lệ cao nhất ở máu ở bệnh nhân phẫu thuật tim mạch tại khoa Gây mê hồi sức với 38,1%, tiếp theo là Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2020-2022. PT tim mạch với 24,0%, ngoại tổng hợp Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108, tập số 18 số 12,1%, chấn thương CH&CS với 11%. 4/2023 146
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2