Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẠO Β-CYCLODEXTRIN<br />
TỪ DỊCH XỬ LÝ TINH BỘT VỚI CGTASE CỐ ĐỊNH<br />
Vương Văn Sơn*, Vũ Thanh Thảo*, Trần Hồng Ngân*, Trần Thành Đạo*, Trần Cát Đông*<br />
Mở đầu: Cyclodextrin (CD) là các oligosaccharide dạng vòng chứa 6, 7, 8 đơn vị glucose liên kết với nhau<br />
bằng liên kết α-1-4 glycosid, trong đó β-cyclodextrin (β-CD) được sử dụng nhiều nhất. CD được sản xuất nhờ<br />
xúc tác của enzym cyclodextrin glucanotransferase. Enzym này có tác dụng vòng hóa tạo CD từ các cơ chất có<br />
liên kết α-1,4-glycosid như tinh bột, amylose, amylopectin, dextrin, maltodextrin, hoặc glycogen.<br />
Mục tiêu: Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu việc tạo β-CD từ dịch tinh bột xử lý với enzym cố<br />
định trên alginat.<br />
Phương pháp: Khảo sát các điều kiện tạo β-CD từ enzym cố định bao gồm: nồng độ dịch tinh bột xử lý,<br />
lượng CGTase, thời gian phản ứng. Sản xuất β-CD theo qui trình sử dụng dung môi là cyclohexan. Số lần tái sử<br />
dụng enzym sau cố định được xác định bằng số lần sử dụng enzym cho đến khi hoạt tính hay hiệu suất chuyển<br />
đổi tinh bột thành β-CD còn khoảng 50% so với ban đầu.<br />
Kết quả: Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng tạo β-CD từ dịch xử lý tinh bột với enzym cố định là:<br />
nồng độ dịch tinh bột xử lý 26%, thời gian phản ứng 61 h, lượng enzym CGTase là 2,91 KU/L. Hiệu suất chuyển<br />
đổi từ tinh bột thành β-CD là 51%. Và enzym CGTase có khả năng tái sử dụng 5 lần trong quy trình tạo β-CD.<br />
Kết luận: Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng vòng hóa từ dịch xử lý tinh bột bằng enzym cố định<br />
trên alginat với lượng β-CD tạo thành là 181,7 g/L.<br />
Từ khóa: β-CD; CGTase; enzym cố định; alginat, dịch tinh bột xử lý.<br />
<br />
ABTRACT<br />
INVESTIGATION ON Β-CYCLODEXTRIN PRODUCTION<br />
FROM HYDROLYZED STARCH BY IMMOBILIZED CGTASE<br />
Vuong Van Son, Vu Thanh Thao, Tran Hong Ngan,Tran Thanh Dao, Tran Cat Dong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 289 - 294<br />
Background: Cyclodextrins are cyclic oligosaccharides composed of 6, 7, or 8 α-1,4-linked glucose units,<br />
respectively classified as α, β and γ. in which β-cyclodextrin (β-CD) is used most. They are produced by the<br />
catalytic action of cyclodextrin glucanotransferase. The enzyme displays its cyclic action on substrates with α-1,4glycosyl chain, such as starch, amylose, amylopectin, dextrins, matodextrins, or glycogen<br />
Objectives: In this study, we investigated the producing of β-CD from hydrolyzed starch with immobilized<br />
CGTase on alginate.<br />
Methods: Surveying of conditions to product β-CD with immobilizated GTase including hydrolyzed starch<br />
concentration, concentration of CGTase and reaction time. β-CD was produced by solvent process with<br />
cyclohexan. Recycling of immobilized enzyme was determined until enzymatic activity or the conversion<br />
efficiency of starch into β-CD was about 50% from baseline.<br />
Results: The result showed that the optimal conditions of β-CD production on hydrolyzed starch with<br />
immobilizated CGTase were hyrolyzed starch 26%, reaction time 61h, enzym CGTase concentration 2,91 KU/L.<br />
Convertion yield to β-CD from starch was 51%. And immobilized CGTase was re-used 5 times in β-CD<br />
∗<br />
<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS Vương Văn Sơn<br />
ĐT: 0908747086<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Email: vuongvanson@gmail.com<br />
<br />
289<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
production.<br />
Conclutions: Optimum conditions of cylic reaction from hydrolyzed starch with immobilized CGTase on<br />
alginate were indentified with the yield of β-CD was 181,7 g/L.<br />
Keywords: β-CD; CGTase; immobilizated enzyme; alginate, hydrolyzed starch.<br />
tinh bột với Termamyl để thu các dextrin ngắn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
giúp cho quá trình thực hiện vòng hóa thu sản<br />
Cyclodextrin (CD) là các oligosaccharide<br />
phẩm β-CD nhanh hơn và điều kiện của phản<br />
dạng vòng, không khử, chúng có nhiều ứng<br />
ứng tạo β-CD với enzym cố định trên alginat từ<br />
dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm<br />
dịch xử lý tinh bột.<br />
và hóa học. Trên thế giới, CD đã được ứng dụng<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
từ rất lâu và trong nhiều lĩnh vực do cấu trúc đặc<br />
biệt của chúng. Trong công nghiệp thực phẩm<br />
Vật liệu<br />
CD được dùng để che giấu mùi, vị khó chịu, để<br />
Enzym Toruzyme ® 3.0L (Novozymes, Đan<br />
ổn định và bảo vệ các thành phần chức năng<br />
Mạch) với hàm lượng protein là 5,03 mg/ml và<br />
như acid amin, vitamin trong thực phẩm, làm<br />
hoạt tính là 45,25 U/mg protein; chất mang natri<br />
phụ gia độn, tạo độ nhớt,…Đối với ngành dược<br />
alginat (Xilong, Trung Quốc); enzym Termamyl<br />
CD là một tá dược quan trọng giúp tăng độ tan<br />
120L (Novozymes, Đan Mạch), tinh bột sắn mì<br />
của các dược chất không tan trong nước, giúp<br />
(Thiêm Ký, Việt Nam); dung môi cyclohexan<br />
tăng độ hấp thu và sinh khả dụng hoặc kiểm<br />
(Xilong, Trung Quốc).<br />
soát tốc độ phóng thích thuốc, ngoài ra nó còn<br />
Xác định hàm lượng protein và hoạt tính<br />
giúp che dấu mùi, vị khó chịu của nhiều hoạt<br />
enzym<br />
chất (3,10). Tuy nhiên, tá dược này hiện nay phải<br />
Hàm lượng protein được xác định bằng<br />
nhập ngoại hoàn toàn. Việc sản xuất được βphương pháp Bradford.<br />
cyclodextrin trong nước sẽ giúp tự chủ được<br />
nguồn nguyên liệu làm thuốc và tạo điều kiện để<br />
Hoạt tính enzym CGTase xác định bằng<br />
công nghiệp dược phẩm trong nước ứng dụng<br />
phương pháp Kaneko trong đó một đơn vị hoạt<br />
bào chế các chế phẩm có chất lượng cao, cạnh<br />
tính của enzym được định nghĩa là số μmol βtranh được với các sản phẩm ngoại nhập. Mặt<br />
CD được tạo ra trong 1 phút ở điều kiện thí<br />
khác nguyên liệu để sản xuất β-cyclodextrin từ<br />
nghiệm(2).<br />
tinh bột giúp tạo ra giá trị gia tăng mới cho tinh<br />
Cố định enzym trên alginat<br />
bột, qua đó thúc đẩy sự phát triển ngành công<br />
Enzym CGTase cố định lên alginat theo<br />
nghiệp chế biến nông sản.<br />
phương pháp bắt giữ. Quy trình cố định như<br />
Sản xuất CD chỉ có một con đường duy nhất<br />
sau: chuẩn bị dung dịch alginat 4% trong đệm<br />
là bằng công nghệ enzym sử dụng<br />
Tris-HCl 50 mM pH 7, thêm CGTase với lượng<br />
cyclomaltodextrin glucanotransferase (CGTase)<br />
300 U/10ml alginat; dùng bơm nhu động nhỏ<br />
với nguyên liệu là tinh bột hoặc dextrin (1,6).<br />
hỗn hợp trên vào dung dịch CaCl2 0,2 M để<br />
Nhưng enzym CGTase có hoạt tính cắt mạch<br />
được hạt alginat; để hạt ổn định khoảng 1 giờ<br />
tinh bột yếu hơn so với hoạt tính chuyển nhóm<br />
cho việc trao đổi ion Ca2+ xảy ra hoàn toàn. Lọc<br />
glucan và phản ứng tạo vòng, nếu sử dụng nồng<br />
hạt qua phễu Büchner, rửa cho hết protein với<br />
độ tinh bột cao, độ nhớt của dung dịch tăng làm<br />
nước cất. Bảo quản CGTase cố định trên<br />
giảm hoạt tính của enzym CGTase, cũng như<br />
alginat ở 4oC. Hoạt tính của enzym cố định xác<br />
khả năng tăng nồng độ tinh bột ban đầu nhằm<br />
định theo phương pháp Kaneko là 33,16 U/g<br />
thu dược lượng β-CD nhiều hơn(1). Do đó trong<br />
chất mang(2).<br />
nghiên cứu này chúng tôi khảo sát việc cắt mạch<br />
<br />
290<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
Khảo sát việc tiền xử lý tinh bột với<br />
Termamyl 120L thu dịch xử lý có DE 14-15<br />
Khảo sát tiền xử lý với Termamyl tinh bột có<br />
nồng độ: 30, 40, 50, 60% với lượng enzym là<br />
2,4KU/L nhiệt độ 90oC, pH7 vì theo các nghiên<br />
cứu nồng độ tinh bột thường sử dụng để thu<br />
nhận maltodextrin thường từ 30% trở lên. Sau<br />
khi chọn được nồng độ tinh bột thích hợp chúng<br />
tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của lượng<br />
enzym Termamyl 120L sử dụng, thời gian dịch<br />
hóa ở pH 7, nhiệt độ 90oC; Với thời gian phản<br />
ứng khảo sát trong khoảng từ 30, 60, 90 và 120<br />
phút; lượng enzym sử dụng là 14,4 KU/L, 19,2<br />
KU/L và 24 KU/L tương ứng với lượng<br />
Termamyl khoảng 0,03% đến 0,05% so với lượng<br />
tinh bột sử dụng. Enzym Termamyl sau khi xử<br />
lý tinh bột sẽ được bất hoạt ở pH 3,5 bằng HCl<br />
1N, trong 30 phút. Sau 30 phút, thêm NaOH để<br />
điều chỉnh pH của dịch tinh bột về pH 7. Tinh<br />
bột sau khi xử lý sẽ được lọc để thu dịch(7,8).<br />
Trong đó, DE của dịch xử lý tinh bột xác<br />
định bằng phương pháp Miller và hiệu suất<br />
chuyển đổi tinh bột thành maltodextrin được xác<br />
định thông qua độ Brix của dung dịch.<br />
<br />
Tối ưu hóa quy trình tạo β-CD thô từ dịch<br />
xử lý tinh bột<br />
Sau khi thu được dịch xử lý tinh bột, tiến<br />
hành tối ưu hóa các thông số của phản ứng tạo<br />
β-CD theo phương pháp bề mặt đáp ứng với<br />
phần mềm Design Expert V 7.1 (DX 7.1). Các yếu<br />
tố khảo sát gồm nồng độ dịch xử lý tinh bột,<br />
lượng enzym sử dụng và thời gian phản ứng với<br />
thể tích phản ứng 100 ml, các thông số phản ứng<br />
lựa chọn dựa trên tỉ lệ enzym cơ chất quy trình<br />
sản xuất từ tinh bột và theo nghiên cứu của<br />
Karube về quá trình sản xuất β-CD từ<br />
maltodextrin(4,6).<br />
<br />
Hình 1: Phản ứng tạo β-CD từ tinh bột với quy trình<br />
sử dụng dung môi<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Khảo sát khả năng tái sử dụng enzym cố<br />
định trên alginat để sản xuất β-CD từ dịch<br />
xử lý tinh bột<br />
Tiến hành sản xuất β-CD bằng enzym cố<br />
định trên alginat với 100 ml dịch xử lý tinh bột<br />
DE 14-15 với các điều kiện tối ưu đã khảo sát.<br />
Sau phản ứng lấy một lượng enzym đã cố định<br />
để xác định hoạt tính enzym theo phương pháp<br />
Kaneko. Enzym cố định được lọc và rửa nhiều<br />
lần với dung dịch đệm, tiếp tục sử dụng cho<br />
những phản ứng tiếp theo cho đến khi hoạt tính<br />
riêng còn 50% so với ban đầu.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tiền xử lý tinh bột với Termamyl 120L<br />
Khảo sát nồng độ tinh bột để tiền xử lý với<br />
Termamyl với lượng enzym là 24 KU/L, thời<br />
gian phản ứng 120 phút.<br />
Bảng 3: Khảo sát nồng độ tinh bột của quá trình tiền<br />
xử lý<br />
Nồng độ Đương lượng Độ Brix<br />
Đăc điểm dịch<br />
tinh bột (%) Dextrose (DE) dung dịch tinh bột sau xử lý<br />
30<br />
<br />
41<br />
<br />
25,6<br />
<br />
Dịch tinh bột trong<br />
<br />
40<br />
<br />
32<br />
<br />
34,5<br />
<br />
Dịch tinh bột trong<br />
<br />
50<br />
<br />
18<br />
<br />
30,4<br />
<br />
60<br />
<br />
17<br />
<br />
29,7<br />
<br />
Dịch đục, còn tinh<br />
bột<br />
Dịch đục, còn tinh<br />
bột<br />
<br />
Dựa vết quả khảo sát nồng độ tinh bột ban<br />
đầu từ 50 đến 60%, chúng tôi thấy dịch tinh bột<br />
sau xử lý rất đục, chứng tỏ trong mẫu vẫn cón<br />
tinh bột chưa xử lý. Mặt khác ở nồng độ tinh bột<br />
quá cao sẽ làm tăng độ nhớt của dung dịch do đó<br />
enzym khó tác động lên cơ chất làm giảm hoạt<br />
tính của enzym. So sánh giữa nồng độ tinh bột<br />
30% và 40%, có cùng hiệu suất xử lý tinh bột như<br />
nhau, do đó chúng tôi chọn nồng độ tinh bột<br />
40% để tiền xử lý tinh bột (tạo ra 34,5g tinh bột<br />
xử lý so với 25,6 g ở nồng độ tinh bột 30%). Sau<br />
đó tiếp tục khảo sát lượng enzym và thời gian<br />
phản ứng để thu được dịch tinh bột sau xử lý có<br />
DE từ 14-15) và thời gian phản ứng (30 đến 120<br />
phút) đến việc tiền xử lý tinh bột, với nồng độ<br />
tinh bột là 40%, pH 7, nhiệt độ 90 oC.<br />
<br />
291<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4: Đương lượng Dextrose của dịch tinh bột sau<br />
khi xử lý<br />
Lượng enzym Termamyl<br />
