intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự thay đổi giá trị SUVMAX với tình trạng đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn III và IV tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự thay đổi chỉ số SUVmax ở bệnh nhân ung thu phổi biểu mô tuyến giai đoạn III và IV được chụp PET/CT với tình trạng đột biến gen EGFR. Từ đó ước lượng giá trị dự báo của chỉ số này với tình trạng đột biến nói trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự thay đổi giá trị SUVMAX với tình trạng đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn III và IV tại Bệnh viện Bạch Mai

  1. nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐổI GIÁ TRị SUVMAX VỚI TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN GIAI ĐOẠN III VÀ IV TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Nguyễn Thị Lan Anh*, Nguyễn Huy Bình*, Đồng Khắc Hưng**, Mai Trọng Khoa* *Bệnh viện Bạch Mai, **Học viện Quân y TÓM TẮT Mục đích: Tìm hiểu sự thay đổi chỉ số SUVmax ở bệnh nhân ung thu phổi biểu mô tuyến giai đoạn III và IV được chụp PET/CT với tình trạng đột biến gen EGFR. Từ đó ước lượng giá trị dự báo của chỉ số này với tình trạng đột biến nói trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn III, IV đã được xét nghiệm tình trạng đột biến EGFR (12 bệnh nhân có đột biến gen EGFR, 19 bệnh nhân không có đột biến gen EGFR) bằng test Strip Assay (ViennaLab). Sử dụng kỹ thuật PET/CT để xác định chỉ số SUVmax cao nhất tại mô phổi, hạch và tổ chức di căn. Kết quả nghiên cứu: Chỉ số SUVmax tại các hạch và mô di căn thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có đột biến gen so với nhóm không có đột biến gen (SUVmax trung bình tương ứng tại hạch là 4,7 so với 7,8 và SUVmax trung bình ở mô di căn là 4,0 so với 7,9; p < 0,05). Chỉ số này không khác biệt ở mô nguyên phát giữa hai nhóm (SUV max tương ứng là 8,4 so với 9,3; p> 0,05). Kết luận: Chỉ số SUVmax tại tổ chức hạch và tổ chức di căn ở những bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn III, IV có đột biến gen EGFR thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có đột biến gen EGFR. Chỉ số này là một chỉ số dự báo tình trạng đột biến gen EGFR ở những bệnh nhân UTPBMT giai đoạn muộn. Từ khóa: Đột biến EGFR, ung thư biểu mô tuyến, PET/CT, SUVmax. I. ĐẶT VẤN ĐỀ sớm, đánh giá giai đoạn, phát hiện di căn, đánh Sự ra đời của thuốc điều trị đích phân tử nhỏ giá hiệu quả điều trị và tái phát của UTPKTBN. (tyrosin kinase inhibitor – TKI) là một cuộc cách 18 F-FDG có liên quan tới mức độ ác tính, tăng sinh của các tế bào khối u và EGFR là một nhân tố khởi mạng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ đầu của con đường tín hiệu liên quan tới sự sống giai đoạn muộn, đặc biệt là ung thư biểu mô tuyến. sót, tăng sinh của tế bào[3] [4]. Chính vì vậy, một Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của thuốc phụ thuộc số nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan giữa chỉ vào sự hiện diện của các đột biến ở gen EGFR, số SUVmax (standard uptake value) trước điều trị có liên quan tới đáp ứng với thuốc. Mặc dù có rất của khối u với sự xuất hiện của đột biến EGFR [5]. nhiều các yếu tố liên quan đến đột biến gen EGFR Tại Việt Nam, vấn đề này chưa được quan như tuổi, giới, tình trạng hút thuốc, nhưng vẫn tâm đúng mức nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chưa đủ để chọn lựa cho điều trị cá thể bằng TKI. với mục tiêu là tìm hiểu đặc điểm chỉ số SUVmax Do đó, cần phải xác định thêm các yếu tố khác của kỹ thuật chụp PET/CT và tình trạng đột biến cùng với xét nghiệm sinh học phân tử xác định đột gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào biến EGFR để dự đoán mức độ đáp ứng với TKI, nhỏ biểu mô tuyến giai đoạn III và IV tại Bệnh viện đặc biệt là ở các bệnh nhân ung thư phổi biểu mô Bạch Mai nhằm mục đích tìm hiểu giá trị dự đoán tuyến giai đoạn muộn [1] [2]. của SUVmax với sự có mặt của đột biến EGFR ở 18 F-FDG PET/CT là kỹ thuật giúp chẩn đoán những bệnh nhân này. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 125
  2. nghiên cứu khoa học II. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Chuẩn bị bệnh nhân: 1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi - 31 bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến chụp PET/CT. giai đoạn III, IV được chẩn đoán xác định tại Trung - Bệnh nhân được thăm khám, khai thác tiền tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN và UB), sử bệnh, lập hồ sơ cho mỗi người bệnh, đo cân Bệnh viện Bạch Mai bằng giải phẫu bệnh mô sinh nặng, chiều cao, mạch, huyết áp, nhiệt độ. thiết, cell block hoặc mẫu mổ. - Kiểm tra đường huyết trước khi tiêm 18F-FDG - 31 bệnh nhân này đều được phân tích đột (đường huyết phải thấp hơn 8,0 mmol/l). biến gen EGFR tại Đơn vị gen trị liệu và đánh giá - Đặt đường truyền tĩnh mạch cố định. giai đoạn bệnh bằng PET/CT tại Trung tâm YHHN Sau khi tiêm 18F-FDG, bệnh nhân nằm nghỉ và UB - Bệnh viện Bạch Mai. tại phòng theo dõi, hạn chế tối đa việc đi lại, nói chuyện, vận động trước khi chụp. Bệnh nhân 2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đái tháo đường cần đi tiểu hết trước khi chụp hình. type I hoặc bệnh nhân đã điều trị bằng hóa chất, xạ trị, điều trị đích trước khi chụp PET/CT. +  Thuốc phóng xạ F-18 FDG: Dung dịch F-18 FDG (2-fluoro-2-deoxy-D-glucose). 3. Phương pháp nghiên cứu + Liều dùng 0,15 – 0,20 mCi/Kg cân nặng (7 a. Phân tích đột biến gen EGFR bằng phương -12 mCi), tiêm tĩnh mạch. pháp Strip Assay của Viennalab (Áo) + Chụp hình PET/CT : tiến hành sau tiêm - Tách DNA từ mô xử lý formalin – vùi F-18 FDG 45 - 60 phút. Chụp toàn thân từ nền sọ paraffin (FFPE) bằng kit đặc hiệu QIAamp DNA đến 1/3 trên xương đùi. Chụp thêm vùng quan tâm FFPETissue (Qiagen). hoặc thời điểm muộn khi cần. - Khuếch đại đoạn gen quan tâm bằng phản + Xử lý hình ảnh và nhận định kết quả: Kết ứng PCR theo kit EGFR StripAssay (ViennaLab). quả được phân tích, đánh giá sau khi khảo sát hình ảnh PET, hình ảnh CT, hình lồng ghép PET/CT và - Lai sản phẩm khuếch đại với đầu dò đặc tính chất hấp thu, phân bố hoạt chất phóng xạ F-18 hiệu được phân bố trên Test strip(ViennaLab) FDG. Các chỉ số định tính như kích thước, thể tích - Phân tích kết quả: của tổn thương, tỷ trọng, chỉ số hấp thu hoạt chất * Có đột biến: có thể phát hiện được 1 hoặc phóng xạ chuẩn (Standard uptake value : SUV) nhiều đột biến gen trên tổng số 16 đột biến gen có cũng được đo - tính cho mỗi tổn thương để kết hợp ý nghĩa trên lâm sàng bao gồm 3 đột biến gen tại đánh giá kết quả cuối cùng. Giá trị SUV của tổn exon 18; 10 đột biến gen tai exon 19; 1 đột biến thương tìm thấy được so sánh với hoạt độ phóng gen tại exon 20; 2 đột biến gen tại exon 21. xạ bể máu trong trung thất (SUV trung bình bể máu * Âm tính: không phát hiện được 1 trong 16 = 2,5). Với các giá trị SUV từ 2-2,5 thì nghi ngờ giữa tổn thương lành tính và ác tính. Với các giá trị SUV đột biến gen mà Kit có thể phát hiện được. > 2,5 có thể xác định tổn thương ác tính[3][6][7]. b. Phân tích giá trị của SUVmax và đánh giá giai đoạn bằng PET/CT: 4. Thời gian: từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm tuổi giới của bệnh nhân nghiên cứu Tuổi Giới Tiền sử hút thuốc Đặc điểm Tổng số 65 Nam Nữ Có Không n 26 5 23 8 17 14 31 % 83,8% 16,2% 74,2% 25,8% 54,8% 45,2% 100,0% Tạp chí 126 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  3. nghiên cứu khoa học Nhận xét: - Trong 31 bệnh nhân nghiên cứu có tới 26/31 bệnh nhân < 65 tuổi chiếm 83,3%. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 58,3 ± 8,4 trong đó thấp nhất là 32 tuổi và cao nhất là 74 tuổi. - Tỷ lệ bệnh nhân nam (74,2%) cao hơn hẳn bệnh nhân nữ (25,8%) - Bệnh nhân hút thuốc hoặc từng hút thuốc gặp ở 17/31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 54,8% Bảng 2. Phân loại bệnh nhân theo giai đoạn bệnh, mẫu bệnh phẩm và tỷ lệ đột biến gen EGFR Giai đoạn bệnh Mẫu bệnh phẩm Đột biến EGFR Đặc điểm Tổng số III IV Sinh thiết Mẫu mổ Có Không n 9 22 25 6 12 19 31 % 29,0% 71,0% 80,6 19,4% 38,7% 61,3% 100,0% Nhận xét: - Trong 31 bệnh nhân có 22 bệnh nhân giai đoạn IV (71,0%) và 9 bệnh nhân giai đoạn III (29,0%). - Có 25/31 bệnh nhân (80,6%) được chẩn đoán đột biến gen bằng mẫu bệnh phẩm lấy từ sinh thiết. - Có 12 bệnh nhân mang đột biến gen EGFR chiếm tỷ lệ 38,7%; trong đó có 8 bệnh nhân mang đột biến xóa đoạn trên exon 19 và 4 bệnh nhân đột biến điểm L858R trên exon 21. Bảng 3. Đặc điểm chỉ số SUVmax theo vị trí u nguyên phát và di căn Có đột biến Không có đột biến Chỉ số SUVmax p EGFR EGFR U nguyên phát 8,4 ± 5,2 9,3 ± 4,8 > 0,05 Tại hạch 4,7 ± 1,3 7,8 ± 4,8
  4. nghiên cứu khoa học và kết quả chụp PET/CT để dự báo tình trạng đáp nhiều khả năng khối u có mang đột biến EGFR [5]. ứng với TKI. Trong thực hành lâm sàng, xét nghiệm đột Chỉ số SUVmax thấp hơn ở các trường hợp biến EGFR không phải lúc nào cũng thực hiện UTPKTBN biểu mô tuyến có đột biến EGFR gợi ý được, đặc biệt trong những trường hợp khối u ở vai trò thúc đẩy tế bào sống sót của EGFR. Lee EY những vị trí khó sinh thiết, hoặc bệnh nhân từ chối giả thiết rằng chuyển hóa tế bào tại các tổ chức sinh thiết lại cho kết quả xét nghiệm lần đầu tiên di căn sẽ thay đổi sau một loạt các sự kiện của không tốt. Do vậy, chỉ số SUVmax, cùng với một tế bào được diễn ra tạo ra quá trình di căn. Điều số chỉ số khác như tuổi, giới, tình trạng hút thuốc... này có thể lý giải được bởi quá trình chuyển hóa ở là một chỉ số góp phần dự đoán khả năng đột biến các khối u nguyên phát có đột biến EGFR có thể của EGFR. khác với các khối u di căn. Kết quả nghiên cứu Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra cho thấy SUVmax ở hạch hoặc tổ chức di căn ở được sự khác biệt về chỉ số SUVmax của kỹ thuật những bệnh nhân UTPKTBN biểu mô tuyến có đột chụp PET/CT và tình trạng đột biến gen EGFR ở biến EGFR thì thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân UTPKTBN biểu mô tuyến giai đoạn III những bệnh nhân không có đột biến EGFR. Tuy và IV. Tuy nhiên, vì không thể sinh thiết toàn bộ nhiên ở khối u nguyên phát tại phổi thì không thấy các tổn thương để làm giải phẫu bệnh nên bác sỹ sự khác biệt giữa 2 nhóm này. Có lẽ chuyển hóa đọc kết quả PET/CT là những bác sỹ có nhiều kinh thấp tại những khối u có EGFR đột biến liên quan nghiệm để loại trừ các hạch viêm và phản ứng. đến chỉ có một tỷ lệ rất ít các bệnh nhân này có biểu hiện quá mức của gen GLUT-1 so với những V. KẾT LUẬN bệnh nhân không có đột biến EGFR (23% so với Nghiên cứu tiến hành trên 31 bệnh nhân ung 58%) [4]. thư phổi biểu mô tuyến. Kết quả thu đuwọc như Kết quả ở bảng 3 đã cho thấy có sự khác sau: chỉ số SUVmax tại các hạch và mô di căn nhau về chuyển hóa ở các tế bào khối u di căn có thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có đột biến đột biến EGFR và khối u không có đột biến EGFR. gen so với nhóm không có đột biến gen (SUVmax Kết quả giá trị SUVmax trung bình tương đương trung bình tương ứng tại hạch là 4,7 so với 7,8 và với kết quả nghiên cứu của các tác giả Mak et al SUVmax trung bình ở mô di căn là 4,0 so với 7,9; [8], nhưng lại thấp hơn tác giả Chung et al [9]. Sự p < 0,05); và không khác biệt ở mô nguyên phát khác nhau về kết quả có thể giải thích là do sự ảnh giữa hai nhóm (SUV max tương ứng là 8,4 so với hưởng của type mô bệnh học lên quá trình tính 9,3; p> 0,05). Vì vậy, chỉ số SUVmax có thể được toán SUVmax: tế bào vảy thường lấy nhiều FDG coi là một yếu tố dự báo tình trạng đột biến EGFR hơn tế bào biểu mô tuyến [3]. Đặc biệt, tác giả trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi biểu mô tuyến Huang còn cho rằng nếu SUVmax lớn hơn 9,5 thì giai đoạn muộn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lindeman NI, Cagle PT, Beasley MB, et al. ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp chí Ung thư (2013) Molecular testing guideline for selection of học Việt Nam. Số 2 năm 2011; trang 101-108. lung cancer patients for EGFR and ALK tyrosine 4. Lee EY,  Khong PL,  Lee VH,  Qian W,  Yu kinase inhibitors: guideline from the College of X,  Wong MP.(2015) Metabolic phenotype of American Pathologists, International Association stage IV lung adenocarcinoma: relationship with for the Study of Lung Cancer, and Association for epidermal growth factor receptor mutation.Clin Molecular Pathology. J Mol Diagn. 15:415–453. Nucl Med. 40(3):e190-5. 2. Dacic S. (2008). EGFR assays in lung 5. Huang CT, Yen RF, Cheng MF, et al. (2010). cancer. Adv Anat Pathol. 15:241–247. Correlation of F-18 fluorodeoxyglucosepositron 3. Mai Trọng Khoa, Trần Hải Bình và CS emission tomography maximal standardized (2011). Giá trị của PET/CT/CT trong chẩn đoán uptake value and EGFR mutations in advanced Tạp chí 128 Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX
  5. nghiên cứu khoa học lung adenocarcinoma.Med Oncol. 27:9–15. 8. Mak RH, Digumarthy SR, Muzikansky A, et 6. Mai Trọng Khoa (2009): Ứng dụng kỹ thuật al. (2011). Role of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography in predicting epidermal PET và PET/CT trong lâm sàng, Tạp chí Y học lâm growth factor receptor mutations in non–small cell sàng, 5/2009, tr. 19-25. lung cancer.Oncologist. 16:319–326. 7. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Phan Sỹ 9. Chung HW, Lee KY, Kim HJ, et al. (2014). An, Lê Chính Đại và cộng sự (2010): Ứng dụng kỹ FDG PET/CT/CT metabolic tumor volume and thuật chụp hình PET/CT trong ung thư tại Trung total lesion glycolysis predict prognosis in patients tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch with advanced lung adenocarcinoma. J Cancer Mai, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 570-579. Res Clin Oncol. 140:89–98. ABSTRACT STUDY THE CHANGE OF SUVMAX INDEX ON PET/CT IN THE RELATION WITH EGFR MUTATION STATUS IN PATIENTS WITH ADENOCARCINOMA LUNG CANCER STAGE III, IV AT BACH MAI HOSPITAL Purpose: Study the change of SUVmax index on PET/CT in the relation with EGFR mutation status in patients with adenocarcinoma lung cancer stage III, IV at Bach Mai hospital. Therefore, we could estimate the predict value of this index in for EGRF mutation status. Patients and methods: Thirty-one patients with adenocarcinoma lung cancer stage III, IV with verified EGFR mutations (12 EGFR mutants, 19 EGFR wild-type) by Strip Assay (Vienalab) and having pretreatment PET/CT were retrospectively reviewed. Results: SUVmax index of the metastases in adenocarcinoma with EGFR-mutant were lower than adenocarcinoma with EGFR wild-type (nodal SUVmax 4,7 vs 7,8, distant metastasis SUVmax 4,0 vs 7,9, respectively; both p< 0,05). No statistical significant difference was observed in the primary tumors SUVmax between the 2 groups (SUVmax 8,4 vs 9,3, p>0,05). Conclusions: SUVmax index was lower in the metastasis favors the presence of EGFR mutations in stage III, IV lung adenocarcinoma, and SUVmax index is an independent predictor of EGFR mutations.Key Words: EGFR mutations, adenocarcinoma, PET/CT, SUVmax. Tạp chí Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2