NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI<br />
TRONG QUẢ MÍT CHÍN (ARTOCARPUS HETEROPHYLLUS LAMK.)<br />
NGUYỄN CHÍ BẢO - NGUYỄN VĂN HIẾU<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS), chúng<br />
tôi đã xác định được thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm trong<br />
quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Kết quả cho thấy có 24 cấu<br />
tử đã được định danh, trong đó thành phần chính là các este của axit<br />
isovaleric như 2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat<br />
(28,007%), isoamyl isovalerat (16,368%).<br />
Từ khóa: Mít, Artocarpus heterophyllus Lamk., cấu tử bay hơi, este,<br />
2-metylbutyl isovalerat, butyl isovalerat, isoamyl isovalerat.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lamk., thuộc họ Dâu tằm<br />
(Moraceae) là một cây khá quen thuộc với nhân dân ta. Mít là loại cây gỗ to, cao<br />
15-20 m, có thể hơn. Cành non có lông mềm, cành già nhẵn, màu nâu đen. Lá mọc so le,<br />
phiến dày, hình trái xoan rộng hoặc hình trứng ngược, dài 10-15 cm, rộng 6-8 cm, gốc<br />
tròn. Hoa đơn tính cùng gốc, cụm hoa đực dài, có lông mềm, gồm nhiều hoa, bao hoa<br />
hình ống có hai phiến dính nhau ở đầu, nhị có bao phấn rộng; cụm hoa cái mọc trên thân<br />
hoặc cành già, hình bầu dục, có nhiều hoa, bao hoa hình trụ mềm, đầu rất hẹp, bầu có<br />
vòi hình sợi. Quả phức to, hình bầu dục đến trứng dài, vỏ ngoài có nhiều gai tầy nhọn,<br />
gồm rất nhiều quả thịt mềm; hạt to. Trong loài này, tùy vào đặc điểm của quả người ta<br />
còn phân ra làm hai loại, ví dụ như ở nước ta là "mít ráo" (hard jackfruit) và "mít ướt"<br />
(soft jackfruit). Ngoài giá trị làm thực phẩm của quả mít thì các bộ phận khác của cây<br />
được sử dụng trong y học dân gian Việt Nam để chữa bệnh. Lá mít được dùng làm<br />
thuốc lợi sữa; gỗ và lá được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay chữa những<br />
trường hợp co quắp; hạt mít có tác dụng hạ khí, thông trung tiện; nhựa mít có tác dụng<br />
tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt. Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong<br />
thành phần một thuốc uống trị sốt. Nước sắc của lá giã nát được dùng làm nước súc<br />
miệng trị đau răng. Ở Ấn Độ người ta còn dùng lá để chữa các bệnh ngoài da và trị rắn<br />
cắn, rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị các loại viêm gây sốt [1], [2], [3].<br />
Trên thế giới, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây mít đã được nhiều tác<br />
giả quan tâm nghiên cứu. Kết quả cho thấy cây mít chứa nhiều lớp chất khác nhau trong<br />
đó chủ yếu là các flavonoid và có nhiều hoạt tính sinh học đáng quan tâm như chống<br />
ung thư, chống oxi hóa, chống viêm, ức chế sinh tổng hợp melanin ... [4], [5]. Về giá trị<br />
dinh dưỡng, quả mít là nguồn cung cấp carbohydrat, protein, chất béo, các chất khoáng<br />
và vitamin. Trong múi mít khô có 11-15% đường (fructozơ, glucozơ); 1,60% protit;<br />
1-2% muối khoáng; một ít tinh dầu mùi thơm [3], [4]. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của<br />
chúng tôi hiện nay chưa có tài liệu nào trong nước nghiên cứu về thành phần hóa học<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(31)/2014: tr. 53-58<br />
<br />
54<br />
<br />
NGUYỄN CHÍ BẢO – NGUYỄN VĂN HIẾU<br />
<br />
của các chất tạo nên mùi thơm trong quả mít chín. Trước đây, chúng tôi đã có những<br />
công bố về thành phần hóa học của các bộ phận như vỏ thân và gỗ cây mít. Bài báo này<br />
tiếp tục đưa ra các kết quả nghiên cứu về việc chiết xuất, xác định thành phần hóa học<br />
các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm đặc trưng trong quả mít chín nhằm góp phần<br />
nghiên cứu một cách đầy đủ về thành phần hóa học của cây mít ở Việt Nam.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất<br />
- Máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản).<br />
- Bình cầu đáy tròn 1.000 mL, bếp điện, giá sắt, nhánh hứng tinh dầu, ống sinh hàn thẳng.<br />
- Nước cất, n-hexan, natri sunfat.<br />
2.2. Mẫu thực vật<br />
Quả mít chín được thu mua tại Thừa Thiên Huế, dựa vào đặc điểm của quả và múi cho<br />
thấy đây là loại “mít ráo”. Mẫu sau khi đem về được bổ ra, bỏ cuống và xơ, tách lấy múi,<br />
bỏ hạt. Sau đó thái nhỏ và tiến hành chưng cất các cấu tử bay hơi bằng phương pháp<br />
chưng cất lôi cuốn hơi nước.<br />
2.3. Thu các cấu tử bay hơi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước<br />
Mỗi lần lấy khoảng 400 gam mẫu nguyên liệu tươi cho vào bình cầu đáy tròn 1000 mL,<br />
cho thêm một ít cát để điều hòa sự sôi, đổ nước cất đến 2/3 bình cầu, lắp nhánh hứng,<br />
rồi lắp ống sinh hàn và đun trên bếp điện khoảng 4-5 giờ. Hơi nước bay lên kéo theo các<br />
cấu tử dễ bay hơi trong mẫu ngưng tụ ở hệ thống sinh hàn làm lạnh rồi chảy xuống<br />
nhánh hứng. Các cấu tử ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên phần lớn nằm ở trên.<br />
Tuy nhiên, vì hàm lượng các cấu tử chưng cất được rất ít và khó tách riêng nên ở ống<br />
nhánh hứng cho vào khoảng 2 mL n-hexan rồi tiến hành chưng cất, phần cấu tử bay hơi<br />
khi ngưng tụ sẽ tan vào n-hexan. Tiến hành chưng cất nhiều bình để làm giàu các cấu tử<br />
trong n-hexan (qua 6 lần chưng cất).<br />
Sau khi chưng cất xong, ta thu lấy phần tan trong n-hexan có màu vàng nhạt, tiến hành<br />
làm khan bằng Na2SO4 khan để loại nước và đo GC/MS xác định thành phần hóa học.<br />
2.4. Phân tích thành phần hóa học<br />
Thành phần hóa học được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ<br />
(GC/MS), thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại<br />
phòng thí nghiệm Phân tích công cụ - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; cột<br />
Equyty-5 (dài 30,0 m; đường kính trong 0,25 mm; lớp phim dày 0,25 µm), khí mang<br />
Heli tốc độ dòng 1,50 mL/phút được giữ ở áp suất cố định 93,1 kPa. Nhiệt độ lò cột<br />
600C, nhiệt độ tiêm 250°C. Chương trình nhiệt độ: 60°C (giữ 1 phút), tăng 5°C/phút đến<br />
1000C, tăng 10°C/phút đến 170°C (giữ 5 phút), tăng 10°C/phút đến 220°C, tăng<br />
20°C/phút đến 300°C (giữ 10 phút). Thư viện phổ NIST-MS Search, Version 2.0 - 2005.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI...<br />
<br />
55<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Hình 1. Sắc ký đồ GC các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus Lamk.)<br />
ở Thừa Thiên Huế<br />
<br />
Từ sắc ký đồ GC/MS các cấu tử dễ bay hơi trong quả mít chín cho thấy có 24 cấu tử đã<br />
được định danh. Thành phần hóa học và hàm lượng của chúng được trình bày ở bảng 1,<br />
sắp xếp theo thứ tự thời gian lưu (Rt) tăng dần.<br />
Bảng 1. Thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus<br />
Lamk.) ở Thừa Thiên Huế<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Thời gian lưu (phút)<br />
3,506<br />
4,131<br />
4,557<br />
6,019<br />
6,245<br />
7,271<br />
7,552<br />
8,638<br />
8,909<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
8,098<br />
0,560<br />
1,477<br />
0,679<br />
0,881<br />
0,936<br />
2,501<br />
28,007<br />
0,468<br />
<br />
Cấu tử<br />
Butyl etanoat<br />
Etyl isovalerat<br />
Isoamyl etanoat<br />
Propyl isovalerat<br />
Metyl isobutyl carbinol<br />
Butyl butanoat<br />
Isobutyl isovalerat<br />
Butyl isovalerat<br />
Isoamyl butanoat<br />
<br />
56<br />
<br />
NGUYỄN CHÍ BẢO – NGUYỄN VĂN HIẾU<br />
<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
<br />
8,983<br />
10,226<br />
10,298<br />
11,198<br />
11,625<br />
12,174<br />
12,496<br />
13,065<br />
13,188<br />
13,344<br />
13,400<br />
15,773<br />
16,049<br />
16,385<br />
20,021<br />
<br />
0,308<br />
16,368<br />
29,770<br />
0,261<br />
0,242<br />
0,304<br />
0,990<br />
0,277<br />
2,494<br />
0,287<br />
0,361<br />
0,489<br />
0,679<br />
0,224<br />
3,341<br />
<br />
2-Metylbutyl butanoat<br />
Isoamyl isovalerat<br />
2-Metylbutyl isovalerat<br />
Isobutyl axetoetanoat<br />
Anđehit β-phenylpropionic<br />
Butyl caproat<br />
Decanal<br />
cis-3-Hexenyl valerat<br />
Hexyl isovalerat<br />
Isoamyl caproat<br />
2-Metylbutyl caproat<br />
cis-Dodec-5-enal<br />
Octadecanal<br />
2-Metyl norbornan<br />
3-Phenylpropyl butanoat<br />
<br />
Kết quả này cho thấy trong thành phần các cấu tử bay hơi tạo nên mùi thơm của quả mít<br />
chín bao gồm các este (96,495%), andehit (2,400%), ancol (0,881%) và hidrocacbon no<br />
(0,224%). Do đó, chúng ta có thể thấy thành phần chính của các cấu tử này là các este.<br />
Trong đó, các cấu tử có hàm lượng tương đối lớn là các este của axit isovaleric như<br />
2-metylbutyl isovalerat (29,770%), butyl isovalerat (28,007%), isoamyl isovalerat<br />
(16,368%). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với [4], [6]; các este chính là thành phần<br />
chủ yếu tạo nên mùi thơm đặc trưng của quả mít chín.<br />
Bên cạnh đó, thành phần hóa học các cấu tử bay hơi trong quả mít chín ở Thừa Thiên<br />
Huế cũng được so sánh với hai loại mít ở Braxin. Kết quả thể hiện ở bảng 2.<br />
Bảng 2. So sánh thành phần các cấu tử bay hơi trong quả mít chín ở Thừa Thiên Huế với hai<br />
loại mít ở Braxin<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Cấu tử<br />
Etyl butanoat<br />
Butyl etanoat<br />
Etyl isovalerat<br />
Isoamyl etanoat<br />
Propyl isovalerat<br />
Butyl butanoat<br />
Isobutyl isovalerat<br />
Butyl isovalerat<br />
Isoamyl butanoat<br />
<br />
Hàm lượng (%)<br />
Mít ráo<br />
Mít ráo Braxin<br />
[7]<br />
Thừa Thiên Huế<br />
1,3<br />
8,098<br />
4,4<br />
0,560<br />
6,2<br />
1,477<br />
0,679<br />
0,936<br />
1,8<br />
2,501<br />
3,0<br />
28,007<br />
25,6<br />
-<br />
<br />
Mít ướt Braxin<br />
[7]<br />
2,2<br />
16,5<br />
14,4<br />
12,0<br />
2,4<br />
1,4<br />
0,8<br />
12,9<br />
1,6<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CẤU TỬ BAY HƠI...<br />
<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
<br />
Pentyl butanoat<br />
Isoamyl isovalerat<br />
Butyl caproat<br />
Isoamyl caproat<br />
2-Metylbutyl isovalerat<br />
<br />
16,368<br />
0,287<br />
29,770<br />
<br />
57<br />
<br />
2,0<br />
28,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
-<br />
<br />
18,3<br />
0,6<br />
0,4<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: Dấu (-): không có<br />
<br />
Dựa vào kết quả so sánh các cấu tử bay hơi trong 3 loại mít, chúng tôi nhận thấy có sự<br />
khá tương đồng về thành phần một số cấu tử chính tạo nên mùi thơm của quả mít chín.<br />
Đó là các este như butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, butyl etanoat ... Tuy nhiên, điểm<br />
khác biệt lớn ở đây là cấu tử 2-metylbutyl isovalerat trong mít Thừa Thiên Huế chiếm tỉ<br />
lệ lớn (29,770%) mà hai loại mít kia không có.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Đây là các kết quả nghiên cứu đầu tiên ở trong nước về thành phần hóa học các cấu tử<br />
bay hơi tạo nên mùi thơm đặc trưng trong quả mít chín (Artocarpus heterophyllus<br />
Lamk.) ở Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, qua kết quả so sánh với hai loại mít ở Braxin,<br />
chúng ta có thể rút ra kết luận rằng các este mà chủ yếu là este của axit isovaleric như<br />
butyl isovalerat, isoamyl isovalerat, 2-metylbutyl isovalerat là các cấu tử chính tạo nên<br />
mùi thơm của quả mít chín. Kết quả nghiên cứu này có thể gợi mở ra những hướng<br />
nghiên cứu mới như tổng hợp các este của axit isovaleric để ứng dụng trong việc tạo ra<br />
các nguồn hương liệu phong phú hơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
<br />
[5]<br />
[6]<br />
<br />
[7]<br />
<br />
Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - Tập<br />
II. NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội.<br />
Võ Văn Chi (1999). Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học.<br />
Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học.<br />
Manjeshwar Shrinath Baliga, Arnadi Ramachandrayya Shivashankara, Raghavendra<br />
Haniadka, Jason Dsouza, Harshith P. Bhat (2011). Phytochemistry, nutritional and<br />
pharmacological properties of Artocarpus heterophyllus Lamk. (Jackfruit): A review,<br />
Vol 44(7), pp. 1800-1811. Food Research International.<br />
Om Prakash, Rajesh Kumar, Anurag Mishra, Rajiv Gupta (2009). Artocarpus<br />
heterophyllus (Jackfruit): An overview, Vol. 3 (6), pp. 353-358. Pharmacognosy<br />
Review.<br />
Juliano Lemos Bicas, Gustavo Molina, Ana Paula Dionísio, Francisco Fábio<br />
Cavalcante Barros, Roger Wagner, Mário Roberto Maróstica Jr., Gláucia Maria<br />
Pastore (2010). Volatile constituents of exotic fruits from Brazil, Vol. 44, pp. 18431855. Food Research International.<br />
José Guilherme S. Maia, Eloisa Helena A. Andrade, Maria das Gracas B. Zoghbi<br />
(2004). Aroma volatiles from two fruit varieties of jackfruit (Artocarpus heterophyllus<br />
Lam.), Vol. 85, pp. 195-197. Food Chemistry.<br />
<br />