120L (KU/L)<br />
14,4<br />
<br />
Thời gian phản ứng (phút)<br />
30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
9<br />
11<br />
15<br />
23<br />
<br />
19,2<br />
<br />
12<br />
<br />
14<br />
<br />
20<br />
<br />
25<br />
<br />
24<br />
<br />
17<br />
<br />
21<br />
<br />
26<br />
<br />
32<br />
<br />
Bảng 5: Độ Brix của dịch tinh bột sau khi xử lý<br />
Lượng enzym<br />
Thời gian phản ứng (phút)<br />
Termamyl 120L (KU/L) 30<br />
60<br />
90<br />
120<br />
14,4<br />
17,45 21,42 28,95 31,25<br />
19,2<br />
20,33 28,96 31,36 33,64<br />
24<br />
25,14 29,96 32,63 34,47<br />
<br />
Khi tăng nồng độ Termamyl và thời gian<br />
phản ứng thì DE của dịch phản ứng tăng lên.<br />
Với nồng độ enzym Termamyl là 14,4 KU/L, thời<br />
gian phản ứng 90 phút và enzyme 19,2 KU/L,<br />
thời gian phản ứng 60 phút cho DE của dịch<br />
phản ứng là 15; với lượng enzym là 24 KU/L sau<br />
thời gian 30 phút, DE của dịch phản ứng là 17,<br />
do vậy cần giảm thời gian phản ứng để đạt DE<br />
15. Bên cạnh đó so sánh hiệu quả của quá trình<br />
chuyển đổi thì thời gian phản ứng kéo dài có thể<br />
gia tăng khả năng chuyển tinh bột thành<br />
maltodextrin. Vì vậy trong nghiên cứu này<br />
chúng tôi chọn điều kiện tiền xử lý tinh bột là<br />
nồng độ enzym sử dụng là 19,2 KU/L với thời<br />
gian phản ứng là 60 phút cho hiệu suất chuyển<br />
đổi tinh bột là 72,4%.<br />
<br />
Tối ưu hóa quy trình sản xuất β-CD từ tinh<br />
bột tiền xử lý<br />
Sau quá trình xử lý tinh bột với Termamyl<br />
thu được dịch xử lý tinh bột DE 14 có nồng độ<br />
29%, bên cạnh đó theo nghiên cứu của Isao<br />
Karube(4), lượng β-CD có thể tạo ra tối đa với<br />
nồng độ maltodextrin là 40% (kl/tt), tuy nhiên ở<br />
nồng độ 40% hiệu suất phản ứng giảm gần 1,5 so<br />
với nồng độ maltodextrin từ 20 đến 30%. Do đó<br />
chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dịch<br />
tinh bột xử lý với các nồng độ 23%, 26% và 29%.<br />
Đối với lượng enzym CGTase tự do phản ứng sử<br />
dụng tỉ lệ enzym tương tự kết quả khảo sát trên<br />
cơ chất tinh bột, với lượng enzym khảo sát là:<br />
1400, 2800 và 4200 U/L với thời gian phản ứng là<br />
<br />
292<br />
<br />
48, 60 và 72 giờ. Các thông số phản ứng được tối<br />
ưu theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSMResponse surface methodology) bằng phần mềm<br />
qui hoạch thực nghiệm Design Expert V7.1 (DX<br />
V7.1) để tìm ra mô hình thực nghiệm thích hợp.<br />
Phản ứng được thực hiện ở 25oC, tốc độ lắc 150<br />
vòng/phút, lượng cyclohexan là 30% (tt/tt) với<br />
thể tích phản ứng 100 ml, gồm 15 thí nghiệm với<br />
3 thí nghiệm trung tâm(5).<br />
Bảng 6: Thiết kế thí nghiệm đáp ứng bề mặt (RSM)<br />
của dịch xử lý tinh bột<br />
Nồng độ Thời gian<br />
Nồng độ<br />
Số TN dịch tinh bột enzym phản ứng<br />
(giờ)<br />
xử lý (%)<br />
(KU/l)<br />
<br />
Lượng βCD (g)<br />
<br />
1<br />
<br />
23<br />
<br />
1,400<br />
<br />
60<br />
<br />
8,02<br />
<br />
2<br />
<br />
29<br />
<br />
1,400<br />
<br />
60<br />
<br />
8,68<br />
<br />
3<br />
<br />
23<br />
<br />
4,200<br />
<br />
60<br />
<br />
7,24<br />
<br />
4<br />
<br />
29<br />
<br />
4,200<br />
<br />
60<br />
<br />
9,32<br />
<br />
5<br />
<br />
23<br />
<br />
2,800<br />
<br />
48<br />
<br />
15,71<br />
<br />
6<br />
<br />
29<br />
<br />
2,800<br />
<br />
48<br />
<br />
9,52<br />
<br />
7<br />
<br />
23<br />
<br />
2,800<br />
<br />
72<br />
<br />
12,04<br />
<br />
8<br />
<br />
29<br />
<br />
2,800<br />
<br />
72<br />
<br />
11,44<br />
<br />
9<br />
<br />
26<br />
<br />
1,400<br />
<br />
48<br />
<br />
8,38<br />
<br />
10<br />
<br />
26<br />
<br />
4,200<br />
<br />
48<br />
<br />
10,72<br />
<br />
11<br />
<br />
26<br />
<br />
1,400<br />
<br />
72<br />
<br />
8,86<br />
<br />
12<br />
<br />
26<br />
<br />
4,200<br />
<br />
72<br />
<br />
14,02<br />
<br />
13<br />
<br />
26<br />
<br />
2,800<br />
<br />
60<br />
<br />
18,10<br />
<br />
14<br />
<br />
26<br />
<br />
2,800<br />
<br />
60<br />
<br />
18,46<br />
<br />
15<br />
<br />
26<br />
<br />
2,800<br />
<br />
60<br />
<br />
18,16<br />
<br />
Dựa vào phần mềm cho thấy các dữ liệu về<br />
hiệu suất của phản ứng tạo β-CD phù hợp với<br />
mô hình bậc hai (Quadratic model) với hệ số R2<br />
của mô hình là 0,90. Ý nghĩa của mô hình sẽ<br />
được phần mềm phân tích thống kê ANOVA với<br />
giá trị P (p-value) của mô hình là 0,0468 < 0,05.<br />
Như vậy, mô hình trên có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Hình 2: Tương tác thời gian và nồng độ dịch xử lý<br />
tinh bột của phản ứng tạo β-CD<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương trình hồi qui của đáp ứng như sau:<br />
<br />
của quy trình tạo CD phụ thuộc nhiều vào loại<br />
<br />
Lượng CD (g) = - 288,26 + 21,09X1 + 12,52X2 +<br />
0,51X3 - 0,458X12 – 2,96X22 -0,013X32.<br />
<br />
dung môi sử dụng và cơ chất ban đầu.<br />
<br />
Với X1, X2, X3 là các biến số đại diện lần lượt cho các<br />
yếu tố nồng độ dịch tinh bột xử lý, lượng enzym, thời<br />
gian phản ứng.<br />
Với hàm mục tiêu trong thử nghiệm này là<br />
lượng β-CD tạo ra cao nhất. Điều kiện này<br />
được xác định trong phần dự đoán điểm của<br />
phần mềm như sau: Nồng độ dịch tinh bột xử<br />
lý là 25,86%, thời gian phản ứng là 60,76 h,<br />
lượng enzym 2,91 KU/l. Với các giá trị tối ưu<br />
này, lượng β-CD được dự đoán là 18,29 g.<br />
Công thức dự đoán tối ưu này được đánh giá<br />
bằng cách lặp lại 3 lần thu được kết quả lượng<br />
β-CD là 18,17 g. Như vậy mô hình đáp ứng có<br />
tính tương thích với thực nghiệm cao (99,34%).<br />
<br />
Khả năng tái sử dụng enzym cố định trên<br />
alginat để sản xuất β-CD từ dịch xử lý tinh<br />
bột<br />
Bảng 7: Sản xuất β-CD từ dịch tinh bột xử lý với<br />
enzym cố định trên alginat<br />
Số lần tái sử<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
dụng<br />
Lượng β-CD (g) 103,5 100,3 97,68 96,38 81,52 63,44 40,22<br />
4<br />
0<br />
Hiệu suất chuyển 51,77 50,15 48,84 48,19 46,76 31,72 20,11<br />
đổi (%)<br />
<br />
chất trong nghiên cứu của Zhehova là tinh bột<br />
<br />
Do tinh bột đã được cắt mạch tạo dịch tinh<br />
bột xử lý với Termamyl nên hiệu quả tác động<br />
của enzym cố định cao hơn so với trên cơ chất là<br />
tinh bột. Mặt khác thời gian thực hiện phản ứng<br />
rút ngắn 2 lần so với sản xuất từ tinh bột nên<br />
thời gian sử dụng enzym cố định giảm, vì vậy<br />
enzym cố định trên alginat có số lần tái sử dụng<br />
cao hơn so với sử dụng cơ chất là tinh bột. Sau 3<br />
lần sử dụng, hiệu suất chuyển đổi giảm 10% so<br />
với lần sử dụng đầu tiên, và sau 5 lần tái sử dụng<br />
hoạt tính còn 61,27% so với lần đầu. Sau đó hoạt<br />
tính của enzym cố định giảm nhanh, chỉ còn 39%<br />
so với ban đầu. Vậy enzym cố định trên alginat<br />
có khả năng tái sử dụng 5 lần. So sánh về hiệu<br />
quả giữa việc sử dụng CGTase cố định và<br />
CGTase tự do để tạo β-CD cho thấy sử dụng<br />
enzym cố định có thể tiết kiệm 50% chi phí về<br />
enzym so với việc sử dụng enzym tự do và có<br />
thể dễ dàng tách ra khỏi sản phẩm khi kết thúc<br />
phản ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm β-CD<br />
(C6H10O5)7 tạo thành từ phản ứng sau khi được<br />
tinh chế đạt độ tinh khiết trên 98% và đạt tiêu<br />
chuẩn dược dụng.<br />
<br />
bắp 5%, thấp hơn trong nghiên cứu này (tinh<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
bột sắn 40%); kết quả trong nghiên cứu này<br />
<br />
Xác định được điều kiện tối ưu của phản<br />
ứng vòng hóa từ dịch xử lý tinh bột bằng enzym<br />
cố định trên alginat với lượng β-CD tạo thành là<br />
181,7 g/L. Như vậy, việc ứng dụng enzym cố<br />
định trên alginat cho sản xuất β-CD từ dịch xử lý<br />
tinh bột là khả thi.<br />
<br />
Phương pháp sản xuất β-CD với từ tinh<br />
bột xử lý với Termamyl rút ngắn thời gian sản<br />
xuất hai lần và hiệu suất chuyển đổi cơ chất<br />
cao hơn 51%, nồng độ cơ chất sử dụng nhiều<br />
hơn 40% so phương pháp sản xuất β-CD từ<br />
tinh bột là 120 h và 39,95%, 8% theo thứ tự(2).<br />
Vậy sản xuất β-CD từ tinh bột tiền xử lý với<br />
Termamyl sẽ rút ngắn thời gian sản xuất hơn,<br />
tiết kiệm được chi phí sản xuất đem lại hiệu<br />
quả kinh tế cao hơn. So sánh với các nghiên<br />
cứu khác với quy trình có sử dụng dung môi<br />
cho thấy hiệu suất tạo thành CD trong nghiên<br />
cứu này thấp hơn trong nghiên cứu của<br />
Zhekova (2009)(11) với hiệu suất là 65% với<br />
dung môi là toluen 1%, tuy nhiên nồng độ cơ<br />
<br />
cao hơn kết quả tạo CD trong nghiên cứu của<br />
Shieh (1994)(9) là 15,5% với nồng độ cơ chất là<br />
tinh bột tan 30%, và dung môi sử dụng là<br />
cyclohexan 5%. Như vậy hiệu suất chuyển đổi<br />
<br />
Chuyên Đề Dược Học<br />
<br />
293<br />
<br />