TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 145-151<br />
<br />
NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY RỄ CÂY BÁN TỰ MỐC (Hemigraphis glaucescens C. B.<br />
Clarke) LÀM NGUỒN NGUYÊN LIỆU THU NHẬN BETULINE<br />
Quách Ngô Diễm Phương*, Vũ Thị Bạch Phượng,<br />
Giống Hối Khoánh, Trần Ngọc Trung, Bùi Văn Lệ<br />
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, tp. Hồ Chí Minh, *qndphuong@hcmus.edu.vn<br />
TÓM TẮT: Bán tự mốc (Hemigraphis glaucescens), một loài cây có hình thái tương tự như hoàn ngọc đỏ<br />
(Pseuderanthemum bacteatum), có dược tính do mang chất betuline và đang được sử dụng như một bài<br />
thuốc dân gian khá phổ biến và hữu hiệu trong điều trị cao huyết áp nhưng chưa có công bố khoa học nào<br />
về thành phần hóa học cũng như dược tính. Nghiên cứu này đã chứng minh so với hoàn ngọc đỏ, bán tự<br />
mốc cũng có hoạt tính kháng oxi hóa và mang cùng dược chất betuline. Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu<br />
tập trung sàng lọc và tìm ra nguồn nguyên liệu có hoạt tính kháng oxi hóa từ cây bán tự mốc, từ đó ứng<br />
dụng các kỹ thuật nuôi cấy in vitro nhằm thu nhận nguồn nguyên liệu này một cách chủ động. Bằng cách<br />
sử dụng phương pháp thử năng lực khử Yen & Duh và phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH, phân đoạn<br />
ethanol rễ được xác định có hoạt tính kháng oxi hóa mạnh nhất trong các phân đoạn cao có độ phân cực<br />
khác nhau từ các bộ phân khác nhau của bán tự mốc. Để tạo nguồn rễ in vitro, chúng tôi đã sử dụng<br />
phương pháp tạo rễ bất định bằng auxin và tạo rễ tơ bằng phương pháp chuyển gen tự nhiên nhờ<br />
Agrobacterium rhizogenesATCC 15834. Với 2 phương pháp này, rễ cây bán tự mốc có thể được tạo thành<br />
một cách chủ động chỉ sau 10 ngày nuôi cấy.<br />
Từ khóa: Hemigraphis glaucescens, Pseuderanthemum bacteatum, chống oxi hóa, rễ bất định, rễ tơ.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Theo kinh nghiệm dân gian, phần trên mặt<br />
đất của cây bán tự mốc thường được dùng chữa<br />
viêm đại tràng cấp và mạn tính, rối loạn tiêu<br />
hóa, đau bụng co thắt, đầy chướng bụng, trĩ nội<br />
chảy máu, đại tiện ra máu, chảy máu do chấn<br />
thương; có nơi dùng chữa viêm loét dạ dày,<br />
hoặc chữa bệnh cao huyết áp. Lá cây bán tự<br />
mốc có thể dùng tươi, hoặc phơi khô sắc với<br />
nước, hoặc dùng đắp vết thương giúp vết<br />
thương mau lành [7]. Tuy nhiên, hiệu quả chữa<br />
bệnh của cây này chưa có luận cứ khoa học nào<br />
cụ thể.<br />
Betuline (C30H50O2) là một hợp chất<br />
triterpen có nhiều giá trị dược liệu quý, đang<br />
được quan tâm hiện nay: chống viêm, chống<br />
virus, chống ung thư [4]. Hiện nay, betuline<br />
được phân lập từ vỏ cây bạch dương, cây hoàn<br />
ngọc đỏ và chiếm khoảng 30% trọng lượng khô<br />
[2, 3]. Betuline có thể dễ dàng chuyển đổi thành<br />
acid betulinic (nhóm rượu được thay thế bởi<br />
một nhóm acid carboxylic) [1], có hoạt tính sinh<br />
học hoạt động mạnh hơn so với betuline. Acid<br />
betulinic có khả năng chữa bệnh tương tự như<br />
betuline: có tác dụng chống lại một số khối u ác<br />
tính, một số dạng herpes và thậm chí AIDS [5];<br />
<br />
chống viêm, chống HIV, chống sốt rét cũng như<br />
có khả năng gây độc đối với một số dòng tế bào<br />
ung thư [6].<br />
Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện nhằm<br />
chứng minh hoạt tính kháng oxi hóa và sự hiện<br />
diện của betuline trong rễ cây bán tự mốc, đồng<br />
thời nghiên cứu nuôi cấy in vitro rễ nhằm hướng<br />
đến việc thu nhận nguồn vật liệu sản xuất<br />
betuline một cách chủ động trong tương lai.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của các bộ<br />
phận khác nhau trong các hệ dung môi khác<br />
nhau từ cây bán tự mốc<br />
Điều chế cao: cây tươi được chia làm ba<br />
phần rễ, thân, lá (kg) đem sấy khô ở 50oC đến<br />
khối lượng không đổi, xay nhuyễn tạo bột (g).<br />
Lần lượt ngâm dầm bột cây với các loại dung<br />
môi có độ phân cực tăng dần: diethy eter,<br />
chloroform, etanol, nước ở nhiệt độ phòng; lọc<br />
sau 48 giờ. Phương pháp cô quay chân không<br />
được dùng để tạo cao đối với các dung môi<br />
diethyl eter, chloroform và ethanol. Đối với<br />
dung môi nước, cao được tạo bằng phương pháp<br />
đông khô.<br />
145<br />
<br />
Quach Ngo Diem Phương et al.<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng<br />
phương pháp thử năng lực khử Yen & Duh: hút<br />
1 ml (nồng độ 0,5 mg/ml) chất thử nghiệm; 2,5<br />
ml dung dịch đệm sodium phosphate 0,2M pH<br />
6,6; 2,5 ml dung dịch potassium ferricyanide<br />
1%; ổn định ở 20oC sau 20 phút; thêm 2,5 ml<br />
acid tricloroacetic 10%; ly tâm 2.000 vòng/phút<br />
trong 10 phút; thu dịch nổi; hút 1ml dịch nổi<br />
qua ống nghiệm khác; thêm 2 ml nước cất và<br />
0,5 ml dung dịch FeCl3 1%; lắc đều rồi để yên<br />
sau 5 phút; đo ở bước sóng 700 nm.<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng<br />
phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH: bảy<br />
loại cao có kết quả tốt nhất từ phương pháp Yen<br />
& Duh được đem xác định giá trị IC50 bằng<br />
phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH. Pha<br />
dung dịch DPPH có nồng độ 0,6 mM trong<br />
ethanol bằng cách hòa tan 4,728 mg với 20 ml<br />
dung dịch methanol. Mỗi phân đoạn cao được<br />
pha thành các nồng độ: 500; 250; 125; 62,5;<br />
31,25 µg/ml. Thực hiện phản ứng cho các nồng<br />
độ đã pha như sau: ethanol (3 ml), dịch thử (0,5<br />
ml), dung dịch DPPH (0,5 ml); lắc hỗn hợp<br />
trong 15 giây; sau đó ủ hỗn hợp trong tối ở nhiệt<br />
độ phòng 30 phút và đo mật độ quang ở bước<br />
sóng 516 nm. Hoạt tính kháng oxi hóa (%) được<br />
tính theo công thức sau: (HTCO%) =<br />
[(ODchứng - ODthử)/ODchứng]. Từ đồ thị biễu<br />
diễn sự tương quan giữa HTCO% và nồng độ<br />
các mẫu, giá trị IC50 sẽ được xác định.<br />
Chứng minh sự hiện diện của betuline trong<br />
cây bán tự mốc<br />
Các mẫu cao ethanol của thân, lá, rễ của bán<br />
tự mốc được gửi đi phân tích sự hiện diện và<br />
xác định hàm lượng betuline bằng HPLC-UV<br />
tại phòng thí nghiệm Phân tích trung tâm,<br />
trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học<br />
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Nuôi cấy rễ in vitro cây bán tự mốc nhằm thu<br />
nhận nguồn nguyên liệu in vitro chủ động<br />
trong sản xuất betuline<br />
Nguồn mẫu: cây bán tự mốc được thu hái tại<br />
quận Tân Phú, tp. Hồ Chí Minh; chủng vi khuẩn<br />
A. rhizogenes ATCC 15834, được mua từ tổ<br />
chức RIKEN-PRC thông qua dự án của Mext,<br />
Nhật Bản.<br />
Môi trường sử dụng: Murrashige và Skoog<br />
<br />
146<br />
<br />
(MS), bổ sung đường (30g/l), pH 5,8 dùng nuôi<br />
cấy thực vật và môi trường Nutrient Broth (NB)<br />
dùng tăng sinh vi khuẩn A. rhizogenes ATCC<br />
15834.<br />
Điều kiện nuôi cấy: chiếu sáng 16 giờ/ngày;<br />
với cường độ chiếu sáng 3.000 lux; nhiệt độ<br />
phòng nuôi cấy: 22-25oC; ẩm độ trung bình:<br />
70%.<br />
Khử trùng tạo nguồn mẫu in vitro<br />
Quy trình khử trùng chồi bên cây bán tự<br />
mốc gồm rửa xà phòng, lắc với acid benzoid<br />
0,3% trong 45 phút, rửa lại bằng nước cất.<br />
Chuyển mẫu vào tủ cấy vô trùng, lắc với cồn<br />
70% trong 1 phút, rửa bằng nước cất vô trùng;<br />
lắc mẫu trong dung dịch javen: nước (1:2) có bổ<br />
sung tweens 20 trong 15 phút, rửa lại bằng nước<br />
cất vô trùng. Mẫu được cấy vào môi trường MS<br />
để tạo nguồn nguyên liệu in vitro ban đầu.<br />
Khảo sát sự tạo rễ bất định do cảm ứng của<br />
các loại hormon khác nhau<br />
Các mẫu lớp mỏng khác nhau của cây (rễ,<br />
thân, lá) được cấy trên các môi trường có bổ<br />
sung các loại hormone thực vật khác nhau: (1)<br />
MS; (2) MS+0,5 mg/l NAA; (3) MS+0,5 mg/l<br />
BA; (4) MS+0,5 mg/l Kinetin; (5) MS+0,5 mg/l<br />
2,4D. Sau 5 tuần nuôi cấy, theo dõi tỷ lệ mẫu tạo<br />
rễ (%), và chiều dài rễ (cm) trong từng công<br />
thức.<br />
Khảo sát sự tạo rễ tơ bằng A. rhizogenes<br />
ATCC 15834<br />
Chủng A. rhizogenes ATCC 15834 hoạt hóa<br />
trong 48 giờ trên môi trường NB ở 25-28oC dùng<br />
xâm nhiễm lên mô thực vật. Cắt và tạo vết<br />
thương ở các bộ phận của cây rồi ngâm trong<br />
dịch khuẩn 30 phút. Chuyển mẫu vào môi trường<br />
MS, sau 5-7 ngày, khi khuẩn lạc phát triển, rửa<br />
mẫu với kháng sinh cefotaxime 200 mg/l, chuyển<br />
mẫu vào môi trường MS mới. Sau 5 tuần, theo<br />
dõi tỷ lệ tạo rễ (%), chiều dài rễ (cm).<br />
Khảo sát điều kiện tăng trưởng của rễ<br />
Dựng đường cong tăng trưởng của rễ và so<br />
sánh hiệu quả của bước nuôi chuyển tiếp sang<br />
môi trường lỏng trước khi nuôi cấy rễ độc lập:<br />
0,5 g rễ cây con in vitro mỗi loại (rễ lỏng, rễ<br />
agar) được nuôi lỏng lắc trong 6 erlen 100 ml<br />
chứa 50 ml môi trường MS trong điều kiện 180<br />
vòng/phút, ở 25-28oC, trọng lượng tươi và trọng<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 145-151<br />
<br />
lượng khô của rễ được xác định sau mỗi 6 ngày,<br />
trong vòng 30 ngày.<br />
Khảo sát thành phần môi trường thích hợp:<br />
0,5 g rễ cây con in vitro được nuôi lỏng lắc (100<br />
vòng/phút, 25-28oC) trong erlen 100 ml chứa 50<br />
ml với các môi trường: MS, B5, SH. Sau 3 tuần,<br />
ghi nhận sự tăng trưởng của rễ qua sự chênh<br />
lệch khối lượng Δ(g).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của các bộ<br />
phận của cây trong các hệ dung môi khác<br />
nhau<br />
Sau khi hút ẩm và sấy khô các loại cao đến<br />
khối lượng không đổi, so sánh với khối lượng<br />
khô ban đầu, thu được kết quả cao nước với<br />
<br />
phương pháp đông khô có hiệu suất cao nhất.<br />
Riêng đối với phương pháp cô quay chân<br />
không, ở bộ phận rễ dung môi ethanol có hiệu<br />
suất tạo cao tốt nhất, ở bộ phận thân và lá dung<br />
môi chloroform có hiệu suất tạo cao tốt nhất<br />
(bảng 1).<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng phương<br />
pháp thử năng lực khử theo Yen & Duh<br />
<br />
Kết quả định tính khả năng kháng oxi<br />
hóa của các loại cao được trình bày trong<br />
bảng 2.<br />
Từ phương pháp của Yen & Duh, chúng<br />
tôi sàng lọc được bảy loại cao có kết quả<br />
kháng oxi hóa tốt nhất, đó là cao R2, R3,<br />
R4, T1, T2, T3 và T4, trong đó, cao ethanol<br />
rễ (R3) có kết quả tốt nhất.<br />
<br />
Bảng 1. Hiệu suất các loại cao từ các bộ phận rễ, thân, lá<br />
Dung môi<br />
Diethyl eter<br />
Chloroform<br />
Etanol<br />
Nước<br />
<br />
Rễ khô<br />
(270g)<br />
0,7379<br />
0,9336<br />
2,3377<br />
26,9416<br />
<br />
Khối lượng cao (g)<br />
Thân khô<br />
Lá khô<br />
(500g)<br />
(600g)<br />
2,7832<br />
1,8855<br />
3,8900<br />
11,3502<br />
2,3741<br />
1,6181<br />
55,1300<br />
39,1506<br />
<br />
Hiệu suất cao (%)<br />
Rễ<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Lá<br />
<br />
0,2733<br />
0,3458<br />
0,8658<br />
9,9784<br />
<br />
0,5566<br />
0,7780<br />
0,4748<br />
11,0260<br />
<br />
0,3143<br />
1,8917<br />
0,2697<br />
6,5251<br />
<br />
Bảng 2. Tính khử của các loại cao theo phương pháp Yen & Duh (1993)<br />
Bộ phận của cây<br />
<br />
Rễ<br />
<br />
Thân<br />
<br />
Lá<br />
<br />
Dung dịch đo<br />
Chứng dương<br />
Chứng âm<br />
Cao diethyl eter<br />
Cao chloroform<br />
Cao ethanol<br />
Cao nước<br />
Cao diethyl eter<br />
Cao chloroform<br />
Cao ethanol<br />
Cao nước<br />
Cao diethyl eter<br />
Cao chloroform<br />
Cao ethanol<br />
Cao nước<br />
<br />
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa bằng<br />
phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH<br />
<br />
Vit E<br />
ĐC<br />
R1<br />
R2<br />
R3<br />
R4<br />
T1<br />
T2<br />
T3<br />
T4<br />
L1<br />
L2<br />
L3<br />
L4<br />
<br />
ABS ± SE<br />
1,507±0,07353<br />
0,595±0,05231<br />
0,679±0,12929<br />
0,966±0,14757<br />
1,968±0,22379<br />
0,919±0,10303<br />
0,696±0,10930<br />
0,825±0,15060<br />
1,324±0,19654<br />
0,823±0,24229<br />
0,642±0,15829<br />
0,631±0,13949<br />
0,673±0,10468<br />
0,624±0,04814<br />
<br />
Gía trị IC50 của bảy loại cao có kết quả tốt<br />
nhất ở phương pháp Yen & Duh được xác định<br />
147<br />
<br />
Quach Ngo Diem Phương et al.<br />
<br />
bằng phương pháp DPPH theo hình 1.<br />
Cao ethanol rễ có hoạt tính kháng oxi hóa<br />
cao nhất với IC50=75 µg/ml, cao ethanol thân<br />
(T3) cũng có hoạt tính kháng oxi hóa ở mức cao<br />
với giá trị IC50=97 µg/ml. Tính kháng oxi hóa<br />
theo phương pháp DPPH của bảy loại cao xếp<br />
theo thứ tự giảm dần như sau: R3>T3>R2>R4><br />
T4>T2>T1. Như vậy, rễ là bộ phận có hoạt tính<br />
kháng oxi hóa tốt nhất trong cây bán tự mốc và<br />
ethanol là dung môi thích hợp để có thể tách<br />
chiết các hoạt chất có hoạt tính cao từ rễ.<br />
<br />
phân tích HPLC cho kết quả định lượng như ở<br />
hình 2. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, rõ ràng các<br />
bộ phận của cây bán tự mốc đều có sự hiện diện<br />
của betuline, trong đó, mẫu rễ có chứa hàm<br />
lượng betuline cao nhất.<br />
Bảng 3. Kết quả định lượng betuline bằng<br />
phương pháp HPLC-UV<br />
Tên mẫu<br />
Lá<br />
Thân<br />
Rễ<br />
<br />
Kết quả phân tích (µg/g)<br />
13,4<br />
7,0<br />
59,3<br />
<br />
Nuôi cấy rễ in vitro nhằm thu nhận nguồn<br />
nguyên liệu in vitro chủ động trong sản xuất<br />
betuline<br />
Khảo sát sự tạo rễ bất định do cảm ứng của các<br />
loại hormone khác nhau<br />
Hình 1. Biểu đồ thể hiện giá trị IC50 (µg/ml) của<br />
bảy phân đoạn cao<br />
Chứng minh sự hiện diện của betuline<br />
Các mẫu cao ethanol rễ, thân, lá sau khi<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
Kết quả cảm ứng tạo rễ bằng hormone thực vật<br />
từ các bộ phận khác nhau (rễ, thân, lá) của cây<br />
bán tự mốc in vitro được trình bày trong hình 3<br />
và 4. Trong đó, rễ bất định chỉ được cảm ứng<br />
tạo thành trên môi trường MS bổ sung NAA 0,5<br />
mg/l.<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 2. Sắc kí đồ của A: betuline 20 ppm; B: mẫu lá; C: mẫu thân; D: mẫu rễ<br />
<br />
Hình 3. Đồ thị chiều dài rễ bất định trên môi<br />
trường MS+0,5mg/l NAA sau 5 tuần<br />
148<br />
<br />
Sau 5 tuần nuôi cấy, rễ bất định từ thân và lá<br />
phát triển dài hơn rễ bất định từ rễ, do đó, để tạo<br />
rễ bất định bằng cảm ứng hormone thực vật,<br />
chúng tôi đề xuất bộ phân thích hợp là thân hay<br />
lá, và hormone thích hợp là NAA.<br />
Khảo sát sự tạo rễ tơ bằng A. rhizogenes ATCC<br />
15834<br />
Sau 10 ngày nuôi cấy, kết quả cho thấy rõ<br />
hiệu quả tác động tạo rễ của A. rhizogenes ATCC<br />
15834 lên mẫu cắt ngang (lá, thân, rễ) có tạo vết<br />
thương: xuất hiện rễ trên công thức có bổ sung<br />
A. rhizogenes, trong khi công thức đối chứng<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 145-151<br />
<br />
không có (hình 5). Khả năng phát triển của rễ<br />
(chiều dài rễ) được cảm ứng bởi A. rhizogenes<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
1cm<br />
<br />
C<br />
<br />
1cm<br />
<br />
ATCC 15834 sau đó được ghi nhận sau 5 tuần<br />
tiếp theo được trình bày ở hình 6.<br />
D<br />
<br />
1cm<br />
<br />
E<br />
<br />
1cm<br />
<br />
F<br />
<br />
1cm<br />
<br />
1cm<br />
<br />
Hình 4. Mẫu sau 10 ngày nuôi cấy: A: MS; B:MS+0,5 mg/l NAA; C: MS+0,5mg/l Kinetin;<br />
D:MS+0,5 mg/l 2,4D; E: MS+0,5 mg/l 2,4D; F: Rễ trên môi trường B (5 tuần)<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 5. A. Mẫu không nhiễm A. rhizogenes;<br />
B. Mẫu có nhiễm A. Rhizogenes<br />
Để chứng minh sự hiện diện của gen chuyển<br />
trong gennome của rễ được tạo thành nhờ A.<br />
rhizogenes ATCC 15834, phản ứng PCR nhằm<br />
khuếch đại trình tự gen đặc trưng của A.<br />
rhizogenes ATCC 15834 hiện diện trong<br />
gennome của rễ tạo thành đã được tiến hành, kết<br />
quả được trình bày trong hình 7.<br />
A<br />
400bp<br />
<br />
600bp<br />
<br />
B<br />
<br />
Hình 6. Đồ thị thể hiện chiều dài của rễ sau 5<br />
tuần nuôi cấy từ các bộ phận được nhiễm<br />
A. rhizogenes<br />
Vẽ đường cong tăng trưởng của rễ và so<br />
sánh hiệu quả của bước nuôi chuyển tiếp sang<br />
môi trường lỏng trước khi nuôi cấy rễ độc lập ở<br />
điều kiện lỏng-lắc (hình 8). Kết quả cho thấy, rễ<br />
tăng trưởng đều đặn và đạt trọng lượng tối đa<br />
sau 18 ngày nuôi cấy, sau đó trọng lượng giảm<br />
dần vì lúc này rễ bắt đầu tổng hợp và sản sinh<br />
hợp chất thứ cấp, làm nồng độ áp suất thẩm thấu<br />
trong môi trường tăng cao, cản trở hấp thu chất<br />
dinh dưỡng, dẫn đến tăng trưởng giảm.<br />
<br />
Hình 7. Sản phẩm PCR<br />
A. cặp mồi rolBF-rolBR; B. cặp mồi rolCF-rolCR;<br />
1. Thang; 2. Rễ invitro đối chứng;<br />
3. Rễ invitro chuyển gen.<br />
<br />
Kết quả PCR cho thấy sự hiện diện của<br />
đoạn gen rolB (422bp) và rolC (625bp) của A.<br />
rhizogenes ATCC 15834 trong genome của rễ<br />
tạo thành. Như vậy, A. rhizogenes ATCC 15834<br />
đã cảm ứng tạo được rễ tơ từ mẫu cây bán tự<br />
mốc.<br />
Khảo sát điều kiện tăng trưởng của nguồn rễ<br />
độc lập<br />
<br />
Hình 8. Đường cong tăng trưởng rễ lỏng<br />
<br />
Hình 9. Đường cong tăng trưởng rễ agar<br />
<br />
149<br />
<br />