Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÁC PHÂN ĐOẠN CHIẾT TỪ THÂN CÂY<br />
ĐẬU BẮP ABELMOSCHUS ESCULENTUS L. – MALVACEAE<br />
TRÊN CHUỘT NHẮT<br />
Huỳnh Ngọc Trinh*, Nguyễn Bảo Yến*, Vũ Thị Thanh Thảo*, Trần Thủy Tiên*, Mai Phương Mai*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động hạ glucose huyết và lipid huyết của các cao chiết phân<br />
đoạn từ dịch toàn phần ethanol của thân cây đậu bắp.<br />
Phương pháp: cao toàn phần ethanol được chiết bằng phương pháp đun hồi lưu với dichloromethan và<br />
ethylacetat. Chuột được gây đái tháo đường thực nghiệm bằng alloxan và gây tăng lipid huyết bằng tyloxapol.<br />
Các cao phân đoạn thu được được cho chuột uống mỗi ngày. Glucose huyết được đo mỗi 5 ngày trong vòng 15<br />
ngày thực nghiệm. Cholesterol, triglyceride huyết được đo 24 giờ sau khi tiêm tyloxapol.<br />
Kết quả: vào cuối đợt điều trị, nồng độ glucose huyết của nhóm chuột uống cao dichloromethan có giảm nhẹ<br />
nhưng chưa khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm không điều trị. Cao ethylacetat làm giảm rõ rệt nồng độ<br />
glucose cũng như cholesterol và triglycerid huyết của nhóm chuột điều trị với cao này. Cắn còn lại sau khi chiết<br />
không ảnh hưởng đến nồng độ glucose và cholesterol của chuột thử nghiệm.<br />
Kết luận: trong 3 cao khảo sát, cao ethylacetat đồng thời thể hiện rõ tác động hạ glucose và lipid huyết ở cả 2<br />
liều 30 và 60 g/kg.<br />
Từ khóa: đái tháo đường, tình trạng tăng lipid huyết, Okra.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PHARMACOLOGICAL EFFECT OF DIFFERENT FRACTIONAL EXTRACTS<br />
FROM PLANTS OF OKRA ABELMOSCHUS ESCULENTUS L. MALVACEAE IN MICE<br />
Huynh Ngoc Trinh, Nguyen Bao Yen, Vu Thi Thanh Thao, Tran Thuy Tien, Mai Phuong Mai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 4 - 2013: 429 - 433<br />
Objectives: this study aim to evaluate hypoglycemic and hypolipidemic effects of different fractional extracts<br />
obtained from total ethanol extract of Okra plant.<br />
Methods: total ethanol extract were extracted under reflux condition by using dichloromethane and acetate<br />
ethyl. Obtained fractional extracts were orally given to alloxan-induced diabetic mice or tyloxapol-induced<br />
hyperlipidemic mice at doses equivalent to 30g or 60g of dry powder/kg. Blood glucose levels were determined<br />
every 5 days during 15 days of treatment. Cholesterol and triglyceride levels were determined 24 h after tyloxapol<br />
injection.<br />
Results: at the end of treatment, glucose levels of mice treated with dichloromethane extract were slightly<br />
decreased but were not significantly different as compared to untreated mice. Acetate ethyl extract significantly<br />
lowered glucose as well as cholesterol and triglyceride levels of treated mice. Residual extract did not influence<br />
glucose and cholesterol levels of experimental mice.<br />
Conclusion: among studied fractions, acetate ethyl extract exhibited clearly hypoglycemic and hypolipidemic<br />
effect at dose of 30g/kg and 60g/kg.<br />
Keywords: diabetes, hyperlipidemia, Okra<br />
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Ngọc Trinh<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
ĐT: 0838295641<br />
<br />
Email: trinhbl81@yahoo.com<br />
<br />
429<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là<br />
một trong những bệnh mãn tính đang có xu<br />
hướng gia tăng trên thế giới nói chung và ở Việt<br />
Nam nói riêng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị<br />
rối loạn dung nạp đường thường kèm theo rối<br />
loạn chuyển hóa lipid huyết và tăng nguy cơ<br />
mắc chứng vữa xơ thành mạch và các bệnh tim<br />
mạch(2). Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược<br />
trong điều trị bệnh đái tháo đường và chứng rối<br />
loạn lipid huyết đang rất được quan tâm vì<br />
tương đối an toàn, ít tác dụng phụ và giúp giảm<br />
thiểu chi phí trong điều trị. Trong số đó, cây đậu<br />
bắp Abelmoschus esculentus L. đã được sử dụng<br />
từ lâu trong dân gian như một phương thuốc hỗ<br />
trợ trong điều trị đái tháo đường. Những nghiên<br />
cứu gần đây cho thấy cao chiết toàn phần bằng<br />
cồn 50% từ thân đậu bắp không chỉ có tác dụng<br />
hạ glucose huyết mà còn hạ lipid huyết(5). Vì vậy,<br />
với mong muốn đi xa hơn để tìm hiểu khả năng<br />
ứng dụng đậu bắp trong điều trị, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu các tác dụng dược lý này của<br />
các cao chiết phân đoạn từ thân cây Đậu bắp<br />
bằng các mô hình thực nghiệm trên chuột nhắt.<br />
<br />
VẬT LIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Vật liệu<br />
Thú thử nghiệm<br />
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, phái<br />
đực, từ 4,5 đến 6,5 tuần tuổi, cân nặng khoảng<br />
18g đến 26g, được mua từ Viện Pasteur Nha<br />
Trang và được nuôi bằng thức ăn viên do viện<br />
cung cấp. Chuột được nuôi ổn định ở nhiệt độ<br />
phòng 3-4 ngày trước khi bắt đầu mỗi thử<br />
nghiệm.<br />
<br />
Trung Quốc)<br />
Alloxan (Sigma-Aldrich Chemie Gmbh)<br />
Tyloxapol – Triton WR 1339 (Sigma-Aldrich<br />
Chemie Gmbh)<br />
Glibenclamid (CTCP XNK Domesco)<br />
Atorvastatin (Lipitor 20mg- Pfizer)<br />
Chất chống đông (EDTA –Sigma)<br />
Thuốc thử glucose (ISE, Italy)<br />
Thuốc thử cholesterol, thuốc thử triglycerid<br />
(Shenzhen Mindray Bio-medical Electronics Co.,<br />
LTD)<br />
<br />
Phương pháp<br />
Phương pháp chiết<br />
Dược liệu được sấy khô ở nhiệt độ dưới 70ºC<br />
trong vòng 3-4 tiếng và được xay nhỏ và rây qua<br />
rây 2mm. Bột dược liệu được chiết kiệt theo<br />
phương pháp đun hồi lưu bằng cồn 50%. Dịch<br />
chiết được cô quay ở nhiệt độ 60°C dưới áp suất<br />
giảm đến cao lỏng. Cao lỏng được cô cách thủy ở<br />
70°C đến cao đặc, sau đó sấy chân không ở 35°C<br />
đến cao khô, tơi xốp. Sau đó, cao chiết toàn phần<br />
tiếp tục được chiết kiệt bằng phương pháp đun<br />
hồi lưu với dichloromethan thu được dịch chiết<br />
T1, đem cô quay và cách thủy để bay hơi dung<br />
môi, thu được cao phân đoạn T1. Phần cắn còn<br />
lại tiếp tục được chiết tương tự với dung môi<br />
ethylacetat, thu được cao phân đoạn T2. Phần<br />
cắn còn lại trong bình sau khi bay hơi dung môi<br />
thu được cao phân đoạn T3.<br />
<br />
Dược liệu<br />
Thân đậu bắp Albelmoschus esculentus L. (toàn<br />
cây sau khi đã thu hoạch quả, nhổ cả rễ và thân)<br />
thái mỏng, phơi khô ở nắng vừa, bảo quản nơi<br />
khô mát, tránh ẩm ướt, mối mọt.<br />
<br />
Khảo sát tác dụng hạ glucose huyết<br />
Chuột được cho nhịn đói qua đêm trước khi<br />
tiêm alloxan. Chuột được gây tăng glucose huyết<br />
bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch alloxan liều<br />
60mg/kg (pha trong nước muối sinh lý). Thời<br />
điểm 48 giờ sau tiêm, chuột được lấy máu để<br />
đánh giá tình trạng ĐTĐ. Những chuột có nồng<br />
độ glucose huyết cao hơn 200mg/dL được lựa<br />
chọn vào thí nghiệm khảo sát tác dụng hạ<br />
glucose huyết của các cao dược liệu.<br />
<br />
Hóa chất<br />
Dung<br />
môi<br />
chiết<br />
xuất:<br />
ethanol,<br />
dichloromethan, ethylacetat (dung môi kỹ thuật,<br />
<br />
Chuột bị ĐTĐ được điều trị ngẫu nhiên bằng<br />
cách cho uống thuốc đối chứng (glibenclamid,<br />
liều 5mg/kg, 1 lần/ngày) hoặc các cao phân đoạn<br />
<br />
430<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
với liều tương đương 30g và 60g bột dược liệu<br />
khô/kg, 1 lần/ngày. Đối với nhóm chuột chứng<br />
bệnh, chuột được cho uống nước cất trong suốt<br />
quá trình thử nghiệm.<br />
Chuột được điều trị trong vòng 15 ngày.<br />
Đánh giá glucose huyết của chuột mỗi 5 ngày<br />
trong suốt quá trình điều trị.<br />
<br />
Khảo sát tác dụng hạ lipid huyết cấp<br />
Chuột được cho nhịn đói qua đêm trước khi<br />
tiến hành thử nghiệm. Chuột được gây tăng<br />
lipid bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch<br />
tyloxapol (pha trong nước muối sinh lý) ở liều<br />
250mg/kg. Ngay sau đó, chuột được cho uống<br />
atorvastatin (64mg/kg) hoặc các cao dược liệu<br />
với liều 30g và 60g/kg.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đo nồng độ cholesterol và triglycerid huyết<br />
vào thời điểm 24 giờ sau khi tiêm tyloxapol.<br />
<br />
Phương pháp đánh giá kết quả<br />
Các số liệu thu được được trình bày dưới<br />
dạng Trung bình ± SEM. Dùng ANOVA, pair T<br />
test để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm thử<br />
nghiệm và giữa thời điểm trước và sau khi điều<br />
trị của mỗi nhóm chuột. Sự khác biệt có ý nghĩa<br />
khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tác dụng hạ glucose huyết<br />
Kết quả định lượng nồng độ glucose huyết<br />
của các chuột thử nghiệm trong quá trình điều<br />
trị được trình bày trong bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Nồng độ glucose huyết (mg/dL) của các nhóm chuột trong quá trình điều trị<br />
Lô<br />
Chứng bệnh<br />
Glibenclamid 5mg/kg<br />
Cao T1 60mg/kg<br />
Cao T1 30mg/kg<br />
Cao T2 60mg/kg<br />
Cao T2 30mg/kg<br />
Cao T3 60mg/kg<br />
Cao T3 30mg/kg<br />
<br />
n<br />
5<br />
6<br />
8<br />
8<br />
6<br />
6<br />
6<br />
5<br />
<br />
Ngày 0<br />
349,0 ± 30,2<br />
367,5 ± 26,3<br />
328,0 ± 34,8<br />
355,9 ± 28,5<br />
336,3 ± 28,1<br />
350,3 ± 29,4<br />
369,3 ± 25,8<br />
326,4 ± 27,0<br />
<br />
Ngày 5<br />
268,2 ±21,7<br />
256,3 ± 55,7<br />
369,4 ± 54,9<br />
259,2 ± 33,9<br />
200,1 ± 47,7<br />
202,0 ± 39,3 (#)<br />
320,6 ± 47,9<br />
277,6 ± 35,1<br />
<br />
Ngày 10<br />
304 ± 38,2<br />
270,7 ± 53,0<br />
273,0 ± 36,5<br />
254,6 ± 37,5<br />
245,2 ± 37,8<br />
297,1 ± 40,2<br />
350,1 ± 23.2<br />
312,1 ± 42,4<br />
<br />
Ngày 15<br />
322,8 ± 35,9<br />
213,7 ± 44,2 (#)<br />
259,6 ± 36,3<br />
232,0 ± 36,64<br />
180,9 ± 27,3 (*)(#)<br />
232,3 ± 41,7<br />
287,2 ± 26,1<br />
290,0 ± 37,5<br />
<br />
Tỉ lệ giảm (%)<br />
--42<br />
21<br />
35<br />
46<br />
34<br />
22<br />
11<br />
<br />
Số liệu trình bày dưới dạng Trung bình ± SEM. (*) p < 0,05 khác biệt có ý nghĩa so với nhóm chứng. (#) P < 0,05 khác biệt có ý<br />
nghĩa so với ngày đầu điều trị trong cùng một lô<br />
<br />
Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở liều<br />
60mg/kg tiêm tĩnh mạch, alloxan đã gây tình<br />
trạng bệnh tương đối ổn định trong vòng 15<br />
ngày. Sau khi điều trị bằng glibenclamid 5mg/kg<br />
hay với các cao khác nhau, glucose huyết của các<br />
chuột thực nghiệm đã có giảm so với thời điểm<br />
ban đầu (bảng 1).<br />
Đối với cao T1, ở cả hai liều điều trị (30g/kg<br />
và 60g/kg), cao T1 làm giảm nhẹ glucose huyết<br />
sau 15 ngày điều trị nhưng chưa khác biệt có ý<br />
nghĩa so với lô chứng cũng như so với ngày đầu<br />
điều trị.<br />
Riêng cao T2, sau 5 ngày điều trị, liều 30g/kg<br />
và 60g/kg đều làm giảm đáng kể nồng độ<br />
glucose huyết so với nhóm chứng bệnh. Tuy<br />
nhiên, vào thời điểm này, do một số chuột (30%)<br />
của cả 2 lô điều trị có glucose huyết xuống dưới<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
126 mg/dL nên chúng tôi đã giảm liều 60g/kg<br />
xuống còn 30g/kg và ngừng cho uống cao T2 ở lô<br />
điều trị với liều 30g/kg. Sự thay đổi chế độ điều<br />
trị này đã dẫn đến glucose huyết của các lô chuột<br />
này tăng trở lại vào lần đo tiếp theo. Do đó,<br />
chúng tôi đã duy trì lại liều điều trị ban đầu từ<br />
ngày 10. Kết quả đo được vào cuối đợt thử<br />
nghiệm cho thấy glucose huyết của cả 2 lô chuột<br />
đã giảm đáng kể (lần lượt là 46% và 34% so với<br />
thời điểm ban đầu). Đặc biệt ở lô cho uống cao<br />
T2 liều 60g/kg, glucose huyết ở ngày 15 giảm có<br />
ý nghĩa so với thời điểm ban đầu cũng như so<br />
với lô chứng bệnh (P