Nghiên cứu thực trạng sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững
lượt xem 5
download
Bài viết "Nghiên cứu thực trạng sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững" sử dụng phương pháp thứ cấp để nghiên cứu khái quát thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế ở Việt Nam theo xu thế hội nhập. Đánh giá những ưu nhược điểm từ đó tìm hướng giải quyết cho sự phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thực trạng sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững
- NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN- TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hoàng Thanh Hạnh* - Mai Thị Bích Ngọc* - Bùi Thị Hằng* - Lê Thị Yến Oanh* 1 TÓM TẮT: Bài viết này nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thứ cấp để nghiên cứu khái quát thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế ở Việt Nam theo xu thế hội nhập. Đánh giá những ưu nhược điểm từ đó tìm hướng giải quyết cho sự phát triển bền vững. Từ khóa: Nông sản; Chuỗi giá trị; phát triển bền vững ABSTRACT: In this paper, researchers use secondary method to examine the actual value chain in producting, processing and consuming agricultural products in connection with Vietnamese sustainable economic development in integration process. Researchers also propose related solutions to achieve sustainable development based on the assessment of advantages and disadvantages of the value chain. Key words: agricultural products; value chain; sustainable development 1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN – TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM. 1.1. Thực trạng sản xuất nông sản ở Việt Nam: Lĩnh vực sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị ở Việt Nam có nhiều ngành hàng, trong đó có một số ngành hàng chủ yếu, gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều, đường mía, rau quả, hồ tiêu… Tình hình sản xuất nông sản chuỗi giá trị ở Việt Nam đối với một số mặt hàng chủ yếu trong thời gian qua như sau: Cà phê Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil và là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Việt Nam chiếm gần 20% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu duy trì diện tích trồng cà phê 600.000ha đến năm 2020 và sản xuất 1,7 triệu tấn cà phê hàng năm. Việt Nam hiện có khoảng gần 100 doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động, dẫn đầu bởi Intimex, Simexco và Tín Nghĩa. Bảng 1: Diện tích và sản lượng Cà phê Niên vụ (tháng 10-9) 2016/2017 2015/2016 2014/2015 2013/2014 Diện tích trồng (ha) đến cuối 2016 645.38 650.00 641.20 653.35 Sản lượng (triệu bao) -Khảo sát Reuters (T2/2017) 24,5 28,93 27,2 28 – USDA (5/2017) 26 28,93 27,4 29,83 — Robusta 25 27,83 26,35 28,65 — Arabica 1 1,1 1,05 1,18 – ICO (T12/2016) 25,5 28,7 26,5 27,5 (Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) Học viện Tài chính, Hà Nội, Việt Nam. *
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 875 Gạo: Năm 2017, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2016. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuát chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho là có thể làm giảm năng suất. Năm 2017, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ đầu bị trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao. Về sản xuất, miền Nam Việt Nam sản xuất 29,74 triệu tấn lúa trong năm 2017, chiếm gàn 70% tổng sản lượng lúa Việt Nam, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê. ĐBSCL cung ứng 90% tổng lượng gạo khả dụng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam giữ lại khoảng 20% sản lượng lúa cho dự trữ và hiện đang có mục tiêu cắt giảm thất thoát sau thu hoạch xuống dưới 8% đến năm 2020, từ mức gần 14% hiện nay. Việt Nam cũng đặt mục tiêu giảm diện tích trồng lúa để thích ứng với biến đổi khí hậu, với các khu vực chuyển đổi là các khu vực có nguy cơ xâm mặn và thiếu nước. Việt Nam có hơn 80 nhà xuất khẩu gạo, chiếm thị phần khoảng 20% xuất khẩu gạo toàn cầu. Bảng 2: Sản lượng và diện tích Gạo Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Sản lượng lúa (triệu tấn) 44,47 43,6 45,09 – Vụ đông xuân 19,4 20.68 20.85 – Vụ hè thu 11,34 11,4 – Vụ 3 9,2 9,44 Tổng diện tích 3 vụ (triệu ha) 7,69 7,79 7,83 Tiêu dùng gạo (triệu tấn) 22 21,2 22 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Cao su: Việt Nam là nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 3 thế giới, sau Thái Lan và Indonesia, và là nước xuất khẩu cao su lớn thứ 4 thế giới, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Thu hoạch mủ tạm ngừng trong tháng 2 – 3 hàng năm để cây tái tạo mủ. Hoạt động cạo mủ quay trở lại vào cuối tháng 4 và đạt cao điểm vào từ tháng 11. Hơn 500 nhà xuất khẩu đang chiếm 80% tổng sản lượng cao su của Việt Nam. Bảng 3: Diện tích và sản lượng cao su Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Diện tích trồng (ha) 976.400 985.600 978.900 Sản lượng mủ khô - Chính phủ/VRA (tấn) 1.032.100 1.012.700 966,600 Nhập khẩu (tấn) 433.048 390.341 326.500 Xuất khẩu (tấn) 1.258.000 1.137.400 1,066,000 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hạt tiêu: Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, chiếm hơn 30% thương mại hạt tiêu toàn cầu. Việt Nam cũng mua hạt tiêu từ Campuchia, Indonesia và Brazil để tái xuất. Hạt tiêu
