intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực bằng thang điểm HEART

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đau ngực là lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với các biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực trong thời gian điều trị nội trú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực bằng thang điểm HEART

  1. Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 INSTITUTE OF COMMUNITY HEALTH RESEARCHING THE RISK OF MAJOR ADVERSE CARDIAC EVENTS IN PATIENTS WITH CHEST PAIN USING THE HEART SCORE Nguyen Thi Hoai Thuong1, Tran Thi Diem Le1, Doan Pham Phuoc Long1,2* University of Medicine and Pharmacy, Hue University - 06 Ngo Quyen, Vinh Ninh Ward, Thua Thien Hue, Vietnam 1 Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital - 41 & 51, Nguyen Hue, Vinh Ninh, Hue City, Thua Thien Hue, Vietnam 2 Received: 18/07/2023 Revised: 21/08/2023; Accepted: 23/09/2023 ABSTRACT Background: Chest pain is the most common reason for patients to be admitted to the emergency department (ED). The HEART score is a instrumental tool that quickly stratifies the risk level of chest pain patients in the ED, predicting the risk of major adverse cardiac events (MACE) within a 30-day period. This study aims to assess the correlation between the HEART score and MACEs in chest pain patients during their inpatient treatment. Objective: 1) To describe some clinical and paraclinical characteristics of chest pain patients at the Emergency and Stroke Center of Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital; 2) Investigating the correlation between the HEART score and MACE in the research subjects. Subjects and methods: Descriptive study combined with short-term follow-up in 88 patients with chest pain symptoms treated at the Emergency and Stroke Center of Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital and Emergency Department of Cardiovascular Intervention of Hue Center Hospital that met the disease selection criteria during hospitalization. Results: During the hospitalization period, 46 patients experienced cardiovascular events (52.3%). The HEART score showed a statistically significant positive correlation with the likelihood of MACE in patients admitted for chest pain (p=0.035). In high-risk patients, 84.6% of patients had major cardiovascular events. With an area under the curve of 0.706, a cut-off point of 5.5, the HEART score has a sensitivity of 67% and a specificity of 79% in predicting the risk of MACE during hospitalization in patients with chest pain. Conclusion: The HEART score is an effective, simple tool with predictive value for major adverse cardiac events occurring in chest pain patients during hospitalization period. Key words: HEART score, chest paint, major adverse cardiac events, emergency department.   *Corressponding author Email address: dpplong@huemed-univ.edu.vn Phone number: (+84) 782580843 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 194
  2. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 NGHIÊN CỨU NGUY CƠ BIẾN CỐ TIM MẠCH LỚN Ở BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC BẰNG THANG ĐIỂM HEART Nguyễn Thị Hoài Thương1, Trần Thị Diễm Lệ1, Đoàn Phạm Phước Long1,2* 1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế - 06 Ngô Quyền, phường Vĩnh Ninh, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế - 41 & 51, Nguyễn Huệ, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Ngày nhận bài: 18/07/2023 Chỉnh sửa ngày: 21/08/2023; Ngày duyệt đăng: 23/09/2023 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đau ngực là lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với các biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực trong thời gian điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở 88 bệnh nhân có triệu chứng đau ngực vào điều trị tại Trung tâm cấp cứu và Đột quỵ Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế và khoa Cấp cứu – Tim mạch can thiệp Bệnh viện Trung Ương Huế. Kết quả: Trong thời gian theo dõi, có 46 bệnh nhân xảy ra biến cố tim mạch (52,3%). Thang điểm HEART cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa với khả năng xảy ra biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân vào viện vì đau ngực (p = 0,035). Ở bệnh nhân thuộc nhóm HEART nguy cơ cao, có 84,6% bệnh nhân xuất hiện biến cố tim mạch lớn. Thang điểm HEART có AUC 0,706, độ nhạy 67% và độ đặc hiệu 79%, trong dự báo nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch lớn trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân đau ngực. Kết luận: Thang điểm HEART là một công cụ hữu hiệu, đơn giản và có giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch lớn xảy ra trên bệnh nhân đau ngực trong thời gian nằm viện. Từ khóa: Điểm HEART, đau ngực, biến cố tim mạch lớn, cấp cứu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ được chứng minh là nhập viện không cần thiết [5]. Vì vậy, đã có nhiều thang điểm ra đời để đánh giá nguy Đau ngực là một trong những lý do nhập viện cấp cứu cơ như thang điểm TIMI, GRACE, hệ thống phân loại và điều trị phổ biến nhất [1, 2], chiếm khoảng 5 - 20% Manchester,... [3, 6, 7]. Trong đó, thang điểm HEART các nguyên nhân nhập viện tại khoa cấp cứu [3]. Thách được Six, Backus và Kelder và cộng sự nghiên cứu và thức đối với các bác sĩ là phải xác định những bệnh phát triển vào năm 2008 là một công cụ giúp nhanh nhân này liệu có khả năng mắc hội chứng mạch vành chóng phân tầng nguy cơ bệnh nhân đau ngực tại khoa cấp (HCVC), sau đó tiến hành các phương pháp điều cấp cứu, dự đoán nguy cơ xuất hiện các biến cố lớn trị theo dõi chuyên sâu. Quá trình chẩn đoán này cần (MACE) trong vòng 30 ngày [8]. Thang điểm này cũng nhanh chóng và hiệu quả, vì tiên lượng điều trị sẽ cải đã được hội Tim mạch học Hoa Kỳ năm 2021 khuyến thiện đáng kể nếu bệnh nhân HCVC được chẩn đoán cáo bệnh nhân đau ngực nên được phân tầng nguy cơ và điều trị kịp thời [4]. Thực tế, khoảng 8% bệnh nhân thấp, trung bình, cao để thuận tiện sắp xếp đánh giá và nhập viện cấp cứu vì đau ngực được cho về theo dõi đề xuất sử dụng thang điểm HEART đánh giá nhanh tại nhà, sau đó được chẩn đoán mắc HCVC [5]. Ngược nguy cơ đau ngực ở bệnh nhân nhập viện [9]. lại, có đến 60% số ca nhập viện vì đau ngực cuối cùng *Tác giả liên hệ Email: dpplong@huemed-univ.edu.vn Điện thoại: (+84) 782580843 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i9 195
  3. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 Đã có nhiều nghiên cứu về thang điểm HEART tại nước Trong trường hợp không có các yếu tố điển hình với ngoài, phần lớn các nghiên cứu đưa đến kết luận thang HCVC về tính chất cơn đau ngực, khởi phát và thời gian điểm HEART giúp phân tầng nguy cơ, dự đoán kết quả kéo dài, liên quan đến gắng sức, căng thẳng hoặc gặp dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy trên bệnh nhân đau lạnh, vị trí, các triệu chứng kèm theo và phản ứng với ngực [1, 3, 8]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thang nitrat ngậm dưới lưỡi, tiền sử được phân loại là ‘nguy điểm HEART chưa nhiều nhưng cũng khẳng định giá cơ thấp’ và 0 điểm. Nếu tiền sử bệnh nhân vừa chứa các trị phân tầng nguy cơ, tiên lượng các biến cố tim mạch yếu tố không điển hình và vừa điển hình với HCVC, thì là rất cao [10], đặc biệt trong thời gian hậu COVID, có tiền sử được phân loại là ‘nguy cơ vừa’ và được cho 1 nhiều khó khăn về nguồn cung trang thiết bị y tế. Vì điểm. Nếu tiền sử liên quan đến HCVC, tiền sử chủ yếu vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên là các yếu tố điển hình, thì được phân loại là ‘nguy cơ cứu nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực cao’ và được cho 2 điểm. bằng thang điểm HEART”. Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, ● Điện tâm đồ (E) cận lâm sàng ở bệnh nhân đau ngực vào Trung tâm cấp Điện tâm đồ hoàn toàn bình thường nhận được điểm 0. cứu và Đột quỵ Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế; và nghiên cứu mối liên quan giữa thang điểm HEART Nếu có bất thường tái cực mà ST không chênh xuống với các biến cố tim mạch lớn xảy ra trên bệnh nhân. đáng kể được cho 1 điểm. Những bất thường tái cực này bao gồm: block nhánh bó (BBB), phì đại tâm thất trái (LVH), bất thường tái cực do sử dụng digoxin, cấy máy 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tạo nhịp vào thất phải, và các bất thường tái cực không thay đổi so với ECG trong quá khứ. Bao gồm nhồi máu 2.1. Đối tượng nghiên cứu cơ tim trong quá khứ. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân có triệu chứng đau Nếu đoạn ST chênh đáng kể, chênh xuống hoặc chênh ngực, nhập viện tại Trung tâm cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh lên - trong trường hợp không có BBB, LVH, cấy máy viện trường Đại học Y Dược Huế và khoa Cấp cứu – tạo nhịp thất phải hoặc sử dụng digoxin - nhận được 2 Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Trung Ương Huế từ điểm. ngày 22/07/2022 đến ngày 08/03/2023. ● Tuổi (A) Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có các bệnh lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối, suy gan giai đoạn cuối, bệnh Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân từ 45 tuổi trở xuống lý ác tính, bệnh nhân không có đầy đủ các kết quả theo nhận điểm 0; bệnh nhân ở độ tuổi 46 – 64 nhận được dõi lâm sàng, cận lâm sàng. điểm 1; và bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên nhận được điểm 2. Thời gian thu thập số liệu: 22/07/2022 - 22/03/2023. ● Yếu tố nguy cơ (R) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành (CAD). Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp theo dõi ngắn trong Các yếu tố nguy cơ bao gồm: đái tháo đường (ĐTĐ) thời gian bệnh nhân nằm viện. đã được chẩn đoán; hiện đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ < 15 năm; tăng huyết áp (THA) được chẩn đoán; tăng 2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu cholesterol máu được chẩn đoán; béo phì (BMI > 30) Tất cả bệnh nhân vào khoa cấp cứu trong khoảng thời và tiền sử gia đình mắc bệnh CAD. gian từ ngày 22/07/2022 đến ngày 08/03/2023 với triệu 0 điểm nếu bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nào; 1 chứng đau ngực, không có tiêu chuẩn loại trừ được chọn điểm cho 1 đến 2 yếu tố nguy cơ và 2 điểm cho 3 yếu vào nghiên cứu. Cỡ mẫu nghiên cứu bao gồm 88 bệnh tố nguy cơ trở lên hoặc bệnh nhân có tiền sử bệnh động nhân. mạch ngoại vi, nhồi máu cơ tim, đã thủ thuật tái thông 2.4. Một số biến số nghiên cứu mạch vành trong quá khứ hoặc đột quỵ. 2.4.1. Thang điểm HEART (HS) ● Troponin (T) Dựa trên 5 biến số, bao gồm tiền sử, điện tâm đồ 12 Nếu nồng độ Troponin khi nhập viện thấp hơn hoặc chuyển đạo, tuổi, các yếu tố nguy cơ và troponin T. bằng giới hạn bình thường (Troponin ≤ 0,14ng/L) thì Thang điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 2 trong mỗi không có điểm nào. Nếu Troponin nằm trong khoảng loại trong số năm biến này, với điểm thấp nhất là 0 và từ một đến ba lần giới hạn bình thường thì 1 điểm. Và điểm cao nhất là 10. nếu cao hơn từ ba lần thì sẽ được 2 điểm. ● Tiền sử (H) 2.4.2. Các biến cố tim mạch lớn được theo dõi (MACE) 196
  4. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 Các biến cố được ghi nhận gồm: Chụp/can thiệp động - Dùng đường cong ROC để biểu diễn độ nhạy và độ mạch vành (ĐMV); bắc cầu nối chủ vành (CABG); rối đặc hiệu của chỉ số HS và xác định giá trị điểm cắt để loạn nhịp tim; suy tim cấp; nhồi máu cơ tim cấp (NMCT tiên lượng sự xuất hiện biến cố trong thời gian theo dõi. cấp); tử vong. Tất cả các biến cố được theo dõi từ khi bệnh nhân vào viện đến khi bệnh nhân xuất viện. - Giá trị p < 0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê. 2.5. Phân tích và xử lý số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích số liệu và 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU vẽ biểu đồ. 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu - Dùng kiểm định Kolmogorov - Smirnov để kiểm định phân bố chuẩn. Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ̅ Giá trị ( X ± SD) hoặc n (%) Tổng số bệnh nhân n = 88 Tuổi (năm) 69 ± 15,43 ≤ 45 11 (12,5%) 45 - 64 20 (22,7%) ≥ 65 57 (64,8%) Nam 37 (42%) Cận lâm sàng Hs Troponin T 0,014 ± 0,086 Cholesterol TP 4,67 ± 1,01 HDL-C 1,22 ± 0,43 LDL-C 2,98 ± 0,89 ECG ST chênh 5 (5,7%) BBB 8 (9,1%) LVH 4 (4,5%) T đảo ngược 14 (15,9%) Rối loạn nhịp 33 (37,5%) Siêu âm tim Rối loạn vận động 9 (10,2%) EF giảm 12 (13,6%) LVH 34 (28,6%) Hẹp/hở van tim 37 (42%) Rối loạn nhịp 14 (15,9%) Khác 10 (11,4%) ̅ Các số liệu được trình bày dưới dạng X hoặc trung vị ± độ lệch chuẩn đối với các biến phân bố chuẩn hoặc Trung vị ± SD với các biến không thuộc phân bố chuẩn và tỷ lệ (%) đối với các biến phân loại. 197
  5. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 Trong nghiên cứu, tỉ lệ nam giới và nữ giới là 42% và biệt điện tim xuất hiện 5 trường hợp ST chênh, chiếm 58% (bảng 1). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên 5,7%. Về đặc điểm siêu âm tim, hẹp/hở van tim chiếm cứu là 69 ± 15,43, trong đó nhóm tuổi ≥ 65 chiếm tỉ phần lớn với 42%, thấp nhất là rối loạn vận động với lệ lớn nhất là 64,8%. Nghiên cứu cho thấy kết quả bất 10,2%. thường của ECG, phần lớn bệnh nhân có tình trạng rối loạn nhịp tim trong thời gian theo dõi chiếm 37,5%, đặc Bảng 2. So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa các nhóm thang điểm HEART Đặc điểm lâm HS thấp HS trung bình HS cao p sàng < 3,2 (n=23) 3,2 – 7,8 (n=52) >7,8 (n=13) Độ tuổi (năm) 48,4 ± 12,9 72,3 ± 9,3 80 ± 9,4 7,8). Bảng 3.2 cho thấy độ tuổi trung bình tố nguy cơ còn lại không có ý nghĩa thống kê giữa các tăng dần theo mức HS, lần lượt là 48,4 ± 12,9, 72,3 ± nhóm. Kết quả xét nghiệm hs Troponin T cho thấy có 9,3 và 80 ± 9 (p < 0,01). tình trạng tăng ở hầu hết các trường hợp nhóm HS trung bình, cao và sự tăng hs-TnT huyết thanh tăng dần theo Tiền sử THA có sự khác biệt giữa các nhóm HS, tỷ chiều tăng của các nhóm HS (lần lượt là 0,007 ± 0,005; lệ bệnh nhân có tiền sử THA ở nhóm HS trung bình 0,024 ± 0,050; 0,137 ± 0,171; p = 0,001). cao hơn có ý nghĩa so với hai nhóm HS thấp và cao (p = 0,001). Tương tự, tiền sử CAD/NMCT/Stent/CABG 198
  6. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 Bảng 3. So sánh các thành phần trong thang điểm HEART giữa các nhóm HS Thang điểm HS thấp HS trung bình HS cao p HEART < 3,2 (n=23) 3,2 – 7,8 (n=52) >7,8 (n=13) H 0,39 ± 0,5 1,38 ± 0,6 1,92 ± 0,3 0,001* E 0,13 ± 0,5 0,37 ± 0,5 1,15 ± 0,6 0,001* A 0,65 ± 0,6 1,79 ± 0,5 2 ± 0,00 0,001* R 0,78 ± 0,6 1,58 ± 0,5 1,85 ± 0,4 0.001* T 0,04 ± 0,2 0,46 ± 0,6 1,54 ± 0,5 0,001* ̅ Các số liệu được trình bày dưới dạng X hoặc trung vị ± độ lệch chuẩn đối với các biến phân bố chuẩn hoặc Trung vị ± SD với các biến không thuộc phân bố chuẩn và tỷ lệ (%) đối với các biến phân loại. Bảng 3 cho thấy trong nhóm HS thấp, R là thành phần và trong nhóm HS cao là thành phần A với 2 ± 0,00 cho chiếm tỉ lệ điểm cao nhất với 0,78 ± 0,6; trong nhóm thấy tất cả bệnh nhân đều ≥ 65 tuổi. HS trung bình, thành phần cao nhất là A với 1,79 ± 0,5; 3.2. Mối liên quan giữa thang điểm HEART với các biến cố tim mạch lớn trong thời gian theo dõi 3.2.1. Mối liên quan giữa thang điểm HEART và các biến cố tim mạch xảy ra trong thời gian theo dõi tại viện. Bảng 4. Mối liên quan giữa chỉ số HS và các biến cố tim mạch xảy ra Đặc điểm lâm HS thấp HS trung bình HS cao p sàng < 3,2 (n=23) 3,2 – 7,8 (n=52) >7,8 (n=13) Có BC 10 (43,5%) 25 (48,1%) 11 (84,6%) 0,035* Chụp/can thiệp 0 2 (3,8%) 4 (30,8%) 0,002* ĐMV CABG 0 0 0 - Rối loạn nhịp 10 (43,5%) 17 (32,7%) 7 (53,8%) 0,767 tim Suy tim cấp 0 6 (11,5%) 2 (15,4%) 0,083 NMCT cấp 0 2 (3,8%) 7 (53,8%) 0,001* Tử vong 0 0 0 - Bảng 4 cho thấy, trong tất cả 88 bệnh nhân được nghiên nghĩa thống kê và NMCT cấp chiếm tỉ lệ cao nhất trong cứu, có 46 trường hợp xuất hiện biến cố tại viện. Đa nhóm HS cao với p lần lượt là 0,002 và 0,001. Trong phần các bệnh nhân xuất hiện biến cố đều thuộc nhóm nhóm HS thấp chỉ xuất hiện biến cố rối loạn nhịp và HS trung bình và cao (36 trường hợp). Bảng 3.4 cho chiếm 43,5% tổng số trong nhóm. thấy tỉ lệ xuất hiện biến cố tăng dần theo mức HS, trong đó nhóm HS cao có 84,6% bệnh nhân xuất hiện biến cố. Chỉ biến cố chụp/can thiệp ĐMV và NMCT cấp có ý 199
  7. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 3.2.2. Độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm HEART trong áp dụng tiên lượng bệnh nhân đau ngực khi vào khoa cấp cứu. Hình 1. Đường cong ROC (Receiver operating Characteristic) biểu hiện độ nhạy và độ đặc hiệu của thang điểm HEART trong tiên lượng nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch. Hình 1 cho thấy, với khoảng tin cậy 95%, bệnh nhân có trên ECG. Trong quá trình tính điểm thành phần E nếu chỉ số HS lúc vào viện lớn hơn 5,5 thì có độ nhạy 67% đoạn ST chênh đáng kể, chênh xuống hoặc chênh lên, và độ đặc hiệu 79% trong tiên lượng nguy cơ xảy ra - trong trường hợp không có BBB, LVH, cấy máy tạo biến cố tim mạch. nhịp thất phải hoặc sử dụng digoxin (lần đầu đo hoặc không có ECG cũ) - được 2 điểm [12]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều bệnh nhân có tiền sử mắc 4. BÀN LUẬN CAD/NMCT/Stent/CABG ảnh hưởng đến kết quả điện tâm đồ, vì vậy các bệnh nhân này có điểm số E thấp hơn Một số nghiên cứu điều tra tính hiệu quả của 3 mô hình so với nguy cơ. tính điểm khác nhau đối với thành phần tiền sử của điểm số HEART và không có mô hình nào được coi là yếu Tuổi là một yếu tố nguy cơ có giá trị tiên lượng đối tố dự báo hiệu quả cho nhu cầu nghiên cứu. Có ý kiến HCVC. Tuổi càng cao thì tỷ lệ BMV càng tăng [10]. Vì cho rằng việc sử dụng mô hình tính điểm này so với vậy thành phần tuổi là yếu tố quan trọng dự báo nguy cơ đánh giá của từng bác sĩ có thể hữu ích hơn trong việc MACE. Tương tự trong nghiên cứu này thành phần R tăng cường tính đồng nhất giữa các bác sĩ [11]. Trong cũng chiếm điểm khá cao trong các nhóm HS. Các yếu nghiên cứu của chúng tôi yếu tố tiền sử cũng không phải tố nguy cơ trong nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến là yếu tố dự báo quan trọng cho nhu cầu nghiên cứu về bệnh mạch vành (CAD). Nguy cơ càng nhiều thì rủi ro MACE và tính đặc hiệu của yếu tố tiền sử là không cao. mắc CAD càng cao. Giải thích cho vấn đề trên đối với những bệnh nhân nữ, Troponin tim có độ nhạy cao cũng là dấu hiệu tiên lượng người cao tuổi, người có nhiều bệnh nền nặng có thể mạnh mẽ cho các biến cố và tử vong, đặc biệt là các biểu hiện không đặc hiệu triệu chứng đau ngực trong bệnh tim mạch [13]. Tuy nhiên các bệnh nhân sau khi bối cảnh HCVC. được đánh giá, sẽ được theo dõi và xác định lại troponin Điện tâm đồ ban đầu là công cụ nhanh chóng và sẵn sau 3 giờ [14]. Mức hs-TnT tăng cao không phải lúc nào có để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ bị HCVC. Nhưng cũng chỉ ra HCVC mà những trường hợp như suy tim, có tới trên 20% bệnh nhân không có thay đổi tức thời tăng huyết áp nặng, nhiễm trùng huyết, thuyên tắc phổi, 200
  8. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 bệnh thận mạn, cũng có thể làm tăng troponin [13]. Ng- 5. KẾT LUẬN hiên cứu chúng tôi cho thấy thành phần T không đạt điểm cao trong các nhóm HS và hs Troponin T lúc vào Trong thời gian theo dõi tại viện 88 bệnh nhân bệnh viện không thể đánh giá toàn diện nguy cơ bệnh mạch nhân đau ngực vào khoa cấp cứu, có 46 bệnh nhân xảy vành trên bệnh nhân. ra biến cố tim mạch với 6 trường hợp chụp/can thiệp ĐMV, 34 trường hợp rối loạn nhịp tim, 8 trường hợp Trên thực tế, một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân đau suy tim cấp. ngực vào khoa cấp cứu được trải qua đánh giá y khoa nâng cao dẫn đến thời gian nằm viện cấp cứu lâu hơn, Thang điểm HEART tương quan thuận với khả năng thực hiện nhiều xét nghiệm không cần thiết và tốn kém xảy ra MACE. Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp (0 - 3 hơn [7, 11]. Do đó việc phân tầng nguy cơ thích hợp điểm) thì tỷ lệ xuất hiện biến cố là 43.5%, nhóm bệnh cho đối tượng bệnh nhân cần được đưa ra nhanh chóng nhân nguy cơ trung bình (4 - 7 điểm) có 48.1% bệnh nhằm mục đích xác định các biến cố tim mạch quan nhân có biến cố, nhóm bệnh nhân nguy cơ cao (8 - 10 trọng, đồng thời giảm các xét nghiệm và nhập viện điểm) có tỷ lệ cao 84.6% bệnh nhân xuất hiện biến cố không cần thiết. tim mạch lớn. Theo một số nghiên cứu, những bệnh nhân có HS nguy Với khoảng tin cậy 95%, điểm cắt > 5,5 thang điểm cơ thấp (≤ 3 điểm) được phát hiện có MACE chiếm HEART là yếu tố tiên lượng có độ nhạy 67% và độ đặc 1,7%, HS nguy cơ trung bình (4 – 6 điểm) tỷ lệ MACE hiệu 79%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,706 cho xấp xỉ 12 – 17% và HS nguy cơ cao (7 – 10 điểm) là nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch lớn. khoảng 50 – 65% [14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Thang điểm Heart là một công cụ hữu hiệu, đơn giản tỉ lệ xuất hiện MACE tăng dần và tương quan thuận với và có giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch lớn xảy ra HS. Với điểm cắt > 5,5, HS có giá trị tiên lượng MACE trên bệnh nhân đau ngực trong thời gian nằm viện, có ở nhóm nghiên cứu với độ nhạy 67%, độ đặc hiệu là thể áp dụng thực tế trong thực hành lâm sàng. 79%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,706. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng: chỉ số HS là yếu tố tiên lượng độc lập và có giá trị tiên lượng cao cho nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch ở bệnh nhân đau ngực khi TÀI LIỆU THAM KHẢO vào khoa cấp cứu. Chú ý hơn là trong nhóm HS thấp [1] Backus BE et al., A prospective validation of the chỉ xảy ra biến cố rối loạn nhịp tim và chỉ cần theo dõi HEART score for chest pain patients at the emer- điều trị nội khoa; trong hai nhóm HS trung bình và cao gency department. Int J Cardiol, 2013. 168(3): đều xuất hiện hầu hết các loại biến cố và khả năng xảy p. 2153-8. ra biến cố rất lớn. Với nhóm HS cao > 7.8 (8 - 10 điểm) [2] Bhuiya, F.A., S.R. Pitts, and L.F. McCaig, Emer- khả năng xảy ra biến cố rất lớn (84,6%), cần nhập viện gency department visits for chest pain and ab- theo dõi sát, có thể can thiệp điều trị sớm nếu cần thiết dominal pain: United States, 1999-2008. NCHS để hạn chế tình trạng diễn tiến nặng của bệnh. Data Brief, 2010(43): p. 1-8. [3] Leite L et al., Chest pain in the emergency de- Thang điểm HEART là một thang điểm đã được kiểm partment: risk stratification with Manchester tri- chứng bằng những nghiên cứu lớn đa trung tâm [11, age system and HEART score. BMC Cardiovasc 15, 16]. HS như một công cụ phân tầng nguy cơ nhanh Disord, 2015. 15: p. 48. chóng cho bệnh nhân bị đau ngực có MACE trong thời [4] Bassand JP et al., Guidelines for the diagno- gian ngắn. Công cụ này được coi là khá có giá trị vì sis and treatment of non-ST-segment elevation nhiều lý do, bao gồm tính dễ áp dụng, tính sẵn có của acute coronary syndromes. Eur Heart J, 2007. các biến, tập trung vào kết quả trong thời gian ngắn, phù 28(13): p. 1598-660. hợp với quản lý cấp cứu và xác định ba nhóm bệnh nhân [5] Bayón Fernández J et al., [Chest pain units. riêng biệt (nguy cơ thấp, trung bình và cao) của bệnh Organization and protocol for the diagnosis of nhân đau ngực cấp cứu nghi ngờ HCVC [11]. Như vậy acute coronary syndromes]. Rev Esp Cardiol, dựa vào thang điểm HEART giúp người bệnh có nguy 2002. 55(2): p. 143-54. cơ cao được xử trí và điều trị can thiệp kịp thời, xác định [6] Poldervaart JM et al., Comparison of the bệnh nhân có nguy cơ thấp phù hợp để xuất viện sớm GRACE, HEART and TIMI score to predict ma- hơn và giúp bác sĩ lâm sàng phân tầng được nhóm bệnh jor adverse cardiac events in chest pain patients nhân nhanh chóng, khách quan để đưa ra quyết định at the emergency department. Int J Cardiol, nhanh và đúng đắn hơn. 2017. 227: p. 656-661. [7] Hammami R et al., Accuracy of the TIMI and GRACE scores in predicting coronary disease in patients with non-ST-elevation acute coronary syndrome. Rev Port Cardiol (Engl Ed), 2018. 37(1): p. 41-49. 201
  9. D.P.P. Long et al. / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 9 (2023) 194-202 [8] Six, A.J., B.E. Backus, and J.C. Kelder, Chest [13] Lazar DR et al., High-Sensitivity Troponin: A pain in the emergency room: value of the HEART Review on Characteristics, Assessment, and score. Neth Heart J, 2008. 16(6): p. 191-6. Clinical Implications. Dis Markers, 2022. 2022: [9] Writing Committee, M., et al., 2021 AHA/ACC/ p. 9713326. ASE/CHEST/SAEM/SCCT/SCMR Guideline [14] Mahler SA et al., The HEART Pathway random- for the Evaluation and Diagnosis of Chest Pain: ized trial: identifying emergency department pa- A Report of the American College of Cardiolo- tients with acute chest pain for early discharge. gy/American Heart Association Joint Committee Circ Cardiovasc Qual Outcomes, 2015. 8(2): p. on Clinical Practice Guidelines. J Am Coll Car- 195-203. diol, 2021. 78(22): p. e187-e285. [15] McCord J et al., Prognostic Utility of a Modi- [10] Trần Nam Chung, Nghiên cứu áp dụng thang fied HEART Score in Chest Pain Patients in the điểm HEART trong phân tầng nguy cơ ở bệnh Emergency Department. Circ Cardiovasc Qual nhân đau ngực tại phòng cấp cứu Bệnh viện 199; Outcomes, 2017. 10(2). Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology, [16] Patnaik S et al., Clinical utility of the HEART 2022(47): p. 163-168. score in patients admitted with chest pain to an [11] Brady, W. and K. de Souza, The HEART score: inner-city hospital in the USA. Coron Artery A guide to its application in the emergency de- Dis, 2017. 28(4): p. 336-341. partment; Turk J Emerg Med, 2018. 18(2): p. 47- 51. [12] Hirai, T. and H. Inoue, [The electrocardiogram in the diagnosis of acute coronary syndrome]; Nihon Rinsho, 1998. 56(10): p. 2561-8. 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2