Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
CÁC TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SAU CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY <br />
Nguyễn Trọng Hảo*, Trần Thiện Trung** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng và các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng <br />
sau cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày. <br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh: các bệnh nhân được cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tuyến dạ dày, được mô tả <br />
giải phẫu bệnh đủ và theo dõi ít nhất 9 tháng sau phẫu thuật. <br />
Kết quả: 107 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chọn vào nhóm nghiên cứu. Có 67,3% bệnh <br />
nhân vào viện vì đau bụng. 90,2% ung thư ở giai đoạn III, IV theo phân loại TNM. Ung thư biểu mô tuyến biệt <br />
hóa kém chiếm 79,4%. Tái lập lưu thông tiêu hóa theo Roux‐en Y là 62,6%. <br />
Kết luận: Tỷ lệ tai biến, biến chứng là 17,8%. Các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng gồm truyền <br />
máu, đặc biệt là biến chứng về hô hấp. Bệnh tim mạch kèm theo cũng có liên quan và cũng ảnh hưởng đến biến <br />
chứng về hô hấp sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư. <br />
Từ khóa: ung thư dạ dày, cắt dạ dày. <br />
<br />
SUMMARY <br />
THE ACCIDENTS AND COMPLICATIONS AFTER TOTAL GASTRECTOMY <br />
IN THE TREATMENT OF GASTRIC CANCER <br />
Nguyen Trong Hao, Tran Thien Trung <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 43 ‐ 50 <br />
Purpose: Determine the accident and complication rates and the factors related to them after total <br />
gastrectomy in the treatment of gastric cancer. <br />
Methods: cross‐sectional study <br />
Selection criteria: The patients with total gastrectomy because adenocarcinoma gastric cancer, the samples <br />
were described histological sufficiently and at least 9 months follow‐up after operation. <br />
Results: 107 patients of adenocarcinoma gastric cancer were selected in this study. There are 67.3% of <br />
patients hospitalized because of abdominal pain. 90.2% at the of stage III, IV following TNM. Adenocarcinoma <br />
accounted for 79.4% poorly differentiated. The reconstruction of the digestive following Roux‐en Y 62.6%. <br />
Conclusion: The rate of accidents and complications is 17.8%. The factors related to accidents and <br />
complications including blood transfusion, especially respiratory complications. The combination of <br />
cardiovascular disease is also affects respiratory complications after total gastrectomy due stomach cancer. <br />
Keywords: gastric cancer, gastrectomy. <br />
<br />
* Bệnh viện đa khoa Tỉnh Tiền Giang <br />
** PGS TS BS Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Trọng Hảo, ĐT: 0919181863‐ Email: haobs_tg@yahoo.com <br />
<br />
44<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh <br />
ung thư thường gặp trên toàn thế giới(11,13,15), với <br />
ước tính khoảng 934,000 trường hợp ung thư <br />
mới được phát hiện mỗi năm. Tỷ lệ tử vong của <br />
ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai sau ung thư <br />
phổi với số bệnh nhân tử vong lên tới 700,000 <br />
người mỗi năm(15). Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ <br />
dày thay đổi tuỳ theo vùng, miền khác nhau <br />
trên thế giới. Bệnh gặp phổ biến ở các nước <br />
Đông Á, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 75 đến <br />
100/100,000 dân như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, <br />
Trung Quốc, ít hơn ở các nước Nam Mỹ, Đông <br />
Âu và thấp nhất 5/100,000 dân ở Mỹ và Tây Âu <br />
(15). Ở các nước đang phát triển, bệnh ung thư dạ <br />
dày thường gặp ở nam nhiều hơn nữ(3,19). Ở Việt <br />
Nam, ung thư dạ dày là bệnh đứng hàng đầu <br />
trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa (15) và <br />
đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong tất cả các bệnh <br />
ung thư, ước tính mỗi năm có khoảng 15,000‐<br />
20,000 người bị ung thư dạ dày(5). <br />
Liên quan đến giải phẫu bệnh, khoảng 90‐<br />
95% các trường hợp ung thư dạ dày là ung thư <br />
biểu mô tuyến(10,13). Tỷ lệ tử vong chịu ảnh <br />
hưởng của một số yếu tố: xuất độ ung thư, giai <br />
đoạn bệnh lúc chẩn đoán, các yếu tố sinh học <br />
và đáp ứng cá nhân đối với các phương pháp <br />
điều trị(14). <br />
Về điều trị, phẫu thuật cắt dạ dày có thể có <br />
những biến chứng như chảy máu miệng nối, xì <br />
rò miệng nối, hẹp miệng nối, viêm tụy cấp, tổn <br />
thương đường mật… Tỷ lệ biến chứng và tử <br />
vong sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung <br />
thư thay đổi theo thời gian nghiên cứu và tùy <br />
theo từng tác giả. Các yếu tố liên quan đến tai <br />
biến, biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày do ung <br />
thư có thể xảy ra ở những bệnh nhân có các <br />
bệnh kèm theo, truyền máu, và tuỳ theo kỹ <br />
thuật tái lập lưu thông tiêu hóa…(19). <br />
Qua theo dõi và phân tích 107 trường hợp <br />
phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư. <br />
Trong bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên các <br />
nhận xét về tỷ lệ tai biến, biến chứng và những <br />
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các tai biến biến <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chứng, nhằm rút ra các kinh nghiệm trong thực <br />
hành ngoại khoa. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang <br />
Trong thời gian 5 năm từ 01/01/ 2007 đến <br />
31/12/2011, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành <br />
phố Hồ Chí Minh. Tất cả bệnh nhân được cắt <br />
toàn bộ dạ dày được đưa vào nghiên cứu với các <br />
tiêu chuẩn <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả bệnh nhân được cắt toàn bộ dạ dày có <br />
kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến <br />
dạ dày. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
(1) Được cắt toàn bộ dạ dày ở cơ sở y tế hay <br />
bệnh viện khác rồi chuyển đến Bệnh viện Đại <br />
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. <br />
(2) đã được cắt bán phần dạ dày trước đây, <br />
nay tái phát và có chỉ định cắt lại toàn bộ dạ dày <br />
điều trị ung thư. <br />
<br />
Các tai biến‐ biến chứng sau phẫu thuật <br />
được đánh giá gồm <br />
Chảy máu, xì, rò, hẹp, tắc miệng nối, áp xe <br />
trong ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ… Các biến <br />
chứng khác về nội khoa như hô hấp, tim mạch, <br />
trào ngược thực quản… <br />
Phương pháp phân tích thống kê <br />
Sử dụng các phép kiểm chi bình phương <br />
(χ2) và Fisher exact test, để đánh giá kết quả <br />
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi p 60 tuổi có 30,8% (33/107), ít nhất là <br />
3 <br />
mg/dl, có thể do các bệnh nhân được điều <br />
chỉnh trước mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận có 1 <br />
trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 2 trường hợp <br />
có tụ dịch dưới cơ hoành nghi rò miệng nối <br />
được điều trị bảo tồn ổn định. Các trường hợp <br />
này không liên quan đến lượng protein hoặc <br />
albumin trước mổ. <br />
<br />
48<br />
<br />
Chảy máu <br />
Có thể xảy ra trong khi phẫu thuật gây rách <br />
lách. Ngoài ra còn do chảy máu từ mạch máu và <br />
từ chỗ bóc tách, hoặc chảy máu miệng nối. Hầu <br />
hết các trường hợp đều được xử trí ngay trong <br />
mổ, một số trường hợp cần phải mổ lại để cầm <br />
máu. Khi mổ lại có thể thấy rõ chỗ chảy máu <br />
nhưng cũng có thể không thấy nơi chảy máu <br />
mặc dù trong ổ bụng có máu loãng lẫn máu cục <br />
là do chỗ rỉ máu đã tự cầm. Theo nghiên cứu của <br />
các tác giả trong và ngoài nước, tỷ lệ chảy máu <br />
trong ổ bụng từ 3,4 đến 4,2%. Chúng tôi chỉ ghi <br />
nhận một trường hợp chảy máu, tỷ lệ 0,9% <br />
(1/107), do bóc tách khối u to, xâm lấn lách, thân <br />
và đuôi tụy. Tai biến chảy máu trong mổ của <br />
chúng tôi thấp hơn các tác giả khác, có thể do cơ <br />
sở phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm trong phẫu <br />
thuật cắt toàn bộ dạ dày và đây cũng là biến <br />
chứng quan trọng có thể gây tử vong cho bệnh <br />
nhân nên được phẫu thuật viên rất quan tâm. <br />
<br />
Tắc ruột <br />
Chủ yếu là tắc ruột cơ học, có thể tắc miệng <br />
nối nhưng biến chứng này hiếm gặp. Theo <br />
Levine(9), biến chứng này là 12% (gồm tắc ruột <br />
non và tắc miệng nối). Trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi có 2,8% (3/107) tắc ruột sau mổ, hai <br />
trường hợp là tắc ruột cơ năng (do liệt ruột) xảy <br />
ra vào ngày 9 đến ngày 20 sau phẫu thuật, cả 2 <br />
trường hợp này đều được điều trị nội khoa ổn <br />
định, và 1 trường hợp tắc ruột do ung thư di căn <br />
xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng. Nhìn chung, tỷ <br />
lệ biến chứng tắc ruột của chúng tôi thấp hơn <br />
các tác giả khác có thể do bệnh nhân chúng tôi <br />
theo dõi còn thấp chỉ đạt 48,6%. <br />
<br />
Biến chứng trào ngược thực quản <br />
Xảy ra là do không còn cơ thắt tại chỗ nối <br />
thực quản‐hỗng tràng. Trong một số báo cáo, <br />
viêm thực quản được tìm thấy trong 25‐90% ở <br />
những bệnh nhân với vòng nối thực quản hỗng <br />
tràng đơn giản(9), nhưng chỉ 2‐10% với kiểu nối <br />
thực quản‐hỗng tràng theo Roux‐en Y(17). Chúng <br />
tôi chỉ có 1,9% (2/107) bệnh nhân trào ngược <br />
thực quản, tỷ lệ này cũng phù hợp với các tác <br />
giả nêu trên. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể sẽ cao <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />