Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN DÀI NGÀY TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU<br />
Nguyễn Quang Tùng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Tế bào gốc tạo máu được thu gom từ dịch tủy xương, máu ngoại vi sau huy động bằng G-CSF<br />
và máu dây rốn. Các mẫu thu gom sẽ được xử lý loại bỏ hồng cầu và huyết tương để tiến hành bảo quản dài<br />
ngày.<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử lý và bảo quản dài ngày tế bào gốc tạo máu.<br />
Đối tượng và phương pháp: Áp dụng kỹ thuật xử lý có dung dịch cao phân tử HES 6% để loại bỏ<br />
hồng cầu và huyết tương của 40 mẫu tế bào gốc, gồm 10 mẫu dịch tủy xương, 10 mẫu máu ngoại vi sau<br />
huy động và 20 mẫu máu dây rốn. Sau đó bảo quản các mẫu dài ngày trong nitơ lỏng và đếm tỷ lệ tế bào<br />
sống sau bảo quản 3 tháng.<br />
Kết quả: Đã loại bỏ được 86,4% hồng cầu từ dịch hút tủy, 88,5% từ máu dây rốn, đồng thời tỷ lệ mất bạch<br />
cầu lần lượt là 13,5% và 8,3%. Hiệu quả thu hồi tế bào CD34 đạt 99,2% từ máu ngoại vi, 91,3% từ dịch tủy và<br />
85,4% từ máu dây rốn. Tỷ lệ tế bào sống sau rã đông đạt cao trên 90% và tỷ lệ này giảm dần theo thời gian khi<br />
tiếp tục bảo quản sau rã đông ở 4 độ C.<br />
Kết luận: Quy trình xử lý và bảo quản dài ngày tế bào gốc tạo máu có hiệu quả cao, có thể ứng dụng tốt<br />
trên lâm sàng.<br />
Từ khóa: Tế bào gốc tạo máu, thu gom, xử lý, bảo quản, rã đông.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SAVE PROCESSING RESOURCES AND LONG – TERM PRESERVATION OF HEMATOPOIETIC<br />
STEM CELLS<br />
Nguyen Quang Tung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 459- 464<br />
Introduction: Hematopoietic stem cell were collected from bone marrow (BMSC), G-CSF mobilizied<br />
peripheral blood (PBSC) and cord blood (CBSC). Stem cell products could be storaged for long term after<br />
processing for elimination red blood cell and plasma, which is remained in collected components.<br />
Purpose: To evaluate(1) the result of processing technics for eliminate RBC and plasma in the components,<br />
and the result of long-term storage of those component in nitrogen liquid.<br />
(2)<br />
<br />
Material and methods: Using centrifugation with hydroxyethyl starch (HES) 6% to eliminate RBC and<br />
plasma of 40 samples: 10 BMSC, 10 PBSC and 20 CBSC. Processed samples have been storaged for 3 months in<br />
nitrogen liquid, then the percentage of alive cells has been counted after thawing.<br />
Results: The percentage of red blood cell was removed from bone marrow, peripheral blood and cord blood<br />
products is 86.4% and 88.5%, simutanously, white blood cell loss is 13.5% and 8.3%. CD34 recovery is 99.2%,<br />
91.3% and 85.4% from PBSC, bone marrow and cord blood components. After thawing, more than 90% of cells<br />
survived in the storaged products, however, the percentage of cell death is incrising gradually in 4oC.<br />
Conclusions: The tecnical protocol has been shown a very high efficiancy for processing samples after<br />
colletion, and those protocols could be useful also for storage of HSC components.<br />
Key words: Hematopoietic stem cell: HSC, BMSC, PBSC, CBSC, collection, processing, storage, thawing.<br />
<br />
* Trường Đại Học Y Hà Nội<br />
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Quang Tùng<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
ĐT: 0912.015.997<br />
<br />
Email: bsquangtung@gmail.com<br />
<br />
459<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp<br />
điều trị hiện đại, được sử dụng để điều trị cho<br />
các bệnh lý tạo máu và hiện đang mở rộng chỉ<br />
định cho các bệnh lý chuyên khoa khác: tim<br />
mạch, tiêu hóa, thần kinh, mắt và cơ xương<br />
khớp... Các tế bào gốc được thu gom chủ yếu từ<br />
tủy xương, từ máu ngoại vi sau huy động bằng<br />
yếu tố kích thích tạo máu (phổ biến nhất đến<br />
nay là yếu tố kích thích tạo cụm dòng bạch cầu<br />
hạt: Granulocyte-colony stimulating factor GCSF) và từ máu dây rốn(2).<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Khi thu gom với mục đích ghép đồng loại,<br />
trong nhiều trường hợp, các chế phẩm cần<br />
phải được bảo quản dài hạn, như trong điều<br />
kiện –1960C, đến khi sử dụng. Để đảm bảo<br />
chất lượng bảo quản, các mẫu tế bào gốc cần<br />
được loại bỏ hồng cầu và huyết tương nhằm<br />
tránh ảnh hưởng đến chất lượng các tế bào<br />
được bảo quản, đồng thời giảm thể tích chất<br />
bảo quản cần phải sử dụng. Mặc dù máy tách<br />
tự động có thể được sử dụng để xử lý các mẫu<br />
sau thu gom, nhưng phương pháp thủ công<br />
rất phù hợp khi tiến hành xử lý các mẫu thể<br />
tích nhỏ mà không đòi hỏi các trang bị phức<br />
tạp, kỹ thuật tiến hành khá đơn giản và rất<br />
kinh tế, có thể triển khai được ở nhiều cơ sở<br />
để tạo điều kiện mở rộng ứng dụng tế bào gốc<br />
vào điều trị lâm sàng. Để đánh giá quá trình<br />
bảo quản dài ngày, các mẫu tế bào gốc cần<br />
phải được xác định chỉ số tế bào sống sót sau<br />
bảo quản và tỷ lệ các tế bào chết theo thời<br />
gian sau bảo quản. Thông tin này sẽ giúp ích<br />
cho việc sử dụng hợp lý các chế phẩm tế bào<br />
gốc trên lâm sàng.<br />
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tế bào gốc trong<br />
điều trị ngày càng cao, phạm vi ứng dụng tế bào<br />
gốc đang được mở rộng nhanh chóng trong<br />
nhiều chuyên ngành. Chính vì vậy, việc nghiên<br />
cứu áp dụng thành công quy trình kỹ thuật phù<br />
hợp để xử lý các mẫu tế bào gốc cũng như xác<br />
định hiệu quả quá trình bảo quản dài hạn sẽ rất<br />
có giá trị để các cơ sở nghiên cứu, điều trị mạnh<br />
dạn triển khai các kỹ thuật này trên thực tế.<br />
<br />
460<br />
<br />
Các mẫu tế bào gốc thu gom từ máu ngoại vi<br />
- 10 đơn vị tế bào thu gom từ máu ngoại vi<br />
có huy động bằng Filgrastime (Leukokin, Hàn<br />
Quốc). Thu gom bằng máy tế bào tự động trên<br />
máy COBE-Spectra với bộ kít và quy trình<br />
chuẩn của hãng sản xuất (Gambro, Mỹ), theo<br />
quy trình đã mô tả(4).<br />
Các mẫu tuỷ xương và máu dây rốn:<br />
- 10 mẫu dịch hút tuỷ xương có thể tích<br />
trung bình 30 ml, thu gom từ gai chậu sau trên<br />
của những người cho tình nguyện, khoẻ mạnh,<br />
tuổi từ 22 đến 41.<br />
- 20 mẫu máu dây rốn có thể tích 90 ml,<br />
thu gom theo quy trình đã mô tả(8).<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu ngang, mô tả hàng loạt trường<br />
hợp.<br />
<br />
Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu<br />
- Khảo sát thành phần và các chỉ số tế bào<br />
máu, số lượng tế bào CD34 của các mẫu nghiên<br />
cứu sau khi thu gom:<br />
+ Các chỉ số tế bào máu được xác định trên<br />
máy đếm tế bào laser XT-2000i (Sysmex, Nhật<br />
Bản) tại Labo Tế bào-Tổ chức học, Viện Huyết<br />
học-Truyền máu Trung ương.<br />
+ Tế bào CD34 được xác định trên máy<br />
FACS Callibur (Becton-Dickinson, Mỹ) taị Khoa<br />
Huyết học, bệnh viện TW Quân đội 108.<br />
- Xử lý loại hồng cầu và huyết tương bằng<br />
kỹ thuật ly tâm, thực hiện tại Labo Miễn dịch-Di<br />
truyền, Viện Huyết học-Truyền máu Trung<br />
ương, theo quy trình đã mô tả.<br />
- Bảo quản các mẫu tế bào gốc ở điều kiện –<br />
196 C (trong nitơ lỏng, sử dụng hệ thống bình<br />
bảo quản MVE, Mỹ) trong 3 tháng, sử dụng kỹ<br />
thuật hạ nhiệt độ theo chương trình có kiểm soát<br />
trên máy Krypton (Anh).<br />
0<br />
<br />
- Rã đông, đánh giá tỷ lệ tế bào sống ngay tại<br />
thời điểm sau rã đông và theo thời gian kể từ<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
khi rã đông trong điều kiện 4oC bằng phương<br />
pháp nhuộm với dung dịch xanh Trypan 0,4%.<br />
<br />
Hiệu quả bảo quản dài ngày các mẫu tế<br />
bào gốc<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tỷ lệ tế bào sống ngay sau rã đông<br />
Xác định kết quả bảo quản dài ngày các tế<br />
bào gốc từ các nguồn khác nhau trong điều kiện<br />
-1960 C, sử dụng phương pháp nhuộm màu<br />
bằng dung dịch xanh trypan 0,4%, thu được kết<br />
quả ngay khi rã đông tế bào như sau:<br />
<br />
Kết quả loại hồng cầu và thu hồi bạch cầu<br />
Các mẫu tế bào gốc huy đông từ máu ngoại<br />
vi có số lượng hồng cầu rất thấp do đó chỉ cần<br />
ly tâm cô đặc và chuẩn bị dịch tế bào cho bảo<br />
quản.<br />
Sử dụng phương pháp ly tâm có dung dịch<br />
HES 6% loại hồng cầu và huyết tương với 10<br />
mẫu dịch tuỷ xương và 20 mẫu máu dây rốn, kết<br />
quả như sau:<br />
Bảng 1. Kết quả xử lý mẫu dịch tủy xương và máu<br />
dây rốn<br />
Chỉ số<br />
Tỷ lệ loại hồng cầu (%)<br />
Tỷ lệ mất bạch cầu (%)<br />
Tỷ lệ mất lymphô (%)<br />
Tỷ lệ mất TBCN khác (%)<br />
Tỷ lệ loại BCTT (%)<br />
TBCN/ml sau xử lý<br />
<br />
Dịch tủy<br />
(n=10)<br />
86,4 ± 7,1<br />
13,5 ± 8,6<br />
11,2 ± 5,7<br />
8,9 ± 7,2<br />
12,3 ± 6,8<br />
4,87<br />
<br />
Máu dây rốn<br />
(n=20)<br />
88,5 ± 4,9<br />
8,3 ± 6,4<br />
5,1 ± 2,3<br />
6,3 ± 3,1<br />
14,6 ± 8,5<br />
4,51<br />
<br />
Nhận xét: Kết quả loại hồng cầu đạt cao trên<br />
85% ở tất cả các mẫu dịch hút tủy và máu dây<br />
rốn, đồng thời, tỷ lệ mất bạch cầu thấp dưới<br />
15%. Nồng độ tế bào có nhân sau xử lý đạt yêu<br />
cầu để bảo quản dài ngày.<br />
<br />
Hiệu quả thu hồi tế bào gốc<br />
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thu hồi CD34 sau quá<br />
trình xử lý<br />
Chỉ tiêu<br />
Trước xử<br />
lý<br />
Sau xử lý<br />
Hiệu suất<br />
thu hồi<br />
CD34<br />
<br />
Tủy xương Máu huy động Máu dây<br />
Đơn vị<br />
(n = 10)<br />
(n = 10)<br />
rốn (n = 20)<br />
%<br />
0,29± 0,07 0,36 ± 0,07 0,12 ± 0,04<br />
6<br />
10 /ml 7,29 ± 2,90 317,56 ± 57,4 1,45 ± 0,43<br />
%<br />
0,3 ± 0,12<br />
0,84 ± 0,11 0,13 ± 0,05<br />
6<br />
10 /ml 6,66 ± 2,31 316,24± 64,2 1,23± 0,46<br />
%<br />
91,3 ± 0,5<br />
99,2 ± 0,2<br />
85,4 ± 0,8<br />
<br />
Nhận xét: Hiệu suất thu hồi CD34 đạt cao<br />
nhất ở các mẫu máu dây rốn (99,2%) và thấp<br />
nhất ở mẫu máu dây rốn (85,4%).<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ tế bào sống của các đơn vị tế bào gốc<br />
ngay sau rã đông<br />
Nguồn tế bào<br />
gốc<br />
Từ tuỷ xương<br />
Từ máu ngoại vi<br />
Từ máu dây rốn<br />
<br />
n Giá trị trung bình Khoảng giá trị<br />
10<br />
10<br />
20<br />
<br />
91,5 ± 2,6<br />
93,4 ± 1,7<br />
93,6 ± 1,4<br />
<br />
87 – 94<br />
92 – 97<br />
91 – 96<br />
<br />
Nhận xét: Ngay sau khi rã đông, tỷ lệ tế bào<br />
sống rất cao (trên 90%) trong tất cả các mẫu<br />
nghiên cứu và cả ba nguồn cung cấp tế bào gốc.<br />
<br />
Tỷ lệ tế bào sống theo thời gian sau khi rã<br />
đông<br />
Xác định tỷ lệ tế bào sống sót theo thời gian<br />
kể từ sau khi rã đông ở nhiệt độ 4oC, kết quả cho<br />
thấy tỷ lệ này giảm chậm trong 15 phút đầu và<br />
giảm nhanh sau 30 phút (còn trung bình 82%) ở<br />
các mẫu nghiên cứu.<br />
Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ tế bào sống sót ngay<br />
sau rã đông đạt cao trên 90% và giảm dần khi<br />
giữ ở điều kiện 4oC. Sau 1h, tỷ lệ tế bào sống sót<br />
vẫn còn đạt khoảng 80%.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về kết quả loại hồng cầu, thu bạch cầu<br />
Quá trình xử lý các mẫu nghiên cứu sau thu<br />
gom, phương pháp ly tâm có kết hợp dung dịch<br />
cao phân tử lần đầu tiên được Rubinstein và cs(6)<br />
tiến hành và thu hồi được 91% bạch cầu.<br />
Nguyên lý của kỹ thuật dựa vào đặc tính của<br />
dung dịch HES 6% làm thay đổi điện thế xung<br />
quanh hồng cầu và làm các hồng cầu dính với<br />
nhau dạng “chuỗi tiền” do đó hằng số lắng tăng<br />
cao, hồng cầu lắng nhanh hơn, đặc biệt khi được<br />
ly tâm nhẹ. Quy trình này được một số tác giả<br />
nghiên cứu và thay đổi để có hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
461<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
100<br />
<br />
95<br />
<br />
93<br />
<br />
Tỷ lệ tế bào sống<br />
(%)<br />
<br />
92<br />
90<br />
<br />
85<br />
<br />
84<br />
<br />
85<br />
<br />
82<br />
80<br />
<br />
80<br />
<br />
76<br />
<br />
75<br />
<br />
70<br />
3<br />
0’1 5’ 10’ 15’2 30’ 45’ 60’<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % tế bào sống theo thời gian sau khi rã đông ở 40C<br />
ml được đựng trong túi máu 250 ml, nên thêm<br />
Perutelli trộn HES 6% vào mẫu máu dây rốn<br />
một thể tích tương đương dung dịch HES là vừa<br />
cho đến 450 ml rồi để hồng cầu trong mẫu máu<br />
đủ thể tích của túi máu.<br />
lắng tự nhiên trong 30 phút thay vì tiến hành ly<br />
tâm nhẹ, đồng thời so sánh kết quả xử lý máu<br />
dây rốn với một số dung dịch cao phân tử khác<br />
nhau như HES 6%, Poligeline 3,5% và Gelatine<br />
3%. Kết quả loại hồng cầu trong nghiên cứu đạt<br />
rất cao, đặc biệt khi sử dụng gelatine 3% và tỷ lệ<br />
thu hồi bạch cầu đạt tương đối cao(5). Tsang và<br />
cộng sự (2001) trộn dung dịch Dextran để làm<br />
lắng hồng cầu tự nhiên trong 30 phút, đồng thời<br />
so sánh hiệu quả của các dung dịch cao phân tử<br />
khác như HES hay ficoll-hypaque(7). Gần đây,<br />
Madkaikar và cộng sự (2007) xác định lại một<br />
lần nữa hiệu quả xử lý các mẫu máu dây rốn<br />
bằng cách so sánh hiệu quả của các loại dung<br />
dịch cao phân tử: Gelatine, Dextran, HES 6%<br />
trộn trực tiếp hoặc HES 6% trộn với mẫu máu<br />
dây rốn được pha loãng từ trước bằng dung<br />
dịch đệm phosphat với tỷ lệ 1:1 về thể tích. Kết<br />
quả thu hồi được 99% tế bào có nhân và loại<br />
được trên 80% hồng cầu(3). Nghiên cứu này đã<br />
ứng dụng quy trình của Rubinstein nhưng một<br />
số thông số đã được thay đổi cho phù hợp với<br />
điều kiện thực tế:<br />
- Trộn HES 6% với tỷ lệ 1:1, vì máu dây rốn<br />
thu gom được trung bình 90ml và tối đa là 150<br />
<br />
462<br />
<br />
- Sau khi để lắng 30 phút, ly tâm nhẹ với lực<br />
ly tâm 90g trong 5 phút.<br />
Quy trình áp dụng đã loại bỏ được trên 86%<br />
hồng cầu và thu hồi khoảng 90% bạch cầu. Hiện<br />
nay, có nhiều thiết bị xử lý máu dây rốn chuyên<br />
dụng được áp dụng với hiệu quả xử lý cao, quy<br />
trình tự động, khép kín. Tuy nhiên đòi hỏi trang<br />
thiết bị cao cấp và giá thành của các bộ sinh<br />
phẩm khá cao.<br />
Áp dụng quy trình tương tự để xử lý mẫu<br />
dịch hút tủy xương, những mẫu tủy đã được<br />
pha loãng từ trước với thể tích RMPI 1640 tương<br />
đương, sau đó trộn với HES và ly tâm 90g trong<br />
5 phút. Kết quả loại hồng cầu đạt 86,4 ± 7,1% và<br />
tỷ lệ mất bạch cầu trung bình là 13,5 ± 8,6%. Kết<br />
quả cho thấy quy trình có khả năng ứng dụng<br />
tốt trong việc xử lý các mẫu tủy với thể tích nhỏ<br />
vài chục ml để áp dụng cho các mục đích điều<br />
trị khác nhau trên lâm sàng.<br />
<br />
Về hiệu suất thu hồi tế bào CD34<br />
Với các mẫu máu dây rốn, khi ly tâm có sử<br />
dụng dung dịch HES đã thu được kết quả tốt.<br />
Tỷ lệ thu hồi bạch cầu đơn nhân đạt 80,1% và tỷ<br />
lệ thu hồi tế bào CD34 đạt 85,4%. Kết quả thu<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
hồi tế bào CD34 đạt tương tự các tác giả khác<br />
khi sử dụng ly tâm có dung dịch HES, nhưng<br />
cao hơn so với phương pháp tách có sử dụng<br />
poligeline của Perutelli(5) hay ly tâm phân lớp<br />
thông thường của Zingsem(10).<br />
Áp dụng quy trình kỹ thuật tương tự cho<br />
các mẫu tủy xương, hiệu suất thu hồi tế bào<br />
CD34 đạt 91,3%. Trong khi đó, với quy trình ly<br />
tâm loại huyết tương đơn thuần đã thu hồi được<br />
gần như toàn bộ các tế bào CD34 trong mẫu tế<br />
bào gốc thu từ máu ngoại vi sau huy động<br />
(99,2%).<br />
Như vậy bằng phương pháp ly tâm có sử<br />
dụng HES 6% để loại hồng cầu, kết quả thu hồi<br />
được lượng hầu hết các tế bào CD34 trong các<br />
mẫu tế bào gốc từ tủy xương, từ máu ngoại vi<br />
sau huy động và từ máu dây rốn.<br />
<br />
Về kết quả bảo quản dài ngày các mẫu tế<br />
bào gốc<br />
Tỷ lệ tế bào sống tại thời điểm ngay sau khi<br />
phá đông đạt trung bình trên 90%. Beaujour và<br />
cộng sự (1998) cũng thu được tỷ lệ tế bào có<br />
nhân sống sau bảo quản đạt trung bình 92,2%.<br />
Tỷ lệ này tiếp tục được đánh giá khi để các mẫu<br />
nghiên cứu ở 4oC. Kết quả trình bày trong biểu<br />
đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ tế bào chết tăng dần theo<br />
thời gian. Cho đến 30 phút kể từ khi phá đông,<br />
tỷ lệ tế bào sống vẫn còn đạt gần 85%. Khoảng<br />
thời gian này đủ để vận chuyển mẫu tế bào gốc<br />
trong phạm vi bệnh viện. Tiếp tục theo dõi sau<br />
60 phút, tỷ lệ tế bào sống sót thu được đạt gần<br />
80%. Kết quả này có ý nghĩa thực tiễn, sau khi<br />
tan đông cần nhanh chóng truyền cho bệnh<br />
nhân, càng để lâu, tỷ lệ tế bào chết càng cao và<br />
hiệu quả ghép sẽ giảm dần.<br />
Yang và cộng sự(9) đã tiến hành khảo sát tỷ lệ<br />
tế bào sống sót sau phá đông trong các điều kiện<br />
nhiệt độ khác nhau: 0oC, 22oC và 37oC. Kết quả<br />
cho thấy tỷ lệ tế bào sống giảm dần theo thời<br />
gian và giảm thấp nhất ở điều kiện 0oC và chết<br />
nhiều nhất ở điều kiện 22oC.<br />
Ngoài việc ảnh hưởng đến tình trạng sống<br />
của tế bào có nhân, quá trình bảo quản còn ảnh<br />
hưởng đến chức năng, khả năng tăng sinh và<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
biệt hóa, các biến đổi về màng tế bào hay các đặc<br />
điểm về khả năng kết dính, di chuyển và<br />
homing về tủy xương của các tế bào gốc. Vấn đề<br />
này vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các mẫu tế bào gốc tạo máu sau quá trình<br />
thu gom đã được tiến hành xử lý theo quy trình<br />
kỹ thuật phù hợp cho từng loại chế phẩm bằng<br />
phương pháp ly tâm có sử dụng dung dịch HES<br />
6%. Kết quả đã loại bỏ hồng cầu trong máu dây<br />
rốn và dịch hút tủy với tỷ lệ cao lần lượt là<br />
86,4% và 88,5%, tỷ lệ mất bạch cầu thấp (dưới<br />
13,5%). Các tế bào CD34 cũng được thu hồi với<br />
hiệu quả rất cao (thấp nhất đạt 85,4%). Các mẫu<br />
đạt tiêu chuẩn về nồng độ tế bào để tiến hành<br />
bảo quản.<br />
Quá trình bảo quản trong nitơ lỏng cũng cho<br />
phép duy trì tỷ lệ sống sót của tế bào rất cao trên<br />
90%. Đồng thời, nghiên cứu đã đánh giá được tỷ<br />
lệ tế bào tiếp tục chết theo thời gian sau khi rã<br />
đông và bảo quản ở điều kiện 4oC. Hiệu quả xử<br />
lý và bảo quản tế bào có tỷ lệ sống cao cũng góp<br />
thêm thông tin có ý nghĩa để sử dụng hợp lý<br />
hơn các chế phẩm tế bào gốc trên lâm sàng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Beaujean F., Bourhir J.H., Bayle C., et al (1998), “Successful<br />
cryopreservation of purified autologous CD34 cells: influence of<br />
freezing parameters on cell recovery and engraftment”. Bone<br />
Marrow Transplant, 22: 1091-1096.<br />
Đỗ Trung Phấn, (2009). Tế bào gốc và bệnh lý tế bào gốc tạo<br />
máu. NXB Y học.<br />
Madkaikar M., Gupta M., Ghosh K. et al (2007), ”Optimizing<br />
methods of red cell sedimentation from cord blood to maximize<br />
nucleated cell recovery prior to cryopreservation”. Br.J.Biomed<br />
Sci. 64 (4): 157-159.<br />
Nguyễn Quang Tùng, Nguyễn Anh Trí, Đỗ Trung Phấn, (2006),<br />
“Kết quả thu hoạch tế bào CD34 máu ngoại vi của người trưởng<br />
thành khoẻ mạnh sau huy động bằng G-CSF sử dụng cho ghép<br />
tuỷ đồng loài”. Tạp chí nghiên cứu Y học (47):13-19.<br />
Perutelli P., Catellani S., Scarso L., et al (1998), “Processing of<br />
Human cord blood by three different procedures for red blood<br />
cell depletion and mononuclear cell recovery”. Vox Sanguinis,<br />
76: 237-240.<br />
Rubinstein P., Dobrila L., Rosenfield R.E., et al (1995),<br />
“Processing and cryopreservation of placental/umbilical cord<br />
blood for unrelated bone marrow reconstitution”. Proc.Natl.<br />
Acad.Sci., 92: 10119-10122.<br />
Tsang K.S., Li K., Huang D.P. et al, (2001) ”Dextran<br />
sedimentation in a semi-closed system for the clinical banking of<br />
umbilical cord blood”. Transfusion 41 (3): 344-352.<br />
<br />
463<br />
<br />