intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam" tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Phạm Ngọc Hồng Ân*, Lê Thị Ngọc Diểm, Nguyễn Quỳnh Mai, Hồ Thanh Hải My, Trần Thị Phương Quyên Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Văn Bảo TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. BIDV là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín tại Việt Nam. Việc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng này sẽ giúp cải thiện hoạt động của ngân hàng, tăng cường độ tin cậy và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng doanh số và lợi nhuận. Đây là một đề tài nghiên cứu quan trọng và hữu ích trong bối cảnh ngành ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh tế động thay đổi liên tục. Từ khóa: BIDV, hiệu quả hoạt động, giải pháp. 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng lớn và uy tín tại Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Việc nghiên cứu về hoạt động của ngân hàng, có thể giúp đưa ra những giải pháp cải tiến, tăng cường hiệu quả hoạt động và giữ vững vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hoạt động của BIDV còn nhiều khó khăn và thách thức, như sự cạnh tranh gay gắt, tình trạng nợ xấu, sự biến động của thị trường tài chính, v.v… Nghiên cứu về đề tài này có thể giúp xác định những thách thức và đưa ra các giải pháp khắc phục. Với sự phát triển của công nghệ và sự xuất hiện của các ngân hàng kỹ thuật số, các ngân hàng truyền thống như BIDV cần có những cải tiến, đổi mới để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. Việc nghiên cứu về nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng này có thể giúp đưa ra các giải pháp đổi mới sản phẩm và dịch vụ, tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh truyền thống, bề dày kinh nghiệm hơn 65 năm trưởng thành và phát triển, BIDV đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính thế giới và khu vực như là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài, đạt được mục tiêu hướng ra các nước trong khu vực và thế giới, BIDV cần không ngừng nâng cao khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, đáp ứng được 56
  2. tiêu chuẩn của khu vực và thế giới trong quá trình hoạt động. Đề tài này cũng là một đề tài thú vị và hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, và có thể mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho những người quan tâm đến ngành này, vì vậy chúng tôi đã lựa chọn: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Theo báo cáo tài chính của BIDV năm 2021, tổng số vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt 86.329 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, BIDV đã tăng vốn điều lệ lên mức 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm trước thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV đã được cải thiện tích cực, với quy mô huy động vốn không kỳ hạn bình quân năm 2021 tăng 32% so với năm 2020. Huy động vốn tăng trưởng ở cả khách hàng bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2021 tăng 25% so với năm 2020, chiếm 40% tổng dư nợ. Tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên duy trì tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch Covid- 19, đặc biệt cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 18,03% Năm 2021, BIDV cũng triển khai thành công hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và RPA (Robotic Process Automation) để tối ưu hóa quy trình ngân hàng và nâng cao hiệu quả làm việc. Bên cạnh đó, BIDV cũng đang tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán số. Để có những bước tiến mới trong công tác quản trị nhân lực, việc xây dựng chiến lược quản trị nhân lực, trong đó trọng tâm vào việc xác định và đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao là cần thiết và cấp bách đối với BIDV. BIDV đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 300 ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản. Chất lượng dịch vụ được BIDV chú tâm hàng đầu, luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Các dịch vụ chăm khách hàng như tư vấn, giải đáp thắc mắc về các sản phẩm của ngân hàng, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng đều được ngân hàng ghi nhận và sửa đổi để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà ngân hàng phải làm. 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV 57
  3. ĐƠN VỊ: % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hiệu suất sử dụng vốn 87.71 Tỷ lệ tài sản sinh lời 89.21 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 2.98 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh 16.59 Tỷ lệ sinh lời hoạt động 17.35 ROA 0.62 ROE 12.56 Biểu đồ 1: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh của của BIDV Do ảnh hưởng của các yếu tố như kinh tế suy thoái, dịch bệnh đẫn đến đầu năm 2021 BIDV kinh doanh chưa được hoàn toàn hiệu quả. Điều đó thể hiện rõ rệt ở tỷ suất hiệu quả sử dụng vốn của năm 2021 lại giảm xuống 83,33%, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và tăng chi phí chi tiêu của công ty, ngoài ra còn tác động đến khả năng thu hồi nợ và gây ra nguy cơ mất khách hàng. Tài sản sinh lời thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ tài sản sinh lời của BIDV chiếm 89,21% trong tổng tài sản năm 2021, chứng tỏ chất lượng và năng lực quản lí của ngân hàng, các khoản đầu tư có rủi ro nhưng cũng mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận giúp ngân hàng BIDV đưa ra các chiến lược cải thiện sản phẩm, dịch vụ kịp thời, thực hiện nhiều chiến lược lôi kéo khách hàng với chi phí hấp dẫn nên hàng loạt khách hàng tìm đến. Do đó tình hình kinh doanh của BIDV có chuyển tốt thể hiện qua năm 2021 đã tăng lên 3,42%. Phân tích BIDV cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên 2021 tăng nhẹ lên 2,98%, nhìn chung thấy rằng khả năng sinh lợi từ ngân hàng đang tăng cao, mang lại được sự tin tưởng của các khách hàng và các doanh nghiệp đã và đang sử dụng tại ngân hàng. Tiếp tục phát huy điểm mạnh này sẽ giúp cho ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển ngân hàng. Tỷ lệ sinh lời hoạt động của BIDV bình quân ở mức khoảng 3%, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả tạo ra thu nhập cao hơn năm trước và kiểm soát tốt các chi phí, chất lượng hoạt động kinh doanh càng được nâng cao. Đồng thời, ngân hàng cũng cần tăng cường thêm công tác quản lí chi phí, cắt giảm chi phí không hợp lí, không cần thiết nhằm nâng cao thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Căn cứ vào các chỉ tiêu cho thấy tỷ suất doanh lợi của BIDV có lời, lợi nhuận ổn định, có tiềm năng, có các chiến lược cải thiện sản phẩm, dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường tài chính ũng như trong và ngoài nước. Tỷ suất ROA năm 2021 tỷ suất ROA tăng lên 0,62% cho thấy năm 2021 vừa qua công tác quản lý tài sản của BIDV có hiệu quả. Điều này cho thấy công ty đang có những điều này cho thấy công ty đang đầu tư tốt cho các tài sản của mình và các tài sản này đang sản sinh ra nhiều lợi nhuận. Tỷ suất ROE trong năm 2021 tăng lên mức 12,56%, cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của BIDV trong thời gian qua đạt hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi nhuận về. Có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ, dễ đạt được lợi nhuận cao và chỉ số ROE cũng cao hơn so với trung bình ngành. Trong tương lai, BIDV sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 58
  4. 3. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, như bất kỳ tổ chức kinh doanh nào khác, BIDV cũng gặp phải những mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh của mình trong năm 2021. Dưới đây là một số mặt hạn chế và nguyên nhân chính của những mặt hạn chế đó: - Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn trong việc giữ vững tình hình tài chính của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh như du lịch, dịch vụ ăn uống, giải trí, vận tải,... điều này làm cho việc thu hồi nợ của BIDV trở nên khó khăn hơn. COVID-19 gây ra những tác động tiêu cực đến tình hinh kinh tế xã hội cũng như hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng, công tác xử lý, thu hồi nợ có thời điểm bị trì trệ do phải thực hiện giãn cách phòng dịch. - Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành: Ngành ngân hàng đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, BIDV phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng lớn khác như Vietcombank, ACB, Techcombank, v.v. Bên cạnh đó, ngân hàng kỹ thuật số đang ngày càng chiếm được nhiều thị phần với những ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng, chi phí thấp, khả năng tùy chỉnh cao, điều này làm ảnh hưởng đến các ngân hàng truyền thống như BIDV khi khách hàng có xu hướng lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến. - Thiếu nhân lực chất lượng cao: Sự phát triển của ngành ngân hàng đòi hỏi có nhân lực chất lượng cao và đầy đủ kỹ năng để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ngành. Tuy nhiên, BIDV đang đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực chất lượng trong một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng. BIDV cần phải tìm kiếm và giữ chân các nhân viên có trình độ cao, đặc biệt là các chuyên gia về tài chính, kinh doanh và quản lý rủi ro. - Thách thức về công nghệ: Với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu về công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng càng tăng cao.. sự phức tạp của hệ thống công nghệ của BIDV. BIDV là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam, hệ thống công nghệ của ngân hàng cũng lớn và phức tạp, đòi hỏi sự quản lý và vận hành chặt chẽ để đảm bảo sự ổn định và an toàn. Tuy nhiên, đôi khi, các vấn đề kỹ thuật xảy ra và khiến cho hệ thống gặp khó khăn trong việc hoạt động, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. - Thời gian xử lý thủ tục chậm: Thời gian xử lý thủ tục vẫn chưa được nhanh chóng, làm cho khách hàng cảm thấy bất tiện và mất thời gian. Điều này ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng bị đánh giá xấu,… qua đó dẫn đến năng lực cạnh tranh của BIDV so với các đối thủ giảm mạnh. 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV Giải pháp về chiến lược kinh doanh: Việc đưa ra giải pháp về chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV cần phải dựa trên phân tích kỹ lưỡng về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của ngân hàng, đặc biệt là những mặt hạn chế và thách thức mà BIDV đang đối diện. Dưới đây là một số giải pháp mà BIDV có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình: Tăng cường khả năng cạnh tranh; Mở rộng thị trường; Tăng cường sử dụng công nghệ; Đổi mới sản phẩm; Tăng cường hợp tác với các đối tác; Tập trung vào khách hàng; Nâng cao hiệu quả quản lý. 59
  5. Giải pháp về hoạt động huy động vốn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn là một trong những yếu tố quan trọng để BIDV có thể cải thiện hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận. Dưới đây là một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn của BIDV: Tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu ;Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ tài chính; Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; Tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đối tác; Tăng cường sử dụng công nghệ; Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới; Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh cho từng đơn vị Phòng ban và áp chỉ tiêu cụ thể trực tiếp đến từng cán bộ nhân viên; Tăng cường quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng tài sản. Giải pháp về hoạt động cấp tín dụng: Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao, để nâng cao lợi nhuận chung ngoài việc tăng doanh thu, giảm các chi phí, nâng cao công tác quản lí, đảm bảo an toàn tín dụng. BIDV cần tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động tín dụng theo hướng sau: Tạo ra nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng và cải tiến các sản phẩm hiện có; Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ;Phân loại khách hàng; Cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn vững vàng, có hiểu biết về tình hình kinh tế, thị trường, pháp luật,…; Chú trọng đến công tác đào tạo; Tuân thủ các quy trình cấp tín dụng; Nâng cấp chính sách tính dụng, quy định và quy trình tín dụng, hệ thông phê duyệt tín dụng, công tác quản lí và giám sát chất lượng tín dụng, công tác thu hồi nợ; Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, tài sản đảm bảo; Theo dõi và có biện pháp chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định của NHNN; Tập trung vào phân khúc thị trường bán lẻ Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm các kênh dịch vụ tài chính: Cần thực hiện theo những hướng sau: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ; Phải thường cải tiến chất lượng dịch vụ và tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp; Đẩy mạnh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Cải tiến quy trình nghiệp vụ thanh toán theo hướng đơn giản ;Quan tâm đến nhu cầu liên kết đầu tư, liên kết phát triển các sản phẩm; Mở rộng các kênh phân phối nâng cấp hệ thống; Tăng cường quản lí rủi ro Giải pháp xây dựng mạng lưới và quảng bá thương hiệu: Ngân hàng phải có các chính sách mở rộng và xây dựng mạng lưới hoạt động, biết tạo ra những cơ hội quảng bá thương hiệu rộng rãi đến khách hàng, để lại nhiều ấn tượng tốt đi sâu vào trong tâm trí của khách hàng. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Cần chú ý đến các vấn đề sau: Nghiên cứu xây dựng khái niệm môi trường kiểm soát nội bộ BIDV; Hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ đặt trong mối quan hệ với 4 mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ; Tăng cường tác động tích cực, giảm thiểu tác động tiêu cực của các yêu tố thuộc môi trường kiểm soát nội bộ hiện tại tại BIDV; Xem con người là yếu tố trọng tâm trong quá trình hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ; Kết hợp hài hòa giữa lợi ích và phí tổn trong quá trình hoàn thiện môi trường kiểm soát; Xây dựng chiến lược hoàn thiện môi trường kiểm soát nội bộ theo từng giai đoạn; Mô hình, những yếu tố của môi trường kiểm soát nội bộ có thể thay đổi cho phù hợp với biến động môi trường bên ngoài và bên trong. 5. KẾT LUẬN Qua kết quả của nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Cung cấp cho Ngân hàng BIDV những thông tin hữu ích trong bối cảnh ngành ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh khốc liệt trong môi trường kinh tế động thay đổi liên tục. Nghiên cứu cũng cho 60
  6. thấy rằng BIDV đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Hiểu rõ hơn về thị trường của Ngân Hàng từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Đó là: tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách tập trung vào chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đồng thời đổi mới công nghệ và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; tăng cường công tác quản lý rủi ro, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời đẩy mạnh công tác giám sát nội bộ; tăng cường khả năng phản ứng nhanh và linh hoạt đối với sự thay đổi của thị trường tài chính bằng cách nâng cao năng lực đáp ứng khách hàng, đào tạo và phát triển nhân lực chuyên nghiệp. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, trong tương lai đề tài này còn cơ sở để tiếp tục nghiên cứu và phát triển với các phương pháp nghiên cứu khác nhau, đồng thời có thể được áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của BIDV để đo lường và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngân (2013), Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng số 86, tháng 5-2013, Đại học Ngân hàng. 2. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng, (Số 85, Tháng 04/2013). 3. Nguyễn Thanh Long (2021), “Công nghệ thông tin BIDV: Dặm dài phát triển”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. 4. https://bidv.com.vn/ 61
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2