An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 1 – 10<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI<br />
VỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
Ngô Thái Hưng<br />
Trường Đại học Tài chính Marketing, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 04/07/2014<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
24/09/2014<br />
Ngày chấp nhận đăng: 02/2017<br />
Title:<br />
A study on the satisfaction of<br />
international tourists in HCM<br />
City<br />
Keywords:<br />
Tourism, satisfaction,<br />
international tourist, HCM City<br />
Từ khóa:<br />
Du lịch, mức độ hài lòng,<br />
du khách nước ngoài,<br />
thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The research aims to measure the satisfaction and its factors of international<br />
tourists in HCM City. It is conducted by both qualitative and quantitative<br />
methods, including Focus Group Discussion, Exploratory Factor Analysis<br />
(EFA), Cronbach’s Alpha reliability test, and Multiple Regression Analysis<br />
(MRA). The research findings indicate that price, people, food, accommodation,<br />
security, and cultural heritage are the five key factors that have influenced on the<br />
foreign tourists’ satisfaction. The research also provides some recommendations<br />
that help to enhance the quality of the tourism services to attract more tourists in<br />
the future.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu nhằm mục tiêu nhận biết mức độ hài lòng của du khách nước ngoài<br />
và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách khi chọn thành phố<br />
Hồ Chí Minh làm điểm đến. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp<br />
nghiên cứu định tính (kĩ thuật thảo luận nhóm tập trung) và nghiên cứu định<br />
lượng (sử dụng các phương pháp EFA, Cronbach’s Alpha, và hồi quy tuyến tính<br />
bội). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố bao gồm giá cả, con người, ẩm<br />
thực và lưu trú, an toàn, di sản văn hóa có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du<br />
khách nước ngoài. Từ những kết quả thu được, nghiên cứu đề xuất các khuyến<br />
nghị nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng và dịch vụ điểm đến, thu hút khách<br />
du lịch đồng thời gia tăng sự hài lòng của du khách.<br />
<br />
ta, mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế nước<br />
nhà. Cũng từ đó, ngành du lịch ngày càng phát triển<br />
và chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển<br />
của nền kinh tế nước nhà, thể hiện rõ qua lượt<br />
khách du lịch đến Việt Nam ngày càng gia tăng,<br />
nhất là lượt khách đến thành phố Hồ Chí Minh; tuy<br />
là một thành phố trẻ, nhưng luôn chiếm tỷ trọng<br />
cao (2.392.648 lươ ̣t) so với các điểm du lịch khác<br />
trên khắp cả nước.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố<br />
Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài<br />
chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân<br />
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong<br />
ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Các địa<br />
điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng (theo<br />
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí<br />
Minh). Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở<br />
thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới<br />
(WTO), đánh dấu một “bước ngoặt” lớn của nước<br />
<br />
Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao thành phố Hồ Chí<br />
Minh lại thu hút nhiều lượt khách du lịch quốc tế<br />
1<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 1 – 10<br />
<br />
đến như vậy, hay nói cách khác là những nhân tố<br />
nào tác động đến sự hài lòng của du khách khi họ<br />
đến nơi này? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi quyết<br />
định nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nước<br />
ngoài khi đến với thành phố Hồ Chí Minh, với mục<br />
tiêu làm rõ mức độ tác động của từng nhân tố<br />
nghiên cứu đến sự hài lòng của du khách quốc tế,<br />
từ đó đưa ra những kiến nghị, hàm ý chính sách<br />
nhằm giúp các công ty du lịch lữ hành cũng như<br />
các tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực du<br />
lịch nắm bắt rõ nhu cầu của du khách và đề ra chiến<br />
lược kinh doanh thật sự phù hợp nhằm thu hút ngày<br />
càng nhiều hơn lượt khách đến tham quan.<br />
<br />
tố đối với sự hài lòng của khách du lịch, trên cơ sở<br />
khảo cứu các mô hình trên, nhóm nghiên cứu đã đề<br />
xuất mô hình theo Sơ đồ 1 trong phần đặt giả thuyết<br />
nghiên cứu.<br />
2.1 Các giả thuyết nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đã đề ra 9 giả thuyết, với 43 biến quan<br />
sát đại diện ban đầu tác động đến sự hài lòng của<br />
khách du lịch khi đến với thành phố Hồ Chí Minh.<br />
2.1.1 Yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch<br />
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với<br />
việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Du lịch gắn với<br />
việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định.<br />
Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận<br />
tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du<br />
lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu<br />
yếu tố giao thông vận tải. Thông qua mạng lưới<br />
giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở<br />
thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.<br />
<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Theo Cadotte, Wooddruff và Jenkins (1987) đã<br />
đưa ra định nghĩa: “Sự hài lòng là sự so sánh của<br />
những kỳ vọng với những trải nghiệm.”<br />
Tribe và Snaith (1998) cho rằng, các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến sự hài lòng của du khách bao gồm: Tài<br />
nguyên thiên nhiên, điều kiện vật chất, môi trường,<br />
các dịch vụ ăn uống – tham quan – giải trí – mua<br />
sắm, chỗ ở, chuyển tiền, di sản văn hóa.<br />
<br />
Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú là thành phần đặc<br />
trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ<br />
thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất<br />
của con người (ăn và ngủ) khi sống ngoài nơi cư<br />
trú thường xuyên của khách du lịch.<br />
<br />
Trần Thị Lương (2011) nghiên cứu và cho rằng các<br />
yếu tố: Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật<br />
chất, dịch vụ ăn uống - tham quan – mua sắm, môi<br />
trường, di sản văn hóa, chỗ ở ảnh hưởng đến sự hài<br />
lòng của du khách khi chọn Đà Nẵng là điểm đến.<br />
<br />
Cửa hàng mua sắm, quầy hàng lưu niệm nhằm đáp<br />
ứng nhu cầu về hàng hoá của khách du lịch bằng<br />
việc bán các mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch,<br />
bao gồm hàng thành phẩm và các hàng hoá khác.<br />
Dựa theo cơ sở trên giả thuyết H1 được phát biểu<br />
như sau:<br />
<br />
Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu & Trần Thị Ái Cảm<br />
(2012) nhận định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
mức độ hài lòng của du khách đến ý định quay lại<br />
thành phố Nha Trang bao gồm: môi trường, văn<br />
hóa và xã hội, ẩm thực, vui chơi giải trí, cơ sở vật<br />
chất.<br />
<br />
Giả thuyết H1: “Cơ sở hạ tầng du lịch ở thành phố<br />
Hồ Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng<br />
của du khách”.<br />
2.1.2 Yếu tố về con người<br />
Hướng dẫn viên du lịch: là người theo khách suốt<br />
cả hành trình nên cần phải tạo được ấn tượng tốt<br />
ngay từ giây phút đầu tiên. Và ấn tượng đó không<br />
chỉ là thái độ, cách ứng xử trong giao tiếp mà còn<br />
là những thông tin hướng dẫn viên cung cấp cho du<br />
khách.<br />
<br />
Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói chung và thành<br />
phố Hồ Chí Minh nói riêng ngày nay hoạt động du<br />
lịch đã ít nhiều có sự thay đổi, từ đó phát sinh thêm<br />
những nhân tố tác động mới. Với lý do đó, khi thực<br />
hiện nghiên cứu này chúng tôi không áp dụng<br />
nguyên mẫu mô hình nghiên cứu trên mà có sự thay<br />
đổi vài nhân tố trong mô hình cho phù hợp nhất với<br />
thực trạng du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh hiện<br />
nay. Cụ thể, để xác định mối liên hệ giữa các nhân<br />
<br />
Nhân viên du lịch: là một yếu tố quan trọng trong<br />
việc đánh giá chất lượng du lịch mà từ đó tạo nên<br />
<br />
2<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 1 – 10<br />
<br />
sự thỏa mãn của khách hàng. Sự chuyên nghiệp của<br />
nhân viên sẽ đem đến sự hài lòng cho du khách và<br />
khả năng ứng phó trong những tình huống bất ngờ.<br />
<br />
động tuyên truyền để thu hút khách du lịch, góp<br />
phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động<br />
xúc tiến du lịch. Từ lý do trên giả thuyết H5 được<br />
phát biểu:<br />
<br />
Người dân thành phố: sự thân thiệt, vui vẻ, nhiệt<br />
tình của người dân thành phố góp phần nâng cao<br />
hình ảnh du lịch của thành phố đó. Từ cơ sở trên<br />
giả thuyết H2 được phát biểu như sau:<br />
<br />
Giả thuyết H5: “Ẩm thực ở thành phố Hồ Chí<br />
Minh ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng của du<br />
khách”.<br />
<br />
Giả thuyết H2: “Yếu tố con người của thành phố<br />
Hồ Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều với sự hài lòng<br />
của du khách”.<br />
<br />
2.1.6 Giá cả<br />
Khi giá cả được khách hàng cảm nhận cao hoặc<br />
thấp thì mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giảm<br />
hoặc tăng tương ứng. Giá cả được xem như nhận<br />
thức của người tiêu dùng về việc từ bỏ hoặc hi sinh<br />
một cái gì đó để được sử dụng một sản phẩm hoặc<br />
một dịch vụ (Zeithaml,1988).<br />
<br />
2.1.3 Cảnh quan môi trường<br />
Cảnh quan, môi trường cũng tác động trực tiếp đến<br />
khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại và phát triển<br />
của hoạt động du lịch. Môi trường sạch đẹp sẽ tạo<br />
một cái nhìn đẹp trong mắt khách du lịch. Từ thực<br />
trạng trên giả thuyết H3 được phát biểu:<br />
<br />
Yếu tố giá cả trong đề tài đề cập đến giá cả mà<br />
khách du lịch phải chi trả cho khách sạn, dịch vụ,<br />
ăn uống, vui chơi, giải trí. Do đó, giả thuyết H6<br />
được phát biểu:<br />
<br />
Giả thuyết H3: “Cảnh quan môi trường tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều với sự hài<br />
lòng của du khách”.<br />
<br />
Giả thuyết H6: “Giá cả phải chi trả khi đi du lịch<br />
đến thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều<br />
đến sự hài lòng của du khách”.<br />
<br />
2.1.4 Di sản văn hóa<br />
Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển<br />
các sản phẩm du lịch. Các giá trị văn hóa được xem<br />
là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các<br />
sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng<br />
cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa<br />
phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các<br />
nước trong khu vực và quốc tế.<br />
<br />
2.1.7 An toàn<br />
Khi đi du lịch đến một địa điểm mới thì du khách<br />
rất chú trọng đến điều kiện an ninh. Điều này đảm<br />
bảo cho một chuyến đi vui vẻ, góp phần xây dựng<br />
hình ảnh du lịch thành phố ngày càng đẹp đẽ, thân<br />
thiện và an toàn trong mắt du khách. Giả thuyết H7<br />
được phát biểu như sau:<br />
<br />
Để thực sự có chất lượng và đủ khả năng phát triển<br />
bền vững, có sức cạnh tranh cao (trong nước và trên<br />
thế giới), không thể khác, sản phẩm du lịch phải<br />
khai thác tốt mọi thế mạnh trong tiềm năng và tài<br />
nguyên du lịch của đất nước, của địa phương, đặc<br />
biệt là các tài nguyên mang đậm giá trị văn hóa…<br />
Từ lý do trên giả thuyết H4 được phát biểu:<br />
<br />
Giả thuyết H7: “Sự an toàn khi đến thành phố Hồ<br />
Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng<br />
của du khách”.<br />
2.1.8 Dịch vụ<br />
Du khách sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi việc đổi<br />
ngoại tệ được thuận tiện, hình thức thanh toán qua<br />
thẻ được áp dụng rộng rãi và việc gọi taxi được<br />
nhanh chóng dễ dàng. Từ lý do trên giả thuyết H8<br />
được phát biểu:<br />
<br />
Giả thuyết H4: “Di sản văn hóa tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng<br />
của du khách”.<br />
2.1.5 Ẩm thực<br />
<br />
Giả thuyết H8: “Các dịch vụ ở thành phố Hồ Chí<br />
Minh ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của du<br />
khách”.<br />
<br />
Với sự đa dạng độc đáo của các món ăn, cùng cách<br />
chế biến cầu kỳ, tinh tế, hương vị thơm ngon, hợp<br />
khẩu vị. Ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt<br />
<br />
2.1.9 Thủ tục, an ninh, chính trị<br />
3<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 1 – 10<br />
<br />
Nếu tình hình chính trị được đảm bảo (không có<br />
chiến tranh, biểu tình,…), thủ tục hải quan, xuất<br />
nhập cảnh đơn giản, dễ dàng xin visa cùng với an<br />
ninh tại điểm tham quan được bảo đảm tốt sẽ tạo<br />
điền kiện thuận tiện để khách du lịch nước ngoài<br />
đến thành phố, và an tâm hơn khi đi ngắm cảnh hay<br />
tham quan. Vì vậy, giả thuyết H9 được phát biểu:<br />
<br />
2.2 Mô hình nghiên cứu:<br />
Dựa trên cơ sở 9 nhóm yếu tố tác động đến quyết<br />
định mua hàng thực phẩm Việt của người tiêu dùng<br />
được nêu trên. Mô hình nghiên cứu đề xuất bao<br />
gồm 9 yếu tố từ H1 đến H9 giả thuyết là các biến<br />
độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ<br />
thuộc là sự hài lòng của du khách khi đến thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Giả thuyết H9: “Thủ tục, an ninh, chính trị ảnh<br />
hưởng cùng chiều đến sự hài lòng của du khách”.<br />
<br />
Cơ sở hạ tầng du lịch<br />
<br />
H1(+)<br />
H2(+)<br />
<br />
Thủ tục - an ninh<br />
<br />
Con người<br />
Môi trường<br />
<br />
H3(+)<br />
<br />
H9(+)<br />
<br />
H4(+)<br />
<br />
Sự hài lòng của<br />
du khách<br />
<br />
Di sản văn hóa<br />
H5(+)<br />
Ẩm thực<br />
H6(+)<br />
Giá cả<br />
H7(+)<br />
An toàn<br />
H8(+)<br />
Dịch vụ<br />
Sơ đồ số 1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Tổng thể khách du lịch<br />
nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh<br />
năm 2014. Mẫu ngẫu nhiên 145 người. Cụ thể điều<br />
tra 145 người gồm cả nam, nữ với các độ tuổi khác<br />
nhau, với các công việc khác nhau, đến từ các quốc<br />
gia khác nhau.<br />
<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nhóm nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước<br />
đây và tham khảo các ý kiến của khách du lịch và<br />
một số chuyên gia trong ngành thông qua thảo luận<br />
và khảo sát bằng phiếu câu hỏi nhằm hoàn thiện<br />
thang đo của nghiên cứu này, thang đo gồm chín<br />
thành phần: cơ cở hạ tầng du lịch, con người, di sản<br />
văn hóa; thủ tục; an ninh, chính trị; ẩm thực; giá cả;<br />
dịch vụ; cảnh quan môi trường, các thành phần này<br />
được cấu tạo bởi nhiều biến quan sát và thành phần<br />
cuối cùng là sự hài lòng của du khách đối với điểm<br />
đến thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ các đối<br />
tượng khách du lịch, ở những độ tuổi khác nhau<br />
đến từ các quốc gia khác nhau trên địa bàn thành<br />
phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
4<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 13 (1), 1 – 10<br />
<br />
Số lượng phiếu phát ra là 145 phiếu, số lượng phiếu<br />
thu về sau khi loại bỏ những phiếu không hợp lệ là<br />
136 phiếu đạt tỷ lệ 93,8 % tổng số phiếu phát ra.<br />
<br />
với dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng<br />
Ngọc, 2008, tr. 262).<br />
Hơn nữa trong phân tích nhân tố khám phá EFA,<br />
những biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading)<br />
nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo vì có tương<br />
quan kém với nhân tố tiềm ẩn (khái niệm đo<br />
lường). Bước cuối cùng là kiểm định mô hình bằng<br />
phương pháp hồi quy bội với mức ý nghĩa 5%.<br />
<br />
Nghiên cứu được tiến hành qua 3 bước với sự hỗ<br />
trợ của phần mềm thống kê SPSS:<br />
-<br />
<br />
Xây dựng thang đo.<br />
Thu thập số liệu sơ cấp.<br />
Phân tích số liệu.<br />
<br />
Thang đo Likert với dãy giá trị từ 1 đến 5 được sử<br />
dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng khảo sát<br />
về tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến<br />
quyết định mua hàng thực phẩm Việt của người<br />
tiêu dùng: 1 điểm là “rất không đồng ý”; 2 điểm là<br />
“không đồng ý” ; 3 điểm là “trung lập” ; 4 điểm là<br />
“đồng ý”; 5 điểm là “rất đồng ý”. Nguồn cung cấp<br />
dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ<br />
liệu thứ cấp tham khảo từ sách báo, Internet, số liệu<br />
tại Tổng cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh và<br />
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí<br />
Minh... Đối với dữ liệu sơ cấp bảng câu hỏi được<br />
gửi trực tiếp đến các đối tượng phỏng vấn là khách<br />
du lịch nước ngoài tại địa bàn thành phố Hồ Chí<br />
Minh.<br />
<br />
Thang đo và độ tin cậy của các biến quan sát được<br />
đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phương<br />
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
(Exploratory Factor Analysis). Yêu cầu để thang<br />
đo được chấp nhận là loại bỏ các biến có hệ số<br />
tương quan biến tổng (item – total correlation) nhỏ<br />
hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6<br />
(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).<br />
Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích<br />
nhân tố khám phá EFA bao gồm: Tiêu chuẩn<br />
Bartlett và hệ số KMO dùng để đánh giá sự thích<br />
hợp của EFA. Theo đó, giả thuyết H0 (các biến<br />
không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị<br />
bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5<br />
≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05. Trường hợp KMO < 0,5<br />
thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp<br />
<br />
4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA<br />
<br />
Bảng 1. Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett<br />
<br />
0,756<br />
<br />
Hệ số KMO<br />
Kiểm định Bartlett<br />
<br />
Df<br />
<br />
210<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
0,000<br />
<br />
Theo kết quả ở Bảng 1, KMO = 0,765 nên phân<br />
tích nhân tố là thích hợp (Kaiser, 1974). Kiểm định<br />
Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa<br />
các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu<br />
kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì<br />
các biến quan sát có tương quan với nhau trong<br />
tổng thể (Hair, Anderson, Tatham và William,<br />
2006). Theo đó, sig của kiểm định trên là 0,000 nên<br />
các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.<br />
Với kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett ở<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy có đủ điều kiện để tiến hành phân<br />
tích nhân tố.<br />
Kết quả phân tích nhân tố được trình bày ở bảng 1,<br />
6 nhân tố có Eigenvalues (lượng biến thiên được<br />
giải thích bởi nhân tố so với biến thiên toàn bộ) lớn<br />
hơn 1 được rút trích từ 43 biến quan sát ban đầu;<br />
và Cumulative (phương sai trích) có giá trị bằng<br />
65,386% cho ta biết 6 nhân tố này giải thích được<br />
65,386% độ biến thiên của dữ liệu (Gerbing và<br />
<br />
5<br />
<br />