intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro một số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum)

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật nhân giống in vitro cho phép nhân nhanh những cá thể đồng nhất về mặt di truyền, sinh trưởng và phát triển một cách đồng đều và có hệ số nhân cao. Như vậy, chỉ cần một lượng nhỏ giống ban đầu dùng làm nguyên liệu nuôi cấy trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ sẽ cho một lượng lớn cây con hoàn chỉnh. Xuất phát từ những lý do đó, các tác giả đã nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro một số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro một số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br /> NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO<br /> MỘT SỐ GIỐNG KHOAI SỌ (Colocasia antiquorum)<br /> Trần Thị Lệ, Trần Thị Triệu Hà<br /> Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mẫu chồi mầm 2 giống khoai sọ Tây nguyên và Hà Tĩnh được khử trùng bằng HgCl2<br /> 0,2% với thời gian là 12 phút cho kết quả tốt nhất. Môi trường MS có 3 mg/l BAP thích hợp cho<br /> quá trình tái sinh chồi từ mẫu chồi nuôi cấy. Môi trường MS có 3 mg/l BAP và 0,5 mg/l α-NAA<br /> phù hợp cho quá trình nhân nhanh chồi và môi trường MS có 0,5 mg/l α-NAA thích hợp cho<br /> việc ra rễ. Việc bổ sung 10% nước dừa giúp tăng hệ số nhân và phát triển chồi. Số lần cấy<br /> chuyển chồi không nên quá 5 lần. Giá thể cát cho tỷ lệ sống của cây in vitro ở vườn ươm là cao<br /> nhất.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Khoai sọ (Colocasia antiquorum) là một trong những cây nông nghiệp ngắn<br /> ngày hiện đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh<br /> dưỡng cao, thường dùng để ăn tươi, chế biến nhiều loại sản phẩm, sử dụng làm thuốc và<br /> thức ăn gia súc [4].<br /> Trong tự nhiên, cây khoai sọ được phát triển từ thân củ. Tuy nhiên, phương pháp<br /> này khó bảo quản củ giống, thường làm mất đi một lượng lớn sản phẩm và dễ lây truyền<br /> mầm bệnh.<br /> Kỹ thuật nhân giống in vitro cho phép nhân nhanh những cá thể đồng nhất về<br /> mặt di truyền, sinh trưởng và phát triển một cách đồng đều và có hệ số nhân cao. Như<br /> vậy, chỉ cần một lượng nhỏ giống ban đầu dùng làm nguyên liệu nuôi cấy trong một thời<br /> gian ngắn và không gian nhỏ sẽ cho một lượng lớn cây con hoàn chỉnh [2].<br /> Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã nghiên cứu quy trình nhân giống in<br /> vitro một số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum).<br /> 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu<br /> Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu là chồi của các giống khoai sọ<br /> (Colocasia antiquorum) sau: khoai sọ Tây Nguyên và khoai sọ Hà Tĩnh có kích thước 1<br /> cm x 1 cm x 0,5 cm.<br /> Chúng tôi sử dụng dung dịch HgCl2 0,2% để thăm dò khả năng khử trùng mẫu<br /> 41<br /> <br /> vật ở các khoảng thời gian khác nhau từ 6 đến 14 phút.<br /> Điều kiện thí nghiệm: Tiến hành trong điều kiện nhân tạo với chế độ chiếu sáng<br /> 2000 lux. Thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày, nhiệt độ: 25-27oC.<br /> Tái sinh chồi từ mẫu chồi: Môi trường MS (Murashige-Skoog, 1962)[3] + 30 g/l<br /> saccharose + 7 g/l agar, bổ sung kinetin từ 0,5-2 mg/l<br /> benzyl aminopurine (BAP)<br /> từ 1-4 mg/l, pH môi trường 5,8.<br /> Nhân nhanh chồi: Môi trường MS có bổ sung BAP với nồng độ là 3 mg/l và αNAA với các nồng độ từ 0,2-1 mg/l.<br /> Tạo rễ cho chồi in vitro (chồi khoảng 3-4 cm): Môi trường MS + 30 g/l<br /> saccharose + 7 g/l agar + 1 g/l than hoạt tính, bổ sung α-NAA từ 0,1-0,7 mg/l.<br /> Số lượng mẫu cho mỗi thí nghiệm là 30 mẫu.<br /> Điều kiện tự nhiên: Được bố trí trong điều kiện ánh sáng tán xạ, có che mưa, che<br /> nắng và cách ly côn trùng. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên<br /> (CRD), 3 lần nhắc lại. Các số liệu được xử lý thống kê bằng chương trình Statistix 9.0.<br /> 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> 3.1. Khử trùng mẫu vật<br /> Tạo nguồn vật liệu khởi đầu là bước quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự<br /> thành công của quy trình nhân giống in vitro. Thành công của giai đoạn này không chỉ<br /> phụ thuộc vào đối tượng cụ thể, cách lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu mà còn phụ thuộc vào<br /> chất khử trùng và thời gian khử trùng. Giai đoạn này cần đạt các tiêu chuẩn sau: Tỷ lệ<br /> nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt.<br /> Chúng tôi sử dụng HgCl2 0,2% để khử trùng chồi khoai sọ ở các thời gian khác<br /> nhau. Kết quả sau 1 tuần theo dõi được trình bày ở bảng 3.1.<br /> Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian lên hiệu quả khử trùng mẫu vật<br /> <br /> Giống<br /> <br /> Khoai sọ<br /> Hà Tĩnh<br /> <br /> Thời gian<br /> khử trùng<br /> (phút)<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu chết<br /> (%)<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> nhiễm (%)<br /> <br /> Tỷ lệ mẫu<br /> sống (%)<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 8<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 86,67<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 10<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> 76,67<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> 12<br /> <br /> 20,00<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> 53,33<br /> <br /> 14<br /> <br /> 46,67<br /> <br /> 20,00<br /> <br /> 33,33<br /> <br /> 42<br /> <br /> Khoai sọ Tây<br /> Nguyên<br /> <br /> 6<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 100,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 8<br /> <br /> 20,00<br /> <br /> 80,00<br /> <br /> 0,00<br /> <br /> 10<br /> <br /> 23,33<br /> <br /> 70,00<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> 12<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> 16,67<br /> <br /> 56,67<br /> <br /> 14<br /> <br /> 60,00<br /> <br /> 13,33<br /> <br /> 26,67<br /> <br /> Bảng 3.1 cho thấy, hiệu quả khử trùng ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt.<br /> Tỷ lệ sống không tăng cùng với thời gian khử trùng mẫu, đạt mức cao nhất ở thời gian<br /> 12 phút với 53,33% (khoai sọ Hà Tĩnh) và 56,67% (khoai sọ Tây Nguyên). Khi tăng<br /> thời gian khử trùng lên 14 phút thì tỷ lệ mẫu nhiễm giảm, nhưng tỷ lệ chết lại tăng do<br /> thời gian khử trùng dài. Như vậy, thời gian khử trùng mẫu chồi thích hợp cho cả hai<br /> giống khoai sọ là 12 phút.<br /> 3.2. Tái sinh chồi<br /> 3.2.1. Ảnh hưởng của kinetin<br /> Trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật, sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất<br /> nhiều vào môi trường nuôi cấy. Các chất kích thích sinh trưởng, đặc biệt là các chất<br /> thuộc nhóm cytokinin có vai trò rất lớn trong việc kích thích sự hình thành chồi [1, 2].<br /> Chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy khởi động trên các môi trường có bổ sung kinetin có<br /> nồng độ khác nhau. Kết quả sau 4 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 3.2.<br /> Bảng 3.2. Ảnh hưởng của kinetin đến khả năng tái sinh của mẫu nuôi cấy<br /> <br /> Số chồi/mẫu cấy<br /> Kinetin (mg/l)<br /> <br /> Khoai sọ Hà Tĩnh<br /> <br /> Khoai sọ Tây Nguyên<br /> <br /> 0,0<br /> <br /> 1,20c<br /> <br /> 1,13c<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> 1,53b<br /> <br /> 1,47b<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 1,70ab<br /> <br /> 1,57ab<br /> <br /> 1,5<br /> <br /> 1,77a<br /> <br /> 1,70ab<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 1,73ab<br /> <br /> 1,73a<br /> <br /> LSD 0,05<br /> <br /> 0,23<br /> <br /> 0,23<br /> <br /> Các chữ cái khác nhau trong cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1