Hoàng Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 45 - 49<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM EM (BIO –TMT) LÀM ĐỆM LÓT<br />
SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI GÀ TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Hoàng Thị Lan Anh1, Dư Ngọc Thành1, Đặng Văn Minh2*, Phùng Đức Hoàn1<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả sử dụng chế phẩm EM làm đệm lót sinh học cho gà tại tỉnh Thái Nguyên cho kết quả tốt<br />
trong việc cải thiện môi trường chăn nuôi, làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi. Lượng khí thải NH3<br />
giảm 4,15 - 5,72 lần; khí H2S giảm từ 1,96 – 3,79 lần so với đối chứng. Hàm lượng N, P, K trong<br />
phân gà tăng, cụ thể: Nitơ tổng số tăng 1,30 – 1,91 lần; Photpho tổng số tăng 3,45 - 4,77 lần; Kali<br />
tổng số tăng 1,29 – 1,94 lần, điều này làm tăng chất lượng phân bón. Trong khi đó, độ ẩm và hàm<br />
lượng các chủng vi sinh vật trong chuồng nuôi lại có xu hướng giảm mạnh. Sử dụng chế phẩm EM<br />
trong chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân cao hơn so với đối chứng. Đây<br />
có thể coi là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: chế phẩm sinh học EM, đệm lót sinh học, chăn nuôi gà.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trong những năm gần đây, vấn đề đảm bảo<br />
môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm<br />
tại các khu dân cư đang được các cấp, các<br />
nghành đặc biệt quan tâm vì hầu hết các hộ<br />
chăn nuôi đều chưa có biện pháp xử lý ảnh<br />
hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường<br />
(Nguyễn Thị Liên và cộng sự, 2010) [2].<br />
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và môi<br />
trường tỉnh Thái Nguyên cho thấy mức độ<br />
nhiễm khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi<br />
gia súc, gia cầm cao gấp từ 30 - 40 lần so với<br />
không khí bên ngoài (UBND tỉnh Thái<br />
Nguyên, 2012) [4]. Chất thải chăn nuôi chưa<br />
qua xử lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức<br />
khỏe con người, giảm sức đề kháng của vật<br />
nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng các chi phí<br />
phòng trừ bệnh dẫn đến năng suất, chất lượng,<br />
hiệu quả kinh tế giảm. Sức đề kháng của gia<br />
súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây bùng<br />
phát dịch bệnh. Tìm kiếm giải pháp cho việc<br />
giảm thiểu ảnh hưởng môi trường gây ô<br />
nhiễm nguồn không khí tại các hộ chăn nuôi<br />
gia súc, gia cầm đang là một vấn đề được đặt<br />
ra đối với toàn thể xã hội (Bùi Xuân An,<br />
2007) [1]. Hiện nay, biện pháp sử dụng chế<br />
phẩm sinh học làm đệm lót chăn nuôi là một<br />
giải pháp mới đang được sử dụng trên thế<br />
giới và Việt Nam (Nguyễn Quang Thạch,<br />
2001) [3].<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 334310, Email: dangminh08@gmail.com<br />
<br />
Từ những yêu cầu cấp bách của việc bảo vệ<br />
môi trường trong chăn nuôi nông nghiệp<br />
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài<br />
“Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm EM<br />
(Bio – TMT) trong xử lý môi trường chăn<br />
nuôi gà tại Thái Nguyên”. Với mục tiêu góp<br />
phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường<br />
trong chăn nuôi.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại một số cơ sở<br />
chăn nuôi gà đẻ giống ISA SHAVER giai<br />
đoạn từ 20 – 40 tuần tuổi trên địa bàn huyện<br />
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng đệm lót<br />
sinh học EM thứ cấp (Bio – TMT) do khoa<br />
Tài nguyên Môi trường trường Đại học Nông<br />
lâm, Đại học Thái Nguyên pha chế từ EM<br />
nguyên chủng. Thí nghiệm gồm 5 công thức:<br />
Công thức 1: KU1 (đối chứng không sử dụng<br />
chế phẩm)<br />
Công thức 2: ĐB (làm đệm lót sinh học<br />
dạng bột)<br />
Công thức 3: ĐL (làm đệm lót sinh học<br />
dạng lỏng)<br />
Công thức 4: ĐBU (làm đệm lót sinh học<br />
dạng bột + cho gà uống chế phẩm pha loãng<br />
với tỷ lệ 30/00 ).<br />
Công thức 5: ĐLU (làm đệm lót sinh học<br />
dạng lỏng + cho gà uống chế phẩm pha loãng<br />
với tỷ lệ 30/00 )<br />
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: đánh giá khả năng<br />
xử lý khí độc H2S, NH3 trong chất thải chăn<br />
45<br />
<br />
Hoàng Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 45 - 49<br />
<br />
nuôi; đánh giá hàm lượng chất dinh dưỡng N,<br />
theo phương pháp và tiêu chuẩn tại phòng thí<br />
P, K tổng số, độ ẩm trong chất thải chăn nuôi;<br />
nghiệm viện Khoa học Sự sống của Đại học<br />
đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải<br />
Thái Nguyên, phòng thí nghiệm của Khoa Tài<br />
chăn nuôi như Ecoli, Coliform, sammonella.<br />
nguyên và Môi trường – Đại học Nông lâm<br />
Phân tích các chỉ tiêu hóa học và sinh học<br />
Thái Nguyên.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Khả năng xử lý khí độc NH3 trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 1. Hàm lượng khí NH3 tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: ppm)<br />
Công thức<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
47,33<br />
11,00<br />
10,00<br />
7,00<br />
6,00<br />
1,64<br />
6,90<br />
<br />
20<br />
36,33<br />
5,67<br />
5,33<br />
4,00<br />
3,00<br />
1,40<br />
7,10<br />
<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV %<br />
<br />
QCVN<br />
<br />
40<br />
55,33<br />
13,33<br />
11,00<br />
10,67<br />
9,67<br />
2,00<br />
5,30<br />
<br />
10,00<br />
10,00<br />
10,00<br />
10,00<br />
10,00<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm ở bảng 1 cho thấy: hàm lượng khí Amoniac (NH3) cao nhất ở công thức<br />
đối chứng (gấp 5,5 lần quy chuẩn cho phép ở tuần thứ 40), thấp nhất ở công thức ĐLU (sử<br />
dụng đệm lót dạng lỏng kết hợp bổ sung chế phẩm vào nước uống) ở tuần thứ 40 là 9,67<br />
ppm, nằm trong quy chuẩn cho phép. Điều này chứng tỏ khi bổ sung chế phẩm EM vào thì<br />
hàm lượng khí NH3 giảm đi đáng kể. Hàm lượng NH3 cao sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và đây<br />
là một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh.<br />
Khả năng xử lý khí độc H2S trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 2. Hàm lượng khí H2S tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: ppm)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV %<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
14,66<br />
7,00<br />
6,66<br />
6,33<br />
3,66<br />
1,14<br />
7,90<br />
<br />
20<br />
11,00<br />
6,33<br />
5,33<br />
5,00<br />
3,00<br />
0,84<br />
7,30<br />
<br />
40<br />
17,66<br />
9,00<br />
8,66<br />
6,66<br />
4,66<br />
1,35<br />
7,70<br />
<br />
QCVN<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
5,00<br />
<br />
Hàm lượng khí H2S trong các công thức thí nghiệm ở các tuần khác nhau cho kết quả khác nhau,<br />
cao nhất ở công thức đối chứng. Điều này chứng tỏ thời gian nuôi càng lâu hàm lượng khí H2S<br />
trong chuồng càng cao, đặc biệt tuần thứ 40 hàm lượng khí H2S cao gấp 3.5 lần quy chuẩn cho<br />
phép ở công thức đối chứng và thấp nhất ở công thức ĐLU là 4.66 ppm nằm trong quy chuẩn cho<br />
phép (Bảng 2).<br />
Hàm lượng Đạm (N) tổng số trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 3. Hàm lượng N tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: %)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV<br />
<br />
46<br />
<br />
20<br />
0,50<br />
0,66<br />
1,13<br />
1,16<br />
1,23<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
0,70<br />
0,83<br />
1,16<br />
1,20<br />
1,40<br />
<br />
40<br />
0,80<br />
1,07<br />
1,40<br />
1,43<br />
1,53<br />
0,13<br />
5,60<br />
<br />
Hoàng Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 45 - 49<br />
<br />
Hàm lượng N tổng số khác nhau ở các công thức và các tuần khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.<br />
Tuần thứ 40 hàm lượng N tổng số cao nhất ở công thức ĐLU 1,53 và thấp nhất ở công thức đối<br />
chứng 0,80. Sự gia tăng hàm lượng nitơ tổng số có thể do quá trình phân hủy mạnh các chất hữu<br />
cơ. Ngoài ra có thể do sự hiện diện của các vi sinh vật cố định đạm mà phần lớn chúng sống<br />
trong điều kiện hiếm khí. Như vậy, bổ sung chế phẩm EM vào đường uống kết hợp làm đệm sinh<br />
học làm tăng hàm lượng nitơ tổng số trong phân gà (Bảng 3).<br />
Đánh giá hàm lượng Phốtpho (P) tổng số trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 4. Hàm lượng P tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: %)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV<br />
<br />
20<br />
0,48<br />
1,79<br />
2,08<br />
2,15<br />
2,25<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
0,51<br />
1,81<br />
2,23<br />
2,30<br />
2,25<br />
<br />
40<br />
0,53<br />
1,83<br />
2,26<br />
2,35<br />
2,53<br />
0,14<br />
4,10<br />
<br />
Hàm lượng P tổng số cũng tăng lên ở các công thức sử dụng đệm sinh học. Hàm lượng P tổng số<br />
thấp nhất khi không sử dụng chế phẩm là 0,53% ở tuần thứ 40 và cao nhất là 2,53 % ở công thức<br />
ĐLU. Nguyên nhân có thể là do sự có mặt của các vi sinh vật làm tăng sự chuyển hóa dẫn đến<br />
lượng N tổng số và P tổng số tăng (Bảng 4).<br />
Đánh giá hàm lượng Kali (K) tổng số trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 5. Hàm lượng K tổng số trong phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: %)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV<br />
<br />
20<br />
0,31<br />
0,40<br />
0,45<br />
0,47<br />
0,52<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
0,36<br />
0,43<br />
0,47<br />
0,49<br />
0,52<br />
<br />
40<br />
0,34<br />
0,44<br />
0,48<br />
0,62<br />
0,66<br />
0,34<br />
3,50<br />
<br />
Hàm lượng K tổng số cao nhất ở công thức sử dụng đệm lỏng + bổ sung chế phẩm EM vào nước<br />
uống là 0,66% và thấp nhất ở công thức đối chứng 0,34%, các công thức còn lại có sự sai khác<br />
không đáng kể giá trị đạt được tương đương nhau ở mức độ tin cậy là 95% (Bảng 5).<br />
Đánh giá độ ẩm không khí trong chất thải chăn nuôi<br />
Kết quả nghiên cứu ở bảng 6 cho thấy ẩm độ không khí trong chất thải chuồng nuôi gà có xu<br />
hướng tăng dần lên qua các tuần tuổi. Các công thức sử dụng đến chế phẩm EM làm đệm sinh<br />
học, ẩm độ trong phân giảm đáng kể từ 12 - 15% so với công thức đối chứng. Điều này góp phần<br />
làm cho chuồng nuôi luôn khô thoáng, giảm được nguy cơ nhiễm bệnh cho gà.<br />
Bảng 6. Độ ẩm của phân gà tại khu vực chuồng nuôi<br />
(Đơn vị tính: %)<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB (đệm bột)<br />
ĐL (đệm lỏng)<br />
ĐBU (đệm bột + uống)<br />
ĐLU (đệm lỏng + uống)<br />
LSD05<br />
CV<br />
<br />
20<br />
45,80<br />
40,30<br />
38,20<br />
35,00<br />
33,00<br />
<br />
Tuần thứ<br />
30<br />
50,70<br />
46,80<br />
47,50<br />
45,90<br />
43,00<br />
<br />
40<br />
60,20<br />
48,36<br />
48,35<br />
47,05<br />
44,72<br />
2,01<br />
2,10<br />
<br />
47<br />
<br />
Hoàng Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
99(11): 45 - 49<br />
<br />
Đánh giá hàm lượng vi sinh vật trong chất thải chăn nuôi<br />
Bảng 7. Số lượng một số loại vi sinh vật có trong phân sau 20 tuần xử lý<br />
(Đơn vị tính: MPN/100mg)<br />
Chỉ tiêu<br />
Công thức<br />
KU1(đối chứng)<br />
ĐB<br />
ĐL<br />
ĐBU<br />
ĐLU<br />
QCVN 01-15:2010/ BNNPTNT<br />
<br />
Ecoli<br />
(MPN/100ml)<br />
3432<br />
550<br />
528<br />
402<br />
398<br />
<br />
Samonella<br />
(MPN/100ml)<br />
32<br />
6<br />
4<br />
0<br />
0<br />
<br />
500<br />
<br />
KPH<br />
<br />
Coliform<br />
(MPN/100ml)<br />
7030<br />
4276<br />
3560<br />
3432<br />
3224<br />
5000<br />
<br />
Kết quả bảng 7 cho thấy tổng số vi sinh vật có hại trong chất thải gia cầm giảm đi đáng kể khi<br />
chúng ta bổ sung thêm chế phẩm EM. Việc sử dụng đệm lót sinh học làm giảm hàm lượng các<br />
chủng vi sinh vật có hại. Điều này góp phần làm giảm khả năng mắc bệnh cho gà.<br />
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà<br />
Kết quả hạch toán kinh tế cho đàn gà thí nghiệm 200 con ở tuổi từ 20 - 40 tuần cho thấy: Lô đối<br />
chứng có tiền lãi thấp nhất là 16.910.000 đồng và cao nhất là ở lô thí nghiệm làm đệm bột kết<br />
hợp uống và làm đệm lỏng kết hợp uống thu được tiền lãi cao hơn so với đối chứng lần lượt là<br />
5.600.000 đồng, 5.500.000 đồng (Bảng 8).<br />
Bảng 8. Sơ bộ tính toán chi phí cho đàn gà từ 20 - 40 tuần tuổi<br />
(Đơn vị tính: VNĐ)<br />
TN1 đối<br />
chứng<br />
<br />
ĐB (đệm bột)<br />
<br />
Giống<br />
<br />
3.000.000<br />
<br />
Thức ăn<br />
<br />
3.000.000<br />
<br />
ĐL (đệm<br />
lỏng)<br />
3.000.000<br />
<br />
ĐBU (đệm bột<br />
+uống)<br />
3.000.000<br />
<br />
ĐLU (đệm<br />
lỏng + uống)<br />
3.000.000<br />
<br />
36.300.000<br />
<br />
36.300.000<br />
<br />
36.300.000<br />
<br />
35.200.000<br />
<br />
35.200.000<br />
<br />
Thú y<br />
<br />
150.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
70.000<br />
<br />
70.000<br />
<br />
Điện + nước<br />
<br />
150.000<br />
<br />
150.000<br />
<br />
150.000<br />
<br />
150.000<br />
<br />
150.000<br />
<br />
Lao động<br />
<br />
5000.000<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Dụng cụ<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
Khấu hao chuồng<br />
trại<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
100.000<br />
<br />
Chi phí khác<br />
<br />
50.000<br />
<br />
50.000<br />
<br />
50.000<br />
<br />
50.000<br />
<br />
50.000<br />
<br />
0<br />
44.850.000<br />
<br />
600.000<br />
40.400.000<br />
<br />
600.000<br />
40.400.000<br />
<br />
700.000<br />
39.370.000<br />
<br />
800.000<br />
39.470.000<br />
<br />
Bán trứng gà<br />
<br />
60.760.000<br />
<br />
60.760.000<br />
<br />
60.760.000<br />
<br />
61.880.000<br />
<br />
61.880.000<br />
<br />
Bán phân<br />
<br />
1.000.000<br />
<br />
0<br />
<br />
61.760.000<br />
<br />
0<br />
60.760.000<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng thu<br />
<br />
0<br />
60.760.000<br />
<br />
61.880.000<br />
<br />
61.880.000<br />
<br />
16.910.000<br />
<br />
20.360.000<br />
<br />
20.360.000<br />
<br />
22.510.000<br />
<br />
22.410.000<br />
<br />
±3.450.000đ<br />
<br />
±3.450.000đ<br />
<br />
±5.600.000đ<br />
<br />
± 5500.000đ<br />
<br />
Nội dung<br />
1. Chi phí<br />
<br />
Mua EM<br />
Tổng chi<br />
2. Thu<br />
<br />
Chênh lệch (Thu chi)<br />
So sánh TN/ĐC<br />
(lần)<br />
<br />
48<br />
<br />
Hoàng Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bổ sung chế phẩm EM trong chăn nuôi gà có<br />
tác dụng làm giảm mùi hôi của chuồng nuôi.<br />
Lượng khí thải NH3 giảm 4,15 – 5,72 lần; khí<br />
H2S giảm từ 1,96 – 3,79 lần so với đối chứng.<br />
Hàm lượng N, P, K trong chất thải chăn nuôi<br />
có xu hướng tăng lên ở các công thức sử dụng<br />
đệm lót sinh học. Độ ẩm và hàm lượng các<br />
chủng vi sinh vật có hại trong chuồng nuôi<br />
cũng có xu hướng giảm mạnh. Điều này rất<br />
có ý nghĩa trong chăn nuôi. Như vậy, việc bổ<br />
sung chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi<br />
không những làm hạn chế mức độ ô nhiễm<br />
môi trường mà còn giúp nâng cao giá trị kinh<br />
tế như: hạn chế chi phí thuê nhân công lao<br />
động; hạn chế được dịch bệnh dẫn đến chi phí<br />
thú y giảm hẳn.<br />
<br />
99(11): 45 - 49<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bùi Xuân An (2007), Nguy cơ tác động đến<br />
môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong<br />
chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Nxb Đại học Nông<br />
lâm, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
[2]. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên,<br />
Nguyễn Mạnh Cường (2010), Kết quả ứng dụng vi<br />
sinh vật hữu hiệu EM (Efectiver Microorganims)<br />
chăn nuôi gà tại tỉnh Thái Nguyên, Đại học Nông<br />
lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.<br />
[3]. Nguyễn Quang Thạch (2001), Báo cáo tổng<br />
kết nghiệm thu đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà<br />
nước năm 1998 - 2000, Hà Nội.<br />
[4]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2011), “Báo cáo<br />
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã<br />
hội năm 2011và phương hướng, nhiệm vụ phát<br />
triển kinh tế - xã hội năm 2012”<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH IN USING PREPARATION EM (BIO-TMT) TO<br />
BIOLOGICAL PADDING IN CHICKEN RAISING AT THAI NGUYEN<br />
<br />
MAKE<br />
<br />
Hoang Thi Lan Anh1, Du Ngoc Thanh1, Dang Van Minh2*, Phung Duc Hoan1<br />
1<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry – TNU,<br />
2<br />
Thai Nguyen University<br />
<br />
Using Effective Microoganisms pads in raising chicken to improve environment in Thai Nguyen<br />
Province, which also to reduce bad odor of the coop. NH3 emissions is down 4,15 – 5,72 times;<br />
H2S gas decrease from 1,96 to 3,79 times compared with no using Effective Microoganisms pads.<br />
Increasing levels of N, P, K in chicken compost, in which total Nitrogen increase 1.3 - 1.91 times;<br />
Phosphorus 3,45 – 4,77 times; Kali 1,29 – 1,94 times, meanwhile humidity and micro - organisms<br />
tend to strongly decline. By using Effective Microoganisms pads, increasingly economic<br />
efficiency and income for the breeders. This can be considered as one of the solutions to develop<br />
sustainable breeding farm in the current.<br />
Keywords: Effective Microoganisms, Bio pads, raising chicken.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 16/10/2012, ngày phản biện:02/11/2012, ngày duyệt đăng:10/12/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 334310, Email: dangminh08@gmail.com<br />
<br />
49<br />
<br />