intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nhận thức và hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu nhận thức và hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang" trình bày các kết quả nghiên cứu về nhận thức và hiện trạng hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư huyện Sơn Dương, tạo cơ sở cho địa phương tăng cường các giải pháp trong quản lý tài nguyên rừng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nhận thức và hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

  1. NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG Trần Thị Mai Phương, Vũ Thục Anh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Sơn Dương là huyện miền núi tỉnh Tuyên Quang, có diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ rừng cao (chiếm 52 % tổng diện tích tự nhiên năm 2021), trong đó có khu rừng đặc dụng Tân Trào thuộc địa bàn các xã ATK. Trong những năm qua, mặc dù tổng diện tích rừng của huyện tăng nhưng tình trạng khai thác rừng và săn bắt thú rừng trái phép vẫn còn diễn ra. Để bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó quan trọng nhất là truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về nhận thức và hiện trạng hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư huyện Sơn Dương, tạo cơ sở cho địa phương tăng cường các giải pháp trong quản lý tài nguyên rừng bền vững. Từ khóa: Bảo vệ rừng; Bảo tồn; Đa dạng sinh học; Cộng đồng dân cư; Sơn Dương. Abstract Research of awareness and activities for forest protection and biodiversity conservation of community in Son Duong district, Tuyen Quang province Son Duong is a mountainous district in Tuyen Quang province, with a large forest area, high forest coverage rate (52 % of the total natural area in 2021), including Tan Trao special - use forest in ATK communes. In recent years, although the total forest area of the district has increased, the illegal logging and hunting of wild animals has still taken place. Many solutions need to be implemented, of which the most important is communication to raise awareness for local communities in order to protect forests and conserve biodiversity. This article refers to the results of research on awareness and status of forest protection and biodiversity conservation activities of the residential community in Son Duong district, creating a basis for the locality to strengthen solutions in sustainable management of forest resources. Keywords: Forest protection; Conservation; Biodiversity; Residential communities; Son Duong. 1. Đặt vấn đề Rừng là thành phần quan trọng của môi trường sinh thái đồng thời còn là sinh kế của nhiều cộng đồng dân cư miền núi, vì vậy, việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các địa phương. Huyện Sơn Dương là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có diện tích 78.795,2 ha, trong đó, diện tích rừng là 40.652 ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 51,6 % (năm 2021) [1]. Rừng tự nhiên của huyện Sơn Dương có thành phần loài tương đối đa dạng. Theo nghiên cứu tại rừng đặc dụng Tân Trào đã ghi nhận được nguồn tài nguyên thực vật gồm 145 loài thuộc 132 chi, 71 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Thành phần dạng sống chủ yếu của các loài thực vật tại khu vực là các dạng cây thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo. Trong đó, dạng thân gỗ chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7 %), sau đó là dạng thân thảo (chiếm 31 %). Giá trị sử dụng của các loài thực vật thống kê được thuộc 9 nhóm: Nhóm cây làm thuốc chữa bệnh chiếm 70,3 %, nhóm cây cho gỗ chiếm 29,7 %, nhóm cây ăn được (gồm cây cho quả và rau ăn) chiếm 26,2 %, nhóm cây làm cảnh (9,7 %), nhóm cây làm 216 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. thức ăn cho gia súc (9 %), nhóm cây cho tinh dầu (6,9 %). Ngoài ra, còn các nhóm cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm sợi, làm vật liệu xây dựng chiếm từ 1,4-2,1 %. Tài nguyên động vật ít phong phú hơn, trong đó có 21 loài quý hiếm, đặc hữu cần được bảo tồn [2]. Trong những năm qua, tổng diện tích rừng của huyện có nhiều biến động theo hướng giảm nhẹ diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất. Diện tích rừng tại huyện Sơn Dương đa phần do Ban Quản lý rừng đặc dụng tại địa phương quản lý và số ít giao cho các hộ gia đình quản lý bằng chính sách khoán rừng. Ngoài ra, hoạt động bảo vệ, phát triển rừng còn được phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với lực lượng Kiểm lâm ở huyện Sơn Dương. Bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học huyện Sơn Dương vẫn còn gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng lớn, lực lượng Kiểm lâm và cán bộ xã ít, do đó tình trạng phá rừng vẫn còn diễn ra. Nhận thức về bảo vệ rừng của một bộ phận người dân sống gần rừng còn thấp; Hiện tượng người dân vào rừng chặt cây, lấy gỗ, củi, đốt than, săn bắt động vật hoang dã vẫn tiếp diễn [3]. Chính vì vậy, đánh giá nhận thức và hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của người dân địa phương là việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp chính quyền địa phương, các sở ban ngành tìm kiếm giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, hành vi của người dân trong sinh hoạt và sản xuất nhằm bảo vệ rừng, bảo tồn các giá trị sinh thái do rừng mang lại trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Số liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên thế giới và ở Việt Nam; Các tài liệu về đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương; Các chính sách, pháp luật bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam phục vụ nội dung nghiên cứu. Phương pháp điều tra xã hội học: Được thực hiện để đánh giá nhận thức và hiện trạng hoạt động sử dụng, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trong đó: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện đối với 146 hộ dân trên địa bàn 17 xã thuộc huyện Sơn Dương, mẫu được lấy theo thuận tiện, ngẫu nhiên, số lượng mỗi xã khác nhau, tập trung nhiều ở các xã có diện tích rừng lớn như Tân Trào, Thanh Thanh, Tú Thịnh, Thượng Ấm. Về độ tuổi: Mẫu có độ tuổi từ 15-25 tuổi chiếm 6,2 %, từ 26-40 tuổi chiếm 32,9 %, từ 41-55 tuổi chiếm 52,1 %, trên 55 tuổi chiếm 8,9 %. Về nghề nghiệp: Số lượng người dân khảo sát đa dạng về nghề nghiệp, trong đó 74,7 % làm ruộng, 7,5 % là công chức, viên chức; 5,5 % là công nhân, 4,8 % dân cư làm tự do và 7,5 % còn lại là học sinh, sinh viên. Nội dung câu hỏi khảo sát nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; Việc sử dụng, khai thác tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trên địa bàn; Những hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng dân cư. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excel để phục vụ nội dung nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân huyện Sơn Dương Là một huyện miền núi có thế mạnh về rừng và đất rừng nên rừng đã gắn bó với đời sống của người dân huyện Sơn Dương. Kết quả khảo sát cho thấy: Hộ dân thường xuyên sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 65,1 % hộ dân tham gia khảo sát), số hộ dân Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 217
  3. thỉnh thoảng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng chiếm 28,1 %, số hộ ít khi sử dụng hoặc không bao giờ sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, lần lượt là 5,5 % và 1,4 % người dân tham gia khảo sát. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng đều cư trú tại các xã có diện tích rừng và đất rừng lớn. Người dân sử dụng rừng và đất rừng vào nhiều mục đích như trồng cây lâm nghiệp (chiếm 73,7 % số hộ tham gia khảo sát), phòng hộ, bảo vệ các khu di tích lịch sử, khu du lịch (chiếm 39,7 %), làm nương rẫy (chiếm 34,2 %), trồng mía (chiếm 3,4 %). Hình 1: Các loại hình sử dụng rừng và đất rừng tại huyện Sơn Dương Huyện Sơn Dương có diện tích rừng tự nhiên lớn với 12.927 ha, chiếm khoảng 20 % tổng diện tích rừng của huyện). Phần lớn diện tích rừng tự nhiên được sử dụng cho mục đích phòng hộ đầu nguồn (2.144 ha) và đặc dụng (8.288 ha), trong đó hơn 3.100 ha rừng đặc dụng thuộc địa bàn các xã vùng ATK như xã Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Trung Yên, Minh Thanh được bảo vệ nghiêm ngặt để bảo vệ và bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng. Còn lại là diện tích rừng sản xuất. Các cây lâm nghiệp được trồng nhiều ở đây là bồ đề, xoan đào, xoan ta, trám trắng, trám đen, trám chim, trám đào, lim xẹt, lim xanh,… Ở huyện Sơn Dương, đất rừng sử dụng với mục đích bảo vệ các khu di tích, khu du lịch hiện nay có khu rừng đặc dụng Tân Trào gắn với khu di tích lịch sử Tân Trào, Làng văn hóa du lịch Tân Lập. Ngoài ra, người dân địa phương còn trồng các loại cây nông nghiệp như ngô, sắn, chè, mía, cam,… trên đất rừng làm nương, rẫy. Những năm gần đây, tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương nói riêng đã thực hiện tốt hoạt động khoán bảo vệ rừng, giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, do đó, đã góp phần phát triển rừng bền vững, tăng độ che phủ rừng, đẩy mạnh liên kết sản xuất lâm nghiệp, chế biến. Đồng thời, nhờ việc giao khoán rừng đến tận thôn bản, từng hộ gia đình nên đã hạn chế được những vụ phá rừng phức tạp, tăng thêm thu nhập cho người dân ở địa phương cũng như nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư. Đối với những hộ dân được chính quyền địa phương giao đất rừng để quản lý, đa phần họ sử dụng đất rừng vào mục đích trồng các loại cây ăn quả, cây có giá trị về kinh tế như cây cam, cây mía, cây ngô,… (chiếm 70,6 % hộ dân được giao đất rừng), trồng cây lâm nghiệp (chiếm 68,6 %), chăn nuôi (chiếm 25,5 %), làm nương rẫy (chiếm 17,6 %) và 9,8 % hộ dân còn lại sử dụng đất rừng vào mục đích khai thác gỗ đối với diện tích rừng sản xuất. Là một địa phương có thế mạnh về rừng, do đó, người dân ở đây có thói quen sử dụng các sản phẩm từ rừng trong đời sống hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 58,2 % hộ dân tham gia khảo sát có mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ rừng, 31,5 % hộ dân ở mức độ thỉnh 218 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. thoảng và mức độ ít khi hoặc không sử dụng các sản phẩm từ rừng chỉ chiếm 10,3 % hộ dân. Các sản phẩm từ rừng được người dân sử dụng với các mục đích chính như làm thuốc chữa bệnh, gia vị hàng ngày, nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thức ăn hàng ngày, kinh doanh,... Hình 2: Mục đích sử dụng các sản phẩm từ rừng của người dân huyện Sơn Dương Do có thế mạnh về những sản phẩm từ rừng nên các hộ gia đình ở trên địa bàn thường kinh doanh các lâm sản phi gỗ (măng rừng, nấm hương rừng, mật ong rừng, rau rừng,…), gỗ và bột gỗ để sản xuất bàn ghế, giường, tủ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm gỗ được kinh doanh chủ yếu được khai thác từ rừng sản xuất. Các sản phẩm từ rừng đã gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân tại huyện Sơn Dương. Theo kết quả khảo sát cho thấy: Trong nhà mỗi hộ dân địa phương đều có những vật dụng làm bằng gỗ như bàn ghế, tủ, kệ,… (chiếm 71,9 % hộ dân tham gia khảo sát). Trong bữa cơm hàng ngày, người dân nơi đây cũng thường xuyên sử dụng các sản phẩm như: rau rừng, măng rừng, nấm hương rừng (chiếm 46,6 %). Một số hộ dân còn xây dựng nhà làm bằng gỗ (chiếm 30,1 %) hay sử dụng những vật dụng sinh hoạt hằng ngày làm từ mây, tre, nứa (chiếm 21,1 %). Hình 3: Lý do sử dụng những sản phẩm từ tài nguyên rừng của người dân Có nhiều nguyên nhân khiến người dân có thói quen sử dụng các sản phẩm trên, trước hết là do chất lượng sản phẩm tốt (chiếm 70,5 % hộ dân tham gia khảo sát), ví dụ như một sản phẩm làm Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 219
  5. từ gỗ có thể có tuổi thọ đến hàng chục năm, các vật dụng hàng ngày làm từ mây, tre, nứa trong rừng rất bền, mặt khác, nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ tìm kiếm hoặc mua. Thứ hai là mẫu mã đẹp, phù hợp với xu hướng hiện nay (chiếm 50 %). Do địa phương nơi mình sinh sống có lợi thế về những sản phẩm từ rừng nên người dân rất tin tưởng sử dụng (chiếm 30,8 %). Giá thành rẻ cũng là lý do người dân sử dụng các sản phẩm này (chiếm 27,4 %). Tuy nhiên, người dân cũng nhận thức được việc sử dụng các sản phẩm từ rừng nhiều sẽ tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng, do đó, tiêu chí an toàn, thân thiện với môi trường chỉ nhận được sự đồng thuận của 3,4 % số hộ tham gia khảo sát. 3.2. Nhận thức về bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của người dân huyện Sơn Dương - Nhận thức về sử dụng tài nguyên rừng Các sản phẩm từ rừng như gỗ, củi, lâm thổ sản, thực phẩm, thảo dược, gia vị trên địa bàn huyện Sơn Dương rất phong phú, chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cao. Người dân ở đây có đời sống gắn liền với rừng, có thói quen và ưa chuộng sử dụng các sản phẩm từ rừng trong sinh hoạt và sản xuất. Họ cũng nhận thức khá tốt về việc hạn chế sử dụng những sản phẩm từ tài nguyên rừng sẽ góp phần vào hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng (chiếm 91,1 % số hộ dân tham gia khảo sát). Tuy nhiên, để bảo vệ tài nguyên rừng bằng cách hạn chế sử dụng những sản phẩm từ gỗ mà thay thế đồ dùng trong nhà sang vật liệu khác thì không phải người dân nào cũng sẵn sàng. Kết quả khảo sát cho thấy rằng 68,5 % hộ dân tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng thay thế sản phẩm từ gỗ sang những vật liệu khác để bảo vệ tài nguyên rừng, trong khi đó 31,5 % không sẵn sàng để làm việc đó. Trên địa bàn huyện vẫn xảy ra những trường hợp sử dụng, khai thác tài nguyên rừng và đất rừng không hợp lý, do đó bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng hiện nay đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương nói riêng. Khi được hỏi về vấn đề này, phần lớn người dân tại huyện Sơn Dương đều biết rằng hành động sử dụng, khai thác rừng và đất rừng không hợp lý sẽ gây suy giảm tài nguyên rừng (chiếm 89,7 % hộ dân tham gia khảo sát). Bên cạnh đó, vẫn còn 6,8 % hộ dân không biết hoặc cho rằng hành động sử dụng, khai thác rừng và đất rừng không hợp lý không gây suy giảm tài nguyên rừng (chiếm 3,4 %). Hình 4: Hiểu biết của người dân về hậu quả của phá rừng 220 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. - Nhận thức về hậu quả của phá rừng, suy giảm đa dạng sinh học Huyện Sơn Dương có địa hình đồi núi cao, dốc nên tình trạng sạt lở, trượt lở đất và lũ quét thường xuyên xảy ra. Một trong những nguyên nhân làm gia tăng các thiên tai trên là do phá rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Do đó, để bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng bền vững, trước hết, người dân tại địa phương phải có hiểu biết về những hậu quả do nạn phá rừng gây nên. Theo số liệu khảo sát, 78,8 % hộ dân khảo sát cho rằng phá rừng sẽ gây gia tăng lũ quét, lũ lụt; Tăng xói mòn, rửa trôi đất, sạt lở đất (chiếm 69,9 %), mất đa dạng sinh học (chiếm 56,2 %), gây biến đổi khí hậu (chiếm 39 %), giảm mực nước ngầm (chiếm 29,5 %), ảnh hưởng tới các ngành kinh tế (chiếm 11 %). Huyện Sơn Dương có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tương đối phong phú. Do đó, việc khai thác quá mức những sản phẩm từ rừng sẽ ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. Nhận thức về vấn đề này, đa số hộ dân tham gia khảo sát tại địa phương cho rằng việc khai thác quá mức những sản phẩm từ rừng sẽ gây mất cân bằng sinh học (chiếm 85,6 %). Bên cạnh đó, khoảng 10,3 % hộ dân không biết về vấn đề này và số ít còn lại (chiếm 4,1 %) cho rằng việc khai thác quá mức những sản phẩm từ tài nguyên rừng không gây mất đa dạng sinh học. Đối với vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, kết quả khảo sát nhận thức của người dân trong việc có nên