intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI VỚI SỰ THAM GIA CỦA TRÙN QUẾ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình tạo phân hữu cơ từ rác thải với sự tham gia của trùn quế. Nghiên cứu mật độ trùn và thời gian phân hủy của rác thải, tìm ra điều kiên tối ưu để có chất lượng phân tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI VỚI SỰ THAM GIA CỦA TRÙN QUẾ

  1. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI VỚI SỰ THAM GIA CỦA TRÙN QUẾ RESEARCH THE PRODUCTION PROCESS FROM ORGANIC WASTE WITH THE PARTICIPATION OF THE EARTH – WORM CINNAMON SVTH: Hồ Hồng Quyên, Nguyễn Thị Anh Đào, Lê Thị Ngọc Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Lê Nữ Hồng Phúc, Trần Thị Thanh Trang Lớp 05MT, Trường Đại học Bách khoa GVHD: ThS. Nguyễn Lan Phương Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách khoa TÓM TẮT Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình tạo phân hữu cơ từ rác thải với sự tham gia của trùn quế. Nghiên cứu mật độ trùn và thời gian phân hủy của rác thải, tìm ra điều kiên tối ưu để có chất lượng phân tốt nhất. Abstract The report presents the results of studies made from organic waste with the participation of the earth-worm cinnamon. Research earth-worm density and time of decomposition of waste in order to make optimal conditions for the best quality distribution. 1. Đặt vấn đề 1.1. Mở đầu Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng phân hủy chất hữu cơ của trùn quế. Năm 2009 nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự thích nghi của trùn quế trong môi trường rác thải với điều kiện khí hậu ở Đà Nẵng cho kết quả khả quan. Chính vì vậy năm nay chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ rác thải với sự tham gia của trùn quế ”. 1.2. Mục đích Nghiên cứu mật độ trùn và thời gian trùn ăn rác, từ đó tìm ra điều kiện tối ưu để có chất lượng phân tốt nhất. Nghiên cứu khả năng phát triển của cây trồng khi sử dụng phân thu được từ kết quả nghiên cứu trên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nguồn trùn quế: - Lấy trong cống nước thải ký túc xá trường đại học bách khoa Đà Nẵng. - Lấy trong cống nước thải cạnh nhà số 81 đường Ngô Thì Nhậm. Nguồn rác: được thu gom tại chợ Hòa Khánh – Quận Liên Chiểu – T.p Đà Nẵng. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong điều kiện khí hậu Đà Nẵng. 401
  2. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Xử lý rác hữu cơ, tạo nguồn phân bón cho cây trồng, tận dụng trùn làm nguồn thức ăn cho cá, gia cầm. 1.6. Phạm vi ứng dụng Có thể áp dụng với quy mô nhỏ (chợ, hộ gia đình, nông trại,…) 2. Tổng quan Chị Mỹ ở huyện Núi Thành – QN, nuôi trùn quế bằng phân trâu, phân bò. Sau hơn 3 tháng, chị Mỹ xuất bán 1,3 tấn trùn và phân, thu về hơn 9 triệu đồng. Anh Dương Văn Thao ở xã Tân Bình đã thành công từ mô hình nuôi trùn quế bằng rác thải rau cải, phân bò. Trung bình mỗi năm anh bán hơn 3 tấn trùn thịt với giá khoảng 40.000 đồng/kg. Ngoài ra, có hai nhãn hiệu phân hữu cơ: con TRÙN ĐỎ - VERMICOMPOST và phân bón REDWORM của công ty TNHH Việt Tiến. 3. Những nghiên cứu thực nghiệm 3.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và xử lý số liệu. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Chuẩn bị nguồn rác, nguồn trùn Nguồn rác: Lấy nguồn rác hữu cơ từ chợ, không lấy rác có tính độc, cay, tinh dầu. Nguồn trùn: Giống trùn nghiên cứu trong đề tài là giống trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, ngành ruột khoang. Trùn hình ống có 2 đầu nhọn, thân hơi dẹt, có màu mận chín. Gây giống trùn bằng cách nuôi trong môi trường phân bò trộn với rác hữu. 3.2.2. Tạo môi trường sống cho trùn quế Đất được lấy trong vườn (thành phần chủ yếu là đất pha cát) Trộn rác với đất theo tỉ lệ: Đất: Rác = 1: 3 (Rác được phân loại, cắt nhỏ với kích 2 -3 cm) Tổng lượng đất và rác là 4 kg. 3.2.3. Mô hình nuôi trùn quế Trùn quế được nuôi trong thùng xốp trong môi truờng đất trộn với rác. Đáy thùng xốp đục lỗ và được lót bông gòn, để ngoài vườn nơi có bóng cây, thoáng mát. Cho rác đã trộn với đất vào 5 thùng xốp khác nhau, để trong thời gian 1 tuần. Sau 2 ngày tính từ lúc nuôi, cứ 2 ngày/lần cho vào mỗi thùng xốp lượng rác có tỉ lệ tương ứng như sau: Bảng 3.1. Số liệu ban đầu Mẫu M1 M2 M3 M4 M5 Lượng rác cho vào (kg) 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 402
  3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều, đảm bảo độ ẩm từ 70- 85%. Đo nhiệt độ 2 lần/ngày vào lúc 6h và 13h. Sau mỗi đợt nghiên cứu: Cân khối lượng phân, đếm số trùn, phân tích các chỉ tiêu (pH, hợp chất hữu cơ, nitơ tổng, phốt pho tổng) trong các mẫu. Đợt Số trùn/thùng Thời gian 4 tuần 1 200 4 tuần 2 400 6 tuần 3 400 - Đợt 3 nghiên cứu tiếp quá trình của đợt 2 Ghi chú: - Lấy phân trùn ở mẫu có kết quả tốt nhất để trồng cây 4. Đánh giá kết quả 4.1. Nhiệt độ, độ ẩm Nhiệt độ lúc 6h Nhiệt độ lúc 6h SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRONG THÁNG SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRONG THÁNG NHIỆT ĐỘ NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ lúc 13h Nhiệt độ lúc 13h 35 35 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 NGÀY NGÀY Hình 4.1. Đồ thị nhiệt độ đợt 1 Hình 4.2. Đồ thị nhiệt độ đợt 2 Nhận xét: Nhiệt độ lúc 6h SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRONG THÁNG NHIỆT ĐỘ Nhiệt độ lúc 13h Nhiệt độ thích hợp cho trùn phát 35 30 triển (22- 280C). 25 Độ ẩm đạt yêu cầu 75- 80 %. 20 15 Ánh sáng: Các mẫu được đặt dưới 10 5 bóng cây, được che chắn để tránh ánh nắng 0 trực tiếp chiếu vào. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 NGÀY Hình 4.3. Đồ thị nhiệt độ đợt 3 4.2. Kết quả cân khối lượng phân và số lượng trùn Bảng 4.1. Số liệu kết quả nghiên cứu đợt 1 Số liệu ban đầu Sau 4 tuần Tỉ lệ Tỉ lệ sinh Mẫu Số trùn ban Khối lượng Số trùn Khối lượng phân/ truởng (%) đầu (con) rác (%) trùn (kg) (con) trùn (kg) M1 200 0.1 215 0.15 7.50 21.43 M2 200 0.1 224 0.18 12.00 26.79 M3 200 0.1 237 0.20 18.50 30.95 M4 200 0.1 216 0.13 8.00 8.93 M5 200 0.1 209 0.12 4.50 2.14 403
  4. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Bảng 4.2. Số liệu kết quả nghiên cứu đợt 2 Số liệu ban đầu Sau 4 tuần Tỉ lệ Tỉ lệ sinh Mẫu Số trùn ban Khối lượng Số trùn Khối lượng phân/ truởng (%) đầu (con) rác (%) trùn (kg) (con) trùn (kg) M1 400 0.22 434 0.28 8.50 28.57 M2 400 0.22 452 0.32 13.00 32.14 M3 400 0.22 475 0.42 18.75 39.29 M4 400 0.22 437 0.27 9.25 11.25 M5 400 0.22 423 0.25 5.75 3.86 Bảng 4.3. Số liệu kết quả nghiên cứu đợt 3 Số liệu ban đầu Sau 4 tuần Tỉ lệ Tỉ lệ sinh Mẫu Số trùn ban Khối lượng Số trùn Khối lượng phân/ truởng (%) đầu (con) rác (%) trùn (kg) (con) trùn (kg) M1 434 0.28 440 0.29 1.38 20.00 M2 452 0.32 467 0.34 3.32 22.62 M3 475 0.42 498 0.47 4.84 26.98 M4 437 0.27 450 0.30 2.97 9.52 M5 423 0.25 433 0.26 2.36 3.50 Nhận xét: Trùn sinh trưởng và phát triển tốt trong tất cả các mẫu. Tất cả các mẫu đều thu được phân trùn, khối lượng phân trùn thu được ở mẫu số 3 cao nhất. 4.3. Kết quả phân tích mẫu phân trùn Hình 4.4. Kết quả đo pH Hình 4.5. Kết quả đo HCHC Hình 4.6. Đồ thị kết quả đo nitơ tổng Hình 4.7. Đồ thị kết quả đo phot pho tổng 4.4. Kết quả thu được khi ứng dụng bón phân trùn cho cây trồng Tiến hành trồng cây trên 3 mẫu đất. Thời gian nghiên cứu sau thời gian 4 tuần Mẫu 1: trồng cây trên nền đất thường Mẫu 2: trồng cây trên nền đất thường có bón phân trùn 404
  5. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Mẫu 3: trồng cây trên nền đất thường có bón phân vi sinh Tiến hành tưới nước định kỳ trong ngày, trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát. Thời gian nghiên cứu: 4 tuần. Kết quả thu được như sau: Bảng 5. Kết quả thu được khi trồng cây Mẫu Chiều cao Màu lá Mẫu 1 Lá nhỏ, hơi vàng 8 - 10 cm Mẫu 2 Lá xanh tốt 15 - 17 cm Mẫu 3 Lá xanh tốt 18 - 20 cm Hình 4.8. Các mẫu trồng cây sau 10 ngày Hình 4.9. Các mẫu trồng cây sau 28 ngày Nhận xét: Cây trồng ở mẫu 2 sinh trưởng và phát triển gần tương đương với mẫu 3. Đất trồng mẫu 2 tơi xốp hơn 2 mẫu còn lại (có trùn nhỏ và trứng trùn). 5. Kết luận, kiến nghị 5.1. Kết luận Tất cả các mẫu đều làm phân bón được, nếu muốn chất lượng phân tốt hơn cần cung cấp thêm các chất vi lượng NPK. Phân trùn mẫu 3 đợt 2 đạt kết quả tốt nhất với số trùn ban đầu 400 con, thời gian nuôi 4 tuần, lượng rác cho vào 0,3kg/2ngày. Phân trùn có lẫn trứng và ấu trùng, khi dùng phân trứng nở thành trùn giúp đất tơi xốp hơn. Phân trùn thích hợp cho các loại cây cảnh, cây ngắn ngày: cải, cà chua, đậu… 5.2. Kiến nghị Mô hình này có thể áp dụng để giải quyết nguồn rác hữu cơ trong phạm vi nhỏ: hộ gia đình và các chợ. Nếu có hỗ trợ kinh phí thì mô hình sẽ được áp dụng trong thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://www.trunque.net/index.htm [2] http://agriviet.com/nd/1096-ky-thuat-nuoi-trun-que/ [3] http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/khoahoccn/khuyennong/2007/12/8602.html 405
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2