- 876 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION trắng chiếm gần 15% tổng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Thu hoạch hạt tiêu tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 2, đạt cao điểm vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5. Diện tích trồng hạt tiêu hiện tại ở Việt Nam đã vượt mục tiêu sản xuất 140.000 tấn từ 50.000ha đến năm 2020. Bảng 4: Diện tích và sản lượng Hạt tiêu Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Diện tích trồng (tấn) 124.500 101.600 85.600 Sản lượng (tấn) 193.300 176.800 147.000 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hạt điều: Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chỉ giữ lại 7% tổng sản lượng cho tiêu dùng nội địa và chiếm thị phần hơn 50% thương mại điều toàn cầu. Thời gian thu hoạch hạt điều tại Việt Nam diễn ra từ tháng 2 – 6 hàng năm. Phần lớn diện tích trồng điều tại Việt Nam tập trung ở miền Nam, với năng suất trung bình 1.06 tấn/ha. Khoảng 460 nhà sản xuất nội địa Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung điều thô và chất lượng không ổn định do sản xuất điều thô nội địa chỉ đáp ứng 1/3 công suất chế biến. Việt Nam nhập khẩu hơn 1 triệu tấn điều thô trong năm 2016, tăng 21,4% so với năm 2015, chủ yếu từ châu Phi. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 450.000 tấn điều thô đến năm 2020, từ diện tích 350.000ha. Bảng 5: Diện tích và sản lượng Hạt điều Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Diện tích trồng (ha) 293.000 290.400 295.100 Sản lượng (tấn) 303.900 352.000 345.100 Xuất khẩu (tấn) 347.000 328.000 302.500 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Chè: Chè đen chiếm gần 80% xuất khẩu chè của Việt Nam. Pakistan, Nga và Đài Lan là những nước nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2016 theo lượng. Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới, đặt mục tiêu duy trì khoảng 140.000ha trồng chè đến năm 2020. Pakistan, Nga và Đài Loan là các thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017. Bảng 6: Diện tích và sản lượng Chè Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Diện tích trồng (ha) 131.500 133.600 132.100 Sản lượng chè nguyên liệu (tấn) 1,02 triệu 1,01 triệu 981.900 Xuất khẩu (tấn) 130.904 124.575 132.500 (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) 2. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM Lĩnh vực chế biến nông sản chuỗi giá trị ở Việt Nam có nhiều ngành hàng. Các ngành này đều có chung đặc điểm là dùng các sản phẩm của ngành nông nghiệp làm nguyên liệu, phần lớn các cơ sở chế biến gắn kết với các vùng nguyên liệu tập trung. Bảo quản, chế biến gạo: Lĩnh vực bảo quản, chế biến gạo bước đầu đã hình thành và ổn định, góp phần đưa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hiện nay, cả nước có khoảng 10.000 máy sấy các loại, năng lực sấy chỉ đảm bảo dưới 20% sản lượng thóc hè thu. Các
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 877 kho chứa và công nghệ bảo quản thóc gạo của cả nước khoảng trên 3 triệu tấn, trong đó vùng ĐBSCL có 1,5 triệu tấn. Trang thiết bị cho các khâu đóng bao, bốc xếp, vận chuyển chủ yếu làm bằng thủ công, năng suất lao động phục vụ kho thấp. Việc đầu tư, sử dụng các kho Silô chuyên dùng, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí và chất lượng kho. Về thiết bị công nghệ chế biến, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến có quy mô lớn cơ bản đã được cơ giới hóa, nhiều cơ sở đạt trình độ trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực. Chất lượng gạo nói chung và gạo xuất khẩu nói riêng từng bước được cải thiện. Về xay xát, chế biến gạo, năm 2016, cả nước có trên 800 cơ sở chế biến gạo quy mô công nghiệp công suất từ 5-10 tấn thóc/ca đến 60 tấn thóc/ca. Trong đó miền Bắc có trên 300 cơ sở, miền Nam trên 400 cơ sở, tổng năng lực xay xát đạt khoảng 13,5 triệu tấn/năm. Số thóc còn lại trên 25 triệu tấn do các hộ gia đình và 10.000 cơ sở tư nhân xay xát nhỏ, xay xát để sử dụng và tiêu thụ trong nước. Nhìn chung, công nghệ thiết bị cho chế biến gạo của nước ta còn chưa đáp ứng nhu cầu. Tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 60-62%, trong đó có 42-43% gạo nguyên. Có một số nhà máy cho tỷ lệ thu hồi trên 70% và gạo nguyên 52-55%. Tuy nhiên, còn các tồn tại là công nghiệp chế biến đa số vẫn là các cơ sở cũ, trang thiết bị không đồng bộ; các doanh nghiệp và nông dân chưa chủ động được điều kiện làm khô, phơi sấy, chất lượng thóc đưa vào xay xát không đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về độ ẩm, mốc. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến cần chú trọng hơn nữa. Chế biến chè: Theo số liệu điều tra năm 2016 của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, đến nay cả nước có 455 cơ sở chế biến chè có quy mô công suất từ 1.000kg chè búp tươi/ngày trở lên. Tổng công suất theo thiết kế là 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm (TBT/năm), nhưng công suất thực tế chỉ đạt 600 ngàn TBT/năm (khoảng 40% công suất thiết kế). Trong các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếm 20%; số nhà máy trung bình: 40%; còn lại 40% số cơ sở chế biến chắp vá, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè. Hiện tại ngành Chè Việt Nam chủ yếu sản xuất chè đen và chè xanh. Chè đen được chế biến theo phương pháp OTD và CTC. Các nhà máy sử dụng công nghệ OTD của Liên Xô đang chiếm phần lớn, tình trạng thiết bị cũ, lạc hậu. Các nhà máy dùng công nghệ CTC có thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhưng số nhà máy này còn ít. Chế biến cà phê: Cà phê được chế biến chủ yếu tại 3 khu vực: hộ gia đình có quy mô nhỏ, thủ công; các nhà máy chế biến cà phê nhân; các nhà máy chế biến cà phê bột. Hiện nay có khoảng 80% sản lượng cà phê được sơ chế, chế biến tại khu vực hộ gia đình. Phần chế biến quy mô công nghiệp gồm: Các nhà máy chế biến cà phê nhân, chủ yếu chế biến từ nguyên liệu là cà phê thóc, cà phê nhân xô được mua thu gom từ các đại lý, qua xát, phân loại, đánh bóng thành cà phê nhân thành phẩm. Đối với nguyên liệu là cà phê quả tươi, các nhà máy chế biến áp dụng hai phương pháp: Chế biến khô đối với cà phê vối và chế biến ướt đối với cà phê chè và một lượng nhỏ cà phê vối. Hiện nay cả nước có hơn 100 nhà máy chế biến cà phê nhân, công suất từ 5.000 đến 60.000 tấn/năm, đủ cho yêu cầu chế biến gần 1.000.000 tấn nhân/năm. Trong đó, có khoảng 30 nhà máy sử dụng phương pháp chế biến ướt với sản lượng khoảng 100.000 tấn cà phê (chiếm khoảng 10% tổng sản lượng).[3],[4],[5]. Chế biến cao su: Công nghiệp chế biến cao su ở nước ta chủ yếu là sơ chế để xuất khẩu. Công nghiệp chế biến ra các sản phẩm từ cao su chiếm tỷ trọng nhỏ, tiêu thụ khoảng 20% sản lượng cao su trong nước. Năm 2017, tổng công suất sơ chế mủ cao su của cả nước là 950.000 tấn mủ khô/năm, tổng sản lượng đạt 970.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,54 tỷ USD; sản lượng tăng 59,9%.).[3],[4],[5]. Chế biến, bảo quản rau quả: Các sản phẩm rau quả, chế biến chủ yếu là các loại sau: đồ hộp, lạnh đông, nghiền, cô đặc, mứt quả, chiên sấy, lên men, muối,… Trong đó, tỷ trọng các sản phẩm đồ hộp chiếm 50%, sau đó là sản phẩm cô đặc và lạnh đông đang được nhiều thị trường đặt mua, hai mặt hàng này đang
- 878 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION có xu hướng phát triển mạnh. Việc thu hái, lựa chọn, bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chính, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%; Công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp, giá thành cao. Cả nước có trên 90 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 400.000 TSP/năm. ).[3],[4],[5]. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm 50%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 16%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 34%. Chế biến Hồ tiêu: Hồ tiêu Việt Nam được chế biến thành 3 loại sản phẩm chính: Tiêu đen (chiếm 80- 85%), tiêu trắng (15-20%) và tiêu đỏ (mới được chế biến ở quy mô nhỏ). Hiện Việt Nam đã có hơn 20 nhà máy chế biến tiêu, trang thiết bị tương đối tiên tiến; Tổng công suất đạt 60.000 tấn/năm. Trong đó có hơn 10 nhà máy với công nghệ khá hiện đại, xử lý tiêu qua hơi nước, tạo sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, Nhật Bản. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy đều chạy cầm chừng, hoạt động không hết công suất do nhu cầu của thế giới về tiêu xô, chất lượng thấp, giá rẻ vẫn còn cao. Về sản phẩm: Chủng loại, chất lượng mặt hàng hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng, tốt hơn trước. Lượng tiêu trắng xuất khẩu những năm trước đây rất ít, nhưng mấy năm gần đây đã đạt khá. Chế biến hạt điều: Thị trường xuất khẩu nhân hạt điều thuận lợi, các cơ sở chế biến điều phát triển rất nhanh, vượt xa khả năng cung cấp nguyên liệu. Số lượng xuất khẩu 167.000 tấn nhân, kim ngạch 920 triệu USD, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất thế giới và nhân điều đã nằm trong danh mục các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính của nước ta.[3],[4],[5]. Đến năm 2016, cả nước có khoảng 310 cơ sở chế biến điều, với tổng công suất chế biến theo thiết kế trên 800.000 tấn hạt thô/năm, dự kiến sản xuất 190.000 tấn nhân, xuất khẩu 180.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 900 triệu USD, sản lượng tăng 35,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 34,3%. 3. THỰC TRẠNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam năm 2017 đạt mức cao kỷ lục với tổng giá trị đạt 32,1 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 50% với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 15,1 tỷ USD. Cà phê là nông sản xuất khẩu mạnh nhất trong năm này với sản lượng xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn, tương đương 3,3 tỷ USD, cao hơn cả giá trị xuất khẩu gạo. Việt Nam xếp thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil, nhưng đứng đầu về xuất khẩu loại cà phê Robusta. Hai thị trường chuộng cà phê Việt Nam nhất là Đức và Mỹ. Năm 2017, hai thị trường này đã nhập khẩu cà phê của Việt Nam với tổng giá trị gần một tỷ USD. Cà phê cũng là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo việc làm nuôi sống hơn 2,5 triệu nông dân. Riêng vùng Tây Nguyên có hơn 450.000 ha trồng, chiếm gần 90% diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững vị trí thứ 3 trên thế giới với khoảng 4,9 triệu tấn gạo, giá trị tương đương 2,1 tỷ USD năm 2017. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu 131.000 tấn chè, đạt kim ngạch hơn 217 triệu USD. Các loại chè Shan Tuyết, chè Ô Long, chè Tân Cương... của Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều thị trường, nhận được sự hài lòng của người sành trà thế giới. Nước nhập khẩu chè của Việt Nam với sản lượng lớn nhất là Pakixtan, sau đó đến Trung Quốc, Nga, Indonesia, Anh, Đức, Mỹ, Bỉ,... Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu được hơn 177.000 tấn hồ tiêu, tương đương 1,4 tỷ USD. Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hồ tiêu và hạt điều lớn nhất của Việt Nam. Được ưa chuộng nhất là tiêu Phú Quốc (Kiên Giang) trồng ở đảo cách đất liền 45km, nơi có thổ nhưỡng đặc biệt giúp tiêu thơm và cay nồng, cho chất lượng cao tuyệt hảo. Tiêu Phú Quốc được trồng theo chuẩn GlobalGAP và VietGAP, không dùng phân hóa học. Đây chính là yếu tố cơ bản giúp hồ tiêu Việt Nam vươn ra hơn 30 thị trường trên thế giới.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 879 Dứa Đồng Giao là nông sản có thương hiệu nổi tiếng của vùng đất Tam Điệp, Ninh Bình. Quả dứa Đồng Giao có mặt trong sách Top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam, loại trái cây này được Cục Sở hữu Trí tuệ bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Sau dứa, loại nông sản thứ 2 của Ninh Bình được người tiêu dùng thế giới yêu thích là ngô ngọt. Thương hiệu ngô ngọt đóng hộp Doveco chiếm đến 70% thị phần trong nước và còn được xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU. Để có được sản phẩm này, Công ty Giống cây trồng và vật nuôi Đồng Giao đã nhập khẩu giống ngô lai siêu ngọt Sugar 75 từ Mỹ, cung cấp cho nông dân địa phương và nông dân các tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa. Sản phẩm ngô được sản xuất theo mô hình khép kín từ khâu trồng trọt đến chế biến công nghiệp. Trong năm 2017, khoảng 2,5 tỷ USD là giá trị thu được từ xuất khẩu trái cây Việt Nam ra thị trường quốc tế. Trong đó, phải kể đến giống nhãn Ido ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long được Cục Bảo vệ Thực vật và Cơ quan Kiểm dịch Động Thực vật Mỹ cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Nhãn Ido có nguồn gốc từ Thái Lan, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cơm dày, vị ngọt và thơm, cho giá trị kinh tế cao. Đây là loại cây trồng chủ lực, có mặt ở hầu hết các miệt vườn thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp… Ngoài nhãn Ido, nhãn quế được trồng ở Bến Tre theo tiêu chuẩn VietGAP. Loại nhãn này không chỉ được thị trường trong nước ưa chuộng, mà còn là nông sản xuất khẩu sang Singapore, Hà Lan, Mỹ. Chuối Lào Cai được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Âu… Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có trên 1.200 ha đất trồng chuối, tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng với năng suất bình quân khoảng 30 tấn một ha. Chôm chôm Java được trồng nhiều ở cù lao Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cả vùng có khoảng 400ha đất trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn Global Gap với sản lượng trên 1.000 tấn mỗi năm. Người dân liên kết thành tổ hợp tác, được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu. Chôm chôm Java được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc và một số nước châu Âu. Xoài Cát Lộc, Cát Chu - một loại trái cây có thương hiệu nổi tiếng không chỉ vì mùi vị thơm ngon mà nhờ được trồng theo chuẩn GlobalGAP và VietGAP. Mỗi năm Việt Nam xuất sang thị trường Nhật, Hàn Quốc, New Zealand hàng trăm tấn xoài. Một trong những địa phương đứng đầu cả nước về diện tích trồng xoài là huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp với hơn 3.500 ha. Dưa chuột bao tử là nông sản xuất khẩu chủ lực và được ưa chuộng của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Với giá thu mua ổn định ở mức 7.000VND/kg năm 2016, loại cây trồng này đã mang lại lợi nhuận gấp 2 lần so với trồng lúa. Hiện nay, sản phẩm dưa chuột bao tử Tiên Lãng được Bình Minh Foods chế biến, đóng hộp xuất đi nhiều nước như Nga, Nhật, Afghanistan… 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN- TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ Ưu điểm Trong thời gian qua, chuỗi giá trị nông sản Việt Nam ngày càng có thế mạnh và vị thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong chuỗi giá trị nông sản, người Nông dân tiến hành tổ chức hành động tập thể theo quy trình sản xuất chung gắn với mô hình cánh đồng lớn. Hộ nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã .Sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Từ đó gắn kết giữa nông dân và nông dân
- 880 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION ngày càng bền chặt. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng. Nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế như: bưởi Năm Roi bưởi Da Xanh, nhãn lồng Hưng Yên, nho Ninh Thuận… Song song với sự liên kết giữa nông dân, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp đã hình thành và củng cố, từ đó xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ nông sản. Sản xuất lớn tạo cơ sở để nông dân liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro… Đã có nhiều doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu gạo liên kết với nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật... Mối liên kết này đã bắt đầu mở rộng ra với nhiều cây trồng khác như trên rau, cây ăn quả và cây công nghiệp (như ngô, lạc, mía, chè, cà phê…), hợp tác, liên kết, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, cung cấp dịch vụ công, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có uy tín không chỉ trong nước mà trên thị trường quốc tế như: Cà phê Trung Nguyên, VinaTea… Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất – chế biến – tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản ở nước ta vẫn còn hạn chế, tỷ lệ thành công trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản ở nước ta còn thấp. Chuỗi giá trị nông sản từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu (XK) đều tồn tại những hạn chế nhất định. Tại khâu đầu vào, chi phí còn cao với giá cả biến động. Ở khâu này còn diễn ra tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng quá nhiều nước. Tiếp đến khâu sản xuất, quy mô khá nhỏ, manh mún, thiếu liên kết. Bên cạnh đó, quy trình kỹ thuật sai, sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất cũng là những hạn chế điển hình. Ở khâu sau thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch còn cao. hạn chế còn là thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn, vận chuyển và đóng gói kém và giao dịch quá nhiều khâu trung gian Ở khâu chế biến, hạn chế được chỉ ra là công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Đáng chú ý, chế biến hiện nay thiếu chế biến sâu và thiếu chế biến các sản phẩm phụ. Mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp-hợp tác xã/tổ hợp tác; công tư trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng; cải cách hiệp hội, ngành hàng còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả. Các chuỗi giá trị nông sản đang gặp khó khăn do thiếu doanh nghiệp đầu mối của chuỗi đủ mạnh để đảm nhận khâu sơ chế, đóng gói thành phẩm cung cấp mặt hàng vào siêu thị, cửa hàng tiện ích, bếp ăn tập thể. Các doanh nghiệp thiếu kho chứa bảo đảm tiêu chuẩn, vận chuyển và đóng gói kém, giao dịch quá nhiều qua khâu trung gian, nên lợi nhuận thấp Nguyên nhân hạn chế Một là, Sản phẩm nông sản Việt Nam có tính cạnh tranh thấp. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu để phát triển bền vững. Tuy nhiên, thói quen canh tác lạc hậu của phần lớn nông dân vẫn không thay đổi. Diện tích ruộng đất còn manh mún gây cản trở
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 881 cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp chỉ là bước đi ban đầu, rất chập chững dẫn đến khó khăn để chuyển đổi nhanh sang nền nông nghiệp hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, việc đáp ứng yêu cầu chất lượng nông sản sạch từ khâu nuôi trồng, để có nguồn nguyên liệu chế biến nhiều, chất lượng tốt và đồng đều đối với nông sản Việt Nam hiện còn rất yếu. Đó là chưa kể, nông sản Việt Nam luôn có giá thấp hơn hàng cùng loại của các nước khác, do quá chú trọng về số lượng, nên bỏ qua điều rất quan trọng là xây dựng thương hiệu nhằm đáp ứng đầu ra cho nông sản. Chất lượng sản phẩm thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thức chuỗi giá trị phổ biến đối với hầu hết sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa gạo, cà phê, rau quả… là theo mô hình thứ ba. Nông sản Việt Nam thường buộc phải xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, dẫn đến người tiêu dùng nước ngoài rất ít, thậm chí không biết đó là nông sản Việt Nam.Trên thực tế, chừng nào chuỗi giá trị nông sản này còn tồn tại, thì sản phẩm nông sản Việt Nam chưa thể thoát khỏi vị trí cuối bảng trong chuỗi giá trị nông sản thế giới. Hai là, Mối liên kết trong chuỗi giá trị nông sản còn lỏng lẻo. Việc hình thành được chuỗi liên kết để kiểm soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở tổng thể quy hoạch phát triển nông nghiệp, với sự tham gia tích cực của 4 nhà (doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học và Nhà nước) chưa có hiệu quả. Mối liên kết trong chuỗi giá trị còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn yếu. Nguyên nhân chính là tiềm lực tài chính của cả doanh nghiệp và hộ nông dân còn hạn chế. Hộ nông dân thường có tình trạng sản xuất mang tính chộp giật, không lâu dài. Doanh nghiệp thiếu vốn cần thiết để tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là công đoạn sản xuất, mà chủ yếu tham gia vào khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ, không quan tâm đến toàn chuỗi sản xuất. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa nông sản luôn là khâu yếu nhất, do thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua, phân phối. Trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước ít tổ chức mạng lưới phân phối chính thống, mà thường dựa vào mạng lưới thu mua của tư thương, dẫn tới việc giá nông sản trồi sụt bấp bênh. Ba là, Vai trò của Nhà nước trong sản xuất – chế biến – tiêu thụ trong chuỗi giá trị nông sản còn mờ nhạt. Thời gian qua, các địa phương đã ký kết và thực hiện nhiều chương trình hợp tác, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu một cơ chế pháp lý rõ ràng và mô hình chỉ đạo, điều phối liên kết vùng chưa thực sự hiệu quả; việc liên kết mới chủ yếu giữa chính quyền với chính quyền, thông qua ký kết các chương trình hợp tác, thiếu ràng buộc trách nhiệm pháp lý; mối liên kết giữa sản xuất - chế biến - tồn trữ và tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế. Chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu; do đó nông dân hoặc các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… nếu không liên kết sẽ khó cạnh tranh. Chính phủ đã có những chính sách của nhà nước hướng tới việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị như Quyết định 62, Quyết định 210, Quyết định 889, Quyết định 55… Tuy nhiên, chính sách của nhà nước cũng còn nhiều bất cập và chưa hợp lý khi triển khai xuống thực địa. 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT- CHẾ BIẾN- TIÊU THỤ NÔNG SẢN THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chính sách tài chính thúc đẩy sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị lúa gạo Thứ nhất, Trước khi đưa ra các chính sách thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu lúa gạo thì phải định hướng cấu trúc chuỗi, xác định một cách căn bản các đối tượng cần hỗ trợ đầu tư hướng đến đối tượng là từng
- 882 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION chuỗi theo các cấp độ khác nhau. Thay đối cơ chế khuyến khích đầu tư và cho vay ưu đãi hướng về đối tượng là đơn vị dẫn đầu. Thứ hai, Nhà nước cần có chính sach đầu tư một các căn bản thương hiệu gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì tính hiệu quả và quy mô kinh doanh của chuỗi phụ thuộc rất lớn đến tính thương hiệu. Bên cạnh đó, để tiếp cận thị trường thế giới, cần tăng tính liên kết vùng. Vùng lúa chất lượng cao với quy mô khoảng 200.000 ha ở các tỉnh, thành ĐBSCL cần được đầu tư xây dựng tốt là những bước đi đầu tiên trong hành trình xây dựng thương hiệu gạo ĐBSCL Thứ ba, Nhà nước tăng cường đầu tư và đảm bảo hiệu quả đầu tư cho ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL, kết hợp với phát triển nền sản xuất nông nghiệp sạch, ít sử dụng hóa chất. Theo đó, thông qua các hoạt động tín dụng chính sách, tín dụng NHTM, nhà nước có cơ chế cho vay ưu đãi đối với các hộ nông dân ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, tham gia các chuỗi sản xuất lúa gạo...ĐBSCL đứng trước các nguy cơ về biến đổi khí hâu, về năng suất thấp, chất lượng không đống đều, việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới là điều ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triern và năng lực cạnh tranh. Cần tài trợ cho các chương trình nghiên cứu giống lúa mới phù hợp với nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo quốc tế. Việt Nam sản xuất qua nhiều loại giống lúa, kể cả lúa thơm, chất lượng cao cũng bị lai tạp. Những bộ giống trên không còn phù hợp mà phải nhanh chóng có bộ giống mới phù hợp cho từng khu vực thị trường. Do đó, đây là lĩnh vực cần có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ kết hợp với giải pháp tín dụng của ngân hàng thương mại để đầu tư cho khâu giống, cho xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo đến các khu vực tiềm năng Thứ tư, giảm thuế VAT cho các công ty dẫn đạo chuỗi giá trị về 0% thay vì 5% như hiện nay để nâng cao sức cạnh tranh kể cả thị trường trong nước. Thứ năm, hỗ trợ đầu tư và cho vay ưu đãi đối với việc mua máy móc, thiết bị nông nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả. Thứ sáu, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển hệ thống đường thủy, đường bộ để tăng kết nối tới các vùng chuyên canh và cảng cần Thơ để có thể xuất khẩu gạo từ miền Tây. Áp dụng công nghệ hiện đại về kỹ thuật và quản lý để giảm thời gian tàu tại cảng, giảm chi phí bốc dỡ. Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện phục vụ sản xuất cho các vùng chuyên canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và chế biến lúa gạo. Ở các vùng chuyên canh: Hoàn chỉnh đồng ruộng, củng cố giao thông và thủy lợi nội đồng. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kho lúa khô đảm bảo lúa lưu kho với tiêu chuẩn tốt tại một số vùng chuyên canh, xây dựng phát triển kho ngoại quan tại một số thị trường trọng điểm. Thứ bảy, tăng cường nguồn vốn NSNN, vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) và huy động tối đa vốn ODA, FDI để đầu tư phát triển tam nông: ưu tiên bố trí thông qua các chương trình, dự án, các công trình trọng điểm về cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội; điều tiết phân bổ NSNN đảm bảo lợi ích của các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, địa phương thuần nông; tập trung nguồn vốn TPCP cho các dự án phát triển giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kiên cố hoá trường học, lớp học, cơ sở chữa bệnh, công trình thủy lợi trọng điểm... Thứ tám, thành lập quỹ hỗ trợ ngành sản xuất lúa gạo từ nguồn ngân sách và các nguồn xã hội khác để dự phòng những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh hoặc rủi ro về tiêu thụ. Đi đôi với thành lập quỹ này phải có quy chế về sử dụng quỹ và tái đầu tư.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 883 Đối với hoạt động tín dụng Thứ nhất, đổi mới chính sách tín dụng theo nguyên tắc thương mại, thị trường, coi trọng hiệu quả bền vững trên cơ sở lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro. Hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, đơn giản hóa về thủ tục, nâng cao tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp. Quy định rõ về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay; việc cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản đảm bảo của khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cải tiến thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo chủ trương của chính sách. Nâng cao năng lực kinh doanh của các tổ chức tín dụng, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ tín dụng chưa am hiểu hết thị trường nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp. Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt hơn, phù hợp với đặc thù, tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó có cácdoanh nghiệp dẫn đầu chuỗi hoạt động liên quan trực tiếp đến sản xuất lúa và kinh doanh gạo xuất khẩu vùng ĐBSCL (hiện nay lãi suất của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương tham chiếu theo lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thiếu linh hoạt, thiếu phù hợp). Nâng cao vai trò của Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Trong thực tiễn hiện nay, hoạt động của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cho thúc đẩy sản xuất, thu mua, chế biến lúa gạo xuất khẩu ở vùng ĐBSCL còn rất mờ nhạt. Các nhu cầu đầu tư cho giống lúa mới có chất lượng cao, đầu tư cho kho hàng, đầu tư cho cơ sở chế biến gạo… của các địa phương chưa được đáp ứng. sách tài chính thúc đẩy sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị chăn nuôi Chính Về định hướng quản lý nhà nước về chăn nuôi, cần thiết phải xây dựng Luật Chăn nuôi kèm theo các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn, sớm trình Quốc hội và các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Quản lý giống bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo các điều kiện cụ thể về sản xuất để nâng cao chất lượng giống. Quản lý chăn nuôi trang trại bằng điều kiện sản xuất gắn với bảo vệ môi trường có truy xuất nguồn gốc; đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý để phát triển bền vững. Quản lý thức ăn chăn nuôi bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn; tăng cường công tác quản lý điều kiện sản xuất, kinh doanh và hậu kiểm chất lượng sản phẩm. Có cơ chế quản lý việc cân đối sản lượng thức ăn chăn nuôi trong nước với tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm; tiến tới xuất khẩu thức ăn chăn nuôi đi một số nước trong khu vực. Nghiên cứu đẩy nhanh sản xuất thức ăn cho đại gia súc bằng quy vùng trồng cỏ, sử dụng sản phẩm từ trồng trọt; chế biến thức ăn TMR, thức ăn bổ sung nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa. Hỗ trợ để doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ. Còn người chăn nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất đai của họ. Về liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (các hợp tác xã và tổ hợp tác…) liên kết nhằm giúp đỡ nhau, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ gia đình xã viên phát triển. Trong mô hình này, các đơn vị kinh doanh đảm nhận cung cấp các dịch vụ sản xuất bao gồm cả đầu vào, đầu ra cho các hộ xã viên (vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi), đồng thời đóng vai trò là cầu nối giữa bà con xã viên với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến, xuất khẩu. Như vậy, vai trò của doanh nghiệp trong mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị là rất quan trọng, có tính quyết định cho việc hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi một cách bền vững. Doanh nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo thị trường tiêu thụ trong liên kết dọc. Người chăn nuôi được hỗ trợ một phần chi phí khi sản xuất. Trong mô hình liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh (điển hình là các HTX, tổ hợp tác…) liên kết lại,
- 884 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION hỗ trợ nhau sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến và đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm chăn nuôi. Đây là các doanh nghiệp có tính chất quyết định để đẩy mạnh lượng cầu trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp đầu vào hoạt động, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, chất lượng. Đồng thời, vai trò của các hộ gia đình, các tổ nhóm, hợp tác xã chăn nuôi không thể thiếu trong chuỗi liên kết này. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm từ các cơ sở có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, giết mổ tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trực tiếp ký kết với các trang trại, hộ chăn nuôi đảm bảo đầu ra. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định về hợp tác xã kiểu mới. Khuyến khích người chăn nuôi nhỏ phải liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi, liên kết theo từng nhóm gia trại, trang trại. Các doanh nghiệp chăn nuôi phải đảm nhiệm vai trò tổ chức sản xuất, cung ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất có thể chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực phẩm. Các địa phương cần xây dựng quy hoạch chi tiết cho các vùng phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp với quy hoạch nông nghiệp tổng thể. Hỗ trợ, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi khép kín theo chuỗi. Đối với các doanh nghiệp, cần có chính sách hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị đầu vào cho các trang trại nằm trong hệ thống gia công. Cần điều chỉnh tăng giá gia công kịp thời trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý trang trại, kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi gia công. Đối với các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi nên lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty. Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh. Chính sách tài chính thúc đẩy sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thủy sản Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính: - Với cấu trúc nhập khẩu của ngành Thủy sản Việt Nam, hơn 80% hàng nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu; khoảng 15 - 17% nhập về để gia công và tiêu thụ nội địa. Do vậy cần đẩy nhanh lộ trình giảm thuế nhập khẩu về 0% sớm hơn cho một số mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu. Trong đó, có tôm và cá ngừ là hai mặt hàng có thế mạnh mà Việt Nam nhập về để sản xuất và xuất khẩu với kim ngạch lớn. - Tập trung việc thu thuế về một đầu mối là các doanh nghiệp dẫn đầu, tự các doanh nghiệp này sẽ có chính sách phân bổ chi phí thuế vào chi phí của chuỗi kể cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiê thụ đặc biệt. - Ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước để canh tác, sản xuất. Miễn thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các doanh nghiệp mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản theo hướng tích tụ ruộng đất, mặt nước. - Cung cấp kinh phí đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức nuôi thủy sản sạch, phổ biến các quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để từng bước nâng cao năng lực sản xuất. - Khuyến khích tổ chức lại sản xuất thông qua liên kết giữa các hộ nông dân nuôi trồng theo mô hình quản lý cộng đồng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm giám sát việc tuân thủ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến - Miễn huế nhập khẩu đối với những công nghệ hiện đại, thiết bị tân tiến để phát triển công nghiệp chế biến, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm;
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 885 - Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi về thuế dành riêng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị, có hợp đồng cung cấp đầu vào hoặc bao tiêu sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp. Về tín dụng cho vay - Hỗ trợ vốn, tín dụng cho sản xuất, ưu đãi lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay để người sản xuất đầu tư cơ sở hạ tầng cho hoạt động nuôi trồng và đảm bảo tiến độ giải ngân; từ đó mở rộng quy mô sản xuất thành một vùng nuôi lớn, tổ chức nuôi thủy sản lớn để tạo lợi thế trong đàm phán về giá con giống, giá thức ăn, giá sản phẩm, giảm chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Khoanh và giãn nợ đối với các doanh nghiệp, các cơ sở, các HTX khi tham gia vào chuỗi giá trị. - Tập trung cho vay với lãi suất thấp theo đầu mối: Ngân hàng chỉ cho vay và thực hiện lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp dẫn đầu (có chứng chỉ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đạt chuẩn chuỗi cung ứng), các đơn vị dẫn đầu sẽ cung ứng vật tư, giống cho các thành viên trong chuỗi của mình... trên cơ sở nguồn vốn vay này. - Tạo điều kiện cho các chuỗi tiếp cận được các nguồn vốn ODA - Thực hiện chính sách khuyến khích các ngân hàng tham gia vào mối liên kết chiến lược giữa ngân hàng - doanh nghiệp - hộ sản xuất. Mặc dù Chính phủ có chủ trương giãn nợ cho người nuôi thủy sản và chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra, nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản trong nước vẫn đang trong tình trạng thiếu vốn, người nuôi trồng thủy sản vẫn khó tiếp cận với vốn vay của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần linh hoạt hơn trong việc xem xét giãn nợ và cho vay mới để hỗ trợ ngư dân và doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt cần ưu tiên tăng hạn mức cho vay với các khách hàng là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu có uy tín trong việc vay, trả nợ. Ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp để ứng trước giống và thức ăn cho người nông dân thực hiện sản xuất. Sau đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiêu thụ và chia lại lợi nhuận cho hộ sản xuất. Ngân hàng cũng cần phối hợp với sở nông nghiệp, hiệp hội để nắm thông tin cần thiết về thị trường, về doanh nghiệp, hộ dân và tính khả thi của dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo kinh tế Việt Nam và thế giới 2015-2017, Thời báo Kinh tế Việt Nam [2]. Báo cáo tổng kết đề tài “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam”,Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Công Thương, Hà Nội năm 2016. [3]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn “Báo cáo tổng kết công tác chế biến và phát triển thị trường năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016” [4]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn “Báo cáo tổng kết công tác chế biến và phát triển thị trường năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017” [5]. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn “Báo cáo tổng kết công tác chế biến và phát triển thị trường năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018” [6]. “Hàng nông sản Việt Nam: Cơ hội, thách thức chia đều”. Tạp chí Tài chính tháng 4/2017 [7]. Vũ Văn Hùng (2012), Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới”, Trường Đại học Kinh tế. [8]. Niên giám thống kê (2015; 2016;2017), Nhà xuất bản Thống kê [9]. Lê Huy Khôi (2013), Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu”, Viện Nghiên cứu thương mại, Hà Nội. [10]. TS. Chu Tiến Quang (2008), “Một số vấn đề về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”, Tạp chí Thương Mại, số 16. [11]. “Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị”, Chương trình giảng dạy kinh tế FullBright, 2011-2013. [12]. TS. Bùi Đức Tuân (2012), “ Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các cam kết WTO: Trường hợp ngành nông sản Việt Nam”, Học viện chính trị - hành chính khu vực I, Hà Nội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
139 p | 1208 | 429
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH sản xuất giống cây trồng nông lâm nghiệp - Thực trạng và giải pháp
88 p | 1225 | 367
-
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - ThS. Phạm Quốc Luyến
139 p | 1108 | 356
-
Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng - Phần 1
66 p | 193 | 46
-
Nhận diện lãng phí sản xuất tại các doanh nghiệp chế biến cà phê khu vực Tây Nguyên
6 p | 87 | 7
-
Một số giải pháp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng đến phát triển bền vững
14 p | 36 | 6
-
Những thách thức trong quá trình áp dụng quản trị tinh gọn: Nghiên cứu tình huống tại một doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam
8 p | 68 | 5
-
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của trang thương mại điện tử Shopee
4 p | 19 | 4
-
Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
16 p | 34 | 4
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng, vấn đề và giải pháp đối với nhóm ngành dệt, sản xuất trang phục và điện tử
10 p | 8 | 3
-
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
11 p | 55 | 3
-
Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Long và các ngụ ý chính sách
14 p | 37 | 2
-
Thực trạng việc mua hàng trên các sàn thương mại điện tử của thế hệ Gen Z
6 p | 14 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương
8 p | 57 | 2
-
Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
9 p | 72 | 2
-
Đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu tại khu vực miền Trung nước ta
15 p | 42 | 1
-
Thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành may trên địa bàn tỉnh Nam Định
10 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn