intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập. Kết quả nghiên cứu: đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu lõi tiền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng dược lý của dược liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập của súc vật thí nghiệm

Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 319 – 324<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA DƯỢC LIỆU LÕI<br /> TIỀN TRÊN CƠ TRƠN TỬ CUNG CÔ LẬP CỦA SÚC VẬT THÍ NGHIỆM<br /> Phạm Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Tiến Phượng, Nguyễn Thị Tâm<br /> Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá phổ biến ở vùng miền núi và từ lâu đã được người dân<br /> miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây để chữa tiêu hóa kém,<br /> xương khớp sưng đau, bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị đau bụng dưới vào trước và<br /> những ngày đầu của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến nay, đã có công bố nghiên cứu về đặc<br /> điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác dụng giảm đau của cây lõi tiền. Trong đề tài này chúng<br /> tôi tiếp tục nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, đặc điểm bột dược liệu và tác dụng dược lý của dược<br /> liệu lõi tiền trên cơ trơn tử cung cô lập. Kết quả nghiên cứu: đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm<br /> cấu tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu<br /> lõi tiền. Tác dụng dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung chuột lang cô lập cho kết quả: ở<br /> nồng độ 0,3125 – 0,625 g dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu tử cung nghiên cứu xuất hiện co bóp,<br /> mức liều này tương đương với liều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược liệu. Theo kinh nghiệm<br /> dân gian, liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Điều này chứng<br /> tỏ kinh nghiệm dân gian dùng vị thuốc để chữa đau bụng kinh do huyết ứ là có cơ sở khoa học và<br /> liều lượng sử dụng là phù hợp.<br /> Từ khóa: Lõi tiền; vi phẫu thân, lá; vi học bột; tác dụng trên tử cung cô lập.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Lõi tiền là một cây thuốc mọc tự nhiên, khá<br /> phổ biến ở vùng miền núi Việt nam và từ lâu<br /> đã được người dân miền núi phía Bắc (Hòa<br /> Bình, Sơn La, Thái Nguyên…) dùng toàn cây<br /> để chữa tiêu hóa kém, xương khớp sưng đau,<br /> bệnh ngoài da và các trường hợp hành kinh bị<br /> đau bụng dưới vào trước và những ngày đầu<br /> của kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít, có cục. Đến<br /> nay, đã có một số công bố nghiên cứu về đặc<br /> điểm hình thái thực vật, độc tính cấp và tác<br /> dụng giảm đau của cây lõi tiền. Để nâng cao<br /> giá trị sử dụng của cây thuốc, chúng tôi tiến<br /> hành đề tài này với 2 mục tiêu sau:<br /> 1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây lõi<br /> tiền.<br /> 2. Đánh giá tác dụng dược lý của cao lỏng<br /> dược liệu lõi tiền trên tử cung động vật thí<br /> nghiệm.<br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> *<br /> <br /> Mẫu nghiên cứu được thu hái từ tháng 1 - 4/<br /> 2011 tại vườn cây thuốc, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên bao gồm:<br /> - Mẫu cành cây tươi mang hoa để xác định<br /> tên khoa học.<br /> - Mẫu thân cây, lá cây tươi để nghiên cứu đặc<br /> điểm giải phẫu.<br /> - Mẫu cây mang rễ, thân, lá đem sấy khô để<br /> nghiên cứu đặc điểm vi học bột dược liệu.<br /> - Mẫu cây có thân, lá rửa sạch, phơi khô, bào<br /> chế dạng cao lỏng 5:1; cao lỏng 1:1 để thử tác<br /> dụng dược lý.<br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> Động vật<br /> Chuột lang cái trưởng thành, khỏe mạnh,<br /> trọng lượng từ 200-250g, đạt tiêu chuẩn thí<br /> nghiệm do viện Vệ sinh dịch tễ trung ương<br /> cung cấp, chuột được nuôi ổn định 1 tuần<br /> trước khi thử nghiệm.<br /> Thiết bị, máy móc<br /> - Máy cắt vi phẫu cầm tay. Kính hiển vi Leica<br /> – Nhật Bản. Máy ảnh Canon IXUS 105.<br /> - Hệ thống thiết bị thử tác dụng dược lý trên<br /> tử cung động vật thí nghiệm.<br /> 319<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Thuốc thử, hóa chất<br /> - Hóa chất làm tiêu bản, pha dung dịch<br /> Tyrode nuôi tử cung đạt tiêu chuẩn phân tích.<br /> - Thuốc đối chứng:<br /> + Papaverin hydrochlorid 40 mg/ml, dạng ống 1 ml.<br /> + Oxytocin 5 UI, dạng ống 1 ml.<br /> Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> - Bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y<br /> Dược Thái Nguyên: tháng 1 - 4/ 2011.<br /> - Khoa Dược lý – sinh hóa, Viện Dược liệu<br /> trung ương: tháng 5/ 2011.<br /> Chỉ tiêu nghiên cứu<br /> - Mô tả đặc điểm hình thái rễ, thân, lá, hoa.<br /> - Chụp ảnh, mô tả đặc điểm giải phẫu thân, lá<br /> và đặc điểm vi học bột dược liệu.<br /> - % mẫu tử cung xuất hiện đáp ứng với thuốc<br /> nghiên cứu.<br /> - Biên độ co bóp trung bình của tử cung cô lập.<br /> - Thời gian tử cung cô lập bắt đầu xuất hiện<br /> đáp ứng.<br /> - Thời gian tử cung cô lập có đáp ứng tối đa.<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu về thực vật<br /> - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây bằng<br /> phương pháp phân tích, mô tả và đối chiếu tài<br /> liệu [3], [4], [6].<br /> - Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu thân, lá và<br /> đặc điểm vi học bột dược liệu bằng phương<br /> pháp thực nghiệm mô tả.<br /> Nghiên cứu tác dụng dược lý: Thử tác dụng<br /> dược lý của cao lỏng dược liệu trên tử cung<br /> chuột lang cô lập bằng phương pháp thực<br /> nghiệm so sánh theo mô hình của Magnus<br /> [7], [8].<br /> Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê<br /> sinh học sử dụng t–test Student.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu về thực vật<br /> Mô tả đặc điểm thực vật<br /> Quan sát tại thực địa và qua phân tích mẫu<br /> cây có hoa cho kết quả: Lõi tiền thuộc loại<br /> dây leo, bò ngang trên mặt đất hoặc quấn lên<br /> những cây gỗ bên cạnh, thân mềm, không<br /> <br /> 89(01/2): 319 – 324<br /> <br /> lông, nhẵn, dài 2 - 4 m trở lên, phần thân lúc<br /> non có màu xanh, phần thân già màu nâu<br /> nhạt. Rễ dài, có nhiều rễ phụ, mọc bò ngang.<br /> Lá mọc so le, hình lọng dài 3 - 9 cm, rộng 2 6 cm, mặt trên có màu xanh lục sẫm, mặt<br /> dưới có màu xanh nhạt hơn, cuống lá đính<br /> vào khoảng 1/ 6 - 1/ 4 của phiến lá, gốc lá có<br /> 8 - 11 gân tỏa hình chân vịt, gân lá nổi rõ ở<br /> mặt dưới. Cụm hoa mọc thành tán hình cầu ở<br /> kẽ lá, cuống chung dài 2,5 - 4 cm, mỗi cụm<br /> hoa được chia thành 3 - 6 cuống nhỏ, mang<br /> hoa màu vàng lục. Hoa nở vào tháng 4 - 6.<br /> Mẫu cây chúng tôi nghiên cứu hoàn toàn<br /> giống với mẫu cây lõi tiền ghi trong các tài<br /> liệu [3], [4], [6] và có tên khoa học là:<br /> Stephania longa Lour. – Menispermaceae<br /> Đặc điểm giải phẫu thân, lá<br /> Đặc điểm cấu tạo vi phẫu thân cây<br /> Mặt cắt ngang thân hình gần tròn. Từ ngoài<br /> vào trong có: Biểu bì gồm 1 lớp tế bào có<br /> hình chữ nhật đều nhau. Trên bề mặt biểu bì<br /> được phủ một lớp cutin tạo thành các “nhú”<br /> nhô lên. Sát với lớp biểu bì là lớp mô dày cấu<br /> tạo bởi những tế bào thành dày xếp sát nhau.<br /> Dưới lớp mô dày là mô mềm vỏ gồm 4 - 5<br /> hàng tế bào có hình trứng, thành mỏng bằng<br /> cellulose. Vòng mô cứng gồm 10 - 11 cung<br /> xếp liên tục tạo thành một vòng uốn lượn: các<br /> tế bào có thành dày hóa gỗ hoàn toàn, kích<br /> thước tế bào không đều nhau. Đám mô mềm<br /> bên trong cung mô cứng: gồm những tế bào<br /> có màng mỏng bằng cellulose, hình đa giác,<br /> không đều nhau, có kích thước lớn hơn những<br /> tế bào mô mềm vỏ ở phía ngoài. Hệ thống dẫn<br /> gồm 10-11 bó chồng kép libe – gỗ, gồm libe<br /> cấp 2 ở phía ngoài và gỗ cấp 2 ở phía trong<br /> với những mạch gỗ có kích thước to, nhỏ<br /> khác nhau. Tầng phát sinh libe – gỗ gồm 1 - 2<br /> hàng tế bào có kích thuốc nhỏ. Tia ruột gồm 3<br /> - 5 hàng tế bào có màng mỏng bằng cellulose<br /> nằm xen kẽ giữa các bó libe – gỗ. Trong cùng<br /> là mô mềm ruột với những tế bào hình tròn to,<br /> có màng mỏng bằng cellulose, kích thước<br /> không đều nhau.<br /> Đặc điểm vi học bột dược liệu<br /> Bột dược liệu có màu vàng nhạt, vị thơm nhẹ.<br /> Dưới kính hiển vi quang học quan sát được<br /> các đặc điểm sau:<br /> <br /> 320<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 1. Mảnh bần<br /> <br /> 2. Mảnh phiến lá<br /> <br /> 3. Mảnh mô giậu<br /> <br /> 4. BB mang lỗ khí<br /> <br /> 5.Mảnh mạch vạch<br /> <br /> 6. Mảnh mạch xoắn<br /> <br /> 7. Mảnh mạch điểm<br /> <br /> 8. Mảnh mô cứng<br /> <br /> 9. Thể cứng<br /> <br /> 10. Sợi mang tinh thể<br /> <br /> 11. Tế bào mô cứng<br /> <br /> 12. TT calcioxalat<br /> <br /> Đặc điểm cấu tạo vi phẫu lá cây<br /> - Phần gân giữa: lồi lên ở mặt dưới, mặt trên<br /> phẳng. Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo<br /> bởi một hàng tế bào. Sát với lớp biểu bì trên<br /> và dưới là lớp mô mềm dự trữ cấu tạo bởi các<br /> tế bào có hình tròn, hình đa giác, kích thước<br /> không đều nhau, màng mỏng bằng cellulose.<br /> Trong phần mô mềm có một số tế bào hóa gỗ.<br /> Hệ thống dẫn là một bó libe – gỗ hình cung<br /> nằm ở vị trí trung tâm của gân giữa. Cung gỗ<br /> gồm các mạch gỗ không đều xen kẽ với mô<br /> mềm gỗ nằm phía trên cung libe. Cung libe<br /> gồm các tế bào có thành bằng cellulose.<br /> - Phần phiến lá: biểu bì trên cấu tạo bởi một<br /> hàng tế bào, không có lỗ khí. Biểu bì dưới<br /> khác với biểu bì trên là có lỗ khí, trên bề mặt<br /> biểu bì được phủ bởi một lớp cutin tạo thành<br /> các “nhú” nhô lên. Phần thịt lá nằm giữa 2 lớp<br /> biểu bì có cấu tạo dị thể bất đối xứng, sát lớp<br /> biểu bì trên là lớp mô giậu gồm 2 tầng tế bào.<br /> <br /> 89(01/2): 319 – 324<br /> <br /> Mô khuyết cấu tạo bởi những tế bào không<br /> đều nhau, để hở những khoảng trống chứa<br /> đầy khí.<br /> Nghiên cứu tác dụng dược lý<br /> Đánh giá khả năng co bóp tử cung chuột<br /> lang cô lập ở các nồng độ thuốc khác nhau<br /> Kết quả đánh giá được thể hiện qua % mẫu tử<br /> cung xuất hiện đáp ứng và biên độ co bóp<br /> trung bình của tử cung chuột lang cô lập ở các<br /> nồng độ khác nhau (Bảng 3.1).<br /> P3-2: P so sánh biên độ co bóp trung bình của<br /> tử cung chuột lang cô lập ở nồng độ 0,3125 g<br /> DL/ 100 ml và 0,0625 g DL/ 100 ml.<br /> P4-3: P so sánh biên độ co bóp trung bình của<br /> tử cung chuột lang cô lập ở nồng độ 0,625 g<br /> DL/ 100 ml và 0,3125 g DL/ 100 ml.<br /> Nhận xét:<br /> - Biên độ co bóp của tử cung chuột lang cô<br /> lập phụ thuộc vào nồng độ thuốc.<br /> - Nồng độ thuốc càng cao thì thời gian bắt<br /> đầu xuất hiện đáp ứng và thời gian có đáp ứng<br /> tối đa càng giảm.<br /> Thăm dò tác dụng của cao lỏng Lõi tiền<br /> trên tử cung chuột lang cô lập so với<br /> oxytocin và papaverin<br /> Ghi chú: BT: bình thường; T: thuốc; Pa: 100<br /> µl Papaverin 40 mg/ ml; oxytocin: 6 µl<br /> oxytocin 5 UI/ ml.<br /> Nhận xét:<br /> Trên đồ thị ghi lại biên độ co bóp của tử cung<br /> chuột lang cô lập ở các nồng độ thuốc so với<br /> oxytocin và thuốc đối kháng papaverin nhận<br /> thấy:<br /> Đồ thị biên độ co bóp tử cung của thuốc<br /> nghiên cứu có dạng gần giống với đồ thị biên<br /> độ co bóp của oxytocin. Đồng thời hình ảnh<br /> biên độ co bóp tử cung của cao thuốc 5:1 ở<br /> mức liều 50 µl (tương đương 0,625 g dược<br /> liệu/ 100 ml) xấp xỉ biên độ co bóp tử cung<br /> của oxytocin liều 0,075 UI/100ml.<br /> Khi cho vào dịch nuôi 100 µl papaverin<br /> (tương đương 10 mg/ 100 ml), sau đó thêm 25<br /> µl cao thuốc 5:1 (tương đương 0,3125 g dược<br /> liệu/ 100 ml) thì thấy tử cung không bị giãn,<br /> chứng tỏ cao dược liệu ở liều 0,3125 g/ 100<br /> ml có khả năng ức chế tác dụng của papaverin<br /> liều 10 mg/ 100 ml.<br /> 321<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 89(01/2): 319 – 324<br /> <br /> Bảng 3.1. Khả năng co bóp tử cung chuột lang cô lập ở các nồng độ thuốc khác nhau.<br /> P so sánh giữa các nồng độ<br /> Biên độ co bóp trung bình (cm)<br /> Thời gian đáp ứng tối đa (phút)<br /> Thời gian bắt đầu xuất hiện đáp ứng (phút)<br /> % mẫu TCNC đáp ứng với thuốc (%)<br /> Nồng độ thuốc NC (g DL/ 100ml)<br /> STT<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> <br /> 0,49±0,38<br /> 8,50±1,50<br /> 6,25±0,75<br /> 22,2<br /> 0,0625<br /> 2<br /> <br /> P3-2< 0,05<br /> 3,12±0,21<br /> 3,22±0,43<br /> 1,39±0,32<br /> 100<br /> 0,3125<br /> 3<br /> <br /> P4-3< 0,05<br /> 3,67±0,25<br /> 1,72±0,25<br /> 0,39±0,14<br /> 100<br /> 0,6250<br /> 4<br /> <br /> Hình 3.1: Đồ thị biểu thị sự co bóp của tử cung ở các nồng độ thuốc khác nhau so với thuốc đối chứng.<br /> <br /> BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ<br /> Về thực vật<br /> - Qua kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình<br /> thái mẫu cây tại thực địa, đối chiếu với các tài<br /> liệu [3], [4], [6] đã kết luận được mẫu cây<br /> nghiên cứu có tên khoa học là: Stephania<br /> longa Lour. - họ Tiết dê (Menispermaceae).<br /> Việc xác định đúng tên khoa học của mẫu cây<br /> sẽ giúp cho việc nghiên cứu về giải phẫu, vi<br /> học và tác dụng dược lý có giá trị.<br /> - Theo các tài liệu [3], [4], [5], [6], chưa có<br /> nghiên cứu nào đề cập đến đặc điểm cấu tạo<br /> giải phẫu và đặc điểm vi học bột dược liệu, vì<br /> vậy kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo<br /> giải phẫu thân, lá và đặc điểm vi học bột dược<br /> liệu đã góp phần tiêu chuẩn hóa vị dược liệu<br /> Lõi tiền, nâng cao giá trị khoa học của cây<br /> thuốc.<br /> Về tác dụng dược lý<br /> Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc<br /> Việt Nam” và cuốn “Cây thuốc và động vật<br /> làm thuốc ở Việt Nam” đều không nói đến<br /> công dụng chữa đau bụng kinh của vị thuốc<br /> Lõi tiền, đồng thời cũng chưa có nghiên cứu<br /> nào đánh giá tác dụng dược lý của dược liệu<br /> trên tử cung động vật thí nghiệm. Việc sử<br /> dụng vị dược liệu lõi tiền chữa đau bụng kinh<br /> <br /> của nhân dân một số tỉnh miền núi phía Bắc<br /> đến nay mới chỉ là kinh nghiệm dân gian.<br /> Nghiên cứu của chúng tôi là thử nghiệm đầu<br /> tiên đề cập đến tác dụng trên tử cung chuột<br /> lang cô lập.<br /> Theo Y học cổ truyền, một trong các nguyên<br /> nhân gây ra thống kinh là do huyết ứ với các<br /> biểu hiện: đau trước hoặc khi mới hành kinh,<br /> bụng dưới đau như gò, ấn vào có cục, kinh ít,<br /> màu đen, có huyết cục. Khi kinh ra thì đỡ đau<br /> [1]. Như vậy, kinh nghiệm sử dụng phần trên<br /> mặt đất của cây Lõi tiền để điều trị đau bụng<br /> kinh của đồng bào các dân tộc tại Sơn La,<br /> Hòa Bình, Thái Nguyên… tương ứng với hiện<br /> tượng thống kinh do huyết ứ trong YHCT.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy:<br /> cao lỏng dược liệu làm tăng co bóp tử cung là<br /> phù hợp với cơ chế của pháp điều trị thống<br /> kinh do huyết ứ theo YHCT.<br /> Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy:<br /> - Khi tử cung chuột lang được nuôi trong<br /> dung dịch nuôi có nồng độ 0,3125 - 0,625 g<br /> dược liệu/ 100 ml thì 100 % mẫu nghiên cứu<br /> xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương<br /> với liều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược<br /> liệu/ ngày [2]. Theo kinh nghiệm dân gian,<br /> liều thường dùng chữa đau bụng kinh là 12 16 g/ dược liệu khô/ ngày. Như vậy, mức liều<br /> mà nhân dân sử dụng là hợp lý.<br /> <br /> 322<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Phạm Thị Tuyết Nhung và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - Khi tăng nồng độ của thuốc nghiên cứu thì<br /> biên độ co bóp tử cung tăng, thời gian tử<br /> cung bắt đầu xuất hiện đáp ứng và thời gian<br /> tử cung có đáp ứng tối đa giảm. Điều này, cho<br /> thấy cần thận trọng đối với phụ nữ có thai khi<br /> sử dụng dược liệu này để chữa một số bệnh<br /> như: ỉa chảy, tiêu hóa kém, đau nhức xương<br /> khớp, tiểu tiện buốt rắt…<br /> KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> Kết luận<br /> Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã<br /> thu được những kết quả sau:<br /> - Đã mô tả được đặc điểm thực vật, chụp ảnh<br /> cành mang hoa, làm tiêu bản thực vật lưu mẫu<br /> tại bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Y<br /> Dược Thái Nguyên, xác định mẫu cây nghiên<br /> cứu là: Stephania longa Lour. – họ Tiết dê<br /> (Menispermaceae).<br /> - Đã mô tả, chụp ảnh được các đặc điểm cấu<br /> tạo vi phẫu thân, lá và các đặc điểm vi học bột<br /> dược liệu, góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu<br /> lõi tiền.<br /> - Đã thử tác dụng dược lý của cao lỏng dược<br /> liệu trên tử cung chuột lang cô lập cho kết<br /> quả: ở nồng độ 0,3125 – 0,625 g dược liệu/<br /> 100 ml thì 100 % mẫu tử cung nghiên cứu<br /> xuất hiện co bóp, mức liều này tương đương<br /> với liều ngoại suy ở người là 11 - 20 g dược<br /> liệu. Theo kinh nghiệm dân gian, liều thường<br /> dùng chữa đau bụng kinh là 12 - 16 g/ dược<br /> liệu khô/ ngày. Điều này chứng tỏ kinh<br /> nghiệm dân gian dùng vị thuốc để chữa đau<br /> bụng kinh do huyết ứ là có cơ sở khoa học và<br /> liều lượng sử dụng là phù hợp.<br /> <br /> 89(01/2): 319 – 324<br /> <br /> Đề nghị<br /> - Nghiên cứu thêm về thành phần hóa học của<br /> dược liệu, xác định hoạt chất có tác dụng làm<br /> tăng co bóp tử cung và liều làm tử cung co<br /> bóp mạnh nhất.<br /> - Dựa trên định hướng kết quả nghiên cứu tác<br /> dụng dược lý của đề tài, nên nghiên cứu thêm<br /> tác dụng thúc đẻ của dược liệu trên mô hình<br /> thực nghiệm, từ đó tiếp tục thử nghiệm trên<br /> lâm sàng để có thể ứng dụng rộng rãi trong<br /> cộng đồng.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc (1993), Y học<br /> cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 655.<br /> [2]. Đỗ Trung Đàm (2002), “Phương pháp ngoại<br /> suy liều có hiệu quả tương đương giữa người và<br /> động vật thí nghiệm”, Tạp chí Dược học, số 2, tr 7<br /> - 9.<br /> [3]. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt nam, tập I,<br /> Nhà xuất bản Trẻ, tr 329 - 335.<br /> [4]. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị<br /> thuốc Việt Nam, Tập I, II, Nhà xuất bản Y học, tr<br /> 161, 547, 215.<br /> [5]. Trần Công Khánh, Nguyễn Thị Sinh (1997),<br /> Thực vật dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr<br /> 55.<br /> [6]. Viện dược liệu (2004), “Lõi tiền”, Cây thuốc<br /> và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà<br /> xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr 161 - 162.<br /> [7]. H. Gerhard Vogel (E.d) (2008), Drug<br /> Discovery and Evaluation: pharmacological<br /> assay, Springer - Germany, tr 18.<br /> [8]. Robert A. Turner (1976), Screening methods<br /> in pharmacology, Academic Press, NewYork and<br /> London, tr 163.<br /> <br /> 323<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2