bắt thú rừng để ăn và bán không thì khoảng 48,6 % người dân cho rằng không nên bắt thú rừng để ăn và bán. Tuy nhiên, vẫn còn 39 % người dân có quan điểm là có thể bắt thú rừng và số ít còn lại (chiếm 12,3 %) không biết có nên bắt thú rừng về để ăn và bán hay không. Người dân địa phương cho rằng những con thú như lợn rừng, gà rừng thì có thể săn bắt để cung cấp thực phẩm cho con người. Là một địa phương hiện đang bảo tồn nhiều loài động thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, huyện Sơn Dương rất chú trọng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng như tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. Do đó, đa số người dân (chiếm 94,5 % hộ dân tham gia khảo sát) nhận thức rằng hành vi săn bắt, tiêu thụ, vận chuyển, mua bán trái phép loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên có bị xử phạt và số ít còn lại (chiếm 5,5 %) người dân không biết là hành vi này có bị xử phạt hay không. Bên cạnh đó, ngoài những hành vi vi phạm bị xử phạt như săn bắt, mua bán trái phép loài trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên, người dân địa phương cũng nhận thức rằng các hộ gia đình không được phép nuôi trồng, cấy nhân tạo trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (chiếm 96,6 %). Có thể thấy, mặc dù người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương đã có nhận thức tốt về vấn đề sử dụng tài nguyên rừng, hậu quả của việc sử dụng rừng không hợp lý, phá rừng, những quy định pháp luật đối với bảo tồn đa dạng sinh học, song đối với vấn đề thay đổi thói quen sử dụng đồ gia dụng bằng gỗ, hành vi săn bắt thú rừng phục vụ đời sống hàng ngày vẫn còn nhiều hạn chế. 3.3. Hiện trạng hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư huyện Sơn Dương 3.3.1. Hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng Trong những năm qua, huyện Sơn Dương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở địa phương. Tuy nhiên, để những hoạt động này hiệu quả rất cần đến sự quan tâm từ phía người dân. Theo số liệu khảo sát, phần lớn người dân tại địa phương đã quan tâm đến những hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng (chiếm 84,9 %), chỉ có 15,1 % không quan tâm đến những hoạt động này. Những hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng được cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương thực hiện, bao gồm: Không chặt phá rừng (chiếm 83,9 %); Trồng cây để Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 221
  7. tăng độ che phủ rừng (chiếm 60,5 %); Không đốt rừng làm nương rẫy (chiếm 52,4 %); Không mua bán lâm sản trái phép (chiếm 36,3 %); Kinh doanh đất rừng ở những khu vực được Nhà nước cho phép (chiếm 36,3 %); Không khai thác trái phép lâm sản (chiếm 8,9 %). Tại huyện Sơn Dương đã có một số tổ chức cộng đồng dân cư bảo vệ rừng được thành lập. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 37,7 % hộ dân tham gia vào các tổ chức cộng đồng này, còn phần lớn người dân không tham gia (chiếm 62,3 %). Nguyên nhân lớn nhất đó là do không có tiền hỗ trợ khi họ tham gia (chiếm 56,0 %). Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng nhiệm vụ bảo vệ rừng không phải là nhiệm vụ của người dân (chiếm 51,6 %), tốn nhiều thời gian khi tham gia (chiếm 46,2 %). Ngoài ra, người dân còn cho rằng do phong trào vẫn chưa có sức lan tỏa nên họ không biết (chiếm 19,8 %) và gia đình vẫn đang làm nương rẫy ở trên rừng (chiếm 14,3 %). 3.3.2. Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học Bên cạnh đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, huyện Sơn Dương cũng chú trọng đến những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Từ kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đã quan tâm đến những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học (chiếm 82,2 % hộ dân khảo sát). Cộng đồng dân cư tại huyện Sơn Dương đã tham gia nhiều hoạt động như: Không săn bắn động vật rừng trái phép (chiếm 87,5 % hộ dân quan tâm), không săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiếm, động thực vật Sách Đỏ (chiếm 66,7 %); Không phá rừng, phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã (chiếm 55 %). Tuy nhiên, vẫn còn 17,8 % hộ dân không quan tâm đến những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại huyện Sơn Dương. Nguyên nhân là do những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại địa phương vẫn chưa được phổ biến rộng rãi (chiếm 69,2 % người dân không quan tâm), việc thực hiện những hoạt động này không phải là nhiệm vụ của người dân (chiếm 50 %), gia đình đang làm kinh tế dựa trên những sản phẩm từ đa dạng sinh học (chiếm 38,5 %). Ngoài ra, còn những lý do khác như việc thực hiện những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học khá là tốn thời gian (chiếm 26,9 %) hay những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học chỉ được thực hiện với quy mô nhỏ, lẻ và chưa có sức lan tỏa (chiếm 15,4 %). Ngoài thực hiện những hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trên thì việc hạn chế sử dụng những sản phẩm từ động thực vật cũng góp phần vào hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này nhận được sự đồng thuận của 92,5 % hộ dân tham gia khảo sát tại địa phương. 3.3.3. Hoạt động truyền thông và hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, sử dụng tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học - Hoạt động truyền thông về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Trong những năm qua, huyện đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư. Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số người dân cho biết họ thường xuyên được tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ yếu qua loa phát thanh của thôn, xã hoặc được lồng ghép vào các nội dung họp thôn, xã (chiếm 84,2 % hộ dân tham gia khảo sát), qua báo chí, truyền hình hoặc những trang mạng xã hội (chiếm 57,5 %) hoặc là qua truyền miệng giữa những người dân tại địa phương (chiếm 50,7 %). Số người dân tiếp cận được những thông tin về bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng thông qua áp phích và băng rôn treo ở ven đường chỉ chiếm 23,3 %, do địa bàn các xã miền núi cao, việc sử dụng các băng rôn, áp phích, biển quảng cáo ít được sử dụng. 222 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  8. - Hỗ trợ của chính quyền địa phương trong hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Để người dân tích cực tham gia và hưởng ứng những hoạt động bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trước tiên người dân phải nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương về bất cứ phương diện nào từ tài chính, kỹ thuật, chính sách. Theo kết quả khảo sát, có 78,1 % hộ dân cho rằng chính quyền tại địa phương có hỗ trợ người dân trong công tác bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó, huyện Sơn Dương hỗ trợ nhiều nhất là tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về rừng (chiếm 84,2 % hộ dân nhận hỗ trợ); Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm lâm sản, du lịch sinh thái gắn với tài nguyên rừng ở địa phương (chiếm 58,8 %). Bên cạnh đó, huyện còn hỗ trợ giống cây, con để trồng rừng và phát triển kinh tế dưới tán rừng (chiếm 36 %). Hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng rừng (chiếm 34,2 %); Hướng dẫn người dân tiếp cận với các nguồn vốn của các dự án trồng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (chiếm 23,7 %) và hỗ trợ người dân nhận được tiền khoán bảo vệ rừng (chiếm 10,5 %). Hình 5: Các lĩnh vực địa phương hỗ trợ người dân về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học Nhờ những hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự quan tâm, tham gia hoạt động của cộng đồng dân cư nên công tác bảo vệ rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn huyện Sơn Dương ngày càng phát huy hiệu quả. 4. Kết luận Bảo vệ rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề cấp thiết hiện nay ở các địa phương. Thông qua kết quả nghiên cứu có thể thấy: Đa số người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nhận thức tốt đối với vấn đề bảo vệ, sử dụng bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (chiếm 84,9 %). Họ thường xuyên tham gia nhiều hoạt động như: Không chặt phá rừng bừa bãi, trồng cây để tăng độ che phủ rừng, không mua bán trái phép lâm sản và các loài động thực vật quý hiếm, trong Sách Đỏ; Không phá rừng, phá hủy môi trường sống của động vật hoang dã. Phần lớn cộng đồng dân cư tại huyện Sơn Dương đã được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, động vật hoang dã. Họ nhận thức được việc khai thác rừng và đất rừng không hợp Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 223
  9. lý có thể gây suy giảm tài nguyên rừng (chiếm 89,7 % hộ dân tham gia khảo sát); Việc khai thác quá mức những sản phẩm từ rừng sẽ gây mất cân bằng sinh học (chiếm 85,6 %). Bên cạnh đó, người dân cũng ý thức được rằng phá rừng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như: Gia tăng lũ quét, lũ lụt; Tăng xói mòn, rửa trôi đất, sạt lở đất; Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, giảm mực nước ngầm và ảnh hưởng đến các ngành kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn 15,1 % hộ dân tham gia khảo sát chưa quan tâm đến hoạt động bảo vệ rừng. Việc bảo vệ rừng, quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả bởi chỉ có 37,7 % hộ dân tham gia vào các tổ chức cộng đồng này, còn phần lớn người dân không tham gia (chiếm 62,3 %). Nguyên nhân chủ yếu là do không có tiền hỗ trợ, họ cho rằng nhiệm vụ bảo vệ rừng không phải là nhiệm vụ của họ; Mất thời gian, họ bận làm nương rẫy hoặc phong trào vẫn chưa có sức lan tỏa nên họ không biết. Đây là những hạn chế mà chính quyền địa phương cần có giải pháp khắc phục để phong trào bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng được phổ biến rộng rãi hơn và phát huy hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người dân vẫn ưa chuộng và có thói quen sử dụng các sản phẩm gỗ và lâm sản phi gỗ phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất kinh doanh và không sẵn sàng thay đổi thói quen để bảo vệ rừng. Vẫn còn hơn 10 % số hộ dân không biết hoặc cho rằng hành động sử dụng, khai thác rừng và đất rừng không hợp lý không gây suy giảm tài nguyên rừng. Đối với vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, nhìn chung đa số người dân trên địa bàn huyện Sơn Dương đã có hiểu biết về pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, vẫn còn 17,8 % hộ dân không quan tâm và nhận thức về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học chưa thật sự đầy đủ. Khoảng 14,5 % số hộ dân tham gia khảo sát không biết hoặc cho rằng việc khai thác quá mức những sản phẩm từ tài nguyên rừng không gây mất đa dạng sinh học; 39 % số hộ có quan điểm là có thể bắt thú rừng và 12,3 % số hộ không biết có nên bắt thú rừng về để ăn và bán hay không. Do đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao hơn nữa nhận thức cho người dân về vấn đề này. Mặc dù cỡ mẫu khảo sát còn hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng nhận thức và hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, tạo cơ sở quan trọng để chính quyền địa phương tìm ra các giải pháp thiết thực trong việc giải quyết vấn đề trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2022). Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang. Nhà xuất bản. Thống kê. [2]. Đỗ Công Ba, Lê Đồng Tấn, Nguyễn Trung Kiên, Lê Ngọc Công (2016). Nghiên cứu đa dạng nguồn tài nguyên thực vật có mạch tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 161, 125-132. [3]. UBND tỉnh Tuyên Quang (2022). Báo cáo số 116/BC-SNN về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022. BBT nhận bài: 26/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 224 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0