Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SỚM CỦA PHẪU THUẬT<br />
CẮT BÁN PHẦN DƯỚI DẠ DÀY TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY<br />
Phan Bảo Toàn*, Trần Thiện Trung**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Mặc dù các tai biến, biến chứng sau mổ và tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ<br />
dày do ung thư đã giảm đáng kể trong những năm qua, song tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật này vẫn<br />
còn cao. Điều trị tai biến, biến chứng có thể cải thiện kết quả lâu dài của bệnh nhân ung thư dạ dày.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm và các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng sớm của<br />
phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư.<br />
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu gồm 513 bệnh<br />
nhân được điều trị phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư, từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2014 tại<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Kết quả: Tỷ lệ tai biến trong mổ là 0,78% và biến chứng sớm là 1,36%. Yếu tố liên quan đến tai biến, biến<br />
chứng sớm là truyền máu trong mổ (hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến, p < 0,001). Các yếu tố khác như:<br />
tuổi, giới, tiền sử, bệnh kèm theo, vị trí ung thư, kích thước u, nạo hạch, kỹ thuật lặp lại lưu thông tiêu hóa, thời<br />
gian phẫu thuật, lượng máu mất trong mổ không thấy liên quan đến tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt bán<br />
phần dưới dạ dày do ung thư.<br />
Kết luận: Tỷ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung thư hiện nay thấp.<br />
Hạn chế của đề tài do hồi cứu nên không ghi nhận được biến chứng muộn trong nghiên cứu này.<br />
Từ khóa: Ung thư dạ dày, phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày, tai biến và biến chứng.<br />
ABSTRACT<br />
THE STUDY OF INTRAOPERATIVE AND EARLY POSTOPERATIVE COMPLICATIONS<br />
AFTER DISTAL GASTRECTOMY FOR GASTRIC CANCER<br />
Phan Bao Toan, Tran Thien Trung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 58 - 64<br />
<br />
Background: Though the intraoperative and early postoperative complications and mortality rate after<br />
gastric cancer surgery has significantly decreased over past years, it is still considered high. Treatment of<br />
complications can improve the long-term outcome of gastric cancer patients.<br />
Purpose: To determine the intraoperative and early postoperative complications after distal gastrectomy for<br />
gastric cancer and risk factors that associated with these complications.<br />
Methods and Meterials: A cross-sectional, descriptive, retrospective study of 513 patients with gastric<br />
cancer underwent distal gastrectomy at The Gastrointestinal Surgery Department in Cho Ray Hospital Ho Chi<br />
Minh city from January 2011 to December 2014.<br />
Results: The intraoperative complications are 0.78% and the early postoperative complications are 1.36%.<br />
The complications were significantly associated with operative blood transfusions (simple and multivariate linear<br />
regression, p < 0.001). The other risk factors such as: age, sex, desease history or the presence of medical illnesses,<br />
<br />
* Lớp Cao Học Ngoại Khoa 2013-2015 - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
** Bộ môn Ngoại-Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phan Bảo Toàn; ĐT: 0939026389 ; Email: phanbaotoan@gmail.com<br />
58 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tumour location, tumour size, lymph node dissection, reconstruction after gastrectomy, operating time, operative<br />
blood loss that were independent risk factors for the complications after distal gastrectomy.<br />
Conclusions: Nowadays the overall complication rate is low. The limitations of this study were its<br />
retrospective nature, so the late complications were not observed.<br />
Key word: Gastric cancer, gastrectomy, complications after distal gastrectomy.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, phẫu thuật cắt bán phần dưới<br />
dạ dày trong điều trị ung thư đã phổ biến và<br />
Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những<br />
thực hiện được tại nhiều trung tâm chuyên khoa,<br />
bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới.<br />
bệnh viện trong cả nước. Tuy nhiên, những năm<br />
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đã giảm ở hầu<br />
gần đây chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá lại<br />
hết các nước phát triển trong hai thập kỷ qua,<br />
tỷ lệ tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt bán<br />
song vẫn là nguyên nhân tử vong xếp thứ hai do<br />
phần dưới dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày.<br />
ung thư trên toàn thế giới(3). Trong năm 2008,<br />
Như vậy hiện nay phẫu thuật cắt bán phần dưới<br />
trên thế giới có khoảng 989.000 trường hợp ung<br />
dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày gồm các tai<br />
thư dạ dày và 738.000 trường hợp tử vong do<br />
biến, biến chứng như thế nào? Đó là lý do mà<br />
bệnh này(3). Tỷ lệ mắc cao nhất ở Nhật Bản, Hàn<br />
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm góp<br />
Quốc, Trung Quốc, Mỹ Latinh và Đông Âu.<br />
phần rút kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều<br />
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2008,<br />
trị ung thư dạ dày.<br />
tỷ lệ hiện mắc bệnh ung thư dạ dày ở người Việt<br />
Nam nói chung là 18,9/100.000 dân. Như vậy ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
mỗi năm ước tính có từ 15.068-16.114 người mắc Thiết kế nghiên cứu<br />
bệnh, trong số này có từ 11.327-12.098 người tử<br />
Hồi cứu cắt ngang mô tả.<br />
vong do ung thư dạ dày(13).<br />
Hơn một thế kỷ qua, phẫu thuật vẫn là<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
phương pháp điều trị chủ yếu trong ung thư dạ Thực hiện tại khoa Ngoại Tiêu Hóa Bệnh<br />
dày. Tùy theo vị trí và thương tổn của ung thư có Viện Chợ Rẫy. Thời gian từ 01/2011 đến 12/2014.<br />
các phương pháp phẫu thuật gồm: cắt dạ dày Đối tượng nghiên cứu<br />
toàn bộ, cắt bán phần dưới dạ dày, cắt dạ dày Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
bảo tồn môn vị, và cắt cực trên dạ dày. Mặc dù<br />
Tất cả bệnh nhân được điều trị mổ mở kinh<br />
có nhiều phương pháp cắt dạ dày nhưng trong<br />
điển cắt bán phần dưới dạ dày có kết quả giải<br />
thực hành có hai phương pháp được chỉ định<br />
phẫu bệnh là ung thư dạ dày.<br />
chủ yếu đó là cắt toàn bộ dạ dày và cắt bán phần<br />
dưới dạ dày. Trong đó, cắt bán phần dưới dạ dày Tiêu chuẩn loại trừ<br />
được sử dụng nhiều nhất còn do vị trí của ung - Bệnh nhân không có đầy đủ các tiêu chuẩn<br />
thư gặp chủ yếu trên 2/3 các trường hợp ở vùng chọn bệnh được nêu trong phần tiêu chuẩn chọn<br />
hang vị (13). bệnh bị loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.<br />
Trong 10 năm gần đây, tỷ lệ tai biến, biến - Bệnh nhân có hồ sơ không đầy đủ về các<br />
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày yếu tố khảo sát.<br />
do ung thư dao động từ 9,2% đến 37,2%(1,2,4,11”. - Bệnh nhân được điều trị cắt bán phần dưới<br />
Với sự tiến bộ về kỹ thuật và kinh nghiệm của dạ dày tại cơ sở y tế khác rồi chuyển đến Bệnh<br />
các phẫu thuật viên, hiện nay tỷ lệ tai biến, biến viện Chợ Rẫy.<br />
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày<br />
đã giảm.<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 59<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
KẾT QUẢ Bảng 3- Kết quả mô bệnh học ung thư dạ dày<br />
Mô bệnh học Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Chúng tôi ghi nhận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ Carcinôm tuyến 506 98,6<br />
01/2011 đến 12/2014 có 513 bệnh nhân được điều Carcinôm tế bào gai 1 0,2<br />
trị phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày do ung Carcinôm tế bào thần kinh nội tiết 3 0,6<br />
U Lymphô dòng tế bào B 2 0,4<br />
thư phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh.<br />
Sarcôm cơ trơn 1 0,2<br />
Đặc điểm bệnh nhân Tổng cộng 513 100<br />
Tuổi trung bình là 59,9 ± 11,9. Về giới: nam là Trong 506 trường hợp ung thư biểu mô<br />
67,4%, nữ là 32,6% và tỷ lệ nam/nữ là 2,1. tuyến ghi nhận được thì có 483 trường hợp được<br />
đánh giá mức độ biệt hóa của tế bào ung thư.<br />
Tỷ lệ tiền sử và bệnh kèm theo là 25,3%. Đa<br />
Trong đó, độ biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất là<br />
số bệnh nhân có lượng Albumin/máu trước mổ<br />
56,3%, tiếp theo là độ biệt hóa kém 40,6%, và ít<br />
trong giới hạn bình thường (≥ 3,5 g/dl), chiếm<br />
nhất là độ biệt hóa tốt chiếm 3,1%.<br />
92,1%.<br />
Đặc điểm phẫu thuật<br />
Chúng tôi ghi nhận có 88,3% (453/513) bệnh<br />
Bảng 4- Đặc điểm phẫu thuật<br />
nhân có kết quả chụp X quang dạ dày, trong đó<br />
Đặc điểm phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
có 401 trường hợp có hình ảnh UTDD (88,5%) và Vị trí tổn thương (n=513)<br />
52 trường hợp không phát hiện hình ảnh UTDD Hang vị 490 95,5<br />
(11,5%). Thân vị dưới 23 4,5<br />
Kích thước u (n=456)<br />
Chúng tôi ghi nhận có 39,2% (201/513) bệnh < 5 cm 295 64,7<br />
nhân có kết quả chụp cắt lớp vi tính (bảng 1). 5 – 10 cm 155 34<br />
> 10 cm 6 1,3<br />
Bảng 1- Kết quả chụp cắt lớp vi tính.<br />
Xâm lấn các tạng lân cận 96 18,7<br />
(a) gồm di căn hạch ổ bụng, phúc mạc, gan, vòm (n=513)<br />
hoành, túi cùng Douglas, trung thất và phổi. U nguyên phát (T)<br />
Kết quả chụp cắt lớp vi tính Số lượng Tỷ lệ (%) T1 29 5,7<br />
Hình ảnh u 158 78,6 T2 74 14,6<br />
Hình ảnh di căn<br />
(a)<br />
24 11,9 T3 84 16,6<br />
Không phát hiện u 19 9,5 T4a 223 44,1<br />
Tổng cộng 201 100 T4b 96 19<br />
Hạch vùng (N)<br />
Chúng tôi ghi nhận có 97,3% (499/513) bệnh Di căn 258 51<br />
nhân có kết quả nội soi. Trong đó, có 3 trường Chưa di căn (N0) 110 21,7<br />
hợp dạ dày đọng nhiều thức ăn nên không quan Không đánh giá được di<br />
sát được (bảng 2). căn (NX) 138 27,3<br />
Di căn xa (M)<br />
Bảng 2- Kết quả nội soi dạ dày MX 421 83,2<br />
Kết quả nội soi Số lượng Tỷ lệ (%) M0 44 8,7<br />
Dạng sùi 122 24,6 M1 41 8,1<br />
Dạng loét 260 52,4 Kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu hóa (n=513)<br />
Dạng thâm nhiễm 15 3 Hofmeister- Finsterer 386 75,2<br />
Hỗn hợp 99 20 Polya 68 13,3<br />
Tổng cộng 496 100 Roux-en-Y 42 8,2<br />
Trong kết quả phân loại mô bệnh học của Không rõ 17 3,3<br />
Mức độ nạo hạch (n=513)<br />
chúng tôi ghi nhận được (bảng 3), carcinôm<br />
D1 25 5<br />
tuyến chiếm hầu hết với 98,6% (506/513) . D1+ 29 5,8<br />
D2 239 48,1<br />
<br />
<br />
<br />
60 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%) Bảng 7- Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai<br />
Nạo hạch không rõ mức độ 136 27,4 biến, biến chứng qua phân tích hồi quy đa biến (Liên<br />
Làm sạch 67 13,5<br />
quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05)<br />
Không thấy hạch 1 0,2<br />
Lượng máu mất trong mổ Các yếu tố nguy cơ p<br />
Máu mất không đáng kể 197 38,4 Tuổi 0,668<br />
Máu mất đáng kể 316 61,6 Giới 0,227<br />
Lượng máu mất trong mổ Tiền sử, bệnh kèm theo 0,700<br />
trung bình 146,5 ± 100,3 (ml) Vị trí u 0,505<br />
Lượng máu truyền trong mổ Kích thước u 0,108<br />
(n=513) 8 1,6 Nạo hạch 0,406<br />
Thời gian phẫu thuật trung Lập lại lưu thông tiêu hóa 0,152<br />
bình 171 ± 39,3 (phút) Thời gian phẫu thuật 0,789<br />
Tai biến, biến chứng Lượng máu mất trong mổ 0,323<br />
Truyền máu trong mổ < 0,001<br />
Bảng 5- Tai biến, biến chứng<br />
BÀN LUẬN<br />
(b)Trong tường trình phẫu thuật không mô tả rõ<br />
mạch máu gì. Dựa vào cấu trúc giải phẫu dạ dày, Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung<br />
chúng tôi nghĩ có thể đây là động mạch hoành dưới bình là 59,9 ± 11,9 tuổi, tỷ lệ nam là 67,4%, tỷ lệ<br />
trái. nữ là 32,6% và tỷ lệ nam/nữ là 2,1. Kết quả này<br />
Các tai biến, biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%) của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu<br />
Tai biến trong mổ trước đây(1,16).<br />
Chảy máu từ chỗ bóc tách u hoặc<br />
hạch<br />
4 0,78 Các tai biến biến chứng sau mổ<br />
Biến chứng sớm Các biến chứng được ghi nhận trong quá<br />
Chảy máu miệng nối 1 0,19 trình hậu phẫu của bệnh nhân(8). Nhiều nghiên<br />
Chảy máu mạch máu cạnh phải<br />
tâm vị<br />
(b) 1 0,19 cứu cho thấy trong ung thư dạ dày các tai biến,<br />
Hẹp miệng nối 1 0,19 biến chứng là một yếu tố tiên lượng quan trọng<br />
Bung thành bụng 1 0,19 sau điều trị phẫu thuật cắt dạ dày. Điều trị tai<br />
Xì mỏm tá tràng 1 0,19 biến, biến chứng có thể cải thiện kết quả lâu<br />
Rò tụy sau mổ 1 0,19<br />
dài của UTDD(6).<br />
Rò tiêu hóa 1 0,19<br />
Mặc dù các tai biến, biến chứng sau mổ và tử<br />
Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai<br />
vong sau phẫu thuật ung thư dạ dày đã giảm<br />
biến, biến chứng<br />
đáng kể trong những năm qua, nhưng tỷ lệ tai<br />
Bảng 6- Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai biến, biến chứng vẫn còn cao(11). Tỷ lệ tai biến,<br />
biến, biến chứng qua phân tích hồi quy đơn biến (Liên biến chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ<br />
quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05) dày (BPDDD) thay đổi theo thời gian và khác<br />
Các yếu tố nguy cơ p nhau ở các nghiên cứu. Theo Trịnh Hồng Sơn(14),<br />
Tuổi 0,839<br />
nghiên cứu 306 bệnh nhân, gặp biến chứng sớm<br />
Giới 0,094<br />
Tiền sử, bệnh kèm theo 0,882<br />
sau mổ là 8,8% và tử vong là 1,3%. Wang Wei (17)<br />
Vị trí ung thư 0,469 nghiên cứu 108 bệnh nhân được điều trị phẫu<br />
Kích thước u 0,129 thuật cắt BPDDD, biến chứng sau mổ là 21,3%.<br />
Nạo hạch 0,182 Trong nghiên cứu của Huscher(4), biến chứng sau<br />
Lập lại lưu thông tiêu hóa 0,423<br />
mổ là 25,4%. Các nghiên cứu khác có tỷ lệ tai<br />
Thời gian phẫu thuật 0,821<br />
biến, biến chứng tương tự từ 9,2%-37,2%(1,2,11).<br />
Lượng máu mất trong mổ 0,164<br />
Truyền máu trong mổ < 0,001 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tai<br />
biến, biến chứng của phẫu thuật cắt BPDDD<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 61<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
gồm: 0,78% (4/513) tai biến trong mổ và 1,36% sau khi so với bệnh nhân trẻ hơn, và đánh giá<br />
(7/513) biến chứng sớm. So với các nghiên cứu rủi ro trước phẫu thuật là điều cần thiết cho<br />
trên, tỷ lệ tai biến, biến chứng của chúng tôi các bệnh nhân lớn tuổi(6). Trong nghiên cứu<br />
thấp hơn. Điều này được lý giải bởi nhiều yếu của chúng tôi qua phân tích đơn biến và đa<br />
tố góp phần. biến không tìm thấy liên quan giữa tuổi, giới<br />
- Tất cả bệnh nhân được chuẩn bị tốt trước và tai biến, biến chứng cắt BPDDD.<br />
mổ như: bù đạm, điện giải, truyền máu trước Tiền sử hoặc bệnh kèm theo là một yếu tố<br />
và được hội chẩn tiền phẫu với các chuyên tiên lượng quan trọng. Theo nghiên cứu của<br />
khoa liên quan như: tim mạch, hô hấp, gây mê Jiang(6), cho thấy những bệnh nhân UTDD có tiền<br />
hồi sức… sử hoặc bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, đái<br />
- Phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. Kỹ tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… dễ<br />
thuật bóc tách, nạo vét hạch đã được thực hiện tỉ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Chúng tôi<br />
mỉ phẫu tích rõ ràng, cầm máu kỹ, kiểm soát tốt không tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử, bệnh<br />
các mạch máu. kèm theo và tai biến, biến chứng cắt BPDDD do<br />
ung thư.<br />
- Hệ thống dẫn lưu hiệu quả. Sự tiến bộ về<br />
hồi sức nội khoa và sự ra đời của dịch truyền Vị trí ung thư là một trong những yếu tố<br />
nuôi dưỡng tốt hơn và các phương tiện phẫu nguy cơ quan trọng liên quan đến biến chứng<br />
thuật góp phần quan trọng trong sự lành vết phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày. Nghiên cứu<br />
thương… của Yasuda(18) cho rằng vị trí ung thư không có<br />
mối liên quan với tai biến, biến chứng. Kết quả<br />
Theo các tác giả trong và ngoài nước, các tai<br />
của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của<br />
biến và biến chứng sớm thường gặp của phẫu<br />
Yasuda, không tìm thấy mối liên quan giữa vị trí<br />
thuật cắt BPDDD gồm các tai biến, biến chứng<br />
ung thư và tai biến, biến chứng cắt BPDDD do<br />
liên quan trực tiếp đến phẫu thuật như: chảy<br />
ung thư.<br />
máu bục xì miệng nối, áp xe trong ổ bụng, nhiễm<br />
trùng vết mổ, bung thành bụng, xì mỏm tá tràng, Kích thước u là yếu tố phân loại để xác định<br />
rò tụy và các biến chứng tuần hoàn, hô giai đoạn của ung thư dạ dày và những ung thư<br />
hấp(1,2,11,14). khác. Như vậy, giai đoạn được xác định theo các<br />
kích thước của khối u và phương pháp điều trị<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, các tai biến và<br />
khác nhau tùy thuộc vào kích thước u. Các<br />
biến chứng sớm cũng xảy ra tương tự gồm: chảy<br />
nghiên cứu trong những năm gần đây cho rằng<br />
máu trong mổ, chảy máu ở miệng nối dạ dày,<br />
kích thước u là một trong những yếu tố quan<br />
hẹp miệng nối, xì mỏm tá tràng, rò tụy sau mổ,<br />
trọng tiên lượng cho tỷ lệ sống thêm trong ung<br />
bung thành bụng, chảy máu ở mạch máu cạnh<br />
thư dạ dày(5). Đối với tai biến, biến chứng cắt<br />
phải tâm vị, rò tiêu hóa.<br />
dạ dày, theo Yasuda(18) kích thước u không có<br />
Các yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tai mối liên quan với tai biến, biến chứng. Tuy<br />
biến, biến chứng nhiên, theo nghiên cứu của Yi(19), kích thước u<br />
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các tai là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến tỷ lệ<br />
biến và biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày biến chứng phải mổ lại sau cắt dạ dày do ung<br />
được đề cập nhiều nhất là tuổi và giới. Tuổi thư. Trong nghiên cứu của chúng tôi không<br />
lớn (> 65 tuổi) và giới nam là các yếu tố độc tìm thấy mối liên quan giữa kích thước u và tai<br />
lập ảnh hưởng đến tai biến, biến chứng và tiên biến, biến chứng cắt BPDDD do ung thư.<br />
lượng(6,15). Nghiên cứu của Yamada đã báo cáo Giai đoạn ung thư là yếu tố tiên lượng đối<br />
rằng bệnh nhân tuổi > 85 tuổi có nhiều khả với ung thư dạ dày(6,13), có vai trò quyết định<br />
năng bị viêm phổi sau phẫu thuật cắt dạ dày<br />
<br />
<br />
62 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phương pháp điều trị(13). Theo các nghiên cứu phương pháp Billroth I, Billroth II và Roux-en-<br />
của Viste(15), Yasuda(18) cho rằng giai đoạn ung Y, cho thấy phương pháp Roux-en-Y không<br />
thư dạ dày không ảnh hưởng đến tỷ lệ biến làm tăng đáng kể các biến chứng sau phẫu<br />
chứng và tỷ lệ tử vong. Trong nghiên cứu của thuật so với Billroth I và Billroth II. Trong<br />
chúng tôi không xếp được giai đoạn ung thư nghiên cứu của Sah(11) cho thấy các biến chứng<br />
(do không đánh giá được chính xác di căn hậu phẫu đều cao hơn trong các trường hợp<br />
từng chặng hạch và phần lớn di căn xa không tái lập lưu thông tiêu hóa theo II. Trong<br />
được đánh giá rõ). Vì vậy, chúng tôi không xét nghiên cứu của chúng tôi, phương pháp nối<br />
được mối liên quan giữa giai đoạn ung thư và theo pháp Billroth II được sử dụng chủ yếu<br />
tai biến, biến chứng cắt BPDDD do ung thư. chiếm 91,5% (454/496) trường hợp nhưng<br />
Sự tranh cãi về mức độ nạo vét hạch trong không tìm thấy mối liên quan giữa kỹ thuật<br />
điều trị ung thư dạ dày đã kéo dài trong nhiều lập lại lưu thông tiêu hóa và tai biến, biến<br />
thập kỷ. Sự tranh cãi này bắt nguồn từ sự khác chứng. Theo ý kiến của chúng tôi, nối theo<br />
biệt trong dịch tễ học toàn cầu của bệnh ung thư phương pháp nào còn là thói quen và kinh<br />
dạ dày, và sự khác biệt tiếp theo trong kinh nghiệm của phẫu thuật viên.<br />
nghiệm và kết quả giữa các trung tâm giữa các Thời gian phẫu thuật kéo dài được cho là<br />
nước phương Đông và phương Tây. Nạo hạch tăng tỷ lệ tai biến, biến chứng(8). Nghiên cứu của<br />
có ý nghĩa quyết định đến kết quả lâu dài và tiên Yasuda(18) ghi nhận thời gian phẫu thuật là một<br />
lượng sống thêm sau mổ, qua các nghiên cứu về trong các yếu tố nguy cơ liên quan đến tai biến,<br />
mức độ nạo hạch cho thấy quan điểm hiện nay biến chứng cắt dạ dày do ung thư. Tuy nhiên,<br />
cắt dạ dày nạo hạch D2 ở bệnh nhân ung thư dạ trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy<br />
dày là phương pháp được ưu tiên chọn lựa, tuy mối liên quan trên.<br />
nhiên, nạo hạch D2 có thể làm tăng các biến Liên quan đến lượng máu mất trong mổ với<br />
chứng phẫu thuật(6). Cắt dạ dày nạo hạch D2 ở nguy cơ cao xảy ra biến chứng. Trong báo cáo<br />
những trung tâm và ở những phẫu thuật viên có của Jiang(6), cho thấy mất máu trong mổ > 500 ml<br />
kinh nghiệm giúp hạ thấp tỷ lệ biến chứng và tử là một yếu tố tiên lượng độc lập. Một nghiên cứu<br />
vong(13). Mặt khác, theo Sah(10) có sự khác biệt khác đã chứng minh rằng tỷ lệ sống thêm thấp<br />
đáng kể về biến chứng xảy ra giữa nạo hạch triệt hơn đáng kể ở những bệnh nhân bị mất máu<br />
để và nạo hạch giảm nhẹ. Trong nghiên cứu của trong mổ ≥ 475 ml so với < 475 ml (p=0,0038). Mất<br />
chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa nạo máu trong mổ nhiều có thể gây ra suy giảm khả<br />
hạch và tai biến, biến chứng. năng miễn dịch, sức đề kháng… do đó làm tăng<br />
Hiện nay, kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu nguy cơ biến chứng(6). Trong nghiên cứu của<br />
hóa sau cắt BPDDD vẫn chưa có sự đồng chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa mất<br />
thuận trong cách lựa chọn giữa các nước trên máu trong mổ và tai biến, biến chứng cắt<br />
thế giới. Có nhiều báo cáo so sánh các phương BPDDD do ung thư.<br />
pháp khâu nối khác nhau sau cắt dạ dày và Liên quan đến truyền máu theo của<br />
tập trung vào việc nghiên cứu trào ngược của Taylor(12), nghiên cứu 1717 bệnh nhân bị chấn<br />
dịch mật hoặc dịch vị vào thực quản và phần thương trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt,<br />
dạ dày còn lại. Phần lớn chủ trương lập lại lưu nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nhiễm khuẩn<br />
thông tiêu hóa theo Roux-en-Y và một số theo bệnh viện cao gấp 6 lần và tỷ lệ tử vong cao<br />
Billroth I. Phương pháp Billroth II không được gấp 2 lần ở nhóm truyền máu hơn so với<br />
sử dụng nhiều(11). Một phân tích gộp của Zong nhóm không truyền máu. Các nghiên cứu<br />
và Chen(20) dựa trên 15 nghiên cứu so sánh các khác cho thấy kết quả tương tự và truyền máu<br />
kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hóa giữa các<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 63<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
làm giảm tỷ lệ sống thêm cho bệnh ung thư dạ gastrectomy for distal gastric cancer: five-year results of a<br />
randomized prospective trial", Ann Surg, 241 (2), pp.232-237.<br />
dày, đại tràng, trực tràng, vú, phổi và ung thư 5. Im WJ, Kim MG, Ha TK, Kwon SJ (2012), "Tumor size as a<br />
thận(7). Truyền máu là cần thiết khi thực hiện prognostic factor in gastric cancer patient", J Gastric Cancer, 12<br />
(3), pp.164-172.<br />
phẫu thuật phức tạp với một số lượng lớn mất<br />
6. Jiang N, Deng JY, Ding XW, et al (2014), "Effect of complication<br />
máu trong mổ. Một số nghiên cứu đã xác nhận grade on survival following curative gastrectomy for<br />
rằng truyền máu trong khi mổ có thể ảnh carcinoma", World J Gastroenterol, 20 (25), pp.8244-8252.<br />
7. Kim SH, Lee SI, Noh SM (2010), "Prognostic significance of<br />
hưởng đến tiên lượng của bệnh ung thư dạ preoperative blood transfusion in stomach cancer", J Gastric<br />
dày, một số nghiên cứu khác thì không đồng Cancer, 10 (4), pp.196-205.<br />
thuận(9). Mối liên quan giữa truyền máu trong 8. Li QG, Li P, Tang D, Chen J, Wang DR (2013), "Impact of<br />
postoperative complications on long-term survival after radical<br />
mổ và tiên lượng của bệnh nhân ung thư dạ resection for gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (25),<br />
dày vẫn còn gây tranh cãi. Trong nghiên cứu pp.4060-4065.<br />
9. Liang YX, Guo HH, Deng JY, et al (2013), "Impact of<br />
của chúng tôi nhận thấy có liên quan giữa<br />
intraoperative blood loss on survival after curative resection for<br />
truyền máu trong mổ và tai biến, biến chứng gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (33), pp.5542-5550.<br />
cắt BPDDD, p < 0,05. 10. Sah BK, Chen MM, Yan M, Zhu ZG (2010), "Reoperation for<br />
early postoperative complications after gastric cancer surgery in<br />
KẾT LUẬN a Chinese hospital", World J Gastroenterol, 16 (1), pp.98-103.<br />
11. Sah BK, Chen MM, Yan M, Zhu ZG (2009), "Gastric cancer<br />
Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tai biến, biến surgery: Billroth I or Billroth II for distal gastrectomy?", BMC<br />
chứng của phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày Cancer, pp.428-437.<br />
12. Taylor RW, Manganaro L, O'Brien J, Trottier SJ, Parkar N,<br />
do ung thư hiện nay thấp. Veremakis C (2002), "Impact of allogenic packed red blood cell<br />
Yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng transfusion on nosocomial infection rates in the critically ill<br />
patient", Crit Care Med, 30 (10), pp.2249-2254.<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi là truyền máu 13. Trần Thiện Trung (2014), Ung thư dạ dày: bệnh sinh, chẩn đoán,<br />
trong mổ. Các yếu tố khác như: tuổi, giới, tiền sử, điều trị, Nhà xuất bản Y học, tr.1- 280.<br />
14. Trịnh Hồng Sơn (2001), "Nghiên cứu nạo vét hạch trong điều trị<br />
bệnh kèm theo, vị trí ung thư, kích thước u, nạo<br />
phẫu thuật ung thư dạ dày", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà<br />
hạch, kỹ thuật lập lại lưu thông tiêu hóa, thời Nội.<br />
gian phẫu thuật, lượng máu mất trong mổ 15. Viste A, Haugstvedt T, Eide GE, et al (1988), "Postoperative<br />
complications and mortality after surgery for gastric cancer",<br />
không thấy mối liên quan với tai biến, biến Ann Surg, 207 (1), pp.7-13.<br />
chứng của phẫu thuật cắt BPDDD do ung thư. 16. Wanebo HJ, Kennedy BJ, Chmiel J, Steele GJr, Winchester D,<br />
Qua nghiên cứu chưa đánh giá được biến chứng Osteen R (1993), "Cancer of the stomach. A patient care study by<br />
the American college of surgeons", Ann Surg, 218 (5), pp.583-<br />
muộn nhưng góp phần rút kinh nghiệm trong 592.<br />
điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày, đồng thời 17. Wang W, Chen K, Xu XW, et al (2013), "Case-matched<br />
comparison of laparoscopy-assisted and open distal gastrectomy<br />
làm cơ sở cho một nghiên cứu tiền cứu sâu rộng for gastric cancer", World J Gastroenterol, 19 (23), pp.3672-3677.<br />
hơn về tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt 18. Yasuda K, Shiraishi N, Adachi Y, Inomata M, Sato K, Kitano S<br />
bán phần dưới dạ dày do ung thư. (2001), "Risk factors for complications following resection of<br />
large gastric cancer", Br J Surg, 88 (6), pp.873-877.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19. Yi HW, Kim SM, Kim SH et al (2013), "Complication leading<br />
reoperation after gastrectomy in patients with gastric cancer:<br />
1. Chun HT, Kim KH, Kim MC, Jung GJ (2012), "Comparative<br />
Frequence, type, and potential causes", J Gastric Cancer, 13 (4),<br />
study of laparoscopy- assisted versus open subtotal gastrectomy<br />
pp.242-246.<br />
for pT2 gastric cancer", Yonsei Med J, 53 (5), pp.952- 959.<br />
20. Zong L, Chen P (2011), "Billroth I vs. Billroth II vs. Roux-en-Y<br />
2. Pedrazzani C, Marrelli D, Rampone B, De Stefano A, Corso G,<br />
following distal gastrectomy: a meta-analysis based on 15<br />
Fotia G, Pinto E (2007), "Postoperative complications and<br />
studies", Hepatogastroenterology, 58 (109), pp.1413-1424.<br />
functional results after subtotal gastrectomy with Billroth II<br />
reconstruction for primary gastric cancer", EBSCOhost.<br />
3. Ferlay J, Shin HR, Bray F, Forman D, Mathers C, Parkin DM<br />
Ngày nhận bài báo: 28/8/2015<br />
(2010), "Estimates of worldwide burden of cancer in 2008:<br />
GLOBOCAN 2008", Int J Cancer, 127 (12), pp.2893-2917. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/9/2015<br />
4. Huscher CG, Mingoli A, Sgarzini G, Sansonetti A, Di Paola M,<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2015<br />
Recher A, Ponzano C (2005), "Laparoscopic versus open subtotal<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
64 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />