TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU PHẢN ỨNG ĐỒNG KẾT TỦA HỆ BA2+ TI4+ <br />
BẰNG TÁC NHÂN CACBONAT<br />
Phan Thị Hoàng Oanh, Trần Ngọc Tuyền<br />
Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Gốm BaTiO3 là loại gốm điện môi tactrat rất quan trọng, nó được sử dụng <br />
nhiều trong các thiết bị kỹ thuật [1]. Có nhiều phương pháp để tổng hợp gốm nhưng <br />
hiện nay các phương pháp solgel, đồng kết tủa, đồng tạo phức... đang rất được quan <br />
tâm [2,3,4] vì các phương pháp này khuếch tán tốt các chất, tăng đáng kể bề mặt tiếp <br />
xúc của các chất phản ứng nên hạ thấp được nhiệt độ và rút ngắn thời gian phản <br />
ứng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố như tích số tan, khả năng tạo phức <br />
giữa các cation kim loại và các anion trong dung dịch nên thành phần của kết tủa thu <br />
được khác xa thành phần của dung dịch ban đầu [5]. Trong bài báo này chúng tôi dùng <br />
tác nhân cacbonat để kết tủa đồng thời Ba2+Ti4+ và xác lập sự phụ thuộc của thành <br />
phần kết tủa vào thành phần dung dịch đầu, để từ đó điều chế kết tủa thành phần <br />
mong muốn.<br />
<br />
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM<br />
<br />
Hóa chất sử dụng (PA): BaCl2, TiCl4, HCl, (NH4)2CO3<br />
Chuẩn bị dung dịch đầu: Hỗn hợp Ba2+Ti4+ được chuẩn bị thành một dãy <br />
dung dịch có tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+ thay đổi trong khi nồng độ Ti4+ được giữ cố định.<br />
Tạo kết tủa: Tác nhân kết tủa được chọn là (NH4)2CO3, không dùng Na2CO3, <br />
K2CO3 để tránh tạp chất Na+, K+ hấp phụ theo kết tủa. (NH4)2CO3 được pha thành <br />
dung dịch 10% và cho từ từ vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba 2+Ti4+, lượng (NH4)2CO3 <br />
được lấy dư 10 lần, dung dịch được khuấy liên tục. Kết tủa được để già hóa trong 1 <br />
giờ. Sau đó được lọc, rửa, sấy khô ở 100110oC trong 3 giờ, rồi được nghiền mịn và <br />
rây qua rây 4900 lỗ/cm2.<br />
Xác định thành phần kết tủa: Kết tủa được hòa tan bằng HCl, định mức <br />
thành 100ml. Ba2+ được định lượng bằng phương pháp phân tích trọng lượng dưới <br />
15<br />
dạng BaSO4. Hàm lượng Ti4+ được xác định bằng phương pháp trắc quang với H 2O2 <br />
tại = 460nm, pH=2.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Chuẩn bị dung dịch đầu:<br />
6 dung dịch đầu được chuẩn bị từ dung dịch TiCl4 3.103M và tinh thể BaCl2 với <br />
tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+ thay đổi (Bảng 1).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+ trong dung dịch đầu<br />
V(ml) của dung dịch <br />
STT m BaCl2 (g) Định mức thành Tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+<br />
TiCl4 3.103M<br />
1 80 0,050 100 ml 1<br />
2 80 0,100 100 ml 2<br />
3 80 0,150 100 ml 3<br />
4 80 0,200 100 ml 4<br />
5 80 0,250 100 ml 5<br />
6 80 0,300 100 ml 6<br />
<br />
2. Kết tủa: <br />
Khi cho (NH4)2CO3 vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba2+Ti4+, kết tủa thu được là <br />
hỗn hợp BaCO3 và Ti(OH)4 do Ti4+ bị thủy phân mạnh:<br />
Ti4+ + 4 H2O Ti(OH)4 + 4 H+<br />
3. Xác định thành phần kết tủa: <br />
Hòa tan 5 gam kết tủa đã sấy khô và nghiền mịn bằng HCl đặc. Sau khi kết tủa <br />
tan hoàn toàn, định mức thành 100ml (dung dịch A). Hàm lượng Ba 2+ trong dung dịch <br />
A được xác định bằng phương pháp trọng lượng. Nồng độ Ti 4+ trong dung dịch A <br />
được xác định bằng phương pháp trắc quang. Nồng độ của Ba 2+ và Ti4+ trong dung <br />
dịch A được trình bày ở bảng 2. Từ các kết quả thu được sẽ xác định tỷ lệ mol Ba 2+ / <br />
Ti4+ trong kết tủa (Bảng 3).<br />
Bảng 2: Nồng độ Ba2+ và Ti4+ trong dung dịch A<br />
<br />
Mẫu Ba2+ (mol/lít) Ti4+ (mol/lít)<br />
1 0,0105 0,0250<br />
2 0,0151 0,0169<br />
3 0,0175 0,0119<br />
4 0,0207 0,0109<br />
5 0,0225 0,0090<br />
6 0,0242 0,0082<br />
Bảng 3: Tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong dung dịch đầu và trong kết tủa<br />
Tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong dung dịch Tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong kết <br />
Mẫu<br />
đầu tủa<br />
1 1 0,42<br />
16<br />
2 2 0,89<br />
3 3 1,47<br />
4 4 1,89<br />
5 5 2,50<br />
6 6 2,95<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ mol Ba 2+ / Ti4+ trong kết tủa chỉ xấp xỉ 1/2 giá <br />
trị tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong dung dịch đầu. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do <br />
TTi(OH) = 1029, bé hơn rất nhiều so với TCaCO = 3,8.109 [6]. Do đó khi tiến hành <br />
4 3<br />
<br />
<br />
đồng kết tủa hỗn hợp Ba2+Ti4+ thì phần lớn Ti4+ trong dung dịch chuyển vào kết tủa <br />
dưới dạng Ti(OH)4, trong khi vẫn còn một lượng đáng kể Ba2+ ở lại trong dung dịch.<br />
4. Sự phụ thuộc của thành phần kết tủa vào thành phần dung dịch đầu:<br />
Từ kết quả thu được ở bảng 3, sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu, <br />
chúng tôi xác lập được mối quan hệ giữa tỷ lệ mol Ba 2+ / Ti4+ trong dung dịch đầu <br />
(X) và tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+ trong kết tủa (Y), đồng thời tính toán giá trị của hằng số <br />
tương quan RTN để xác định xem có mối tương quan tuyến tính giữa 2 đại lượng X <br />
và Y hay không (Hình 1). Kết quả cho thấy: RTN = 0,999; RLT ( = 0,95; f = 5) = <br />
0,75.<br />
Do RTN RLT nên phương trình Y= 0,513X 0,109 (*) thu được ở trên có sự <br />
tuyến tính giữa X và Y, nghĩa là có sự tương quan tuyến tính giữa tỷ lệ mol Ba2+ / <br />
Ti4+ trong dung dịch đầu và tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong kết tủa.<br />
Dựa vào phương trình (*) chúng tôi có thể chuẩn bị dung dịch đầu chứa hỗn <br />
hợp BaCl2+TiCl4 có tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ xác định nhằm điều chế được sản phẩm <br />
đồng kết tủa có tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ theo ý muốn. Chẳng hạn để thu được sản phẩm <br />
đồng kết tủa cacbonat của hệ Ba2+ Ti4+ có tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ bằng 1, ứng với tỷ lệ <br />
hợp thức của gốm BaTiO3, theo phương trình (*) chúng tôi phải chuẩn bị hỗn hợp <br />
dung dịch BaCl2+TiCl4 có tỷ lệ mol Ba2+/Ti4+ bằng 2,157.<br />
Để kiểm tra lại sự đúng đắn của phương trình (*), chúng tôi đã pha dung dịch <br />
đầu có tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ bằng 2,157 rồi tiến hành đồng kết tủa hỗn hợp bằng <br />
dung dịch (NH4)2CO3 như đã nêu trên. Sau khi thu được kết tủa, hòa tan kết tủa bằng <br />
HCl đặc và phân tích xác định hàm lượng Ba2+ và Ti4+. Kết quả phân tích thu được <br />
cho thấy tỷ lệ mol Ba3.0<br />
2+<br />
/ Ti4+ trong kết tủa bằng 1,04: gần trùng với kết qủa dự đoán <br />
theo phương trình (*).<br />
2.5<br />
Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa tỷ lệ mol Ba2+ / Ti 4+ <br />
Y = 0.5114X - 0.1033<br />
trong kết tủa và tỷR<br />
2.0<br />
lệ= mol Ba<br />
0.9991 /Ti trong dung dịch đầu<br />
2+ 4+<br />
<br />
<br />
Y 1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
<br />
0.5 17<br />
<br />
0.0<br />
1 2 3 4 5 6<br />
<br />
X<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Đã xây dựng được mối tương quan giữa tỷ lệ mol Ba 2+ / Ti4+ trong dung dịch <br />
đầu (X) và tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ trong kết tủa (Y). Phương trình biểu diễn mối <br />
tương quan này có dạng: Y = 0,5114X 0,1033 <br />
Từ phương trình thu được có thể điều chế được sản phẩm đồng kết tủa có <br />
thành phần mong muốn: Để điều chế kết tủa có tỷ lệ mol Ba2+ / Ti4+ bằng 1 (ứng <br />
với tỷ lệ hợp thức của gốm BaTiO 3) thì phải chuẩn bị dung dịch đầu có tỷ lệ mol <br />
Ba2+ / Ti4+ bằng 2,157.<br />
Có thể dùng phương pháp đồng kết tủa để điều chế hỗn hợp phối liệu ban <br />
đầu trong quá trình tổng hợp gốm điện môi BaTiO3 từ dung dịch hỗn hợp <br />
BaCl2+TiCl4 bằng tác nhân (NH4)2CO3.<br />
Đã điều chế được phối liệu ban đầu có tỷ lệ mol hợp thức ứng với gốm <br />
BaTiO3.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phan Văn Tường. Vật liệu vô cơ. Khoa Hóa, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993).<br />
2. G. Guzman. Synthesis of ferroelectric perovskites through aqueoussolution <br />
techniques. Journal of Materials Science, 28 (1993) 65106515.<br />
3. E. Bermezo. A cryochemical procedure for preparing ultrafine LiZn ferrite powder. <br />
Journal of Materials Science Letters, 14 (1995) 13461348.<br />
4. Tatsuya Kodama. Reaction condition for the synthesis of ultrafine particles of the <br />
highvacancucontent Zn(II)bearing ferrites from iron (III) tartrate solution. Journal <br />
of American Ceramic Society, 75 [5] (1995) 13351342.<br />
5. Phan Thị Hoàng Oanh. Nghiên cứu sự hình thành ferit MnZn bằng phương pháp <br />
đồng kết tủa oxalat trong môi trường axit. Luận án PTS, Hà Nội (1997).<br />
<br />
<br />
INVESTIGATION ON THE COPRECIPITATION REACTION <br />
OF BA2+ TI4+ SYSTEM WITH CARBONATE AGENT<br />
18<br />
Phan Thi Hoàng Oanh, Trần Ngọc Tuyền<br />
College of Sciences, Hue University<br />
SUMMARY<br />
<br />
The coprecipitation reaction of Ba2+ Ti4+ system with carbonate agent has been <br />
investigated. The result indicates that the relation of Ba 2+/Ti4+ mole ratio in the precipitated <br />
phase and Ba2+/Ti4+ mole ratio in the salt solution is linear. From obtained equation, the salt <br />
solution can be prepared and used to produce coprecipitates used as precursors for the <br />
preparation of stoichiometric ceramic.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />