Cù Ngọc Bắc<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 151 - 155<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MẪU MÁY GIEO NGÔ LIÊN HỢP<br />
VỚI MÁY KÉO NHỎ<br />
Cù Ngọc Bắc*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, việc đƣa cơ giới hóa vào sản xuất<br />
nông nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Cơ giới hóa sẽ làm thay đổi phƣơng thức sản xuất, giảm<br />
nhẹ sức lao động cho con ngƣời, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong sản xuất nông<br />
nghiệp. Nhờ cơ giới hoá mà bộ mặt của nông thôn thay đổi, phát triển thành một nông thôn văn<br />
minh, hiện đại vì cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng là tiền đề cho việc phát triển cơ sở hạ tầng<br />
nông thôn.<br />
Tuy nhiên cơ giới hoá nhƣ thế nào để phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa hình, điều kiện<br />
canh tác và đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải tính toán cụ thể cho từng vùng. Với vùng trung du,<br />
miền núi có địa hình phức tạp, kích thƣớc ruộng nhỏ và trung bình là chủ yếu nên việc đồng bộ<br />
hoá các khâu canh tác bằng cơ giới là cực kỳ khó. Với những điều kiện này thì chỉ có thể áp dụng<br />
cơ giới cho một số khâu canh tác độc lập và chỉ sử dụng các loại máy vừa và nhỏ. Một vấn đề khác<br />
là nguồn vốn để đầu tƣ máy móc, hiện nay phần nhiều ngƣời dân mới chỉ đầu tƣ những máy có<br />
công suất nhỏ phục vụ chủ yếu cho khâu làm đất, vận chuyển và một số công việc đơn lẻ trong<br />
chăm sóc và thu hoạch. Các loại máy khác do khả năng ứng dụng và giá cả còn quá cao nên hiện<br />
tại chƣa đƣợc sử dụng phổ biến.<br />
Vì các lý do trên đề tài tập trung nghiên cứu để bƣớc đầu thiết kế loại máy gieo ngô công suất nhỏ có<br />
thể liên hợp đƣợc với các loại máy kéo có công suất từ 8 đến 20 mã lực, là loại máy kéo có số lƣợng lớn<br />
mà ngƣời dân đang sử dụng. Sau khi thiết kế, chế tạo thử mẫu máy và tiến hành khảo nghiệm để hoàn<br />
thiện mẫu máy tiến tới sẽ sản xuất để đƣa ra thị trƣờng phục vụ cho ngƣời dân.<br />
Từ khoá: Máy gieo ngô, mô hình, lý thuyết, vùng cao<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay chủ sở hữu các thiết bị, máy móc<br />
nông nghiệp về cơ bản đã chuyển từ sở hữu<br />
tập thể sang sở hữu tƣ nhân. Trên 90% máy<br />
kéo lớn, 97% máy kéo nhỏ, động cơ điezen và<br />
hầu hết máy nông nghiệp đi kèm đều do hộ<br />
nông dân quản lý và sử dụng. Nhiều hộ nông<br />
dân đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa<br />
học công nghệ mới vào sản xuất. Xu hƣớng<br />
chuyên môn hoá trong sử dụng máy móc thiết<br />
bị cơ điện nông nghiệp đang hình thành và<br />
phát triển.<br />
Tốc độ tăng trƣởng máy kéo hàng năm trong<br />
các năm qua. Tính đến hết năm 2006 theo<br />
điều tra của Cục thống kê Việt Nam cả nƣớc<br />
có 348429 chiếc máy kéo các loại, trong đó<br />
máy kéo nhỏ dƣới 12 mã lực là 240562 chiếc<br />
chiếm 69,04% máy kéo từ 12 đến 35 mã lực<br />
<br />
<br />
là 88937 chiếc chiếm 25,53%. Tuy nhiên các<br />
loại máy kéo này mới chỉ sử dụng cho các<br />
công việc nhƣ làm đất, vận chuyển, bơm<br />
nƣớc... Chính vì vậy nếu có thể đầu tƣ nghiên<br />
cứu các loại máy nông nghiệp khác có thể<br />
liên hợp với các loại máy kéo này nhƣ gieo<br />
hạt, sới, chăm sóc, thu hoạch là rất cần thiết<br />
vừa nâng cao hiệu quả sử dụng máy vừa phù<br />
hợp với nhu cầu sử dụng của ngƣời dân.<br />
Cây ngô là một trong những loại cây lƣơng<br />
thực chính của nƣớc ta và của khu vực trung<br />
du, miền núi phía Bắc trong một thời gian dài,<br />
cho đến hiện nay ngô vẫn là một trong những<br />
loại cây lƣơng thực quan trọng. Cho đến năm<br />
2006 ở Việt Nam có đến trên 1 triệu ha ngô<br />
đƣợc trồng, tuy nhiên các khâu canh tác của<br />
ngƣời dân hầu hết đều làm thủ công. Trên thế<br />
giới nhiều nƣớc đã ứng dụng đồng bộ các<br />
khâu canh tác bằng máy từ gieo trồng đến thu<br />
hoạch, đã có một vài loại máy nhập về Việt<br />
Nam nhƣ máy gieo hạt, máy thu hoạch ngô<br />
<br />
Tel: 0982758752, Email: quanbac@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
151<br />
<br />
Cù Ngọc Bắc<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tuy nhiên do kích thƣớc lớn nên không có khả<br />
năng ứng dụng. Gần đây Viện Cơ điện nông<br />
nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo<br />
thành công máy thu hoạch ngô 2 hàng liên kết<br />
với máy kéo MTZ 50 tuy nhiên chỉ ứng dụng<br />
đƣợc ở những vùng trồng ngô có diện tích lớn<br />
và bằng phẳng. Đã có một vài nhà nghiên cứu<br />
chế tạo ra các loại công cụ, máy gieo hạt<br />
nhƣng hoặc là giá thành đắt hoặc là khả năng<br />
ứng dụng không cao nên không đƣợc phổ<br />
biến rộng rãi.<br />
Chính vì vậy chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề<br />
tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mẫu máy<br />
gieo ngô liên hợp với máy kéo nhỏ” với mục<br />
đích chế tạo loại máy gieo ngô cỡ nhỏ có thể<br />
liên hợp với các máy kéo sẵn có của ngƣời<br />
dân. Mẫu máy này khi làm việc gieo đƣợc 2<br />
hàng ngô có thể sử dụng cùng với các loại<br />
máy kéo từ 8 đến 15 mã lực.<br />
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu tình hình trồng ngô ở Việt Nam,<br />
quy trình trồng ngô, đặc điểm của các loại hạt<br />
giống ngô đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam.<br />
- Tìm hiểu về tình hình sử dụng máy nông<br />
nghiệp tại các địa phƣơng.<br />
- Tìm hiểu kết cấu của các loại máy gieo hạt<br />
nói chung và máy gieo ngô.<br />
- Nghiên cứu lý thuyết chung về máy gieo hạt<br />
và máy gieo ngô.<br />
- Thiết kế mẫu máy, chế tạo thử nghiệm và<br />
khảo nghiệm sơ bộ mẫu máy.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Thu thập số liệu thứ cấp qua các kênh thông<br />
tin nhƣ Tổng cục thống kê và cục thống kê<br />
các địa phƣơng, các viện nghiên cứu, trƣờng<br />
đại học.<br />
- Thu thập các số liệu sơ cấp qua các phƣơng<br />
pháp đo, khảo nghiệm dùng trong cơ khí.<br />
- Phƣơng pháp chuyên gia sử dụng trong<br />
quá trình thiết kế và chế tạo, khảo nghiệm<br />
mẫu máy.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Để nghiên cứu thiết kế mẫu máy phù hợp với<br />
ngƣời dân chúng tôi đã điều tra về tình hình<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
152<br />
<br />
62(13): 151 - 155<br />
<br />
trồng ngô, quy trình gieo trồng ngô ở các vụ<br />
khác nhau, các giống ngô thƣờng đƣợc trồng<br />
ở Việt Nam. Các giống ngô chủ yếu trồng ở<br />
Việt Nam là các dòng ngô lai Việt Nam<br />
(LVN), ngô nếp, ngô Bioseed, ngô CP... Với<br />
các giống ngô khác nhau thì kích thƣớc hạt<br />
giống cũng khác nhau khá nhiều, chính vì vậy<br />
khi nghiên cứu chế tạo máy chúng tôi phải<br />
xác định kích thƣớc của các hạt giống ngô<br />
đƣợc trồng phổ biến.<br />
Chúng tôi đã tìm hiểu và xác định đƣợc kích<br />
thƣớc của một số giống ngô trồng phổ biến ở<br />
miền Bắc Việt Nam. Các giống ngô lai VN có<br />
chiều dài trung bình từ 9,8 đến 10,60 mm,<br />
chiều rộng trung bình từ 7,9 đến 8,6 mm<br />
chiều dầy hạt có kích thƣớc trung bình từ 4,6<br />
đến 6,4 mm. Các giống ngô nếp có kích thƣớc<br />
trung bình là 8,8 x 8,5 x 4,5 mm. Nhƣ vậy khi<br />
thiết kế bộ phận gieo hạt cần phải nhiều chiếc<br />
có các kích thƣớc phù hợp để có thể gieo<br />
đƣợc các giống khác nhau.<br />
Với các giống ngô khác nhau thì mật độ và<br />
khoảng cách gieo trồng cũng khác nhau vì<br />
vậy tốc độ làm việc của máy, độ rộng của<br />
hàng gieo cũng cần phải có khả năng điều<br />
chỉnh một cách cơ động. Mật độ và khoảng<br />
cách gieo trồng cây ngô chúng tôi sử dụng<br />
theo quy trình đã đƣợc các chuyên gia của<br />
ngành trồng trọt xây dựng cho các giống.<br />
Về kết cấu chung của một máy gieo hạt cần<br />
phải có các bộ phận nhƣ sau:<br />
+ Bộ phận rạch hàng: Bộ phận rạch hàng có<br />
nhiệm vụ rạch đất thành rãnh hẹp để chứa hạt<br />
khi gieo. Bộ phận rạch hàng cần phải có khả<br />
năng điều chỉnh đƣợc chiều sâu rạch trong<br />
một giới hạn nhất định, đối với cây ngô thì bộ<br />
phận rạch hàng cần phải điều chỉnh đƣợc<br />
trong khoảng cách từ 3 đến 7 cm. Do trong<br />
quá trình làm việc bộ phận rạch phải cắm<br />
xuống đất nên khi máy quay vòng đầu bờ hệ<br />
thống này phải nâng lên khỏi mặt đất, do đó<br />
cần thiết kế thêm hệ thống nâng hạ lƣỡi rạch<br />
và bộ phận lấp đất. Ngoài ra để có thể thay<br />
đổi áp lực rạch đất với các loại đất có độ chặt<br />
khác nhau thì hệ thống lƣỡi rạch cần phải lắp<br />
các lò xo ép. Đối với máy gieo ngô chúng tôi<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cù Ngọc Bắc<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
62(13): 151 - 155<br />
<br />
lựa chọn loại lƣỡi rạch hàng kiểu sống tàu là<br />
loại có lực cản nhỏ và có khả năng làm việc<br />
với đất ẩm.<br />
<br />
Nếu chiều dày tối đa của hạt là Cmax thì chọn<br />
chiều sâu của lỗ đĩa là:<br />
b = Cmax + (0,7 0,8)mm<br />
<br />
+ Thùng chứa hạt để chứa lƣợng hạt cần thiết<br />
cho quá trình gieo, trên thùng chứa hạt có lắp<br />
bộ phận gieo và có cửa để đƣa hạt ra. Với<br />
máy gieo ngô có 2 thùng chứa hạt đƣợc thiết<br />
kế dạng hình trụ với đƣờng kính từ 25 đến 30<br />
cm, chiều cao thùng 25 cm, đáy thùng chế tạo<br />
rời và lắp khớp với thùng gieo qua khớp bản<br />
lề và các khoá để có thể mở ra khi thay đổi<br />
đĩa gieo hoặc để lấy hạt còn thừa. Dƣới đáy<br />
thùng chứa hạt có gia công cửa ra hạt để lắp<br />
với ống dẫn hạt.<br />
+ Bộ phận gieo hạt: có nhiệm vụ đƣa ra một<br />
lƣợng hạt nhất định tuỳ theo mật độ gieo, tốc<br />
độ đƣa hạt ra phải đồng bộ với tốc độ di<br />
chuyển của máy. Bộ phận gieo phải có khả<br />
năng gieo đƣợc các loại hạt có kích thƣớc<br />
khác nhau và phải có khả năng điều chỉnh mật<br />
độ hạt gieo trong một giới hạn nhất định. Khi<br />
làm việc bộ phận gieo nhận mômen quay và<br />
làm việc với tốc độ đồng bộ với vận tốc tiến.<br />
Với máy gieo ngô chúng tôi sử dụng loại bộ<br />
phận gieo kiểu đĩa với các thông số cơ bản<br />
xác định nhƣ sau:<br />
- Kích thước đĩa gieo:<br />
Bộ phận gieo loại đĩa có lỗ hình chữ nhật bố<br />
trí ở vành ngoài đĩa có chất lƣợng gieo tốt<br />
hơn nên đƣợc dùng phổ biến. Kích thƣớc của<br />
đĩa gieo thể hiện trên hình (1). Khi thiết kế<br />
chúng tôi chọn kích thƣớc lỗ đĩa gieo để mỗi<br />
lỗ đĩa khi gieo từ thùng rơi vào và chứa đúng<br />
một hạt.<br />
Thực tế nếu lmax là chiều dài lớn nhất của hạt<br />
gieo thì chiều dài lỗ chọn là:<br />
<br />
Nếu bề rộng tối thiểu của hạt là b min ta chọn<br />
bề dày lỗ (chiều dày đĩa) là B > bmin.<br />
Chúng tôi đã tiến hành đo kích thƣớc một số<br />
loại hạt ngô đang đƣợc trồng phổ biến ở Việt<br />
Nam và đƣa ra kích thƣớc đĩa nhƣ sau:<br />
Để tiện cho việc lựa chọn đĩa phù hợp với<br />
kích thƣớc hạt khi sử dụng, chúng tôi đề xuất<br />
chế tạo bộ đĩa có kích thƣớc các đĩa khác<br />
nhau. Với các giống ngô nếp kích thƣớc đĩa<br />
gieo là: 11,5x10x5 cm, với các giống ngô lai<br />
VN4, 9 kích thƣớc đĩa gieo là: 13x7,5x9 cm,<br />
với các giống ngô lai VN 919, 999 kích thƣớc<br />
đĩa gieo là: 13x10x5 cm - Hệ thống truyền<br />
động cho đĩa gieo: Mômen quay truyền cho<br />
đĩa gieo đƣợc lấy từ bánh xe lấp hạt thông<br />
qua một bộ truyền xích và một bộ truyền<br />
bánh răng côn. Mỗi đĩa gieo có một bộ<br />
truyền riêng để truyền động và có thể điều<br />
chỉnh độ lệch giữa các hạt trên 2 hàng gieo<br />
khi cần thiết. Với bộ truyền xích khi thiết<br />
kế có khả năng thay đổi tỉ số truyền để thay<br />
đổi mật độ hạt trên hàng tƣơng ứng với<br />
khoảng cách 25, 28, 30 cm.<br />
+ Hệ thống lấp hạt có nhiệm vụ phủ lên hạt<br />
gieo một lớp đất và nén chặt lại để tránh thoát<br />
ẩm sau khi gieo. Với máy gieo ngô chúng tôi<br />
đề xuất sử dụng loại bánh xe lấp nén. Bánh xe<br />
vừa có chức năng lấp hạt vừa có chức năng<br />
truyền động cho các hệ thống làm việc khác.<br />
+ Ống dẫn hạt có chức năng đƣa hạt từ bộ<br />
phận gieo xuống rãnh đất đã rạch sẵn. Do đặc<br />
điểm hạt ngô trơn nhẵn nên chúng tôi sử dụng<br />
loại ống nhựa mềm có lõi kim loại dạng lò xo<br />
để có thể thay đổi vị trí đƣa hạt xuống một<br />
cách dễ dàng.<br />
<br />
L = lmax + (1<br />
<br />
1,5)mm.<br />
<br />
Bảng 1. Kích thƣớc của lỗ đĩa và chiều dày đĩa gieo của một số giống ngô<br />
Kích thước<br />
<br />
Giống ngô<br />
Nếp VN 2<br />
<br />
Lai VN 4<br />
<br />
Lai VN 9<br />
<br />
Lai VN 919<br />
<br />
Lai VN 999<br />
<br />
L(mm)<br />
<br />
11.5<br />
<br />
13<br />
<br />
13<br />
<br />
12.5<br />
<br />
13<br />
<br />
b(mm)<br />
<br />
10<br />
<br />
7.5<br />
<br />
7.5<br />
<br />
10<br />
<br />
9.5<br />
<br />
h(mm)<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
9<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
153<br />
<br />
Cù Ngọc Bắc<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Khung máy chúng tôi thiết kế thành 2<br />
phần: khung phía trên để lắp 2 thùng chứa<br />
hạt, bộ phận gieo và hệ thống bánh răng<br />
truyền động, phần khung này cố định khi<br />
làm việc. Phần khung phía dƣới lắp khớp<br />
bản lề với hộp số máy kéo và liên kết với<br />
khung phía trên qua hệ thống lò xo ép. Trên<br />
phần khung này chúng tôi lắp hệ thống lƣỡi<br />
rạch hàng, bánh xe lấp hạt cùng với bộ<br />
truyền xích truyền động cho bộ phận gieo.<br />
Các lƣỡi rạch và bánh xe lấp hạt đƣợc lắp<br />
trên một khung ngang để có thể thay đổi<br />
chiều rộng của hàng gieo theo mỗi giống.<br />
+ Bánh xe và hệ thống nâng hạ: Để di chuyển<br />
và nâng hạ toàn bộ máy gieo chúng tôi thiết<br />
kế bánh xe liên kết với khung qua hệ thống<br />
vít điều chỉnh, trụ lắp bánh xe có thể gập ra<br />
phía sau hoặc hạ xuống để nâng toàn bộ hệ<br />
thống lƣỡi rạch và bánh xe lấp hạt khi quay<br />
vòng. Để điều khiển bánh xe sử dụng một cần<br />
gạt và hệ thống hãm cần gạt.<br />
Tính toán cho hệ thống truyền động cho bộ<br />
phận gieo bao gồm bộ truyền xích từ trục của<br />
bánh xe lấp hạt và cặp bánh răng côn. Để thay<br />
đổi tỷ số truyền ta có thể thay đổi trên bộ<br />
truyền xích bằng cách thay đổi sự ăn khớp<br />
của các đĩa xích khác nhau. Trên bộ truyền<br />
xích có lắp bánh căng xích tự động theo sức<br />
căng của lò xo. Tỷ số truyền từ bánh xe lấp<br />
hạt lên đĩa gieo đƣợc tính nhƣ sau:<br />
ah =<br />
<br />
Với e - hệ số trượt, thường chọn e = 0,03 - 0,05;<br />
ah – Khoảng cách hạt trên hàng;<br />
D - Đường kính đĩa gieo = 25 cm.;<br />
z – Số lỗ trên đĩa gieo = 6.<br />
<br />
⇒i=<br />
- Trong trường hợp a = 25 cm thì i = 0.55<br />
- Trong trường hợp a = 28 cm thì i = 0.49<br />
- Trong trường hợp a = 30 cm thì i = 0.46<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
154<br />
<br />
62(13): 151 - 155<br />
<br />
Dựa trên các số liệu và lý thuyết tính toán ở<br />
trên chúng tôi bƣớc đầu xây dựng mô hình<br />
máy gieo hạt nhƣ sau:<br />
- Máy gieo có 2 thùng chứa hạt cho 2 hàng (1<br />
thùng cho 1 hàng gieo).<br />
- Bộ phận gieo lựa chọn loại đĩa gieo với<br />
kích thƣớc của lỗ đĩa gieo và chiều dầy chọn<br />
theo bảng 1.<br />
- Đƣờng kính đĩa gieo chọn bằng 25cm, chọn<br />
số lỗ trên đĩa gieo bằng 6 lỗ.<br />
- Bộ phận rạch hàng chọn loại lƣỡi rạch kiểu<br />
sống tàu với kích thƣớc: chiều dài l = 140<br />
mm, góc rạch γ = 320.<br />
- Ống dẫn hạt chọn loại ống nhựa mềm có lõi<br />
thép lò xo.<br />
- Bộ phận lấp hạt chọn loại bánh xe lấp hạt<br />
với hai gờ bánh ép đất vào giữa, trên vành bánh<br />
xe có hàn các mấu bám để chống trƣợt khi làm<br />
việc. Trên trục của bánh xe lấp hạt có lắp đĩa<br />
xích để truyền động cho đĩa gieo. Đƣờng kính<br />
của bánh xe lấp hạt chọn bằng 25 cm.<br />
- Bộ phận rạch hàng và bánh xe lấp hạt đƣợc<br />
lắp chung trên 1 khung treo lắp khớp bản lề<br />
với khung chính, có lắp lò xo để có thể nâng<br />
hạ, điều chỉnh độ gieo sâu và tăng lực nén ép.<br />
- Bánh xe lấp nén lắp nông hơn lƣỡi rạch<br />
hàng một khoảng bằng độ rạch sâu và có thể<br />
điều chỉnh đƣợc trong khoảng từ 5 -7 cm.<br />
- Bánh xe máy gieo có lắp hệ thống vít nâng<br />
hạ và có thể gấp lại nhờ tay điều khiển để hạ<br />
xuống nâng lƣỡi rạch và bánh xe lấp hạt khi<br />
quay vòng đầu bờ. Khi bánh xe lấp hạt bị<br />
nâng lên thì không quay nữa do không tiếp<br />
xúc với đất nên không cần lắp ly hợp cho bộ<br />
phận gieo.<br />
- Hệ thống truyền động cho bộ phận gieo bao<br />
gồm bộ truyền xích từ trục của bánh xe lấp<br />
hạt và cặp bánh răng côn.<br />
- Bề rộng của hàng gieo có thể điều chỉnh<br />
bằng cách thay đổi khoảng cách của lƣỡi rạch<br />
và bánh xe lấp hạt trên khung.<br />
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Kết luận<br />
- Mô hình máy gieo ngô chúng tôi thiết kế có<br />
thể liên hợp với loại máy kéo nhỏ mà phần<br />
đông ngƣời dân đang sử dụng.<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Cù Ngọc Bắc<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Máy có thể gieo 2 hàng hạt cho mỗi lƣợt<br />
gieo, khoảng cách hàng gieo có thể điều chỉnh<br />
với các mức từ 50 – 70 cm.<br />
- Mật độ gieo ngô có thể điều chỉnh với các<br />
mức 25 – 28 – 30 cm.<br />
- Máy có thể gieo nhiều giống ngô khác nhau<br />
và có thể gieo đƣợc các hạt khác nhƣ đỗ, lạc<br />
khi thay đổi loại đĩa gieo. Gieo trên đất khô<br />
đã đƣợc làm tơi và đánh luống.<br />
Đề nghị<br />
- Tiếp tục nghiên cứu để cải tiến mẫu máy<br />
hoàn thiện hơn và có giá thành chế tạo thấp,<br />
nâng cao khả năng ứng dụng của máy cho các<br />
loại đất khác.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. A.N.Karpenco, Máy nông nghiệp, NXB<br />
"KOLOS" Mátxcơva – 1983.<br />
<br />
62(13): 151 - 155<br />
<br />
[2]. B.E. Kamaritốp và P.I. Prokopenko, Chế tạo<br />
máy nông nghiệp, Trƣờng Đại học Chế tạo máy nông<br />
nghiệp Kirovôgrát xuất bản - 1984.<br />
[3]. Cục chế biến Nông Lâm sản và ngành nghề<br />
nông thôn, Máy nông nghiệp dùng cho hộ gia đình<br />
và trang trại nhỏ, NXB Nông nghiệp - 1995.<br />
[4]. E.X. Baxụi, O.V. Vernhiaev, Lý thuyết cấu<br />
tạo và tính toán máy nông nghiệp, NXB Chế tạo<br />
máy, Maxcova- 1978.<br />
[5]. Giáo trình: Cơ khí hoá nông nghiệp, Trƣờng<br />
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên – NXB Nông<br />
nghiệp 2007.<br />
[6]. Nguyễn Bảng cùng cộng sự, Máy canh tác<br />
nông nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội – 1999.<br />
[7]. Nguyễn Quang Lộc, Hệ thống máy công<br />
nghiệp nông phục vụ sản xuất cây trồng, NXB<br />
Giáo dục – 2000.<br />
[8]. Phạm Xuân Vƣợng, Lý thuyết tính toán máy<br />
thu hoạch Nông nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội –<br />
2000.<br />
[9]. Phạm Xuân Vƣợng, Máy thu hoạch nông<br />
nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội – 1999.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
DESIGN MACHINE MODEL FOR SOWING CORN CONJUGATING WITH<br />
OTHER TRACTORS<br />
Cu Ngoc Bac<br />
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University<br />
<br />
In the cause of industrialization and modernization of the country, to put on mechanized<br />
agricultural production is very important and necessary. Mechanization will change the mode of<br />
production, mitigation of labor for people, improving labor productivity, reduce costs in<br />
agricultural production. Through mechanization, but the face of rural change, rural development as<br />
a civilized and modern as mechanization of agricultural production is the precondition for the<br />
development of rural infrastructure. But mechanization how to fit the natural conditions, terrain<br />
conditions, farming conditions and achieve the highest efficiency it is necessary to calculate the<br />
specific area. With the midlands and mountainous terrain complexity, size and average field is<br />
primarily to be synchronized with the stages of farming mechanization is extremely difficult. With<br />
these conditions can only apply for a motorized stage cultivation independent and only use<br />
machines to small and medium. Another problem is capital to invest in machinery, today most<br />
people only invest a small computer with a capacity to serve primarily for the stage as land,<br />
transport and some of the individual in care and harvest. Other systems due to potential<br />
applications and prices too high so are currently not commonly used.<br />
Reasons to focus on research topics initially designed for the model number is sowing corn<br />
capacity can conjugate with other tractors with a capacity from 8 to 20 horsepower, is the number<br />
of tractors has great that people are using. After the design, manufacture and test models proceed<br />
to complete the testing process models to be produced for the market to serve the people.<br />
Keywords: maize sowing, machine, model theory, upland<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0982758752, Email: quanbac@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
155<br />
<br />