Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẮT QUA DA RÒNG RỌC A1 <br />
TRÊN XÁC BẰNG KIM 18G ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY BẬT <br />
Đỗ Phước Hùng*, Nguyễn Trung Hiếu*, Trang Mạnh Khôi**<br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục đích: Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến chứng khi giải phóng ngón tay bật qua da bằng <br />
kim 18G.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu cắt qua da ròng rọc A1 bằng kim 18G trên <br />
25 ngón tay của 3 xác tươi và 5 ngón tay của bàn tay đứt lìa. Sau đó, chúng tôi phẫu tích bàn tay quan sát ròng <br />
rọc A1, A2, các tổn thương gân gấp và bó mạch thần kinh gan ngón tay nếu có.<br />
Kết quả: Trong số 30 ngón tay ngiên cứu, có 87% (26/30) cắt được hoàn toàn ròng rọc A1, 13% (4/30) cắt <br />
không hoàn toàn. Tổn thương gân gấp ở các mức độ khác nhau: từ rách nông trên bề mặt 87% (26/30), rách dọc <br />
nông 10% (3/30), rách dọc sâu 3% (1/30). Tuy nhiên, không có trường hợp nào bị đứt gân gấp nông hay sâu. Có <br />
1 (3%) trường hợp ở ngón tay 1 bị rách nông bao khớp trước của khớp bàn ngón tay. Không có trường hợp nào <br />
bị tổn thương ròng rọc A2 hay bó mạch thần kinh gan ngón tay. <br />
Kết luận: Kỹ thuật cắt ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G trên xác bước đầu cho thấy là một kỹ thuật hiệu <br />
quả và an toàn. Tuy nhiên, phẫu thuật viên cần phải được luyện tập thành thạo trước khi áp dụng vào lâm sàng. <br />
Từ khóa: ngón tay lò xo, viêm hẹp bao gân gấp, cắt ròng rọc qua da. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
PERCUTANEOUS RELEASE OF THE A1 PULLEY WITH 18G NEEDLE: A CADAVER STUDY <br />
FOR STENOSING TENOSYNOVITIS MANAGEMENT <br />
Do Phuoc Hung, Nguyen Trung Hieu, Trang Manh Khoi <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 444 ‐ 448 <br />
Background: Stenosing tenosynovitis of the fingers is one of the most common problems treated by hand <br />
surgeons. When conservative treatments fail surgical release of A1 pulley may be required. Recently, there have <br />
been a number of reports on percutaneous release with a needle but the technique has been controversial. <br />
Purposes: To evaluate the effectiveness, the safety and complications of the technique when performing <br />
on cadaver.<br />
Methods and materials: Case series report. The technique was applied on 25 fingers of cadavers and 5 <br />
fingers of one severed hand. Then all fingers were dissected to observe A1, A2 pulleys, tendons, MP joints and <br />
digital neurovascular bundles. <br />
Results: 87% (26/30) of fingers were completely cut A1 pulley, 13% (4/30) being incompletely cut. The <br />
tendons were injuried with the various extents:scratching 87% (26/30),superficial tear 10% (3/30) and profound <br />
tear 3%(1/30) and no case of rupture. One case of the thumbs was found superficial tear of MPJ capsule. Neither <br />
A2 nor digital neurovascular bunbles were damaged. <br />
Conclusion: Percutaneous release of the A1 pulley is initially effective and safe. However the technique <br />
requires learning curve. <br />
Keywords: trigger finger, stenosing tenosynovitis, percutaneous release.<br />
* Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh. <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Phước Hùng ĐT: 0909274971 <br />
<br />
444<br />
<br />
Email: dphungcr@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Viêm hẹp bao gân gấp (stenosing <br />
tenosynovitis) hay ngón tay cò súng (trigger <br />
finger) là một bệnh lí thường gặp ở bàn tay, đặc <br />
biệt ở những người phải làm việc nhiều bằng tay <br />
với những cử động lặp đi lặp lại hay gắng sức. <br />
Giai đoạn đầu bệnh thường gây đau. Bệnh tiến <br />
triển dần đến giới hạn vận động ngón tay vì vậy <br />
ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động <br />
của người bệnh. Việc điều trị tùy thuộc vào giai <br />
đoạn bệnh mà lựa chọn điều trị bảo tồn (mang <br />
nẹp ngón tay, uống NSAID, steroid, tiêm steroid <br />
tại chổ…) hay phẫu thuật (mổ kín hay hở). Cắt <br />
kín ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G giải <br />
phóng nơi viêm hẹp bao gân gấp được cho là <br />
phương pháp ít xâm lấn nhất được Lorthior <br />
thực hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Từ đó, kỹ <br />
thuật này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước <br />
trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên <br />
cho đến nay vẫn còn không ít tranh cãi về khả <br />
năng cắt đứt hoàn toàn ròng rọc A1 hay không, <br />
cũng như biến chứng tổn thương gân, mạch <br />
máu, thần kinh cùa ngón tay do còn thiếu <br />
những bằng chứng khách quan về mặt giài phẫu <br />
đại thể. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên <br />
cứu này góp phần làm sáng tỏ tính an toàn, hiệu <br />
quả của phương pháp giải phóng ròng rọc A1 <br />
qua qua bằng kim 18G. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Đánh giá hiệu quả, tính an toàn và các biến <br />
chứng khi giải phóng ngón tay bật qua da bằng <br />
kim 18G trên xác tươi. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu mô tả tiền cứu. Đối tượng <br />
nghiên cứu: 25 ngón tay của 3 xác tươi được bảo <br />
quản tại Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học Y Dược <br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tp. HCM và 5 ngón tay của 1 bàn tay đứt lìa ở <br />
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Thời gian <br />
nghiên cứu: từ tháng 07/2012 đến 07/2013. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Xác tươi người trưởng thành có bàn tay còn <br />
nguyên vẹn. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Xác tươi có bàn tay biến dạng, sẹo cũ ở bàn ‐ <br />
ngón tay có liên quan tới vùng phẫu tích. <br />
Số liệu được xử lý bằng toán thống kê Stata <br />
10.0, Microsoft Office Excel 2007 <br />
Nghiên cứu được tiến hành qua các bước <br />
sau: <br />
Bước một: Xác định vị trí của ròng rọc A1 <br />
các ngón trên bề mặt da gan tay. <br />
Các ngón dài: Khoảng cách từ nếp gấp liên <br />
đốt gần của ngón 2,3,4,5 đến nếp gấp bàn ngón <br />
bằng khoảng cách từ nếp gấp bàn ngón đến bờ <br />
trên của ròng rọc A1, xác định được vị trí bờ trên <br />
của ròng rọc A1 trên bề mặt da gan tay của ngón <br />
2 đến 5. Bờ dưới của ròng rọc A1 (ngón 2 đến 5) <br />
trên bề mặt da gan tay cách nếp gấp bàn ngón <br />
tay lên trên khoảng 5mm, xác định được chiều <br />
dài của ròng rọc A1 (ngón 2 đến 5) trên lòng bàn <br />
tay(3). <br />
Ngón cái: Bờ trên của ròng rọc A1 ngón cái ở <br />
gan tay đối xứng với đỉnh cao nhất phía sau trên <br />
của chỏm xương bàn 1 ở tư thế gấp khớp bàn <br />
đốt ngón cái 45 độ. Chiều dài của ròng rọc A1 <br />
ngón cái là 5,3mm. (7). <br />
Bước hai: Dùng cạnh bên của đầu kim 18G <br />
cắt kín qua da hoàn toàn ròng rọc A1 các ngón 1 <br />
đến 5. <br />
Bơm 1cc nước muối sinh lí vào mô mềm mặt <br />
trước ròng rọc để tạo khoảng trống lỏng lẻo cho <br />
kim hoạt động không bị cản trở. Dựa vào các <br />
mốc đã đánh dấu trên gan tay xác định vị trí <br />
đâm kim ngay phía trên của bờ trên ròng rọc A1, <br />
hướng kim vuông góc với gan tay. Dùng đầu <br />
kim”rà” trên bề mặt ròng rọc A1 để xác định <br />
ước lượng giới hạn. <br />
Di chuyển kim lên xuống hướng theo trục <br />
<br />
445<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
dọc gân, dung cạnh bên đầu kim cắt ròng rọc <br />
A1, hướng cắt đi về phía xa và không vượt qua <br />
nếp gấp bàn ngón tay. <br />
Bước ba: Phẫu tích bộc lộ ròng rọc A1, A2, <br />
gân gấp nông, sâu và bó mạch thần kinh gan <br />
ngón tay. <br />
Rạch da hình zig zag từ nếp liên đốt gần đến <br />
giữa lòng bàn tay theo chiều dọc của gân. <br />
Bộc lộ ròng rọc A1 xem có cắt hoàn toàn <br />
không, nếu không hoàn toàn thì phần còn lại là <br />
bao nhiêu. <br />
Bộc lộ ròng rọc A2 xem có bị cắt phạm tới <br />
không. <br />
Bộc lộ gân gấp nông và gân gấp sâu đánh <br />
giá mức độ tổn thương gân: trầy sướt bề mặt, <br />
rách dọc gân hoàn toàn, đứt gân. <br />
Kiểm tra sự toàn vẹn của bao khớp bàn <br />
ngón tay. <br />
Bộc lộ bó mạch thần kinh gan ngón bên trụ <br />
và bên quay xem có bị tổn thương không. <br />
<br />
Bước bốn: Tổng hợp và phân tích các số liệu <br />
* Hiệu quả: được xác định thông qua tỉ lệ <br />
ròng rọc A1 được cắt hoàn toàn(hiệu quả, hiệu <br />
quả một phần (ròng rọc được cắt >75% chiều dài <br />
nhưng còn 1 phần chưa được cắt),không hiệu <br />
quả(ròng rọc được cắt ≤75%). <br />
* An toàn: được xác định thông qua tỉ lệ tổn <br />
thương gân gấp và mức độ tổn thương gân <br />
gấp(xướt bề mặt, rách nông 75%<br />
6 ngón 1<br />
4<br />
2<br />
6 ngón 2<br />
5<br />
1<br />
6 ngón 3<br />
6<br />
0<br />
6 ngón 4<br />
6<br />
0<br />
6 ngón 5<br />
5<br />
1<br />
<br />
Ròng<br />
Rọc A2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Gân gấp nông, sâu<br />
Rách bao Thần<br />
kinh<br />
Bề mặt Rách dọc Đứt gân khớp<br />
4<br />
2<br />
0<br />
1<br />
0<br />
5<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
6<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
6<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
5<br />
1<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ cắt được hoàn toàn ròng rọc A1 là: 26/30 <br />
= 87%; 13% (4/30) cắt hiệu quả một phần, không <br />
có trường hợp nào cắt không hiệu quả. <br />
Không có trường hợp nào bị cắt phạm đến <br />
ròng rọc A2. <br />
Tổn thương gân gấp ở các mức độ khác <br />
nhau: xước nông trên bề mặt 87% (26/30), rách <br />
dọc nông 10% (3/30), 3% rách dọc sâu (1/30%). <br />
Tuy nhiên, không có trường hợp nào bị đứt gân <br />
gấp nông hay sâu. <br />
Có 1 (3,3%) trường hợp ở ngón tay 1 gân bị <br />
rách dọc sâu và rách bề mặt bao khớp trước của <br />
khớp bàn ngón tay (không thông vào bao khớp). <br />
Không có trường hợp nào bị tổn thương bó <br />
mạch thần kinh gan ngón tay. <br />
<br />
446<br />
<br />
Mạch<br />
máu<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Khả năng cắt ròng rọc A1 qua da với kim <br />
Pope và Wolfe (1995) đã tiến hành giải <br />
phóng qua da cho 13 trường hợp ngón tay bật <br />
bằng kim 19G. Sau đó, tác giả tiến hành mổ hở <br />
để quan sát ròng rọc A1 cho thấy: có 8 trường <br />
hợp (61,5%) cắt đứt hoàn toàn ròng rọc A1, còn 5 <br />
trường hợp (38,5%) chỉ đứt bán phần. Cũng năm <br />
1995, Bain báo cáo có 20% trường hợp không cắt <br />
hoàn toàn ròng rọc A1, 12% giải phóng ròng rọc <br />
A1 thất bại khi thực hiện nghiên cứu trên xác. <br />
Michael J. Dunn (1999)(2) cũng ghi nhận chỉ có <br />
