Nghiên cứu tâm lý học kỹ sư: Phần 2
lượt xem 0
download
Nội dung cuốn sách "Tâm lý học kỹ sư" gồm có Nhập môn tâm lý học kỹ sư; quá trình nhận thức; các lý thuyết và quy luật tâm lý được ứng dụng trong thiết kế hệ thống kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tâm lý học kỹ sư: Phần 2
- Chương III CÁC LÝ THUYẾT VÀ CÁC QUY LUẬT TÂM LÝ ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng: - Phân tích được nội dung lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow và áp dụng vào thiết kế hệ thống kỹ thuật đáp ứng nhu cầu người sử dụng. - Phân tích được nội dung hiệu ứng Von Restorff và lấy được ví dụ minh hoạ thông qua các thiết bị, hệ thống kỹ thuật công nghệ. - Phân biệt được nội dung lý thuyết dao cạo Ockham và định luật Hick-Hyman và lấy được ví dụ minh hoạ. - Phân tích được nội dung định luật Gestalt và vận dụng vào thiết kế sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực chuyên ngành. 3.1. LÝ THUYẾT THỨ BẬC NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW (A. MASLOW) 3.1.1 Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần và phải có được để tồn tại và để phát triển. Nhu cầu là biểu hiện những nguyện vọng và ước muốn của con người, là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động. Con người ta chỉ có thể sống và hoạt động khi có nhu cầu. 3.1.2. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow A. Maslow là nhà tâm lý học nhân văn người Mỹ. Ông đã xây dựng lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá Hình 3.1: Abraham nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả Maslow [16] về thể chất lẫn tinh thần. (1908 -1970) [15]. 68
- Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow được ra đời khá thú vị. Đó là trong những năm đầu tiên của sự nghiệp nghiên cứu về tâm lý con người của mình, ông đã phát hiện ra những con khỉ do ông thí nghiệm luôn có một số nhu cầu đặc biệt quan trọng hơn những nhu cầu khác. Chẳng hạn giữa đói và khát, nhu cầu khát phải được ưu tiên trước. Nếu phải chọn giữa đáp ứng nhu cầu khát và nhu cầu khỏi bị kim chích đau đớn, nhu cầu tránh bị kim chích sẽ cao hơn. Và phải chọn giữa bị kim chích và không khí để thở, nhu cầu cần được thở sẽ thắng. Ông đã nhận ra ý nghĩa của khám phá này và áp dụng vào xây dựng một hệ thống nhu cầu theo thứ bậc. Trong hệ thống này, 5 nấc thang nhu cầu được A. Maslow đưa ra có nội dung bao quát hơn và được xếp theo thứ tự các nhu cầu từ thấp đến cao, từ nhu cầu vật chất cơ bản cần thiết để con người tồn tại đến nhu cầu tinh thần, được minh họa như ở Hình 3.2 sau đây: Hình 3.2: Thang nhu cầu của A.Maslow [16] Theo A. Maslow, hệ thống phân cấp các nhu cầu này rất quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Mỗi bậc nhu cầu phụ thuộc vào bậc trước đó, nếu như một nhu cầu không được thỏa mãn trước đó thì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của cá nhân bước tiếp theo. 69
- - Nhu cầu cơ bản (nhu cầu sinh lý): Đây là nhu cầu vô cùng quan trọng mà nếu thiếu thì con người khó lòng tồn tại về mặt tự nhiên. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn thì không có động cơ để thúc đẩy các nhu cầu khác. Một người khi đói thì không quan tâm đến cái gì khác ngoài thức ăn. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người sẽ hướng tới một bậc thang nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu được an toàn. - Nhu cầu được an toàn: Nhu cầu không bị đe dọa và không mất nhu cầu sinh lý. Đây là nhu cầu tự duy trì và chuẩn bị cho tương lai vững chắc hơn. Con người cần có nhà để ở, công việc để làm, được chăm sóc về y tế và bảo vệ cơ thể. - Nhu cầu xã hội: Sống trong xã hội con người có nhu cầu được hòa nhập vào những nhóm nhất định, được chấp nhận và yêu thương và cố gắng có mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Con người luôn mong muốn có mối quan hệ thân ái với người khác nói chung và muốn có được chỗ đứng trong lòng người khác nói riêng. Khi cá nhân không hội nhập với công đồng xã hội sẽ cảm thấy như mình bị bỏ rơi, không được yêu thương gắn bó với người khác cũng như không được quan tâm. Bằng chứng là một số trẻ em trong trại mồ côi mặc dù được chăm sóc đầy đủ về vật chất nhưng vẫn bị “lùn tâm lý” - tâm lý không bình thường và ổn định, và khó có thể phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. - Nhu cầu được tôn trọng: Khi đã được chấp nhận, con người lại muốn được người khác đánh giá cao về mình. Đơn giản là vì họ có nhu cầu cảm thấy mình tốt, mình có giá trị và tự hào về thành quả mà bản thân đã gặt hái được. Thỏa mãn nhu cầu này giúp con người có sự tự tin, uy tín, quyền lực và cả sự kiềm chế. Con người thấy mình có ích, có sự ảnh hưởng đến những người xung quanh và được kính nể. Vậy nên, là con người ai cũng muốn mình là người quan trọng. Sự tự nhìn nhận về bản thân và sự nhìn nhận của mọi người đối với mình làm cho con người nỗ lực nhiều hơn. Ngược lại, khuynh hướng này sẽ dẫn đến hành vi phá hoại. - Nhu cầu tự khẳng định mình (tự thể hiện): Đây là nhu cầu để tăng đến mức tối đa tiềm năng của con người. Con người khát vọng trở 70
- thành cái mà con người có khả năng trở thành. Mong muốn có cơ hội cho việc học tập và sự phát triển bản thân . A. Maslow cho rằng, nếu các nhu cầu không được thỏa mãn, con người sẽ rơi vào trạng thái cô đơn dẫn đến sự suy sụp tinh thần, thể chất và rơi vào trạng thái tiêu cực, bế tắc và có thể dẫn họ đi đến hành vi tự tử. Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow có ý nghĩa hầu hết trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi áp dụng lý thuyết này, chúng ta cần lưu ý: - Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một cá nhân, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhiều người vì lo sợ bị mất việc làm, vì mưu sinh, vì muốn được yên thân,… mà họ cam chịu những đòi hỏi vô lý, bất công,… - Muốn một cá nhân phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: mức lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Vẫn có người có biểu hiện những đức tính tốt đẹp dù các nhu cầu thấp hơn chưa được bảo đảm. Nhiều nhà văn có những tác phẩm tuyệt tác dù phải trải qua những thiếu thốn, vật lộn với kế sinh nhai hay trải qua những nghịch cảnh, thậm chí có những bệnh thần kinh từ thời thơ ấu. - Khi nhu cầu nào đó được thoả mãn thì nhu cầu đó không còn là động lực thúc đẩy người đó hoạt động. Ngoài ra, khi nhu cầu này được thoả mãn thì nhu cầu khác lại trở nên cấp thiết hơn. Do vậy, hầu như khó có thể thoả mãn được tất cả các nhu cầu vì mong muốn và đòi hỏi của con người là vô tận. Riêng trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, những sản phẩmdo người kỹ sư thiết kế luôn nhằm đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu của người sử dụng. Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động nên có thể coi nhu cầu cũng là nguồn gốc của sự sáng tạo. Quá trình phát triển của xã hội loài người trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ đã chứng minh điều đó. Tất cả các sản phẩm máy móc hay công nghệ luôn được cải tiến và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Mỗi sản phẩm là cả một hành trình sáng tạo kể từ khi bắt đầu xuất hiện cho đến ngày nay. Vậy nên, từ khâu đề xuất ý tưởng đến thực thi sản phẩm, đòi hỏi người kỹ sư phải luôn sáng tạo, đổi mới để phù hợp với những mong muốn của con người. 71
- 3.2. HIỆU ỨNG VON RESTORFF (hiệu ứng cách ly) Nhà tâm lý học người Đức, Hewig Von Restorff (1906-1962) đã công bố một nghiên cứu vào năm 1933: Trí nhớ của con người có khuynh hướng ghi nhớ một thông tin trong một danh sách nếu nó nổi bật. Chẳng hạn, nếu chúng ta có một danh sách các số, và ở giữa có một chữ cái thì ta có khả năng sẽ nhớ chữ cái đó. Lý giải điều này thật đơn giản, vì nó khác với tất cả những thông tin còn lại trên danh sách. Hiện tượng này được gọi là Hiệu ứng Von Restorff: Khi có rất nhiều sự vật hiện tượng tác động tới chúng ta, trí não sẽ lưu giữ sự vật nào khác biệt hay nổi bật. Hình 3.3: Hiệu ứng Von Restorff [15]. Theo cách này, chúng ta có thể giúp mình nhớ thông tin bằng cách khiến nó trở nên kỳ quái hoặc lố bịch để nó sẽ nổi bật trong trí nhớ. Chúng ta sẽ phải ngạc nhiên về những thứ mà chúng ta có thể ghi nhớ nếu chúng ta biết cách làm cho nó khác đi. Như vậy, khi có nhiều đối tượng tương tự, cái khác với phần còn lại có nhiều khả năng được nđồng ýhớ lâu nhất. Hiệu ứng Von Restorff được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong thiết kế kỹ thuật, những bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng luôn được thiết kế trông khác biệt với những chi tiết, bộ phận còn lại. Chẳng hạn như các biển báo, một số biển báo cần có sự phản ứng khẩn cấp… Hình 3.4: Biển báo nguy hiểm [8] 72
- 3.3. LÝ THUYẾT DAO CẠO OCKHAM Lý thuyết dao cạo Ockham do một tu sĩ tên William đưa ra ở thế kỷ thứ XIV. William sinh ra ở thị trấn Occam, quận Surrey, nước Anh. Ý nghĩa ban đầu của thuyết dao cạo Ockham chính là: Những sự giải thích hiện tượng giản đơn nhất luôn chính xác hơn sự giải thích phức tạp. Nếu có hai phương án giải quyết như thế, chúng ta hãy chọn cách giải quyết đơn giản nhất, cần ít giả thiết nhất. Và đó là cái có khả năng chính xác nhất. Vậy nên, hãy cắt bỏ những cái rườm rà, thừa thãi và giữ cho sự việc đơn giản. Hình 3.5: William – tác giả của thuyết Dao cạo (1285-1347)[17]. Theo sự lý giải như vậy, dao cạo Ockham được coi là con dao công bằng nhất, bất luận là ai, từ nhà khoa học cho đến người bình thường, ai có dũng khí cầm lấy nó, người đó sẽ là người thành công. Sau khi rút con dao cạo này ra khỏi vỏ, họ đều phải “gọt” bỏ cái thừa của thực tế khách quan hoặc lý luận mà “cạo” ra những kết luận khoa học tinh luận đến mức không thể tinh luận thêm được nữa. Đến đây thì mỗi người đều có thể giải quyết được các vấn đề phức tạp. Vậy nên, muốn giải quyết các vấn đề phức tạp thì trước hết phải dùng dao cạo Ockham để biến những vấn đề phức tạp ấy thành đơn giản nhất, sau đó mới bắt tay vào giải quyết. Trải qua thời gian, lý thuyết dao cạo Ockham đã phát triển và vượt ra khỏi khuôn khổ ý nghĩa ban đầu. Ngày nay, thuyết dao cạo Ockham có ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc hơn, cũng như được áp dụng vào trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực thiết kế, một thông điệp mà các kỹ sư công nghệ cần nhớ: Khi thiết kế một sản phẩm, hãy cố gắng loại bỏ những thứ không cần thiết khiến người dùng phân tâm và làm cho họ khó đạt được mục tiêu. Điều đó cũng có nghĩa là: “Đơn giản là sự tinh tế tối thượng” (Leonardo da Vinci). 73
- Hình 3.6: Remote TV ngày càng được thiết kế đơn giản 3.4. ĐỊNH LUẬT HICK - HYMAN Định Luật Hick - Hyman được đặt theo tên của hai nhà tâm lý học người Anh và người Mỹ gồm William Edmund Hick và Ray Hyman. Vào năm 1952, họ bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng kích thích hiện có và thời gian phản ứng của một cá nhân đối với bất kỳ kích thích nhất định nào. Theo định luật này: Càng có nhiều lựa chọn cho người dùng, thì càng mất nhiều thời gian để họ đưa ra quyết định. Đối với lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, một sản phẩm được thiết kế có nhiều sự lựa chọn có vẻ tốt, nhưng một thiết kế tuyệt vời sẽ không cần nhiều lựa chọn. Bởi vì, con người sẽ trở nên rất do dự và thiếu quyết đoán nếu trong tay họ đang nắm giữ quá nhiều khả năng chọn lựa. Vậy nên, càng ít sự lựa chọn, người dùng càng đỡ suy tính thiệt hơn giữa các quyết định, từ đó thời gian thực hiện hành động được rút ngắn đáng kể. Cần lưu ý những điểm sau đây khi thiết kế: • Ngắn gọn và đơn giản. • Thân thiện với người sử dụng. • Giảm thiểu các nút hành động. • Nên tránh những thao tác rườm rà, thừa thãi. • Các danh mục trên sản phẩm nên sắp xếp theo trật tự. 74
- Hình 3.7: Định luật Hick - Hyman [13]. 3.5. ĐỊNH LUẬT GESTALT Gestalt là một từ tiếng Đức, nó có nghĩa là “hình dạng của vật thể” hay “cái nhìn tổng quát”. Định luật này được các nhà tâm lý học người Đức nghiên cứu. Người khởi xướng là Max Wertheimer (1880-1943), sau đó nó được tiếp tục nghiên cứu bởi hai nhà tâm lý học là Wolfgang Köhler (1929) và Kurt Koffka (1935) và cuối cùng được Wolfgang Metzger (1936) phát triển và hoàn thiện. Thực chất, định luật Gestalt là một tập hợp các quy luật tâm lý để lý giải cách thức não người tiếp nhận một hình ảnh nào đó. Theo đó, “Tổng thể của một sự vật không phải là một tập hợp từ những thành phần rời rạc lại với nhau”. Vậy nên, khi mắt và não bộ con người được tiếp xúc với một hình ảnh, chúng nhìn nhận và phân tích các chi tiết đơn lẻ trong ảnh đó theo nhiều cách khác nhau. Toàn bộ cấu trúc một vật thể, không phải lúc nào cũng được tạo thành từ những phần tử có mặt ở trong đó. Hình 3.8: Định luật Gestalt [9]. 75
- Định luật Gestalt thực sự rất có ý nghĩa đối với người kỹ sư công nghệ. Sau đây là 5 luật con của định luật Gestalt, nếu nắm vững những luật này, người kỹ sư sẽ biết cách tạo ra những trải nghiệm thị giác thật thú vị trên sản phẩm của mình và thu hút người sử dụng. 3.5.1. Luật tương tự hay luật đồng bộ (Law of Similarity) Mắt chúng ta thường có xu hướng gom các vật thể tương tự về hình dáng và màu sắc lại thành một nhóm với nhau. Ngay cả khi chúng không nằm cạnh bên thì não bộ vẫn tạo ra một sợi dây vô hình để kết nối các vật thể đồng bộ đó lại với nhau. Tiếp đến trong vô thức, ta xem như giữa chúng có một mối liên quan thật mật thiết, và không còn quan tâm đến những phần tử không đồng bộ với nhóm trên. Hình 3.9: Luật tương tự/đồng bộ [9]. Có nhiều kiểu đồng bộ khác nhau như đồng bộ về hình khối, kích cỡ, hay màu sắc. Áp dụng quy luật này trong thiết kế sẽ giúp cho người sử dụng sản phẩm dễ dàng nắm bắt những phần thông tin được nhấn mạnh hay những thông tin có cùng phân cấp, hoặc mức độ quan trọng. Chẳng hạn các món ăn được thiết kế có cùng phân cấp thông tin như hình 3.10 sau đây: 76
- Hình 3.10: Áp dụng luật đồng bộ trong thiết kế menu [9] 3.5.2. Luật gần bên (Law of Proximity) Theo nội dung luật gần bên, các phần tử nào đứng cạnh nhau thì não bộ chúng ta sẽ có xu hướng gom chúng lại thành một nhóm tách biệt. Trong sách, báo, tạp chí hay trên website… các khối văn bản luôn có khoảng cách và được sắp xếp. Điều này giúp mắt người đọc có thể dễ dàng nắm bắt thông tin. Đối với các kỹ sư, khi thiết kế các chi tiết máy móc và thiết bị công nghệ, nên chú ý sắp xếp để giúp người dùng nắm bắt một thông tin hay chủ đề nào có liên quan đến nhau một cách dễ dàng nhất. 77
- Hình 3.11: Các nhóm phím chức năng trên bàn phím máy tính [14] 3.5.3. Luật liên tục (Law of Continuation) Theo luật liên tục, các yếu tố được sắp xếp theo một đường thẳng hoặc đường cong thường được giả định là tiếp tục vượt quá điểm kết thúc đã được xác định. Nói cách khác, khi mắt của chúng ta bắt đầu đi theo một đường thẳng hoặc đường cong, chúng ta tin rằng đường đó sẽ tiếp tục đi theo một hướng cho đến khi nó gặp một vật thể khác. Dù là đường thẳng hay uốn cong, trong đầu ta luôn muốn giữa chúng có chung một đích đến. Ta không có thói quen coi chúng như là những thực thể tách rời nhau. Vậy nên, các thiết kế không nên quá rườm rà và có nhiều chi tiết, những thành phần tưởng chừng như rời rạc, lạc lõng, sẽ được não bộ kết nối lại với nhau. Hình 3.12: Luật liên tục [9] Trong hình 3.13, dù đường đi của các chấm được làm nổi bật lên bởi màu sắc, nhưng mắt chúng ta vẫn mặc định hướng chúng theo đường đi uyển chuyển nhất. 78
- Hình 3.13: Luật liên tục [9]. 3.5.4. Luật khép kín (Law of Closure) Khi một vật thể có hình dạng không toàn diện hay không đóng kín, mắt người có xu hướng hoàn thành nốt phần còn lại và lấp đầy khoảng trống bằng cách tưởng tượng các đường nét, màu sắc hoặc hoa văn xuất hiện ở xung quanh vật thể đó. Khi thiết kế, điểm mấu chốt của nguyên tắc này là chỉ cần thể hiện đủ các tính chất thiết yếu của một vật thể, còn những yếu tố khiếm khuyết còn lại sẽ được não bộ tự động thêm vào. Nguyên tắc này thường được dùng trong thiết kế logo. Hình 3.14: Luật khép kín [9]. Hình 3.15: Logo của Adobe - tập đoàn phần mềm máy tính của Hoa Kỳ [18]. 79
- 3.5.5. Luật chính - phụ (Law of figure - ground) Khi nhìn vào một bức ảnh, mắt người có khả năng tách biệt đâu là chủ thể (chính), đâu là phần nền (phụ) đằng sau. Mức độ ổn định/ không ổn định của nguyên tắc chính phụ, tùy thuộc vào mức độ dễ nhận dạng của vật thể và phần nền. Muốn diễn tả phần nội dung chính thật là nổi bật và có sức thu hút, hãy tăng sự tương phản giữa phần chính và phụ lên. Hình 3.16: Luật chính - phụ [9]. Nguyên tắc chính - phụ rất hiệu quả trong thiết kế khi muốn làm nổi bật điểm trọng tâm của sản phẩm. Hình 3.17: Kim chỉ cảnh báo hết xăng xe máy [19]. 80
- Hình 3.18: Đèn cảnh báo lỗi trên máy in [10]. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III 1. Phân tích lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Maslow và tìm những sản phẩm trong thực tế để chứng minh cho sự phát triển thứ bậc nhu cầu của con người. 2. Sưu tầm các hình ảnh, Video clip, mô hình hay sản phẩm có ứng dụng hiệu ứng Von Restorff. Phân tích giá trị của việc sử dụng hiệu ứng Von Restorff trong các hình ảnh, Video clip, mô hình hay sản phẩm đó. 3. Phân biệt định luật dao cạo Occam và luật Hick - Hyman và vận dụng hai định luật này vào thiết kế phần mềm menu, màn hình điều khiển, cách bố trí biển báo và một số loại biển báo cần có sự phản ứng khẩn cấp, các logo nhận diện thương hiệu… 4. Phân tích các quy luật trong định luật Gestal và chỉ ra được sự vận dụng của chúng trong các sản phẩm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày. 81
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Thị Bích. Các trường phái tâm lý học trên thế giới. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2015. 2. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học. NXB Giáo dục, 2001. 3. Hoàng Thị Thu Hiền. Giáo trình Tâm lý học. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2012. 4. Nguyễn Trọng Khanh, Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật. NXB Đại học Sư phạm, 2011. 5. Đào Thị Oanh. Tâm lý học lao động. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 6. Trần Trọng Thủy. Bài tập thực hành tâm lý học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. 7. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên). Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007. Tài liệu Tiếng Anh và các website tham khảo 8. AGK Safety. Biển báo an toàn lao động. https://laodongviet.vn/chuyen- de-huan-luyen/he-thong-bien-bao-an-toan-lao-dong-1839.html. Truy cập ngày 20/10/2016. 9. Đông Đông. Định luật Gestalt: Tiếng nói chung của dân thiết kế, https://idesign.vn/graphic-design/dinh-luat-gestalt-tieng-noi-chung- cua-dan-thiet-ke-273550.html, truy cập 5/06/2018. 10. Thùy Linh. Hướng dẫn nhận biết lỗi máy in thông qua tín hiệu đèn báo, https://blogmayin.com/huong-dan-nhan-biet-loi-may-in-thong- qua-tin-hieu-den-bao.html. truy cập ngày 10/01/2020. 11. Jura J., Trnka P., Cejnek M., Reverdy L. Engineering Psycology. Online:http://users.fs.cvut.cz/~jurajaku/ing-psych/IPS-en/IPS-en 2015/spring/engineering-psychology.pdf, truy cập ngày 12/05/2017. 12. Lehto M, Landry S.J. 2013. Introduction to human factors and ergonomics for engineers (second edition). Chapter two: Human system. 13. Thao Lee. Tâm lý học trong thiết kế UX/UI, https://idesign.vn/ graphic-design/tam-ly-hoc-trong-thiet-ke-ux-ui-181882.html, truy 82
- cập 5/06/2018. 14. Thịnh Tâm. Tìm hiểu công dụng các phím chức năng trên bàn phím, https://www.vitinhttc.com/cac-phim-chuc-nang-tren-ban-phim/, truy cập ngày 15/06/2021. 15. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. Hiệu ứng Von Restorff, https:// vi.askwiki.ru/wiki/Von_Restorff_effect, truy cập ngày 12/07/2018. 16. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. Abraham Maslow, https:// en.wikipedia.org/wiki/Abraham_Maslow, truy cập ngày 10/08/2018. 17. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia. William of Ockham, https://en.wikipedia.org/wiki/William_of_Ockham, truy cập ngày 12/07/2018. 18. Từ điển bách khoa toàn thư mở. Adobe Corporate Logo.png, https:// vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Adobe_Corporate_ Logo.png, truy cập ngày 15/06/2021. 19. VOV Giao thông. Khi kim xăng chạm vạch E, xe còn di chuyển được bao xa?, https://vovgiaothong.vn/khi-kim-xang-cham-vach-e-xe-con- di-chuyen-duoc-bao-xa-d19240.html, truy cập ngày 10/10/2020. 83
- Tâm lý học kỹ sư Bùi Thị Bích Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trụ sở: Văn phòng đại diện: Phòng 501, Nhà Điều hành ĐHQG-HCM, Tòa nhà K-Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức, văn, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh ĐT: 028 62726361 ĐT: 028 62726390 E-mail: vnuhp@vnuhcm.edu.vn Website: www.vnuhcmpress.edu.vn Chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung TS ĐỖ VĂN BIÊN Biên tập LÊ THỊ THU THẢO Sửa bản in PHAN KHÔI Trình bày bìa TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Đối tác liên kết TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH Xuất bản lần thứ 1. Số lượng in: 250 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số XNĐKXB: 3919-2022/CXBIPH/3-54/ĐHQGTPHCM. QĐXB số: 352/QĐ- NXB cấp ngày 04/11/2022. In tại: Công ty TNHH In & Bao bì Hưng Phú. Địa chỉ: 162A/1, KP1A, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nộp lưu chiểu: Năm 2022. ISBN: 978-604-73-9418-0. Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản. ĐỂ CÓ SÁCH HAY, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN!
- ISBN: 978-604-73-9418-0 NXB ĐHQG-HCM 9 786047 394180
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Giải quyết xung đột trong hội nghị thi đua bằng tâm lý học quản lý
17 p | 1125 | 374
-
Khái quát về Tâm lý học căn bản
2123 p | 788 | 327
-
Giới thiệu về Tâm lý học xã hội
163 p | 530 | 203
-
Tìm hiểu Tâm lý học dành cho lãnh đạo
560 p | 345 | 160
-
Giáo trình tâm lý học trẻ em lứa tuổi mần non part 1
21 p | 613 | 104
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu một số kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non
85 p | 191 | 35
-
Phân tích những biểu hiện tâm lý qua tranh vẽ của trẻ em
9 p | 514 | 34
-
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học (In lần thứ 2): Phần 1
116 p | 109 | 25
-
Nghiên cứu tâm lý trẻ em và giáo dục trong gia đình: Phần 2
128 p | 78 | 18
-
Tâm lý học trong nháy mắt (Tập 2): Tâm lý học xã hội - Phần 1
87 p | 55 | 9
-
Tâm lý học trong nháy mắt (Tập 2): Tâm lý học xã hội - Phần 2
165 p | 42 | 9
-
Tâm lý học quân sự và việc nâng cao khả năng chẩn đoán tâm lý cho các chính uỷ, chính trị viên - Ngô Minh Tuấn
5 p | 104 | 9
-
Những hướng nghiên cứu chính của tâm lý học phát triển ở thế kỷ XXI
8 p | 58 | 6
-
Nhu cầu tư vấn tâm lý học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa
8 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học trong dạy học: Phần 2
104 p | 13 | 4
-
Diễn giải về mối tương quan của Tâm lý học với nghiên cứu văn học
8 p | 77 | 4
-
Tiến tới một nền tâm lý học toàn cầu thay đổi trong lý luận và ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của một thế giới đang biến đổi
5 p | 61 | 3
-
Nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần Tâm lý học đại cương thông qua cải tiến hoạt động đánh giá quá trình
11 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn