BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br />
<br />
SỬ DỤNG CORTICOID TRONG<br />
LÂM SÀNG THẤP KHỚP HỌC<br />
<br />
Biên soạn: TS.Đoàn Văn Đệ (Học viện Quân Y)<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br />
Sau khi học xong chuyên đề “Sử dụng corticoid trong lâm sàng<br />
thấp khớp học”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như:<br />
Tác dụng sinh lý của cortico-steroid; Dược lý học cortico-steroid; và Các<br />
tác dụng phụ của corticoid trong lâm sàng thấp khớp học.<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
I. ĐẠI CƢƠNG<br />
Sử dụng corticoid là vấn đề quan trọng và còn nhiều tranh cãi trong lâm<br />
sàng thấp khớp học. Tác dụng chống viêm nhanh và mạnh là những căn cứ<br />
cho việc chỉ định thuốc trong điều trị các bệnh khớp. Phát minh corticosteroid được giải thưởng Nobel năm 1950.<br />
Nhưng thực tế cho thấy, khi dùng thuốc kéo dài, liều cao vượt quá liều<br />
sinh lí đã gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng dẫn đến những quan điểm<br />
khác nhau về vai trò của cortico-steroid trong sinh lý bệnh và điều trị các<br />
bệnh khớp. Tuy vậy việc sử dụng cortico-steroid vẫn là biện pháp quan trọng<br />
trong điều trị một số bệnh khớp, vì tác dụng mạnh của thuốc trong nhiều<br />
trường hợp mà chưa có thuốc chống viêm nào vượt được.<br />
II. TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA CORTICO-STEROID<br />
1. Tác dụng của Hormon cortico-sterroid<br />
Hormon cortico-sterroid là yếu tố cần thiết cho sự phát triển bình<br />
thường của cơ thể, giúp cơ thể duy trì hằng định của nội môi trong trạng thái<br />
bình thường cũng như trạng thái stress. Các hormon này là sản phẩm của trục<br />
đồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận [Hypothalamic Pituitary-Adrenal (HPA)]<br />
đáp ứng với các stress.<br />
- Ngoài tác dụng chống viêm nhanh và mạnh, các cortico-steroid còn có<br />
vai trò điều hoà quá trình chuyển hoá các chất, và điều hoà chức năng của hệ<br />
thần kinh trung ương.<br />
- Điều kiện sinh lý bình thường nồng độ cortico-steroid trong huyết<br />
tương thay đổi theo nhịp ngày đêm. Nồng độ đạt đỉnh cao từ 8-10 giờ sáng và<br />
<br />
3<br />
<br />
giảm dần, thấp nhất vào khoảng 21-23 giờ. Sau đó tăng trở lại từ khoảng 4 giờ<br />
sáng hôm sau.<br />
Trong trạng thái stress có biểu hiện tuyến thượng thận đáp ứng bằng<br />
tăng tổng hợp và giải phóng các cortico-steroid vào máu: các kích thích gây<br />
viêm thường kèm với việc giải phóng các cytokin như interleukin 1, 6 (IL1 và<br />
IL6), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor - TNFα). Các cytokin kích thích<br />
trục đồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận tăng tổng hợp cortico-steroid kết<br />
quả là gây ức chế ngược quá trình giải phóng cytokin do đó giảm quá trình<br />
viêm.<br />
Khi tổng hợp không đủ cortico-steroid sẽ dẫn đến không kiểm soát<br />
được phản ứng viêm gây tổn thương tổ chức lan rộng-tiếp tục gây giải phóng<br />
nhiều chất trung gian hoá học có tác dụng gây viêm. Mất khả năng thông tin<br />
ngược (Feed back) giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ chế gây viêm ở<br />
ngoại vi có thể là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của một số bệnh<br />
khớp.<br />
2. Một số tác dụng sinh lý<br />
Cortico-steroid có nhiều tác dụng sinh lý. Một số tác dụng sinh lý chủ<br />
yếu gồm:<br />
- Làm tăng khả năng thức tỉnh và sảng khoái.<br />
- Làm tăng glucose máu và tăng glycogen ở gan.<br />
- Làm tăng khả năng kháng insulin.<br />
- Ức chế chức năng tuyến giáp.<br />
- Ức chế chức năng tái tổng hợp và bài tiết hormon.<br />
- Làm tăng quá trình dị hoá ở cơ.<br />
- Làm tăng hoạt tính các men giải độc.<br />
- Làm chậm liền vết thương.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Kiềm chế phản ứng viêm cấp tính.<br />
- Kiềm chế phản ứng quá mẫn cảm muộn qua trung gian tế bào (phản<br />
ứng typ 4) và kiềm chế phản ứng miễn dịch dịch thể (týp 2).<br />
3. Tác dụng trên tế bào.<br />
- Thay đổi hoạt tính của tế bào thần kinh ở nhiều vùng của não do thay<br />
đổi các Neuropeptit, do tổng hợp và giải phóng nhiều chất dẫn truyền thần<br />
kinh (đặc biệt là các cathecholamine , axit α aminobutyric và prostaglandine).<br />
- Ức chế sự tổng hợp và ức chế giải phóng các hormon kích thích bài<br />
tiết tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (corticotropin, gonadotropin) từ vùng<br />
dưới đồi thị.<br />
- Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon kích thích tuyến<br />
thượng thận, kích thích tuyến giáp và hormon tăng trưởng của vùng tuyến<br />
yên.<br />
- Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon cortisol và androgen<br />
của tuyến thượng thận.<br />
- Ức chế sự tổng hợp estrogen của buồng trứng, ức chế tổng hợp<br />
testosteron của tinh hoàn, giảm hoạt tính của các hormon này tại cơ quan<br />
đích.<br />
- Ức chế sự phát triển của các tạo cốt bào.<br />
- Làm tăng loạn dưỡng cơ của khối cơ vân.<br />
- Làm thay đổi hoạt tính của tế bào mỡ do biến đổi phân bố mỡ trong tổ<br />
chức mỡ.<br />
- Làm giảm quá trình tăng sinh các tế bào sợi xơ, giảm tổng hợp ADN,<br />
và giảm tổng hợp các sợi collagen.<br />
- Ức chế tế bào sợi non sản xuất phospholipase A2, cyclooxygenase,<br />
prostaglandin và metalloproteinase.<br />
<br />
5<br />
<br />