intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng slimtosen trên thực nghiệm

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm trên thực nghiệm, kết quả cho thấy: viên nang slimtosen có tác dụng giảm cân, hạ lipid và đường máu trên động vật thực nghiệm. Khi cho uống ở mức liều 500 mg/kg thể trọng liên tục trong 2 tuần trên chuột cống trắng gây béo phì thực nghiệm, trọng lượng cơ thể chuột và các chỉ số sinh hóa máu như cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C đều giảm, đồng thời chỉ số HDL-C máu tăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của viên nang cứng slimtosen trên thực nghiệm

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU CỦA<br /> VIÊN NANG CỨNG SLIMTOSEN TRÊN THỰC NGHIỆM<br /> Đặng Trường Giang*; Chử Văn Mến*; Vũ Tuấn Anh*<br /> Nguyễn Văn Long*; Nguyễn Văn Thịnh*<br /> TÓM TẮT<br /> Viên nang cứng slimtosen là sản phẩm do các nhà khoa học của Học viện Quân y bào chế<br /> từ các nguồn dược liệu tự nhiên như lá sen, chitosan, L-carnitin fumarat. Đây là chế phẩm<br /> được dùng để hỗ trợ điều trị trường hợp tăng lipid máu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh<br /> giá tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm trên thực nghiệm, kết quả cho thấy: viên nang<br /> slimtosen có tác dụng giảm cân, hạ lipid và đường máu trên động vật thực nghiệm. Khi cho<br /> uống ở mức liều 500 mg/kg thể trọng liên tục trong 2 tuần trên chuột cống trắng gây béo phì<br /> thực nghiệm, trọng lượng cơ thể chuột và các chỉ số sinh hóa máu như cholesterol toàn phần,<br /> triglycerid, LDL-C đều giảm, đồng thời chỉ số HDL-C máu tăng.<br /> * Từ khóa: Slimtosen; Hạ lipid máu; Giảm béo; Lá sen.<br /> <br /> Study of Hypolipidemic Effects of Slimtosen Capsules in Experiment<br /> Summary<br /> Slimtosen capsule is prepared from natural herbal sources such as lotus leaves, chitosan,<br /> L-carnitine fummarate by scientists of Vietnam Military Medical University. It is used for<br /> supportive treatment of hyperlipidemia. In this study, we evaluated the hypolipidemic effects of<br /> this product. The results showed that slimtosen capsule has anti-obesity, hypolipidemic and<br /> hypoglycemic effects in obese mouse. Oral administration of slimtosen at 500 mg/kg body<br /> weight for 2 consecutive weeks, the body weight, total cholesterol, triglycerides, LDL-C were<br /> reduced, meanwhile HDL-C was increased.<br /> * Key words: Slimtosen; Hypolipidemic; Anti-obesity; Lotus leaf.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sen (Nelumbo nucifera, Nelumbonaceae)<br /> là cây thảo, sống ở nước được trồng phổ<br /> biến ở Việt Nam. Sen cho nhiều vị thuốc<br /> quý: hạt sen (Liên nhục), quả sen (Liên<br /> thạch), tâm sen (Liên tâm), gương sen<br /> (Liên phòng), tua sen (Liên tu), thân sen<br /> <br /> (Liên ngẫu) và lá sen (Liên diệp) [1]. Lá<br /> sen có chứa alkaloid là nuciferin có tác<br /> dụng chống béo phì và hạ lipid máu [5, 6].<br /> Nhiều sản phẩm đã được bào chế từ lá<br /> sen cho hiệu quả điều trị tốt. Từ hoạt chất<br /> alcaloid toàn phần của dược liệu lá sen<br /> <br /> * Học viện Quân y<br /> Người phản hồi (Corresponding): Chử Văn Mến (chuvanmen@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 06/09/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/11/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 01/12/2014<br /> <br /> 14<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> kết hợp với chitosan, Học viện Quân y đã<br /> bào chế được viên nang cứng slimtosen<br /> với mục đích hạ lipid máu, giúp giảm béo<br /> phì, bước đầu cho kết quả tốt. Để đảm<br /> bảo hiệu quả điều trị của chế phẩm, việc<br /> đánh giá tác dụng sinh học là rất quan<br /> trọng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br /> đánh giá tác dụng chống béo phì và hạ<br /> lipid máu của viên nang cứng slimtosen<br /> trên động vật thực nghiệm. Kết quả của<br /> nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định hiệu<br /> quả điều trị của chế phẩm slimtosen khi<br /> đưa ra thị trường.<br /> ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ<br /> PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Nguyên liệu, đối tƣợng nghiên cứu.<br /> <br /> được cho uống thuốc. Các lô thí nghiệm<br /> được chia như sau:<br /> - Lô 1 (lô đối chứng âm): chuột bình<br /> thường, không dùng thuốc, chỉ uống nước.<br /> - Lô 2 (lô đối chứng dương): chuột béo<br /> phì, không dùng thuốc, chỉ uống nước.<br /> - Lô 3 (lô dùng thuốc đối chiếu slimtosen):<br /> chuột béo phì, uống thuốc slimtosen liều<br /> 500 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.<br /> - Lô 4 (lô dùng thuốc đối chiếu<br /> cholestyramin): chuột béo phì, uống thuốc<br /> cholestyramin liều 500 mg/kg trọng lượng<br /> cơ thể/ngày.<br /> Sau 2 tuần cho uống thuốc, tiến hành<br /> lấy máu chuột trong các lô thí nghiệm và<br /> phân tích chỉ số lipid [2, 3, 5, 6].<br /> <br /> - Chế phẩm nghiên cứu: viên nang<br /> cứng slimtosen do Học viện Quân y bào<br /> chế, đạt tiêu chuẩn cơ sở, thuốc đối chiếu<br /> cholestyramin (Hãng Bristol Mayers Squibb,<br /> Pháp), cholesterol (Hãng DBH, Anh).<br /> <br /> * Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br /> kê dùng trong y - sinh học, sử dụng phẩn<br /> mềm Microsoft Excel 2010 và phần mềm<br /> Epi.info 6.0 [4].<br /> <br /> - Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng<br /> chủng Swiss khoẻ mạnh, trọng lượng 18 22 g, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm. Động vật<br /> được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm<br /> 5 ngày trước khi tiến hành thí nghiện.<br /> <br /> 1. Kết quả đánh giá các chỉ số sinh<br /> hóa máu.<br /> <br /> - Thiết bị: máy xét nghiệm sinh hoá tự<br /> động Hitachi 902 (Nhật), cân phân tích<br /> Sartorius 10-4 (Đức), bơm kim tiêm...<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Chuột nhắt trắng được chia thành 4 lô,<br /> mỗi lô 12 con, chuột ở lô 1 nuôi ăn thức<br /> ăn thường, các lô còn lại được nuôi ăn<br /> bằng thức ăn có hàm lượng cholesterol<br /> và lipid cao (thành phần thức ăn nuôi<br /> chuột béo phì: thức ăn thường, casein,<br /> cholesterol lòng đỏ trứng, mỡ lợn và các<br /> vitamin, chất khoáng). Sau 42 ngày nuôi,<br /> chọn chuột tăng cân đến mức độ béo phì<br /> 15<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Tiến hành đánh giá tỷ lệ thay đổi các<br /> chỉ tiêu cholesterol và triglycerid máu<br /> chuột của nhóm chuột ăn thức ăn có hàm<br /> lượng lipid cao (lô 2) so với lô chuột ăn<br /> thức ăn bình thường (lô 1).<br /> Bảng 1: Chỉ số sinh hóa lipid máu chuột<br /> sau 42 ngày nuôi (n = 30).<br /> (mm/l)<br /> Cholesterol<br /> <br /> 3,4 ± 0,4<br /> <br /> 5,7 ± 0,6<br /> <br /> 67,65<br /> <br /> Triglycerid<br /> <br /> 0,7 ± 0,2<br /> <br /> 1,3 ± 0,4<br /> <br /> 85,71<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-2 < 0,05<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> Chuột ở các lô ăn thức ăn có hàm<br /> lượng lipid cao đều có chỉ số lipid máu<br /> cao hơn lô ăn thức ăn thường. Cụ thể, hàm<br /> lượng cholesterol và triglycerid ở lô được<br /> nuôi béo phì tăng lần lượt 67,65% và<br /> 85,71% so với lô ăn thức ăn thường.<br /> <br /> Tiến hành đánh giá tỷ lệ thay đổi chỉ<br /> tiêu trọng lượng cơ thể chuột sau khi dùng<br /> thuốc, so sánh sự biến đổi thể trọng đối<br /> với nhóm chuột ăn thức ăn có hàm lượng<br /> lipid cao (lô 2 - TL2) và so với lô chuột ăn<br /> thức ăn bình thường (lô 1 - TL1).<br /> <br /> 2. Đánh giá ảnh hƣởng của thuốc đến trọng lƣợng cơ thể chuột.<br /> Bảng 2: Thay đổi trọng lượng cơ thể chuột sau khi dùng thuốc (n = 6).<br /> (g)<br /> <br /> Lô 1<br /> <br /> 29,8<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 34,07<br /> <br /> Lô 2<br /> <br /> 45,2<br /> <br /> 51,68<br /> <br /> (-)<br /> <br /> Lô 3<br /> <br /> 41,2<br /> <br /> 38,26<br /> <br /> 8,85<br /> <br /> Lô 4<br /> <br /> 37,6<br /> <br /> 26,17<br /> <br /> 16,81<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-i < 0,05; p2-j < 0,05; p3-4 < 0,05<br /> <br /> (Trong đó: i = 2, 3, 4; j = 1, 3, 4)<br /> Sau 2 tuần cho uống thuốc, trọng lượng cơ thể của chuột ở các lô 3 và 4 giảm lần<br /> lượt 8,85% và 16,81% so với lô 2, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ<br /> giảm trọng lượng cơ thể chuột ở lô 3 thấp hơn so với lô 4 khoảng 2,38 lần, sự khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, sau 2 tuần dùng thuốc, trọng lượng cơ<br /> thể của chuột ở lô 3 và 4 vẫn cao hơn so với lô 1 lần lượt 38,26% và 26,17%, sự khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> 3. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của slimtosen đến một số chỉ số sinh hóa<br /> máu chuột.<br /> Tiến hành đánh giá tỷ lệ thay đổi một số chỉ tiêu hóa sinh trong máu chuột sau khi<br /> dùng thuốc, so sánh sự biến đổi của các chỉ số này với nhóm chuột ăn thức ăn có hàm<br /> lượng lipid cao (lô 2) và với lô chuột ăn thức ăn bình thường (lô 1).<br /> Bảng 3: Ảnh hưởng của slimtosen đến một số chỉ số sinh hóa máu chuột (n = 6).<br /> <br /> (mm/l)<br /> <br /> TL1 (%)<br /> <br /> TL2 (%)<br /> <br /> (mm/l)<br /> <br /> TL1 (%)<br /> <br /> TL2 (%)<br /> <br /> Lô 1<br /> <br /> 3,45 ± 0,4<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 39,79<br /> <br /> 0,76 ± 0,2<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 51,61<br /> <br /> Lô 2<br /> <br /> 5,73 ± 0,5<br /> <br /> 166,09<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 1,55 ± 0,5<br /> <br /> 204,94<br /> <br /> (-)<br /> <br /> Lô 3<br /> <br /> 5,28 ± 0,6<br /> <br /> 153,04<br /> <br /> 92,15<br /> <br /> 1,17 ± 0,3<br /> <br /> 153,95<br /> <br /> 75,48<br /> <br /> Lô 4<br /> <br /> 4,42 ± 0,4<br /> <br /> 128,11<br /> <br /> 77,14<br /> <br /> 0,89 ± 0,4<br /> <br /> 117,11<br /> <br /> 57,42<br /> <br /> p<br /> <br /> 16<br /> <br /> p1-i < 0,05; p2-j < 0,05; p3-4 < 0,05<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> LDL-C<br /> <br /> Lô chuột<br /> <br /> HDL-C<br /> <br /> (mm/l)<br /> <br /> TL1 (%)<br /> <br /> TL2 (%)<br /> <br /> (mm/l)<br /> <br /> TL1 (%)<br /> <br /> TL2 (%)<br /> <br /> Lô 1<br /> <br /> 1,59 ± 0,25<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 42,81<br /> <br /> 2,80 ± 0,31<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 30,84<br /> <br /> Lô 2<br /> <br /> 2,78 ± 0,38<br /> <br /> 174,84<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 2,14 ± 0,24<br /> <br /> 76,43<br /> <br /> (-)<br /> <br /> Lô 3<br /> <br /> 1,85 ± 0,41<br /> <br /> 116,35<br /> <br /> 66,55<br /> <br /> 2,47 ± 0,26<br /> <br /> 88,21<br /> <br /> 115,42<br /> <br /> Lô 4<br /> <br /> 1,74 ± 0,43<br /> <br /> 109,43<br /> <br /> 62,59<br /> <br /> 2,53 ± 0,23<br /> <br /> 90,36<br /> <br /> 118,22<br /> <br /> p<br /> <br /> p1-i < 0,05; p2-j < 0,05; p3-4 > 0,05<br /> <br /> (Trong đó: i = 2, 3, 4; j = 1, 3, 4; TL1: tỷ lệ phần trăm biến đổi so với lô 1; TL2: tỷ lệ<br /> phần trăm biến đổi so với lô 2)<br /> Sau 2 tuần cho uống thuốc, hàm lượng<br /> cholesterol toàn phần máu chuột ở các lô<br /> 3 và 4 giảm lần lượt 7,85% và 22,86% so<br /> với lô 2, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Hàm lượng cholesterol toàn<br /> phần máu chuột ở lô 3 thấp hơn so với<br /> lô 4 khoảng 2,92 lần, sự khác biệt có ý<br /> nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy nhiên, sau<br /> 2 tuần dùng thuốc, hàm lượng cholesterol<br /> toàn phần máu của chuột ở lô 3 và 4 vẫn<br /> cao hơn so với lô 1 lần lượt 53,04% và<br /> 28,11%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05).<br /> Đối với triglycerid, hàm lượng triglycerid<br /> máu chuột ở các lô 3 và 4 đã giảm lần<br /> lượt 24,52% và 42,58% so với lô 2, sự<br /> khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Tỷ lệ giảm hàm lượng triglycerid của<br /> chuột ở lô 3 thấp hơn so với lô 4 khoảng<br /> 1,74 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Tuy nhiên, sau 2 tuần dùng<br /> thuốc, hàm lượng triglycerid máu chuột ở<br /> lô 3 và 4 vẫn cao hơn so với lô 1 lần lượt<br /> 56,01% và 18,67%, sự khác biệt có ý nghĩa<br /> thống kê (p < 0,05).<br /> Đối với chỉ số LDL-C, hàm lượng LDLC máu chuột ở lô 3 và 4 giảm lần lượt<br /> 17<br /> <br /> 33,45% và 37,41% so với lô 2, sự khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác<br /> biệt về tỷ lệ giảm hàm lượng LDL-C máu<br /> chuột giữa lô 3 và 4 không có ý nghĩa<br /> thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, sau 2 tuần<br /> dùng thuốc, hàm lượng LDL-C máu chuột<br /> ở lô 3 và 4 vẫn cao hơn so với lô 1 lần<br /> lượt 16,35% và 9,43%, sự khác biệt có<br /> ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br /> Ngược lại, đối với chỉ số HDL-C, hàm<br /> lượng HDL-C máu chuột ở các lô 3 và 4<br /> tăng lần lượt 15,42% và 18,22% so với<br /> lô 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> (p < 0,05). Sự khác biệt về tỷ lệ tăng hàm<br /> lượng HDL-C máu của chuột giữa lô 3 và<br /> 4 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br /> Tuy nhiên, sau 2 tuần dùng thuốc, hàm<br /> lượng HDL-C máu của chuột ở lô 3 và 4<br /> vẫn thấp hơn so với lô 1 lần lượt 11,79%<br /> và 9,64%, sự khác biệt có ý nghĩa thống<br /> kê (p < 0,05).<br /> KẾT LUẬN<br /> Từ các kết quả trên cho thấy, viên<br /> nang slimtosen có tác dụng giảm cân, hạ<br /> lipid và đường máu trên mô hình chuột<br /> thực nghiệm. Khi cho uống chế phẩm ở<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2014<br /> <br /> mức liều 500 mg/kg thể trọng liên tục<br /> trong 2 tuần thấy trọng lượng cơ thể chuột<br /> và các chỉ số sinh hóa máu như cholesterol<br /> toàn phần, triglycerid, LDL-C đều giảm,<br /> đồng thời chỉ số HDL-C máu tăng.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đỗ Huy Bích và CS. Cây thuốc và động<br /> vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa<br /> học Kỹ thuật. 2004, 2, tr.721-726.<br /> 2. Bộ Y tế. Quy chế đánh giá tính an toàn<br /> và hiệu lực thuốc cổ truyền. Quyết định<br /> 371/BYT-QĐ ngày 12/3/1996.<br /> 3. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đỗ Ngọc Liên,<br /> Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Khắc Tạo. Tác<br /> dụng giảm trọng lượng và lipid máu từ một số<br /> <br /> 18<br /> <br /> phân đoạn dịch chiết quả sơn tra lên chuột<br /> béo phì thực nghiệm. Tạp chí Dược học.<br /> 2010, 8, tr.37-41.<br /> 4. Nguyễn Xuân Phách và CS. Toán thống<br /> kê và tin học ứng dụng trong sinh - y - dược.<br /> Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 1995,<br /> tr.146-149.<br /> 5. Du H, You JS, Zhao X, Park JY, Kim<br /> SH, Chang KJ. Antiobesity and hypolipidemic<br /> effects of lotus leaf hot water extract with<br /> taurine supplementation in rats fed a high fat<br /> diet. Journal of Biomedical Science. 2010, 17<br /> (Suppl 1), p.42.<br /> 6. Ono Y, Hattori E, Fukaya Y, Imai S, Ohizumi<br /> Y. Anti-obesity effect of nelumbonucifera leaves<br /> extract in mice and rats. Journal of<br /> Ethnopharmacology. 2006, 106, pp.238-244.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1