38% (10/26) trường hợp cắt hoàn toàn ròng rọc <br />
A1 bằng kim 19G. Một nghiên cứu khác của tác <br />
giả Slesarenco (2006) (8) ghi nhận: chỉ có 59 ngón <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
(59%) cắt được hoàn toàn ròng rọc A1, các <br />
trường hợp còn lại đều cắt không hoàn toàn đặc <br />
biệt ở các ngón 1, 2 và 5. Trong nghiên cứu <br />
chúng tôi, có 26 trường hợp (87%) cắt được hoàn <br />
toàn ròng rọc A1, 4 trường hợp (13%) cắt hiệu <br />
quả một phần. Như vậy, kỹ thuật cắt kín qua da <br />
bằng kim có hiệu quả trong hầu hết các trường <br />
hợp. Các trường hợp cắt không hoàn toàn chiếm <br />
tỉ lệ nhỏ, phần ròng rọc còn lại chiếm dưới ¼ <br />
chiều dài ròng rọc. Nếu áp dụng trên lâm sàng tỉ <br />
lệ hiệu quả rất có thể sẽ tăng lên do có thể cắt <br />
thêm lần nữa nếu vẫn còn có dấu hiệu “kẹt” <br />
(dấu bật ngón tay, cảm giác vướng khi gấp duỗi <br />
ngón tay, dấu “khựt” khi đặt tay lên vị trí ròng <br />
rọc trong lúc bệnh nhân gập duỗi các ngón…). <br />
<br />
Vấn đề cắt “quá” làm phạm ròng rọc A2 <br />
Slesarenco (2006)(8): cắt kín qua da 100 ngón <br />
tay bằng kim 18G ghi nhận chỉ có 2 trường hợp <br />
cắt phạm vào ròng rọc A2 1mm (10% chiều dài <br />
ròng rọc). Còn trong nghiên cứu của Michael J. <br />
Dunn (1999)(2) trên 26 ngón tay và Ron Hazani <br />
(2008)(5) trên 45 ngón tay thì không có trường <br />
hợp nào cắt phạm vào ròng rọc A2. Chúng tôi <br />
cũng có kết quả tương tự, trong số 30 ngón tay <br />
giải phóng ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G <br />
không có trường hợp nào cắt phạm vào ròng rọc <br />
A2. Như vậy, thực hiện kỹ thuật dưới hướng <br />
dẫn của các mốc giải phẫu bề mặt gan tay nói <br />
trên giúp bảo tồn được ròng rọc A2. <br />
<br />
Mức độ tổn thương gân gấp <br />
Trong nghiên cứu của Michael J. Dunn <br />
(1999)(2) ghi nhận: có 73% (19/26) trường hợp có <br />
tổn thương gân gấp từ mức độ nhẹ 30% <br />
bề dầy gân (2 trường hợp), nhưng không có <br />
trường hợp nào bị đứt gân. Tương tự, nghiên <br />
cứu của Slesarenco (2006)(8) cũng cho thấy có <br />
46% trường hợp tổn thương gân với sướt bề mặt <br />
(70%) hay rách sâu (30%) chứ không có trường <br />
hợp nào đứt gân. Các nghiên cứu khác trên xác <br />
hay lâm sàng qua đánh giá và theo dõi bệnh <br />
nhân cũng cho kết quả tương tự như: Lorithior <br />
(1958), Eastwood (1992), Oguz Cebesoy (2007)(1), <br />
Han Koo Ryu (2009)(5)… Trong nghiên cứu của <br />
<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
chúng tôi, tất cả 30 trường hợp đều có tổn <br />
thương gân, trong đó 87% trầy sướt bề mặt, 10% <br />
rách dọc nông, 3% rách dọc sâu và không có <br />
trường hợp nào đút gân. Như vậy, với kỹ thuật <br />
cắt ròng rọc A1 qua da bằng kim 18G thì tổn <br />
thương gân gấp là không thể tránh khỏi. Tuy <br />
nhiên, mức độ tổn thương gân đa số là nhẹ và ít <br />
gây hậu quả nghiêm trọng. <br />
<br />
Tổn thương khớp bàn ngón tay <br />
Chúng tôi có 1 (3,3%) trường hợp cắt kim <br />
quá sâu, để phạm vào bao khớp bàn ngón tay <br />
của ngón 1. Trường hợp này được thực hiện trên <br />
bàn tay đứt lìa và là lần đầu thực hiện kỹ thuật <br />
nên chưa có cảm giác về độ sâu của kim, cũng <br />
như sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, <br />
việc thực hiện cắt kín trên bàn tay đứt lìa, các <br />
gân gấp bị mất cố định ở phần nguyên ủy cũng <br />
có thể là nguyên nhân làm giảm cảm giác qua <br />
gân khi cắt. Biến chứng này không được ghi <br />
nhận qua nghiên cứu của các tác giả khác khi <br />
thực hiện trên xác tươi. <br />
<br />
Tổn tương mạch máu, thần kinh gan <br />
ngón tay <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có <br />
trường hợp nào bị tổn thương bó mạch thần <br />
kinh gan ngón tay. Kết quả này cũng tương tự <br />
nghiên cứu của các tác giả khác như: Pope và <br />
Wolfe (1995), Michael J. Dunn (1999)(2), <br />
Slesarenco (2006)(8) và Ron Hazani (2008)(6)… <br />
Như vậy kỹ thuật cắt kín qua da ròng rọc A1 <br />
bằng kim 18G, nếu được thực hiện dựa trên gân <br />
gấp và hướng dẫn vị trí cắt nhờ các mốc giải <br />
phẫu trên mặt da gan tay thì có thể tránh được <br />
tổn thương bó mạch thần kinh gan ngón tay. <br />
<br />
Mặt hạn chế của đề tài <br />
Do kỹ thuật tiến hành trên xác nên thiếu các <br />
đối chiếu lâm sàng của bệnh nhân trong khi <br />
thực hiện kỹ thuật như: dấu hiệu cò súng còn <br />
hay hết. <br />
Nốt gân trong ngón tay cò súng có thể sờ <br />
thấy trên lâm sàng cũng là 1 chỉ điểm để xác <br />
định vị trí của ròng rọc A1. Do nghiên cứu trên <br />
xác không có chỉ điểm này nên có thể làm giảm <br />
<br />
447<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
tính hiệu quả của phương pháp. <br />
<br />
3.<br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Mặc dù có những hạn chế về cở mẫu cũng <br />
như các đối chiếu về lâm sàng, nghiên cứu thực <br />
nghiệm bước đầu cũng cho thấy tỉ lệ giải phóng <br />
được hoàn toàn ròng rọc A1 khá cao (87%) mà <br />
không có 1 biến chứng nghiêm trọng nào về mặt <br />
giải phẫu. Do đó, kỹ thuật cắt ròng rọc A1 qua <br />
da bằng kim 18G trên xác bước đầu cho thấy là <br />
một kỹ thuật hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, <br />
phẫu thuật viên cần phải được luyện tập thành <br />
thạo trước khi áp dụng vào lâm sàng. <br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Cebesoy O, Kose KC, Baltaci ET, Isik M (2007), “Percutaneous <br />
release of the trigger thumb: is it safe, cheap and effective?”, <br />
International Orthopaedics (SICOT), Vol.31(3), pp.345‐349. <br />
Dunn MJ, Pess GM (1999),“Percutaneous Trigger Finger <br />
Release:A Comparison of a New Push Knife and a 19‐Gauge <br />
Needle in a Cadaveric Model”, The Journal of Hand Surgery, <br />
Vol 24A(4), pp. 860‐865. <br />
<br />
Fiorini HJ, Santos JB, Hirakawa CK, Sato ES, Faloppa F, <br />
Albertoni WM (2011), “Anatomical Study of the A1 Pulley: <br />
Length and Location by Means of Cutaneous Landmarks on <br />
the Palmar Surface”, JHS, Vol. 36A pp. 464‐468. <br />
Habbu R, Putnam MD (2012), “Percutaneous release of the <br />
A1 pulley: a cadaver study”, J Hand Surg Am, Vol. 37(11), pp. <br />
2273‐2277. <br />
Han KR (2009), “Clinical experience of the percutaneous <br />
release for trigger fingers”, Korean J Anesthesiol, Vol. 56(1), <br />
pp.60‐65. <br />
Hazani R, et al (2008), “Assessment of the Distal Extent of the <br />
A1 Pulley Release: A New Technique”, Journal of plastic <br />
surgery, Vol. 8, pp.423‐427. <br />
Jongjirasiri Y (2009), “Length and Landmark of A1 Pulley in <br />
Hand: An Anatomical Study”, J Med Assoc Thai, Vol. <br />
92(1),pp.41‐46. <br />
Slesarenko Y A (2006), “Percutaneous release of A1 <br />
pulley”, Techniques in Hand and Upper Extremity Surgery, <br />
Vol. 10(1), pp.54‐56. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
<br />
<br />
<br />
24/10/2013 <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
05/01/2014 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
448<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />