Nghiên cứu phương tễ học: Phần 1
lượt xem 3
download
Tài liệu "Phương tễ học" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Lịch sử phương tễ học; Hình thức thuốc thang; Thuốc giải biểu; Thuốc tả hạ; Thuốc hòa giải; Thuốc thanh nhiệt; Thuốc khử hàn; Thuốc lý khí;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu phương tễ học: Phần 1
- HOÀNG DUY TÂ N HOẢNG ANH TUẤN
- ý ĩ « PHƯƠNG TỄ HỌC
- HOÀNG DUY TÂN HOÀNG ANH TUẤN P H U Ơ Ĩ I G ĩ i H Ọ C
- LỜI NÓ I Đ Ầ U Chữ phương (h ) theo gốc từ chữ Hán, có nghĩa là chuẩn mực, mẫu mực.... để từ đó có thể mô phỏng theo mà áp dụng. Phương tễ học là phương pháp nghiên cứu các bài thuốc đã và đang được dùng có hiệu quả, để dựa theo đó, có thể gia giảm cho phù hợp với chứng trạng tương đối thích hợp với chủ trị của bài thuốc đó. Nghiên cứu về Thương tễ học’ chúng ta: • Thừa hưởng được rất nhiều bài thuốc kinh nghiệm quý báu và hiệu nghiệm của các thày thuốc đi trước (tính đến nay đã hơn 100.000 bài thuôc - Trung y phương tễ đại từ điển), có thể dùng để điều trị được rấ t nhiều loại bệnh. • IIọc hỏi được cách lý luận (qua sự giải thích các bài thuốc) và ứng dụng (qua các tác dụng chu trị) các bài thuôc trong điều trị. • Tuy nhiên cái hay nhât là chúng ta học được cách ‘dộng não’ để lập phương. Người xưa thường nói “Dụng dược như dụng binh”, qua từng bài thuốc, tuy chỉ có khoảng hơn 200 vị thuốc thường dùng nhưng các danh y, các thày thuốc di trước đã khéo léo xếp đặt, gia giảm... để các vị thuốc trở thành 'phương thang’ riêng biệt cho từng trường hợp bệnh, và hiệu quả là bệnh khỏi. Mỗi bài thuốc được hình thành là cả một quá trình nghiên cứu (về y lý, dược lý), biện chứng (dộng năo để tìm ra vị thuốc thích hợp) và trải qua những kinh nghiệm điều trị thực tiễn lâm sàng, vì vậy, tìm hiểu về ‘Phương tễ học’ là một điều rất hấp dẫn. Có những bài thucíc được lập phương cách đây hàng nghìn năm về trước, nhưng đến bây giờ, khi ứng dụng (nếu dúng bệnh chứng) vẫn có hiệu quả. Và Trung Quốc đã có những công trình nghirn cứu áp dụng những hài thuốc ‘cổ phương’ để diều trị những bộnh hiện nay (có thể là ngày xưa chưa có loại bệnh này lioẠi’ gọi dưới ílạntf tôn khác), và I1ÔU cùng những hệnh chứntf hoẠc
- cùng cách biện chứng, trên lâm sàng vẫn có nhiều kết quả rấ t tốt. Những nội dung này được ghi lại trong những sách mang tên 'Cổ phương kim dụng’ đáng cho chúng ta nghiên cứu và học hỏi trong thời đại này. Bài thuốc trị bệnh có rất nhiều, tuy nhiên, trong mỗi nhóm thuốc, chúng tôi chỉ chọn lọc giới thiệu một số bài thuôc đã được các sách giáo khoa chuyên về Thương tễ học' thống nhất giới thiệu. Những bài thuốc này, chúng tôi để trong khung kèm cả phần trình bày bằng chữ Hán (nguyên bài thuốc). Còn các bài thuốc khác được in tên bài thuốc dưới dạng chữ nghiêng (italic) thí dụ: ‘TUYÊN ĐỘC PHÁT BIỂU THANG' là những bài để tham khảo thêm. Những bài chọn lọc, chứng tôi sẽ trình bày chi tiết những gì liỏn quan đến bài thuốc đó: Dược vị, cách chế biến, cách uống thuốc, tác dụng chủ trị, ý nghĩa của bài thuốc, các ứng dụng lâm sàng, và Hau cùng thêm các lời bình luận, nhận xét (nếu có) về các bài thuốc này. Mong rằng, qua những bài thuốc tiêu biểu này, chúng ta có thế nấm bắt được cách biện chứng, dược lý của các vị thuốc để từ đó có thể tiếp cận, sử dụng các bài thuô"c một cách hiệu quả hơn trôn lAm sàng. Có những bài thuôc ít vị (1-2 vị) nhưng cũng những bài trên mười mấy hai mươi vị, nếu nhớ được hết các vị thuốc trong bài cả lồ một diều khó, vi vậy, người xưa đâ nghĩ ra cách đặt thành bài thư, bài ca... để dễ ghi nhớ. Cho đến nay, vẫn còn nhiều sách giáo khoa theo phương pháp này. Tuy nhiên, có thể mỗi người sẽ có cách thức khác nhau trong việc ghi nhớ (có thể bằng thơ, ca, vè...) cách nào cũng dược, miễn là khi cần, chúng ta có thể kê dược toa thuốc đố một cách đầy đủ. Qua tham khảo nhiều loại sách, chúng tôi thây bản tóm tắ t để nhớ các vị thuốc trong bài ở sách ‘Y phương ca quát’ được nhiều sách giáo khoa trích dẫn nhất, vì vậy, sau mỗi bài tiêu biểu, chúng tôi cũng sẽ trích dẫn những bài ca này để giúp người đọc dễ nhớ hơn nội dung của bài thuốc đó. Việc chuyển tải sang tiếng Việt chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là về âm vận, vì vậy, sẽ có nhiều chỗ phải ép vần không được hay cho lắm. Hy vọng trong tương lai sẽ sưu tầm thêm nhiều bài ca hơn nữa... Tiếng Hán, hiộn nay (lược phổ biến rộng rãi, vì vậy, chúng tôi cũng H #hi tAn hồi thuốc bhnK tiếng Hán (lể tiện Ira cứu. Ntf()Ai rn, ữ hiộn nny, rất nhiồu Hrttíh nước nKOồi cũng đft dịch ‘Phương học'
- thành tiếng bản ngữ, vì vậy, chúng tôi cũng dùng phiên âm quốc tế (tiếng Quan thoại) để dễ tiếp cận với các sách nước ngoài. Trong quá trình tham khảo những sách về Thương tễ học’, chúng tôi nhận thấy quyển ‘Phương tễ học’ của Bắc Kinh xuất bản năm 2004, có hình thức trình bày rất khoa học: ngắn gọn nhưng súc tích, cho nên chúng tôi dựa vào quyển sách này và trình bày lại dưới dạng đồ hình cho dễ nhớ. Chúng tôi cũng giữ nguyên phần trình bày bằng tiếng Hán, chỉ cố chuyển sang Việt ngữ cho dễ đọc, dễ tiếp thu. Quyển sách này được soạn trong tinh thần thừa kế, phát huy những nét độc đáo của nền YHCT, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về ‘Phương tễ học’. Chúng tôi hy vọng rằng những dóng góp nhỏ bé này sẽ làm phong phú hơn cho nền YHCT của chúng ta. Biên Hoà đầu tháng 11 năm 2008 H oàng Duy T ản H oàng A n h T uấn
- LỊCH SỬ ‘PHƯƠNG TỄ HỌC’ Quyển sách sớm nhất đề cập đến lý luận lập phương thuốc là quyển 'Hoàng Đế Nội kinh'. Trong sách này, có nêu lên 13 bài thuốc: Trong thiên ‘Bệnh năng luận’ (Tố vấn 46) có bài thuốc dùng Sinh thiết lạc trị chứng Dương quyết và bài thuốc trị ‘Tửu phong’ (Trạch tả, Bạch truật, Lộc hàm phong). Thiên ‘Kỳ bệnh luận’ {Tố vấn 47)y có bài ‘Lan thảo thang trị bệnh khẩu cam. Thiên ‘Phúc trung luận’ {Tố vấn 40) có bài thuốc dùng Ô tặc cốt, Lự nhự... làm viên, trị chứng phụ nữ huyết bị khô, và Kê thỉ lễ (phân trắng của gà) trị cổ trướng. Thiên ‘Mậu thích luận’ (Tố vấn 63) hướng đẫn dùng tóc ở vùng góc bên trái (tả giác phát) đcít thành than hoà vđi rượu ngon uống trị chứng ‘Thi quyết’. Thiên ‘Tà khách’ (Linh khu 71) có bài ‘Bán hạ thang’ (Bán hạ, Truật mễ) trị m ắt mờ. Thiên ‘Ưng thứ1{Linh khu 81) hướng dẫn dùng rễ của Lăng và Kiều thảo sắc uống trị chứng 'Bại tỳ’. Thiên ‘Kinh cân1(Linh khu 13) dùng mỡ ngựa (mã cao), dùng rượu ngon ngâm với Quế để bôi, trị miệng bị xệ xuống. Thiên Thọ yếu cương nhu’ (Linh khu 6) dùng Thục tiêu, Can khương, Quê và rượu... chế biến rồi đắp, hơ để trị chứng Hàn tý. Dần dần, trải qua dòng lịch sử, mỗi ỉúc số lượng các phương thang ngày càng tăng, cho đến nay, số lượng bài thuốc đã lên đến gần 100.000 bài thuốc. T hời T ên sá c h T ác giả S ố b à i th u ố c g ian Hoàng Đế Thế kỷ 13 Nội kinh 2 Thương hàn Trương tạp bệnh 2.1.9 314 - 323 Trọng Cảnh Trú'ti hàu bị Thố kỷ Bơn phương : 510 Cát Mồng rú Ị) ỊihươỊìỊi 3 Phục phương: 494
- Bị cấp Thiên 652 Tôn Tư Mạo 7500 kim phương Ngoại đài bí Vương Đào 6800 yểu Thái bình Trần Sư Lúc đầu chỉ có 297, sau huệ dân hoà 1078 Văn đó bổ sung đến 788 bài. tễ cục phương Tiểu nhi dược Chuyên về các bài thuốc chứng trực 1119 Tiền Ất dành cho trẻ nhỏ. quyết Loại sách sớm n h ất nêu Thương hàn lên quân, thần, tá, sứ, minh lý kim Thành Vô Kỷ phân tích bài thuô'c, mở luận đầu cho phương tễ học. 61.739 (Được coi là tổng Phổ tế hợp nhiều bài thuô"c 1406 Chu Tiêu phưanịị nhất lúc bấy giờ). Y phương Sách tham khảo đầu 1584 Ngô Côn kháo tiên về phương tễ. Được coi là sách đầu Y Ịìh ương tập 1682 Ưông Ngang tiên tổng hợp và phân gtải loại các nhóm thuốc. Trung Quốc Trung Bành Hoài phương tề dại y Giang Nhân 96.592 bài tự điển Tô .......
- HÌNH THỨC PHƯƠNG THANG ýĩ M ắ ẵ fầ Để thành lập phương thang, người xưa nêu ra một số nguyên tắc hướng dẫn như sau: 1- LẬ P PHƯƠNG THANG THEO DƯỢC VỊ Dựa theo số lượng vị thuốc muôn dùng trong bài thuốc có thể chia ra làm 7 loại phương thuốc (Thất phương - t zr): 1. Đại Phương Đại phương có 5 ý nghĩa: a- Sức thuôc mạnh. b- Vị thuốc nhiều. c- Lượng thuốc nhiều. d“ Lượng thuốc nhiều mà chỉ uống hết trong một lần. e- Có thể trị bệnh nặng ở hạ tiêu. Thí dụ: bài Đại thừa khí thang’ trong phép hạ (Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, Mang tiêu) thuộc loại ‘Đại phương’. Tà khí cường thịnh, bệnh kèm thêm chứng thường sử dụng Đại phương. 2- Tiểu Phương /Jn^T Tiểu phương có ba ý nghĩa: a- Trạng thái bệnh nhẹ, bệnh ở phần biểu, không cần phải dùng thuốc mạnh. b- Vị thuốc dùng ít, liều lượng dùng ít, uống làm nhiều lần, có thế trị bệnh ở thượng tiêu. c- Bệnh không có kèm chứng. Thí dụ bài Thông xị thang’ trong phép phát hãn (Thông bạch, Dạm (lẠu xị) thuộc loại Tiổu phương'.
- Dổi với tà khí còn nhẹ, còn nông, bệnh không kèm chứng thì sứ dụng Tiểu phương. 3- Hoãn Phương M 7 ĩ Có sáu ý nghĩa : a- Vị thuốc nhiều, cùng ức chế nhau, không có sức mạnh đi thẳng tới chỗ bị bệnh một cách đơn độc. b- Điổu trị bộnh bằng dược liệu không dộc hại, khiến bệnh tà từ từ tiêu trừ, tránh làm tổn thương đến chính khí. c- Khí vị của được liệu mỏng yếu, không đòi hỏi thu được hiệu quả nhanh chóng, d- Dùng kèm Cam thảo, lợi dụng vị ngọt, tính hoà hoãn để lAtĩi KÌám yếu tác dụng cưa những vị thuốc mạnh. (»- Dùng thuốc hoàn (viên) để từ từ tiêu trừ tà khí. f- Dùng thuốc hoà hoãn để trị gốc (bản), làm tăng thêm sức đỏ kháng của cơ thể, tậ t bệnh tự nhiên bị tiêu trừ. Bài ‘Tứ quân tử thang’ trong phép bổ (Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo) là bài thuốc điển hình của ‘Hoãn phương’. Thích hợp với bệnh mạn tính, hư yếu. 4. Cấp Phương ũ 77 Có bốn ý nghĩa : a- Trạng thái bệnh nguy cấp, phải cứu chữa nhanh chóng. b- Dùng tác dụng tẩy rửa của bài thuốc tương đối nhanh. c- Tính năng của thuôc mạnh, khí vị cũng rất dũng mãnh. d- Dùng để trị bệnh ở tiêu (ngọn). Bài ‘Tứ nghịch thang’ dùng để hồi dương, cứu nghịch trong ôn pháp (Phụ tử, Can khương, Cam thảo) là bài thuốc thuộc loại ‘Cấp phương’. Loại này thường dùng trị bệnh cấp, bệnh nặng. 5. Kỳ Phương u\ ) ị Dược vị nin l)rti thuốc hợp với số lẻ, gọi là Kỳ phương. Có hai ý nghìn:
- a- Bài thuốc chỉ dùng một vị thuôc. b- Vị thuốc trong bài thuốc là số lẻ, từ một vị trở lên. Bài ‘Cam thảo thang’ chỉ dùng một vị Cam thảo sống (sô" lẻ), trị họng đau thuộc bệnh của kinh Thiếu âm)... 6. Ngẫu Phương {$7? Dược vị của bài thuốc hợp số chẵn gọi là Ngẫu phương. Có hai ý nghĩa: a- Bài thuốc chỉ dùng phôi hợp hai vị thuốc. b- Vị thuốc trong phương thuốc là sô" chẵn, từ hai vị trở lên. Bài ‘Kim quỳ thận khí hoàn’ (Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, Quế chi, Phụ tử), có 8 vị (sô" chẵn) thuộc loại ‘Ngẫu phương’. 7. Phức Phương (Phục phương) M77 Kết hợp sử dụng bằng hai phương hoặc nhiều phương, thì gọi là Phức phương. Phức phương có hai ý nghĩa : a- Ngoài phương thuốc chính ra, lại cho thêm những vị thuốc khác. b“ Liều lượng sử dụng các vị thuốc trong bài thuốc đều như nhau. Thích hợp với bệnh chứng phức tạp hoặc bệnh m ạn tính điều trị lâu không khỏi. Thí dụ bài ‘Sài hồ tứ vật thang’, gồm bài ‘Tiểu sài hồ thang’ hợp với bài ‘Tứ vật thang’ (Sài hồ, Nhân sâm, Hoàng cầm, Cam thảo, Bán hạ, Xuyên khung, Đương quy, Thược dược, Thục địa, Sinh khương, Đại táo) trị hư lao lâu ngày, ớn sốt, mạch Trầm Sác... II- LẬP PHƯƠNG THANG THEO TÁC DỰNG CỦA DƯỢC LIỆU Dựa vào tác dụng khắc nhau của dược liệu, có thể chia làm mười loại phương tễ (Thập tễ) : Tuyên tễ, Thông tễ, Bổ tễ, Tả tễ, Khinh tễ, Trọng tễ, Hoạt tễ, Sáp tễ, Táo tễ, Thấp tễ... Sau này lại thêm 2 loại nữa là Hàn tễ và Nhiệt tễ, biến thành Thập nhị tễ (Sách 'Y phương tập giải’ lại chia làm hai mươi môì tề). Trong mỗi bài thuốc, theo tác dụng của thuốc tạo nên đối với chứng trọng thì có sự khóc nhau về chủ yếu và thứ yếu, lại có thể chin thành quân, tlhin, tá, sứ.
- 1. Tuyên Tễ Tuyên có nghĩa là tán được uất kết ủng tắc. Như các chứng vùng ngực đầy, nôn mửa, muôn nôn... có thể dùng bài ‘Nhị trần thang’ (Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo) để lợi khí, tán uất. 2. Thang Tễ ìit 'J Thông có thể tiêu trừ dược đình trệ. Thông là thông lợi, trệ là chứng đình trệ, ứ đọng. Thí dụ sau khi sinh, khí huyết đầy tắc, sữa không xuống, dùng những vị như Thông thảo, Lậu lô để thông khiếu, giúp sữa chảy thông. 3. Bể Tễ BỔ để giúp ích cho những phần suy yếu, m ất m át của cơ thể. Thí (ỉụ dùng Nhân sâm hựp với Hoàng kỳ nấu thành cao, gọi là 'SAm kỳ cao ‘ có thể trị khí của Tỳ và Phế bị hư yếu. 4. Tà Tễ, Tiết Tễ Tiốt làm thông được bế tắc. Phần lý (bên trong) bị thực nên (lùng phỏp tả. Thí dụ chứng Phế thực mà ho, thở gấp, đờm nhiều, dùng bồi 'ỉ)ình lịch đại táo tả Phế thang’ (Đình lịch, Đại táo) để trừ (tởm, Nốu < khí uất gây nên táo bón, thường hay ợ hơi, ngực sườn ií> dAy trướng, muốn đi đại tiện nhưng khó rặn ra, bụng đầy trướng đau, rôu lưỡi vAng nhớt, mạch Huyền, dùng bài ‘Lục ma thang’ (Trầm hươnK. Mộc hư
- 7. Hoạt Tễ ?M'J Hoạt là hoạt lợi. Khi tà khí hữu hình ngưng kết ở trong cơ thể, nên dùng thuốc có tính chất hoạt lợi để trừ bỏ nó di. Thí dụ như chứng thạch lâm (tiểu buốt, trong nước tiểu có lúc lẫn sạn, sỏi, tiểu khó, hoặc khi đi tiểu đau buốt không chịu nổi, hoặc bỗng nhiên lưng đau như gẫy, lan sang bụng dưới, nước tiểu mầu vàng đỏ, vẩn đục hoặc lẫn máu, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch Sác, dùng bài ‘Quỳ tử tán ’ (Đông quỳ tử, Thạch nam, Du bạch bì, Thạch vĩ, Mộc thông)... 8. Sáp Tễ M M Sáp có nghĩa là thu liễm, thoát là hoạt thoát, trơn tuột, không giữ lại được, nên điều trị bằng thuốc thu liễm. Ví dụ như sau khi khỏi bệnh, mồ hôi cứ tự ra, đó là vệ khí không vững, dùng bài ‘Mẫu lệ tán ’ (Ma hoàng căn, Hoàng kỳ, Mẫu lệ)... 9. Táo Tễ Táo có thể trừ được thấp. Thí dụ như bệnh thuỷ thũng, thuỷ thấp tích lại ở vùng bì phu, mặt mắt, chân tay đều phù, bụng đầy trướng, suyễn, tiểu tiện không thông, có thể dùng bài ‘Ngũ bì ẩm’(Tang bạch bì, Trần bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Phục linh bì)... 10. Thâp Tễ Thấp có thể trừ được táo. Thấp là mềm nhuận, táo là tân dịch và huyết khô táo. Thí dụ như khí hậu mùa thu nóng nực, khô ráo, Phế bị táo nhiệt, ho không có đờm, sườn đau, miệng lưỡi khô ráo, lưỡi đỏ, lưỡi không có rêu, có thế’ dùng bài T hanh táo cứu Phế thang’ (Mạch môn, Cam thảo, Tang diệp, Thạch cao, Hắc chi ma, Đảng sâm, Hạnh nhân, A giao, Tỳ bà diệp)... 11. Hàn Tễ ặ f i j Hàn có thể trừ được nhiệt, tức là dùng thuốc hàn trị chứng nhiệt. Thí dụ như hoả nhiệt ở biểu lý đều thịnh, nóng nhiều, phiền táo, bứt rứt, phát cuồng, nôn khan, nước tiểu đỏ, thổ huyết, chảy máu cam, phát ban và các chứng thực nhiệt, mụn nhọt, đinh độc..., dùng bài ‘Hoàng liên giải độc thang’ (Hoàng liên, Hoàng cầm, U(>Antf bá, Chi tử)...
- 12. Nhiệt Tễ Nhiệt có thể trừ dược hàn, tức là dùng thuôc tính nhiệt trị chứng hàn. Thí dụ như chân tay lạnh giá, sợ lạnh, tiêu chảy, không khốt nước, mạch Trầm Tế vô lực, có thể dùng bài ‘Tứ nghịch thang’ (Phụ tử, Can khương, Cam thảo)...
- CÁCH TỔ CHỨC MỘT BÀI THUỐC t ẵ ý ĩ l ặ .% |J Bài thuốc Đông y (Nam hoặc Bắc) đều có thể gồm một vị hoặc nhiều vị. Thí dụ : Bài 'Độc sâm thang’ chỉ có vị Nhân sâm, bài thuốc chữa viêm gan chỉ có vị Nhân trần. Bài thuốc nhiều vị là có hai vị trở lên như bài ‘Thông xị thang’ gồm có Thông bạch và Đạm đậu xị, bài ‘Nhân trần chi tử thang’ gồm có Nhân trần và Chi tử... Những bài thuốc Đông y đều do thầy thuôc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh mà tạo nên. Một bài thuốc Đông y gồm có 4 phần chính: 1. Thuôc chính (Quân dược) M Là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính như trong bài ‘Thừa khí thang’ thì Đại hoàng là chủ dược để công hạ thực nhiệt ô trường vị. 2. Thuôc hỗ trợ (Thẩn dược) ẼĻ Để tăng thêm tác dụng của vị thuốc chính như trong bài ‘Ma hoàng thang’, vị Quế chi giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng phát hãn. Bài ‘Xạ can ma hoàng thang’, lấy Xạ can làm vị hỗ trợ để giảm tác dụng tân ôn giải biểu của Ma hoàng, giúp tăng thêm tác dụng tuyên Phế, bình suyễn. 3. Thuôc tuỳ chứng gia thêm (Tá dược) Để giải quyết những chứng phụ của bệnh như lúc trị bệnh ngoại cảm, dùng bài Thông xị thang’ mà bệnh nhân ho nhiều, dùng thêm Cát cánh, Hạnh nhán; Ăn kém, thêm Mạch nha, Thần khúc. 4- Thuôc dẫn (Sứ dược) Còn một số vị thuốc Đông y gọi là sứ dược dể giúp dẫn thuốc vào nơi bị bệnh như Cát cánh dẫn thuốc lên phần bị bệnh ở trên, Ngưu tấ t (lAn thuốc xuống phần bị bệnh ở dưới hoặc loại thuốc để (li(M hoỉt C vị thuốc khác như Cam thảo, Đại táo, Gừng tươi. I ÍÍC
- Cần lưu ý là vị thuốc chủ và vị thuốc hỗ trợ trong bài thuốc không hạn chế một hoặc 2 vị nhưng nhiều bài thuốc có đến 2 - 3 vị tạo thành. Tuy nhiên, lúc có vị thuốc chủ hoặc thuốc hỗ trợ có từ 2 vị trở lên, có thể xảy ra 2 trường hợp: • Một là sau khi ghép vị rồi, có thể tăng khả năng hạn chế hoặc cải biến tác dụng của vị thuốc chủ hoặc vị thuốc hỗ trợ, như vị Kim ngân hoa, dùng cùng lúc với Ngân kiều trong bài ‘Ngân kiều tán’ thì tác dụng thanh nhiệt sẽ được tăng lên vì 2 vị đó dược tính giống nhau. Ma hoàng dùng chung với Thạch cao trong bài ‘Ma hạnh thạch cam thang’ là để hạn chế nhau vì Ma hoàng thì tân ôn, còn Thạch cao thì tân hàn, khí vị tương phản, để tạo thành bài thuốc khai Phế, thanh nhiệt. Quế chi và Bạch thược trong bài ‘Quế chi thang’ là vị thuốc chủ nhưng khí vị tương phản, chủ yếu để điều hoà Vinh Vệ. • Hai là cũng có bàỉ kết hợp một lúc 2 cách trị bệnh như bài ‘Đại thừa khí thang’, lấy Hậu phác, Chỉ thực ghép với Đại hoàng là cách kết hợp một lúc 2 cách chữa là công hạ và hành khí, phá khí, tác dụng của nó càng mạnh hơn. Bàỉ ‘Hoàng long thang’, dùng Nhân sâm, Đương quy để ích khí, dưỡng huyết, phối hợp vổỉ Đại hoàng để công hạ, đó là kết hợp ứng dụng giữa công và bổ, trỏ thành bài thuốc vừa công vừa bổ.
- CÁCH PHỐI HỢP CÁC VI THUỐC TRONG MỘT BÀI THUỐC 7 Ĩ $'J Ối) 12 ữ 1- Cách phôi hợp các vị thuâíc Việc phối hợp các vị thuốc trong một bài thuổc như thế nào để phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc theo ý muốn của thầy thuốc đó là kỹ thuật dùng thuốc của Đông y. Việc phôi hợp vị thuốc khác nhau có thể làm bài thuốc thay đổi. Thí dụ: Quế chi dùng với Ma hoàng thì làm tăng tác dụng phát hãn, còn Quế chi đùng với Bạch thược thì lại có tác dụng liễm hãn (cầm mồ hôi). Cũng có lúc việc phối hợp thuốc làm tăng hoặc làm giảm tác dụng của vị thuốc chính. Thí dụ như Đại hoàng dùng với Mang tiêu thì tác dụng xổ mạnh nếu dùng với Cam thảo thì tác dụng xổ yếu hơn, một sô" thuốc này có thể làm giảm độc tính của thuốc kia như Sinh khương làm giảm độc của Bán hạ. Trong việc phối hợp thuốc cũng thường chú ý đến việc dùng thuốc bổ phải có thuôc tả như trong bài ‘Lục vị’ có thuốc bể như Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, có thêm các vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp như Phục linh, Đơn bì, Trạch tả. Trong bài thuôc ‘Chỉ truật hoàn’ có vị Bạch truật bổ khí kiện Tỳ, phải có vị Chỉ thực để hành khí tiêu trệ, trong bài thuốc ‘Tứ vật’ có Đương qui, Thục địa bổ huyết thì có vị Xuyên khung để hoạt huyết hoặc dùng thuốc lợi thấp kèm theo thuốc hành khí, thuốc trừ phong kèm theo thuốc bổ huyết v.v... Đó là những kinh nghiệm phối hợp thucíc trong Đông y cần được chú ý. Việc đùng thuốc nhiều hay ít tuỳ theo biện chứng tình hình bệnh mà chỉ định, nguyên tắc là phải nắm chủ chứng để chọn những chủ dược trị đúng bệnh, không nên dùng thuốc bao vây quá nhiều gây lãng phí mà tác dụng kém đi. Một bài thuồc thông thường không nên dùng quá 12 vị. 2- Liều lượng trong bài thuôc liiổu lượng mỗi vị thuốc trong thang nhiều ít, chủ yếu là (ỉo bộnlì lình mà (lịnh. Nôu bộnh (lơn gian hoẠe cách chữa can chuynn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DỊCH TỄ HỌC ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP
32 p | 437 | 83
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 1
104 p | 625 | 77
-
Dịch tễ học - Các nguyên lý cơ bản: Phần 1
267 p | 229 | 54
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sức khỏe công cộng (giáo trình sau đại học): Phần 2
128 p | 166 | 36
-
Y Tế Khẩn Cấp - Sơ Cứu phần 1
64 p | 94 | 29
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021)
68 p | 22 | 9
-
Đặc điểm dịch tễ học thiếu men glucose - 6 - phosphate dehydrogenaseở trẻ sơ sinh được sinh ra tại tỉnh Ninh Thuận
10 p | 65 | 8
-
Tổng quan về mô học: Phần 1
351 p | 42 | 7
-
Ung thư đại tràng trái – Phần 1
10 p | 127 | 7
-
nghiên cứu giá trị của CEA, CYFRA21-1 trong chẩn đoán ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
4 p | 51 | 3
-
Tổng quan mô hình nghiên cứu vết thương thực nghiệm và phương pháp đánh giá quá trình liền vết thương. Phần II: Các phương pháp đánh giá quá trình liền vết thương
11 p | 17 | 3
-
Dịch tễ học - Các nguyên lý cơ bản: Phần 2
115 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu phương tễ học: Phần 2
473 p | 7 | 3
-
Thực trạng môi trường lao động tại Công ty Cổ phần May 1- Dệt Nam Định năm 2022
6 p | 6 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021)
82 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư tại khoa Xạ trị Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
7 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu phân loại tế bào học nhân tuyến giáp theo hệ thống Bethesda tại Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn