Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Sinh lý da - BS.Trần Đăng Quyết
lượt xem 15
download
Nhằm giúp cho các bạn sinh viên ngành y nắm được những kiến thức về các chức phận của da; sự liên quan giữa da và nội tạng mà BS.Trần Đăng Quyết đã biên soạn thành công "Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Sinh lý da". Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Sinh lý da - BS.Trần Đăng Quyết
- BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ HỌC: SINH LÝ DA Biên soạn: BS.Trần Đăng Quyết 1
- MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học: Sinh lý da”, người học nắm được những kiến thức về các chức phận của da; sự liên quan giữa da và nội tạng. 2
- NỘI DUNG Da người lớn có diện tích 1,5m2 đến 1,8m2 và có trọng lượng trung bình là 15 - 18kg. Da không phải chỉ là một màng bọc đơn thuần, mà là một cơ quan có nhiều chức phận quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống. Mặt khác da có liên quan mật thiết đến các bộ phận khác trong cơ thể. Da có nhiệm vụ cách ly giữa nội môi và ngoại môi, giữ cho nội môi tương đối hằng định trong khi ngoại môi luôn biến đổi. Do đó, sự toàn vẹn, lành mạnh của da là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe chung. 1. CHỨC PHẬN BẢO VỆ CỦA DA Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu, cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hoá học, vi khuẩn có hại. Nhờ có cấu trúc rất chặt chẽ của lớp malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung - thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây xát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1,8kg trên một mili mét vuông). Trên bề mặt thượng bì còn có lớp “phim mỡ" gồm chủ yếu là axít béo triglyxerit, cholesterol, chất bã, làm cho da không bị ẩm quá hoặc khô quá tạo khả năng chống đỡ với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ; đồng thời bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm; có tác giả gọi đây là “khả năng tiệt trùng tự nhiên của da”. Nấm ngoài da thường mọc ở các vùng không có tuyến bã; các nấm xén tóc trẻ em thường tự nhiên khỏi ở tuổi dậy thì là lúc tăng hoạt động của tuyến bã. 3
- Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có bước sóng 200nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 - 700nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hoá. Bức xạ có bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da. Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để chống đỡ với vi khuẩn và nấm, pH của da thay đổi tuỳ từng vùng, trung bình từ 4,2 - 5,6. Những vùng da bị kiềm hoá (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, các nếp bẹn, kẽ chân, nách...) dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hoà đối với các dung dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm). Trong một số bệnh: nấm da, viêm da tiếp xúc, bệnh eczema và một số bệnh da nghề nghiệp khả năng đệm này bị giảm. 2. CHỨC PHẬN ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ CỦA DA Nhờ hệ số dẫn nhiệt của tổ chức mỡ dưới da (k = 0,00033) và của lớp sừng (k = 0,000125) tương đối thấp, nên về mùa đông da thường giữ không cho toả nhiệt nhiều cũng như cản bớt lạnh ở ngoài vào. Da còn có vai trò chủ động trong điều hoà nhiệt độ, do một loạt phản xạ đi từ các cơ quan thụ cảm nhiệt ở trung bì đến trung tâm điều hoà nhiệt độ dưới ở đồi thị. Da tham gia điều hoà nhiệt độ bằng 2 cơ chế chính: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể phản ứng bằng giãn mạch máu dưới da để tăng toả nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi và tăng bốc hơi, làm giảm nhiệt (trung bình tiết 1 lít mồ hôi làm tiêu hao 500 calo). Ngược lại khi 4
- nhiệt độ bên ngoài thấp cơ thể sẽ phản ứng bằng co mạch máu dưới da, giảm tiết mồ hôi, giảm toả nhiệt trên da. Tổn thương rộng trên da ảnh hưởng đến chức phận điều hoà nhiệt độ. Khi đó ngừng trệ tuần hoàn tĩnh mạch, vùng da tổn thương thường lạnh. Trong ban đỏ do viêm, có tăng nhiệt độ tại chỗ và tăng toả nhiệt, do đó bệnh nhân đỏ da toàn thân thường có cơn rét run biểu hiện sự điều hoà nhiệt độ kém của da và cơ thể. 3. CHỨC PHẬN BÀI TIẾT CỦA DA - Bài tiết mồ hôi: trên mặt da toàn cơ thể có chừng 2 - 5 triệu tuyến mồ hôi. Ngoài nhiệm vụ tham gia điều hoà thân nhiệt, mồ hôi còn có nhiệm vụ thải trừ các chất cặn bã, độc hại, chủ yếu là urê. Ở đây, da có vai trò hỗ trợ cho thận. Thành phần của mồ hôi: Nước 98 - 99%. Chất hữu cơ 0,6%. Muối 0,5%. Sunfat, phốt phat: vết. - Bài tiết chất bã (sebum): tuyến bã thường tập trung nhiều nhất ở mặt, lưng, ngực. Chất bã làm cho da không ngấm nước, lớp sừng mềm mại, lông tóc trơn mượt, giúp cho da chống đỡ với vi khuẩn và nấm. Thành phần chất bã gồm 2/3 là nước, còn 1/3 là a xít béo, squalen, cholesterol. 4. CHỨC PHẬN DỰ TRỮ CHUYỂN HÓA CỦA DA 4.1. Dự trữ Nước Trong cơ thể, nước chiếm 64%, riêng ở da 9%. Sau khi tiêm nước vào tĩnh mạch cho một con chó có tác giả thấy 17,7% được giữ lại trong da và 67,8% trong bắp thịt. Nếu điều trị bằng thuốc lợi tiểu thì nước ở da sẽ giảm đi 5
- từ 8 - 10%; nước ở các bộ phận khác không thay đổi. Như vậy da giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng nước. 4.2. Dự trữ NaCl Da dự trữ NaCl khá nhiều. Khi lao động, tiết nhiều mồ hôi thì nước ở da cũng giảm. Khi thận bị tổn thương, chức phận lọc NaCl sút kém, muối giữ lại nhiều trong máu và bị đưa ra da. NaCl ứ đọng ở da sẽ kéo theo nước, gây phù nề ở da. Nếu tiêm tĩnh mạch một dung dịch NaCl ưu trương thì da sẽ giữ từ 20 - 77% số lượng NaCl. Ăn nhạt, da sẽ mất 60 - 90% số lượng NaCl. Như vậy da giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng chất NaCl trong cơ thể. 4.3. Dưới tác dụng của tia cực tím cholesteron dưới da được chuyển hoá thành vitamin D, cần thiết cho sự hấp thu chất Ca ở xương. 4.4. Ở da còn có các chất điện giải khác như Ca, K, Mg. 4.5. Tỷ lệ glucose tự do trong da thường bằng 2/3 đường huyết. Khi tỷ lệ này tăng cao, thường dễ bị ngứa, nhiễm vi khuẩn, nấm men (moniliase), glycogen dưới da tham gia trong quá trình keratin hoá, glycogen thường tăng trong một số trạng thái viêm. Da chứa rất nhiều loại men như oxydaza, proteaza, hyaluronidaza các men này tham gia vào sự chuyển hoá chất trong cơ thể hoặc ngăn cản tác động của vi sinh vật hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể Các chất chalone, chất kháng chalone liên quan đến việc lành sẹo hay tạo sẹo lồi của da. 5. CHỨC PHẬN TẠO KERATIN VÀ TẠO MELANIN Có thể coi là 2 chức phận đặc hiệu của tế bào thượng bì, đồng thời cũng là 2 chức phận sơ đẳng đảm bảo cho sự toàn vẹn và lành mạnh của da. 6
- Trong quá trình sừng hoá các protein hình cầu của tế bào gai chuyển thành protein hình lá, hình sợi. Quá trình sừng hoá có thể gặp tăng sừng, dầy sừng (hyperkeratose) là sừng hoá mạnh quá; hoặc loạn sừng(dyskeratose): các tế bào sừng còn nhân và chứa đầy các lá sừng.Năng lượng cần thiết cho sự chuyển hoá này là do hoá giáng của glycogen ở tế bào gai. Cu (đồng) đóng vai trò xúc tác. Melanin là một protein phức hợp, màu xẫm được hình thành chủ yếu từ tyrosin. Dưới tác động của men tyrosinaza, qua nhiều giai đoạn trung gian chất dopa chuyển thành melanin. Sự sản sinh ra melanin được tiến hành trong các tế bào tua nằm xen kẽ ở lớp đáy. Tuỳ thuộc chủng tộc, tuổi tác, địa lý sự phân bố các sắc tố khác nhau tạo màu da khác nhau. 6. CHỨC PHẬN CẢM GIÁC CỦA DA 6.1. Sơ đồ phân bố tận cùng thần kinh và các hạt thụ cảm ở da. (1) Vật thể Golgi Mazzoni; (2) Hạt Meissner; (3) Hạt Kraus; (4) Hạt Ruffini; (5) Hạt Pacini; (6) Đầu tận cùng thần kinh tự do. 7
- 6.2. Cơ chế hiện tượng ngứa Yếu tố ngoại cảnh. ↓ Thần kinh. ↓↓↓ Ngứa → phản xạ → gãi → dập nát các tế bào→ giải phóng histamin. Chính tiết histamin làm giảm ngứa, nhưng gây giãn mạch và phù nề tạo phản ứng viêm, từ phản ứng viêm lại dẫn đến ngứa tăng dần và trở thành vòng luẩn quẩn. - Nếu biết cách gãi thì sẽ làm dịu được ngứa (chiều dài vết gãi tương ứng với số lượng điểm tiếp nhận thần kinh của da thì sẽ không gây hậu quả ngứa lại vì chỉ vừa đủ tiết histamin ức chế ngứa). - Khi gãi thần kinh ngoại vi bị tổn thương và gây ra biến đổi của da như: + Xung huyết. + Nhiễm sắc. + Sinh ra teo, dày sừng. + Có thể tăng tiết mồ hôi. + Phù, nề, loét... - Có ba loại cảm giác được tiếp nhận da: + Cảm giác sờ mó, tỳ ép, đụng chạm được tiếp thu do các hạt Meissner và Pacini. + Hạt Golgi và Mazzoni tiếp nhận tỳ đè. + Cảm giác nóng do hạt Ruffini và cảm giác lạnh do hạt Krause tiếp thu hoặc thụ cảm nội tạng tiếp nhận. + Cảm giác đau do tận cùng các dây thần kinh đảm nhận. 8
- Nhờ có chức phận cảm giác mà cơ thể có thể thích ứng được với ngoại cảnh và tránh được nhiều yếu tố có hại. 7. CHỨC PHẬN MIỄN DỊCH CỦA DA Da có liên quan đến miễn dịch tế bào, có các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như tế bào Langerhans, các lympho T, nhất là khi có phản ứng miễn dịch xảy ra. Đồng thời có các yếu tố sinh học hoà tan cũng đóng góp vào cơ chế miễn dịch này. Khi có kháng nguyên xâm nhập vào da, tế bào Langerhans xuất hiện bắt giữ KN, xử lý và trình diện KN với limphô bào có thẩm quyền miễn dịch. Bản thân tế bào sừng cũng có vai trò miễn dịch, nó tiết ra interferon. 8. CHỨC PHẬN NGOẠI HÌNH CỦA DA Tạo hình thái cơ thể con người. 9. SỰ LIÊN QUAN GIỮA DA VÀ NỘI TẠNG 9.1. Da là nơi phản ánh nhiều rối loạn hoặc tổn thương nội tạng, nội tiết. - Bệnh gan, mật biểu hiện vàng da và niêm mạc. - Táo bón, giun sán có thể gây sẩn ngứa, eczema. - Lao thận có thể gây xạm da. - Rối loạn thiểu năng tuyến yên, giáp trạng có thể gây biến đổi ở da, lông, tóc, móng. - Thiếu sinh tố có thể gây nhiều biến đổi đặc hiệu trên da. 9.2. Tổn thương da có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nội tạng đến sức khoẻ chung. - Bệnh da ngứa mạn tính có thể ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây suy nhược thần kinh. 9
- - Mụn nhọt, nhiễm trùng da có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp nguy hiểm. - Nắm vững chức phận sinh lý da cũng có nghĩa đánh giá đúng mức vị trí của da trong cơ thể thống nhất, đồng thời thấy rõ tác hại của các bệnh ngoài da, do đó có thái độ đúng đắn trong chẩn đoán cũng như điều trị dự phòng các bệnh ngoài da, góp phần đảm bảo sức khoẻ chung trong nhân dân cũng như bộ đội. =====HẾT===== 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
15 p | 305 | 61
-
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý bệnh hô hấp - Đỗ Hoàng Dung
16 p | 334 | 39
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh thực vật
10 p | 214 | 31
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Nhóm máu và truyền máu
10 p | 308 | 28
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cầm máu, đông máu và chống đông máu
11 p | 162 | 23
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cơ chế tiêu hóa và hấp thu ở ruột non
19 p | 248 | 22
-
Bài giảng chuyên đề: Giải phẫu và sinh lý não
8 p | 165 | 22
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu - sinh lý tạo máu
14 p | 116 | 19
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Thận điều hòa cân bằng nội môi
13 p | 153 | 17
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Cơ chế tiêu hóa ở dạ dày
12 p | 170 | 16
-
Bài giảng chuyên đề: Cơ chế sinh lý bệnh Migraine - PGS.TS Cao Phi Phong
11 p | 123 | 12
-
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý phụ khoa
15 p | 40 | 9
-
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý chuyển dạ
14 p | 29 | 8
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Quá trình tạo nước tiểu
15 p | 85 | 7
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Bong võng mạc
15 p | 147 | 7
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh lý di truyền - Đỗi Hoàng Dung
15 p | 102 | 6
-
Bài giảng chuyên đề: Dược lý - Thuốc chống giun sán
13 p | 32 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn