VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG NGÔ BIẾN ĐỔI GEN KHÁNG SÂU<br />
Phạm Thị Lý Thu, Nguyễn Văn Đồng,<br />
Phạm Thị Hương, Lê Thị Lan,<br />
Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Anh Vũ,<br />
Phùng Thị Thu Hà, Lê Huy Hàm<br />
Viện Di truyền Nông nghiệp<br />
SUMMARY<br />
Studies on development of genetically modified maize for insect resistance<br />
Insects are major factor to reduce yields of maize. Plant breeding in general and insect resistant<br />
maize in particular are important areas where the breeder has been focusing. Nowadays, the genetically<br />
modified crops are developed by applying the modern biotechnology methods. Insect resistance is one of<br />
the most important traits of the genetically modified crops that have been commercialized. The research<br />
is conducted to evaluate the stability of transgene cry1A(c) in the transgenic maize lines for the purposes<br />
for development of the transgenic maize varieties for insect resistance in Vietnam. The results revealed<br />
that transgene cry1A(c) was not integrated stably into genomic of transformed maize lines of generation<br />
T0-T3 origin from VH1, VN106, HR9 and CH9. Among the transgenic lines analyzed, VH1 line has two<br />
events carrying 2-3 copies of the transgene cry1A(c). The presence of protein cry1A(c) in the transgenic<br />
maize lines from T0 to T3 generation was identified in HR9.20 and CH9.13 lines. The level of toxicity of<br />
the protein cry1A(c) in the transgenic lines against Asian stem borer 3 days old is tested under in vitro<br />
condition. After 5 days of release insects into the leaves of transgenic maize lines most of the insects<br />
were dead. This evidence is expressed remarkable in nine individuals of line CH9.13. These lines show<br />
the stability and expression of transgene. This is potential materials in order to produce the transgenic<br />
maize lines for insect resistance which could be applied in Vietnam.<br />
Keywords: Maize, Zea mays L., genetically modified crops, cry1A(c), insect resistance.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ *<br />
Ngô (Zea mays L.) là cây ngũ cốc quan trọng.<br />
Sâu hại là yếu tố hàng đầu làm giảm năng suất của<br />
cây ngô (Ali và cs., 2010). Chọn tạo giống cây<br />
trồng nói chung và giống ngô kháng sâu nói riêng<br />
là lĩnh vực quan trọng mà các nhà tạo giống đã và<br />
đang tập trung giải quyết. Ngày nay, bằng việc áp<br />
dụng các phương pháp công nghệ sinh học hiện<br />
đại các nhà khoa học đã tạo ra các giống cây trồng<br />
biến đổi gen mang đặc tính mong muốn. Kháng<br />
sâu là một trong những đặc tính quan trọng nhất<br />
của các giống cây trồng biến đổi gen đã được<br />
thương mại hóa. Trong tổng số 170,3 triệu ha cây<br />
trồng biến đổi gen trên thế giới thì ngô chuyển gen<br />
kháng sâu chiếm khoảng 7,5 triệu ha (4%) (James,<br />
2012). Trong khuôn khổ chương trình Công nghệ<br />
sinh học nông nghiệp, Viện Di truyền Nông<br />
nghiệp đang thực hiện đề tài nghiên cứu tạo giống<br />
ngô chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ.<br />
Giai đoạn 2006-2010 nghiên cứu của đề tài đã thu<br />
nhận được các dòng ngô mô hình, dòng ngô chọn<br />
Người phản biện: GS. TSKH. Trần Duy Quý<br />
<br />
412<br />
<br />
lọc thế hệ T1 mang gen kháng sâu cry1A(c). Nhằm<br />
mục đích chọn tạo được các giống ngô biến đổi<br />
gen kháng sâu tại Việt Nam, trong giai đoạn 20112014 đề tài triển khai các nghiên cứu đánh giá sự<br />
ổn định của gen chuyển cry1A(c) ở các dòng ngô<br />
chuyển gen đã tạo ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
gen chuyển nạp cry1A(c) kết hợp chưa ổn định<br />
trong hệ gen của các dòng ngô chuyển gen kháng<br />
sâu từ thế hệ T0-T3 thuộc 4 nguồn VH1, VN106,<br />
HR9 và CH9. Trong số các dòng chuyển gen phân<br />
tích, nguồn VH1 có số cá thể và số dòng chuyển<br />
gen thế hệ T3 nhiều hơn, các dòng chuyển gen<br />
mang 2-3 bản copy của gen chuyển cry1A(c). Đã<br />
xác định được sự hiện diện của protein cry1A(c)<br />
trong các dòng ngô chuyển gen từ T0-T3. Đối với<br />
dòng HR9.20 và CH9.13 các cây từ T0-T3 đều<br />
mang protein cry1A(c). Nguồn VN106 đến thế hệ<br />
T3 không thu nhận được cây nào có sự hiện diện<br />
của protein cry1A(c). Trong điều kiện invitro,<br />
chúng tôi đã đánh giá mức độ gây độc của protein<br />
cry1A(c) trong các dòng ngô chuyển gen đối với<br />
sâu đục thân châu Á 3 ngày tuổi. Sau 5 ngày thả<br />
sâu vào các dòng ngô chuyển gen hầu hết số sâu<br />
ăn lá đều bị chết, số còn sống rất ít và khác nhau<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
giữa các dòng chuyển gen. Có 09 cây dòng<br />
CH9.13 có tất cả số sâu thả đều bị chết do độc tố<br />
của protein cry1A(c). Các dòng chuyển gen này<br />
bước đầu thể hiện tính ổn định và biểu hiện của<br />
gen chuyển nạp, cần được tiếp tục đánh giá tính<br />
kháng sâu bền vững trong các thế hệ để tạo ra<br />
nguồn vật liệu các dòng ngô chuyển gen kháng<br />
sâu có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
Chúng tôi sử dụng nguồn vật liệu là dòng<br />
ngô nhập nội HR9, các dòng ngô chọn lọc<br />
VN106, VH1 và CH9 thuộc tập đoàn các giống<br />
ngô của Viện Di truyền Nông nghiệp.<br />
Các dòng ngô mang gen kháng sâu cry1A(c)<br />
thế hệ T0 có nguồn gốc từ các dòng HR9,<br />
VN106, VH1 và CH9 do nhóm tác giả (Viện Di<br />
truyền nông nghiệp) tạo ra bằng kỹ thuật biến<br />
nạp gen.<br />
Sâu đục thân ngô châu Á (Ostrinia<br />
furnacalis Guenée) tuổi 3 do Viện Bảo vệ thực<br />
vật cung cấp.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng<br />
Đối với mỗi dòng ngô chuyển gen của mỗi<br />
thế hệ từ T2 chúng tôi gieo ngẫu nhiên 30 hạt,<br />
sau đó tiến hành phân tích các cá thể để đánh giá<br />
tính ổn định của gen chuyển. Các dòng ngô<br />
chuyển gen này được trồng trong nhà lưới cách ly<br />
côn trùng, loại trừ các yếu tố thiên địch. Chế độ<br />
chăm sóc cây ngô được tiến hành theo quy trình<br />
canh tác chuẩn của ngành 10TCN 341<br />
(http://www.cuctrongtrot.gov.vn/ctt/vanban/2007<br />
819499.doc), khi cây ra hoa tiến hành bao cách<br />
ly, tự thụ phấn bằng tay.<br />
2.2.2. Các phương pháp phân tích sinh học<br />
phân tử<br />
Tiến hành thu mẫu khi cây ngô được 4 lá,<br />
tách chiết DNA tổng số theo phương pháp CTAB<br />
(Saghai-Maroof và cs., 1984).<br />
Phân tích PCR tiến hành với cặp mồi SCry1A(c) đặc hiệu cho gen cry1A(c) (bảng 1).<br />
Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR: 1 chu kỳ:<br />
95°C - 3 phút; 30 chu kỳ: 95°C - 1 phút,<br />
58,5°C - 30s, 72°C - 90s; và 1 chu kỳ kết thúc<br />
ở 72°C - 10 phút.<br />
<br />
Bảng 1. Trình tự đoạn mồi sử dụng<br />
trong nghiên cứu<br />
Đoạn mồi<br />
<br />
Trình tự<br />
<br />
S-Cry1A(c)-F<br />
<br />
5’-ACAGAAGACCCTTCAATATC-3’<br />
<br />
S-Cry1A(c)-R<br />
<br />
5’-GTTACCGAGTGAAGATGTAA-3’<br />
<br />
Phân tích Southern blot được tiến hành theo<br />
phương pháp lai không đồng vị phóng xạ, xác<br />
định số bản copy của gen chuyển sử dụng DIG<br />
High Prime DNA Labeling and Detection Starter<br />
Kit I (Roche).<br />
Xác định sự có mặt của protein cry1A(c)<br />
trong các dòng ngô chuyển gen bằng phương<br />
pháp que thử sử dụng Kit EnviroLogix<br />
QuickStixTM (Agdia, USA).<br />
2.2.3. Đánh giá khả năng kháng sâu bằng<br />
phương pháp thử sâu invitro<br />
Các cây ngô chuyển gen kháng sâu cry1A(c)<br />
được trồng trong điều kiện nhà lưới chống côn<br />
trùng, loại trừ các yếu tố thiên địch. Đánh giá khả<br />
năng kháng sâu đục thân của dòng ngô chuyển<br />
gen so với đối chứng trong điều kiện invitro.<br />
Tiến hành thu lá khi cây đạt 5-6 lá. Lá của<br />
cây ngô chuyển gen kháng sâu và cây đối chứng<br />
được cắt thành các đoạn kích thước 4cm 5cm,<br />
mỗi dòng chọn ngẫu nhiên 5 cây. Mỗi đĩa petri<br />
đặt 3 mẫu lá, thả 5 con sâu non, sau đó giữ đĩa ở<br />
nhiệt độ 25±20C, độ ẩm 70%. Thí nghiệm được<br />
lặp lại 3 lần với mỗi cây của mỗi dòng.<br />
Tỷ lệ sâu non chết trong từng đĩa sẽ được<br />
quan sát và ghi lại hàng ngày, thay lá khi lá bị<br />
héo vàng.<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Phân tích PCR sự có mặt của gen cry1A(c)<br />
trong các dòng ngô chuyển gen kháng sâu<br />
Mẫu DNA tổng số của các dòng chuyển gen<br />
(tất cả số cây dòng T0 và T1; 30 cây/dòng<br />
T2-T3) được chúng tôi tiến hành phân tích PCR<br />
sử dụng cặp mồi S-cry1A(c) đặc hiệu cho gen<br />
cry1A(c). Chất lượng DNA tổng số tách chiết<br />
theo phương pháp CTAB (Saghai -Maroof et al.,<br />
1984) có cải tiến đạt độ tinh sạch cao, hàm lượng<br />
DNA thu được lớn (dựa trên giá trị OD) đáp ứng<br />
yêu cầu cho phân tích PCR và Southern.<br />
Kết quả phân tích PCR cho thấy sự có mặt<br />
của gen chuyển cry1A(c) đã biến động từ thế hệ<br />
T0 đến T3 ở tất cả các dòng chuyển gen nghiên<br />
cứu (bảng 2).<br />
413<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân tích PCR các dòng ngô chuyển gen cry1A(c)<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tên dòng T0<br />
Nguồn HR9<br />
HR9.14<br />
HR9.20<br />
HR9.34<br />
HR9.32<br />
HR9.42<br />
Nguồn VH1<br />
VH1.40<br />
VH1.37<br />
VH1.36<br />
VH1.48<br />
Nguồn VN106<br />
VN106.21<br />
VN106.30<br />
VN106.7<br />
VN106.19<br />
VN106.27<br />
VN106.20<br />
Nguồn CH9<br />
CH9.12<br />
CH9.13<br />
<br />
Thế hệ T0<br />
5 (5)<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
4 (4)<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
6 (6)<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2 (2)<br />
1<br />
1<br />
<br />
Số dòng (số cây) có kết quả PCR dương tính<br />
Thế hệ T1<br />
Thế hệ T2<br />
2 (6)<br />
1 (12)<br />
1<br />
3<br />
1<br />
6<br />
3<br />
0<br />
0<br />
3 (23)<br />
3 (58)<br />
3<br />
15<br />
14<br />
24<br />
6<br />
19<br />
<br />
Ở hầu hết các dòng chuyển gen, số cây/dòng<br />
và số dòng/nguồn mang gen chuyển đều giảm<br />
đáng kể từ thế hệ T0 đến T3, điều đó chứng tỏ<br />
gen chuyển nạp cry1A(c) thực tế chưa ổn định<br />
trong hệ gen của cây ngô. Trong số 4 nguồn<br />
chuyển gen, có các dòng chuyển gen thuộc nguồn<br />
VN106 đến thế hệ T3 chúng tôi không nhận được<br />
các cây có kết quả PCR dương tính, mặc dù từ<br />
<br />
Thế hệ T3<br />
1 (1)<br />
1<br />
<br />
2 (23)<br />
<br />
6 (15)<br />
1<br />
6<br />
5<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1 (13)<br />
<br />
5 (20)<br />
9<br />
3<br />
5<br />
2<br />
1<br />
0<br />
1 (3)<br />
<br />
1(13)<br />
<br />
13<br />
<br />
3<br />
<br />
13<br />
<br />
0<br />
<br />
thế hệ T0-T2 số cây/dòng và số dòng mang gen<br />
là tương đối nhiều so với các nguồn khác. Đến<br />
thế hệ T3, với nguồn VH1 chúng tôi nhận được<br />
số dòng và số cây/dòng có kết quả PCR dương<br />
tính cao nhất (hình 1). Hy vọng rằng đây sẽ là<br />
những dòng chuyển gen bền vững có thể được sử<br />
dụng cho các nghiên cứu chọn tạo giống ngô biến<br />
đổi gen.<br />
<br />
600 bp<br />
<br />
Hình 1. Kết quả phân tích PCR gen cry1A(c) của dòng chuyển gen VH1 thế hệ T3<br />
(M: Thang DNA chuẩn, (+) DNA plasmid; (-): Cây VH1 không chuyển gen)<br />
<br />
414<br />
<br />
15<br />
8<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất<br />
<br />
3.2. Phân tích Southern blot gen cry1A(c)<br />
trong các dòng ngô chuyển gen<br />
Các cây thuộc các dòng ngô chuyển gen có<br />
kết quả PCR dương tính được tiếp tục phân tích<br />
Southern blot nhằm xác định số bản copy của gen<br />
chuyển cry1A(c). DNA của các mẫu chuyển gen<br />
được cắt bằng enzym BamHI, sản phẩm cắt<br />
enzyme sẽ được điện di trên gel agarose 1,2% để<br />
<br />
kiểm tra sự phân tách các băng DNA sau khi cắt.<br />
Mẫu dò cho gen cry1A(c) sử dụng từ sản phẩm<br />
PCR với cặp mồi S-cry1A(c), trình tự mồi được<br />
miêu tả trong phần phương pháp. Mẫu dò được<br />
đánh dấu theo hướng dẫn của Kit DIG High<br />
Prime DNA Labeling and Detection Starter Kit I<br />
(Roche). Kết quả lai Southern blot được trình bày<br />
ở bảng 3.<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích Southern blot các dòng ngô chuyển gen cry1A(c)<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
1<br />
2<br />
<br />
Tên dòng T0<br />
Nguồn HR9<br />
HR9.14<br />
HR9.20<br />
HR9.34<br />
HR9.32<br />
HR9.42<br />
Nguồn VH1<br />
VH1.40<br />
VH1.37<br />
VH1.36<br />
VH1.48<br />
Nguồn VN106<br />
VN106.21<br />
VN106.30<br />
VN106.7<br />
VN106.19<br />
VN106.27<br />
VN106.20<br />
Nguồn CH9<br />
CH9.12<br />
CH9.13<br />
<br />
Thế hệ T0<br />
2<br />
<br />
Số dòng có kết quả Southern blot<br />
Thế hệ T1<br />
Thế hệ T2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Thế hệ T3<br />
1<br />
1<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
4<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Kết quả lai Southern blot thu được ở bảng 3<br />
cũng cho kết quả tương tự như phân tích PCR đối<br />
với các dòng ngô chuyển gen. Số dòng thể hiện<br />
sự có mặt và sự kết hợp của gen chuyển nạp<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
1<br />
<br />
cry1A(c) giảm rõ rệt từ thế hệ T0 đến T3 ở hầu<br />
hết các nguồn chuyển gen. Tuy nhiên chúng tôi<br />
cũng nhận được nguồn VH1 có 02 dòng có kết<br />
quả lai DNA dương tính (hình 2).<br />
<br />
Hình 2. Kết quả lai Southern blot các dòng ngô VH1 chuyển gen cry1A(c) thế hệ T3<br />
M: Marker; 1. Đối chứng dương (DNA plasmid); cây VH1.36.25.2 (giếng 3) có 3 copy;<br />
VH1.37.66.2 (giếng 5) có 2 copy của gen chuyển cry1A(c) <br />
<br />
415<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Kết quả hình 2 cho thấy trong số hai dòng T3<br />
xuất phát từ dòng T0 là VH1.37 và VH1.36 các<br />
cây chuyển gen thế hệ T3 của chúng đều mang ít<br />
nhất 2 bản copy của gen cry1A(c): Dòng<br />
VH1.36.25.2 (giếng 3) có 3 copy; dòng<br />
VH1.37.66.2 (giếng 5) có 2 copy của gen chuyển<br />
cry1A(c), đoạn gen mang bản copy gen cry1A(c)<br />
có kích thước khoảng 2,8-6,1 kb. Các dòng<br />
chuyển gen có ít số copy của gen chuyển thì tính<br />
ổn định cũng như mức độ biểu hiện của gen<br />
chuyển nạp sẽ cao, khả năng thu nhận được các<br />
dòng chuyển gen bền vững nhiều hơn. Vì vậy, các<br />
dòng chuyển gen VH1 mà chúng tôi thu nhận<br />
<br />
được trong nghiên cứu này hy vọng sẽ có khả<br />
năng duy trì tính ổn định của gen chuyển cry1A(c)<br />
trong các thế hệ sau.<br />
3.3. Đánh giá sự hiện diện của protein cry1A(c)<br />
trong các dòng ngô chuyển gen kháng sâu<br />
Chúng tôi tiến hành xác định sự có mặt của<br />
protein cry1A(c) ở các cây chuyển gen có kết quả<br />
PCR dương tính với cặp mồi S-Cry1A(c) bằng<br />
phương pháp que thử sử dụng Kit EnviroLogix<br />
QuickStix TM (Agdia, USA). Kết quả được trình<br />
bày ở bảng 4.<br />
<br />
Bảng 4. Kết quả đánh giá sự hiện diện của protein cry1A(c) trong các dòng ngô chuyển gen kháng sâu<br />
TT<br />
<br />
Tên dòng T0<br />
Nguồn HR9<br />
<br />
Số dòng có kết quả protein dương tính<br />
Thế hệ T0<br />
<br />
Thế hệ T1<br />
<br />
Thế hệ T2<br />
<br />
Thế hệ T3<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
HR9.14<br />
<br />
2<br />
<br />
HR9.20<br />
<br />
3<br />
<br />
HR9.34<br />
<br />
4<br />
<br />
HR9.32<br />
<br />
5<br />
<br />
HR9.42<br />
Nguồn VH1<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
VH1.40<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
VH1.37<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
VH1.36<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
VH1.48<br />
Nguồn VN106<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
VN106.21<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
VN106.30<br />
<br />
3<br />
<br />
VN106.7<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
VN106.19<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
VN106.27<br />
<br />
6<br />
<br />
VN106.20<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
CH9.12<br />
<br />
2<br />
<br />
CH9.13<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Nguồn CH9<br />
<br />
Kết quả bảng 4 cho thấy thí nghiệm xác định<br />
sự hiện diện của protein của gen chuyển được<br />
tiến hành đối với những cây/dòng chuyển gen đã<br />
được xác nhận sự có mặt của gen chuyển, vì vậy<br />
các kết quả thu nhận được biến động không nhiều<br />
giữa các thế hệ của mỗi dòng chuyển gen. Đối<br />
với các dòng thuộc nguồn HR9 và CH9, các cây<br />
chuyển gen được xác định có mặt gen cry1A(c)<br />
đều cho kết quả dương tính với protein cry1A(c),<br />
chúng tôi đã nhận được các dòng HR9.20,<br />
416<br />
<br />
1<br />
<br />
CH9.13 với các cây từ T0-T3 đều mang protein<br />
cry1A(c). Trong khi đó ở các dòng thuộc nguồn<br />
VN106 đến thế hệ T2 và T3 số dòng có mang<br />
protein của gen chuyển giảm rõ rệt, điều này cho<br />
thấy quá trình dịch mã của gen chuyển cry1A(c)<br />
thành protein ở các dòng này chưa thành công,<br />
gen chuyển nạp chưa kết hợp ổn định trong hệ<br />
gen của cây ngô. Dòng VN106 đến thế hệ T3<br />
không thu nhận được cây nào có sự hiện diện của<br />
protein cry1A(c).<br />
<br />