T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CỦA<br />
VIÊN NANG CỨNG KAVIRAN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG<br />
BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH DO CHIẾU TIA XẠ<br />
Nguyễn Trọng Điệp*; Nguyễn Tùng Linh*; Nguyễn Văn Long*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá tác dụng tăng cường miễn dịch của viên nang cứng kaviran trên chuột<br />
nhắt trắng bị suy giảm miễn dịch do chiếu tia xạ. Phương pháp: chia chuột nhắt trắng làm 5 lô:<br />
lô chứng sinh học, lô chứng chiếu xạ, lô chiếu xạ uống levamisol, lô chiếu xạ uống kaviran liều<br />
0,72 g/kg và 2,16 g/kg. Chuột được chiếu xạ toàn thân liều 1 Gy/ lần trong 6 ngày liên tục. Các nhóm<br />
chuột được uống thuốc nghiên cứu trong 6 ngày chiếu xạ và 7 ngày sau chiếu xạ. Kết quả:<br />
kaviran liều 0,72 g/kg và 2,16 g/kg có tác dụng làm tăng trọng lượng lách và ức tương đối, tăng<br />
số lượng bạch cầu tổng, bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, tăng phục hồi của các tế bào<br />
trong hạch, lách, tuyến ức và tủy xương so với nhóm chứng chiếu xạ. Kaviran có tác dụng tương<br />
đương với levamisol. Kết luận: kaviran liều 0,72 g/kg và 2,16 g/kg có tác dụng tăng cường miễn<br />
dịch trên chuột nhắt trắng bị suy giảm miễn dịch do chiếu tia xạ.<br />
* Từ khóa: Kaviran; Tăng cường miễn dịch; Chiếu xạ; Chuột nhắt trắng.<br />
<br />
Immunostimulating Effect of Kaviran Hard Capsule on Radiation<br />
Induced Immunodeficient Mice<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the immunostimulating effects of kaviran hard capsule on radiation<br />
induced immunocompromised mice. Methods: The mice were divided into 5 groups: Control group,<br />
irradiation only group, irradiation group treated with levamisol, irradiation group treated with<br />
kaviran at a dosage of 0.72 g/kg and 2.16 g/kg. Mice were irradiated at a dosage of 1 Gy/time,<br />
for 6 consecutive days. Mouse groups were orally administrated with drugs at 6 days of<br />
radiation and 7 days after irradiation. Results: Kaviran at a dosage of 0.72 g/kg and 2.16 g/kg<br />
has been found to increase relative spleen and thymus weight, increase the total number of<br />
white blood cells, lymphocytes, monocytes, increase the recovery of cells in lymph nodes,<br />
spleen, thymus and bone marrow as compared to radiation group without drug administration.<br />
The effects of kaviran were equivalent to that of levamisol. Conclusion: Kaviran dose 0.72 g/kg<br />
and 2.16 g/kg have immune enhancing effects on immunocompromised mice induced by irradiation.<br />
* Key words: Kaviran; Immunosimualted effect; Radiation; Mice.<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Điệp (diepvmmu@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/09/2016<br />
<br />
117<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d¦îC-2016<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Viên nang cứng kaviran do Học viện<br />
Quân y sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở,<br />
thành phần hoạt chất gồm bột cao khô<br />
sâm Ngọc Linh sinh khối (60 mg), bột cao<br />
khô quả Nhàu (180 mg) và bột cao khô<br />
Cúc hoa vàng (180 mg). Chế phẩm được<br />
đóng nang cứng số 0, ép vỉ nhôm/nhôm.<br />
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sâm<br />
Ngọc Linh sinh khối (NLSK), quả Nhàu và<br />
Cúc hoa vàng (CHV) có tác dụng tăng<br />
cường miễn dịch, ức chế sự phát triển<br />
của khối u, chống gốc tự do, bảo vệ gan,<br />
chống viêm… [1, 3, 5]. Tuy nhiên, hiện nay<br />
chưa có chế phẩm thuốc nào bào chế<br />
phối hợp ba dược liệu này. Đồng thời,<br />
quá trình chiết xuất và bào chế có thể làm<br />
thay đổi thành phần hoạt chất và tác dụng<br />
so với dược liệu ban dầu. Do vậy, sau khi<br />
nghiên cứu xây đựng công thức viên, cần<br />
phải đánh giá tính an toàn cũng như tác<br />
dụng của chế phẩm. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu tác<br />
dụng tăng cường miễn dịch của viên nang<br />
cứng kaviran trên chuột nhắt trắng bị suy<br />
giảm miễn dịch do chiếu tia xạ.<br />
NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên liệu, thiết bị và động vật<br />
nghiên cứu.<br />
- Thuốc nghiên cứu: viên nang cứng<br />
kaviran do Học viện Quân y nghiên cứu<br />
và sản xuất đạt tiêu chuẩn cơ sở.<br />
- Hóa chất: levamisol dạng bột trắng,<br />
hàm lượng 98,6% do Phòng Hóa lý I,<br />
Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương Bộ Y tế cung cấp.<br />
118<br />
<br />
- Thiết bị: máy xét nghiệm sinh hoá tự<br />
động Chemix 180 và máy xét nghiệm huyết<br />
học tự động XE2100 (Hãng Sysmex).<br />
- Động vật nghiên cứu: chuột nhắt trắng<br />
do Ban Cung cấp Động vật Thí nghiệm,<br />
Học viện Quân y cung cấp, không phân<br />
biệt giống, khoẻ mạnh, đạt tiêu chuẩn thí<br />
nghiệm, cân nặng 20,0 ± 2,0 g. Chuột được<br />
nuôi trong phòng thí nghiệm, ánh sáng<br />
tự nhiên, uống nước và ăn thức ăn được<br />
nấu chín, bảo đảm theo nhu cầu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Phân lô: động vật được chia thành<br />
5 lô:<br />
- Lô 1 (chứng sinh học: 15 con): chuột<br />
không bị tác động gì.<br />
- Lô 2 (chứng chiếu xạ: 10 con): gây suy<br />
giảm miễn dịch (SGMD) bằng chiếu xạ<br />
toàn thân và uống NaCl 0,9% (0,1 ml/10 g<br />
thể trọng).<br />
- Lô 3 (chiếu xạ + uống levamisol: 10<br />
con): gây SGMD bằng chiếu xạ và uống<br />
levamisol liều 50 mg/kg TLCT/24 giờ.<br />
- Lô 4 (chiếu xạ + uống kaviran liều 1:<br />
10 con): gây SGMD bằng chiếu xạ và<br />
uống kaviran liều 0,72 g/kg TLCT/24 giờ<br />
(tương đương liều dự kiến lâm sàng).<br />
- Lô 5 (chiếu xạ + uống kaviran liều 2:<br />
10 con): gây SGMD bằng chiếu xạ và<br />
uống kaviran liều 2,16 g/kg TLCT/24 giờ<br />
(gấp 3 lần liều 1).<br />
* Phương pháp chiếu xạ:<br />
Dùng nguồn chiếu Cobalt 60 tại Khoa<br />
Y học Hạt nhân, Bệnh viện Quân y 103.<br />
Đặt chuột nhắt trắng trong các hộp gỗ<br />
hình trụ đường kính 20 cm, chia 10 ngăn<br />
(10 chuột/lần chiếu) và chiếu xạ toàn thân<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016<br />
liều 1 Gy/lần vào 8 giờ sáng hàng ngày,<br />
trong 6 ngày liên tục, tổng liều 6 Gy.<br />
* Liều và cách cho uống:<br />
Chuột ở các lô 2, 3, 4, 5 uống nước<br />
muối sinh lý hoặc thuốc nghiên cứu trong<br />
6 ngày chiếu xạ (1 giờ trước chiếu xạ) và<br />
trong 7 ngày tiếp theo. Thể tích mỗi lần<br />
uống 0,1 ml/10 g thể trọng.<br />
* Chỉ tiêu đánh giá:<br />
Ngày thứ 14, giết chuột, lấy máu làm<br />
xét nghiệm huyết học. Phẫu thuật lấy<br />
hạch, lách, tuyến ức và đầu xương đùi để<br />
làm giải phẫu bệnh lý. Các chỉ tiêu đánh<br />
giá: trọng lượng lách và tuyến ức tương<br />
đối (là khối lượng lách hoặc tuyến ức<br />
<br />
[mg] tương ứng với 1 g thể trọng chuột);<br />
số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở<br />
máu ngoại vi thực hiện theo phương pháp<br />
xét nghiệm thường quy; làm giải phẫu<br />
bệnh vi thể lách, ức, hạch và đầu xương<br />
đùi để quan sát về mô bệnh học.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
Các dữ liệu được phân tích bằng phần<br />
mềm Microsoft excel 2007. Sự khác biệt<br />
giá trị trung bình giữa các mẫu sử dụng<br />
Duncan’s Multiple Range test bằng phần<br />
mềm SAS (α = 0,05), biểu diễn theo X ± SD,<br />
quy ước: giá trị trong cùng cột có cùng<br />
ký tự (biểu thị theo a, b, c, d) khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Ảnh hưởng của kaviran lên trọng lượng lách và ức tương đối.<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của kaviran lên trọng lượng ức tương đối và trọng lượng lách<br />
tương đối chuột nhắt trắng.<br />
Lô nghiên cứu<br />
<br />
Trọng lượng ức<br />
tương đối (mg/g)<br />
<br />
Trọng lượng lách<br />
tương đối (mg/g)<br />
<br />
Lô 1: chứng sinh học<br />
<br />
3,74 ± 0,621<br />
<br />
a<br />
<br />
6,14 ± 0,908<br />
<br />
a<br />
<br />
Lô 2: chứng chiếu xạ<br />
<br />
2,07 ± 0,443<br />
<br />
c<br />
<br />
2,69 ± 0,495<br />
<br />
c<br />
<br />
Lô 3: chiếu xạ + levamisol<br />
<br />
2,63 ± 0,554<br />
<br />
b<br />
<br />
3,37 ± 0,647<br />
<br />
b<br />
<br />
Lô 4: chiếu xạ + kaviran, liều 0,72 g/kg<br />
<br />
2,97 ± 0,661<br />
<br />
b<br />
<br />
3,61 ± 0,820<br />
<br />
b<br />
<br />
Lô 5: chiếu xạ + kaviran, liều 2,16 g/kg<br />
<br />
2,65 ± 0,540<br />
<br />
b<br />
<br />
3,44 ± 0,791<br />
<br />
b<br />
<br />
Trọng lượng ức tương đối và lách tương đối ở các lô chuột chiếu xạ đều giảm rõ<br />
rệt so với lô chứng sinh học (p < 0,05). Ở lô chuột uống levamisol và kaviran (liều<br />
0,72 và 2,16 g/kg) đều làm tăng rõ rệt trọng lượng ức tương đối và trọng lượng lách<br />
tương đối so với lô chứng chiếu xạ (p < 0,05). Trọng lượng ức tương đối và trọng<br />
lượng lách tương đối của chuột ở lô uống kaviran (cả hai mức liều) có xu hướng<br />
tăng so với lô chuột uống levamisol, nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
119<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d¦îC-2016<br />
2. Ảnh hưởng của kaviran lên số lượng và công thức bạch cầu.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của kaviran lên số lượng và công thức bạch cầu ở các lô chuột<br />
nghiên cứu.<br />
9<br />
<br />
Lô chuột<br />
<br />
Số lượng bạch cầu tổng và các bạch cầu thành phần (10 /L)<br />
Bạch cầu<br />
<br />
Bạch cầu lympho<br />
3,497 ± 0,628<br />
<br />
a<br />
<br />
1,470 ± 0,263<br />
<br />
Bạch cầu đơn nhân<br />
<br />
Bạch cầu hạt<br />
<br />
Lô 1<br />
<br />
4,107 ± 0,724<br />
<br />
a<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
1,875 ± 0,354<br />
<br />
c<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
2,538 ± 0,652<br />
<br />
bc<br />
<br />
1,982 ± 0,495<br />
<br />
bc<br />
<br />
Lô 4<br />
<br />
2,900 ± 1,068<br />
<br />
b<br />
<br />
2,287 ± 0,917<br />
<br />
b<br />
<br />
0,278 ± 0,083<br />
<br />
ab<br />
<br />
0,196 ± 0,077<br />
<br />
b<br />
<br />
Lô 5<br />
<br />
2,588 ± 0,579<br />
<br />
bc<br />
<br />
2,113 ± 0,455<br />
<br />
b<br />
<br />
0,275 ± 0,086<br />
<br />
ab<br />
<br />
0,230 ± 0,050<br />
<br />
b<br />
<br />
Số lượng bạch cầu tổng ở máu ngoại<br />
vi của các lô chuột chiếu xạ giảm rõ rệt so<br />
với lô chứng sinh học (p < 0,05). Trong<br />
đó, lô 2 (chứng chiếu xạ) có số lượng<br />
bạch cầu giảm mạnh nhất. Lô 3 (chiếu xạ<br />
+ uống levamisol), lô 4 (chiếu xạ + uống<br />
kaviran liều 0,72 g/kg) và lô 5 (chiếu xạ +<br />
uống kaviran liều 2,16 g/kg) có số lượng<br />
bạch cầu tương đương nhau và đều cao<br />
hơn so với lô chứng chiếu xạ (lô 2),<br />
nhưng chỉ có lô 4 tăng có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05). Bạch cầu lympho có xu<br />
hướng thay đổi giống như bạch cầu tổng.<br />
Nghĩa là, giảm rõ rệt ở lô chứng chiếu xạ<br />
(lô 2) và tăng lên ở các lô chiếu xạ dùng<br />
<br />
0,249 ± 0,065<br />
<br />
b<br />
<br />
0,365 ± 0,053<br />
<br />
a<br />
<br />
c<br />
<br />
0,187 ± 0,054<br />
<br />
b<br />
<br />
0,189 ± 0,078<br />
<br />
b<br />
<br />
0,375 ± 0,170<br />
<br />
a<br />
<br />
0,210 ± 0,073<br />
<br />
b<br />
<br />
thuốc đối chiếu (lô 3) hoặc thuốc nghiên<br />
cứu (lô 4 và 5), tuy nhiên chỉ có lô 4 và lô<br />
5 tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Số lượng bạch cầu hạt (GRAN) ở lô<br />
chứng chiếu xạ giảm rõ rệt so với lô<br />
chứng sinh học (p < 0,05) và tăng lên ở<br />
các lô chuột uống levamisol hoặc kaviran<br />
(liều 1 và 2), nhưng mức tăng so với lô 2<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
So với lô chứng sinh học (lô 1), số lượng<br />
bạch cầu đơn nhân (MID) giảm ở lô chứng<br />
chiếu xạ (lô 2), nhưng tăng lên ở các lô<br />
chiếu xạ dùng thuốc (lô 3, 4 và 5), tuy<br />
nhiên chỉ có lô 3 tăng có ý nghĩa thống kê<br />
khi so sánh với lô 1 và lô 2 (p < 0,05).<br />
<br />
3. Ảnh hưởng của kaviran lên các cơ quan miễn dịch.<br />
* Mô bệnh học của lô 1 (chứng sinh học):<br />
<br />
Lách<br />
<br />
Tuyến ức<br />
<br />
Hạch<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh mô bệnh học của lô chứng sinh học.<br />
120<br />
<br />
Tủy xương<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îC-2016<br />
- Lách: cấu trúc bình thường, vùng tuỷ<br />
trắng và tuỷ đỏ rõ. Tuỷ trắng có các nang<br />
lympho, trung tâm có động mạch bút lông,<br />
bao xung quanh là lưới tế bào võng. Tuỷ<br />
đỏ gồm thừng lách xen kẽ với các xoang<br />
tĩnh mạch được lót bởi lớp tế bào nội mô.<br />
Thừng lách có tế bào lympho, tế bào<br />
võng, mẫu tiểu cầu và tế bào máu khác.<br />
- Tuyến ức: các tiểu thuỳ tuyến ức<br />
gồm vùng vỏ và vùng tuỷ. Vùng vỏ gồm<br />
nhiều tế bào dạng lympho và tế bào võng<br />
nên sẫm màu. Vùng tuỷ sáng màu do mật<br />
độ tế bào dạng lympho ít hơn.<br />
<br />
- Hạch: to, rõ cấu trúc hạch gồm vùng<br />
vỏ và vùng tuỷ. Vùng vỏ có các nang lympho<br />
và xoang quanh nang. Nang lympho với<br />
tâm mầm sáng (trung tâm sinh sản).<br />
Vùng tuỷ các dây nang và hang bạch<br />
huyết với tế bào lympho, tương bào và<br />
đại thực bào.<br />
- Tủy xương: gồm xương và các hốc<br />
tuỷ, trong đó có nhiều dòng tế bào máu,<br />
tế bào dòng hồng cầu, bạch cầu hạt,<br />
dòng lympho bào, dòng monocyt, dòng<br />
tiểu cầu với nhiều mẫu tiểu cầu.<br />
<br />
* Mô bệnh học của lô 2 (chứng chiếu xạ):<br />
<br />
Lách<br />
<br />
Tuyến ức<br />
<br />
Hạch<br />
<br />
Tủy xương<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh mô bệnh học của lô chứng chiếu xạ.<br />
- Lách: cấu trúc lách thay đổi, vùng tuỷ trắng với các nang lympho giảm mạnh,<br />
có chỗ chỉ thấy hình nang với đám nhỏ tế bào lympho quây xung quanh động mạch<br />
bút lông. Vùng tuỷ đỏ giãn rộng với các xoang mạch xung huyết giãn rộng, không thấy<br />
các mẫu tiểu cầu.<br />
- Tuyến ức: vẫn rõ vùng vỏ và vùng tủy, tuy nhiên vùng tủy giãn rộng, số lượng tế bào<br />
giảm, mạch máu xung huyết.<br />
- Hạch: nhỏ lại, cấu trúc hạch thay đổi, các nang lympho không còn rõ cấu trúc,<br />
số lượng tế bào trong nang giảm rõ, tế bào lympho trưởng thành ít, không có<br />
hình ảnh tăng sinh của tế bào lympho non, rải rác có một số tế bào có nhân lớn,<br />
nhiều múi.<br />
- Tủy xương: hình ảnh hốc tuỷ rộng, có nhiều hồng cầu, các dòng tế bào giảm<br />
nhiều: dòng bạch cầu hạt và ái toan, không thấy mẫu tiểu cầu, xuất hiện nhiều tế bào<br />
võng và tế bào mỡ.<br />
121<br />
<br />