Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang<br />
và sẽ nảy sinh do hoạt động mỏ kẽm chì Làng<br />
Hích, Thái Nguyên<br />
Phạm Hồng Hạnh<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Xuân Cơ<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract: Đánh giá hiện trạng môi trường tại mỏ kẽm chì Làng Hích.<br />
Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường trong việc khai<br />
thác, chế biến kẽm chì Làng Hích. Đề xuất giải pháp quản lý và khắc phục<br />
ô nhiễm môi trường khai thác, chế biến kẽm chì Làng Hích.<br />
<br />
Keywords: Ô nhiễm môi trường; Mỏ kẽm chì; Thái Nguyên<br />
Content<br />
I. Mở đầu<br />
Một trong những lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thái Nguyên là<br />
tài nguyên khoáng sản. Khai thác khoáng sản đã góp phần không nhỏ vào tốc độ phát<br />
triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang<br />
gây ra ô nhiễm môi trường tại một số khu vực và ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư khu<br />
vực xung quanh như mỏ than Khánh Hoà..<br />
Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, mỏ kẽm chì Làng Hích đã tạo ra nguồn thu<br />
lớn cho tỉnh Thái Nguyên. Việc khai thác kẽm chì của mỏ này đã gây ra tác động không<br />
nhỏ tới môi trường khu vực. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại mỏ kẽm Chì Làng Hích<br />
đang là mối quan tâm của các cấp chính quyền.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu những vấn đề môi trường đã, đang<br />
và sẽ nảy sinh do hoạt động của mỏ kẽm chì Làng Hích, Thái Nguyên” được lựa chọn.<br />
II. Tổng quan về khai thác kẽm chì<br />
2.1. Tình hình khai thác kẽm chì trên thế giới<br />
- Trên thế giới, 80% các mỏ kẽm là mỏ hầm lò, 8% là mỏ lộ thiên, còn lại là mỏ<br />
kết hợp giữa hai dạng trên. Tuy nhiên, nếu tính theo sản lượng thì khai thác lộ thiên chỉ<br />
<br />
chiếm 15%, khai thác hầm lò chiếm 64%, 21% còn lại được khai thác từ các mỏ hỗn hợp<br />
hầm lò - lộ thiên.<br />
2.2. Tình hình khai thác quặng kẽm chì ở Việt Nam<br />
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm<br />
năm nay.<br />
2.3. Tình hình khai thác quặng kẽm chì ở Thái Nguyên<br />
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 tổ chức, đơn vị được cấp phép khai thác mỏ kẽm<br />
chì với số lượng mỏ hiện đang được khai thác 16 mỏ<br />
2.4. Các tác động tới môi trường do hoạt động khai thác kẽm chì<br />
*/ Ô nhiễm không khí, nước<br />
- Việc khai thác và tuyển các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hòa tan vào nước<br />
do sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới, khoan nổ. Ô nhiễm<br />
hóa học do khai thác và tuyển quặng kẽm chì là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước<br />
sinh hoạt và nước nông nghiệp, nước thường bị ô nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại<br />
nặng và hợp chất độc như As, Pb…<br />
*/ Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác<br />
- Làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, giảm<br />
số lượng động vật hoặc tuyệt chủng do điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông<br />
nước xấu đi. Một số loài thực vật bị suy giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi<br />
khác.<br />
- Khai thác kẽm chì đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp<br />
và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường.<br />
2.5. Tổng quan chung về mỏ kẽm chì Làng Hích<br />
2.5.1. Vị trí địa lý:<br />
- Mỏ kẽm chì Làng Hích nằm cách 30km về phía Tây Bắc thành phố Thái<br />
Nguyên thuộc xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.<br />
2.5.2. Diện tích:<br />
- Diện tích toàn khu mỏ là 320,7ha. Trong đó: Khu văn phòng+ Mê tít, Chế<br />
biến: 10,4 ha; khu tập thể công nhân: 2,627 ha; Khu mỏ Ba: 15.800m2 = 1,58 ha; Khu<br />
vực Sa lung: 2885m2 = 0,2885 ha; Khu vực Bắc Lâu: 100.000m2 = 10 ha; Khu bãi thải:<br />
3,1 ha<br />
III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại Mỏ chì kèm Làng<br />
Hích.<br />
3.2. Nội dung nghiên cứu<br />
a. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mỏ và dự báo các tác động đến<br />
môi trường do hoạt động của mỏ đến khi kết thúc mỏ<br />
- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu<br />
vực mỏ.<br />
- Khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khu vực mỏ<br />
- Trên cơ sở thu thập tài liệu về công nghệ khai thác mỏ, hệ thống khai thác mỏ,<br />
đánh giá các nguồn gây tác động và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của mỏ.<br />
- Trên cơ sở kế hoạch phát triển mỏ dự báo các tác động đến môi trường do hoạt<br />
động của mỏ trong những năm tới.<br />
b. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật và giải pháp quản lý nhằm cải thiện môi<br />
trường khu vực mỏ<br />
- Căn cứ vào thực trạng môi trường, nhận định các vấn đề môi trường còn tồn tại<br />
từ đó đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của<br />
mỏ.<br />
3.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp kế thừa và thu thập số liệu môi trường<br />
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa<br />
- Phương pháp phân tích<br />
IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
4.1. Hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến ô nhiễm môi trường của hoạt<br />
động khai thác mỏ kẽm chì Làng Hích<br />
4.1.1. Môi trường không khí<br />
4.1.1.1. Hiện trạng tác động đến môi trường không khí<br />
- Nguồn gây ô nhiễm: khoan, nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển quặng, chất thải, hoạt<br />
động tại xưởng tuyển.<br />
4.1.1.2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí<br />
<br />
Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng không khí trong đường lò khu khai<br />
thác 1A - Mỏ Ba<br />
Tên<br />
TT<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Đơn<br />
<br />
chỉ<br />
tiêu<br />
<br />
TCVN<br />
<br />
vị<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
3733/2002/QĐ-BYT<br />
<br />
1<br />
<br />
Ồn<br />
<br />
dBA<br />
<br />
67,9<br />
<br />
62,7<br />
<br />
63,1<br />
<br />
85<br />
<br />
2<br />
<br />
SO2<br />
<br />
mg/m3<br />
<br />