intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thủy phân sò lông (Anadara antiquata) bằng sự kết hợp enzyme Protamex và Flavourzyme

Chia sẻ: Danh Tuong Vi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thủy phân sò lông thích hợp bằng các enzyme trên. Kết quả đã chỉ ra rằng điều kiện thích hợp cho Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình thủy phân là tỷ lệ Protamex/nguyên liệu 0,3%, nhiệt độ thủy phân 500 độ C và thời gian thủy phân 4 giờ và điều kiện thủy phân thích hợp cho Flavourzyme như sau: Tỷ lệ Flavourzyme/ nguyên liệu 0,2%, nhiệt độ thủy phân 500 độ C và thời gian thủy phân 3 giờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thủy phân sò lông (Anadara antiquata) bằng sự kết hợp enzyme Protamex và Flavourzyme

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THỦY PHÂN SÒ LÔNG (Anadara antiquata)<br /> BẰNG SỰ KẾT HỢP ENZYME PROTAMEX VÀ FLAVOURZYME<br /> STUDY ON HYDROLYSIS OF ANTIQUE ARK (Anadara antiquata)<br /> BY THE COMBINATION OF PROTAMEX AND FLAVOURZYME<br /> Nguyễn Thị Mỹ Hương1, Đặng Thị Thu Hương2<br /> Ngày nhận bài: 28/12/2012; Ngày phản biện thông qua: 03/01/2013; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Sự thủy phân sò lông (Anadara antiquata) bằng kết hợp enzyme Protamex và Flavourzyme đã được thực hiện ở pH<br /> tự nhiên. Sò lông được thủy phân đầu tiên bằng enzyme Protamex và sau đó được thủy phân bằng enzyme Flavourzyme.<br /> Nghiên cứu nhằm xác định các điều kiện thủy phân sò lông thích hợp bằng các enzyme trên. Kết quả đã chỉ ra rằng điều<br /> kiện thích hợp cho Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình thủy phân là tỷ lệ Protamex/nguyên liệu 0,3%, nhiệt độ thủy<br /> phân 500C và thời gian thủy phân 4 giờ và điều kiện thủy phân thích hợp cho Flavourzyme như sau: Tỷ lệ Flavourzyme/<br /> nguyên liệu 0,2%, nhiệt độ thủy phân 500C và thời gian thủy phân 3 giờ.<br /> Từ khóa: Flavourzyme, Protamex, sò lông, thủy phân<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Hydrolysis of antique ark (Anadara antiquata) by the combination of Protamex and Flavourzyme was carried out<br /> at natural pH. Antique ark was firstly hydrolyzed with Protamex and then hydrolyzed with Flavourzyme. The hydrolysis<br /> conditions of antique ark were determined. Results showed that the optimal conditions for Protamex in the first period<br /> of hydrolysis process were the Protamex /material ratio of 0,3%, hydrolysis temperature of 500C and hydrolysis time of<br /> 4 hours, and the optimum hydrolysis conditions for Flavourzyme were as follows: Flavourzyme/material ratio of 0,2%,<br /> hydrolysis temperature of 500C and hydrolysis time of 3 hours.<br /> Keywords: Flavourzyme, Protamex, antique ark, hydrolysis<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sò lông là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ được<br /> ưa chuộng và thường được sử dụng để ăn tươi,<br /> chế biến thành các mặt hàng sò đông lạnh và mặt<br /> hàng sò khô. Năm 2010, sản lượng sò lông ở Phan<br /> Thiết là 1.722,4 tấn, ở Hàm Tân 697,7 tấn và ở Tuy<br /> Phong 45 tấn [8]. Ngoài các mặt hàng truyền thống<br /> nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và sò lông nói<br /> riêng còn được dùng để sản xuất sản phẩm thủy<br /> phân protein. Trên thế giới đã có một số công trình<br /> nghiên cứu về sự thủy phân các loài nhuyễn thể<br /> hai mảnh vỏ như công trình nghiên cứu của Cha<br /> và cộng sự (1998); Lin và Chen (2009); Vanessa<br /> và cộng sự (2010); Yang và cộng sự (2011). Các<br /> <br /> 1<br /> <br /> nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy việc kết<br /> hợp endoprotease với exoprotease trong quá trình<br /> thủy phân protein làm tăng hiệu quả thủy phân,<br /> độ thủy phân cao hơn so với sử dụng chỉ một<br /> enzyme đơn lẻ (Kamnerdpetch và cộng sự, 2007;<br /> Nchienzia và cộng sự, 2010). Ở nước ta, việc nghiên<br /> cứu thủy phân sò lông cũng như các loài nhuyễn thể<br /> hai mảnh vỏ khác còn khá mới mẻ, chưa được quan<br /> tâm nhiều. Vì vậy để đa dạng hóa các mặt hàng từ<br /> sò lông thì việc nghiên cứu thủy phân sò lông bằng<br /> enzyme để sản xuất ra sản phẩm thủy phân protein<br /> là điều cần thiết, từ đó có thể ứng dụng để sản xuất<br /> nhiều mặt hàng khác nhau như nước mắm, bột dinh<br /> dưỡng hoặc bột nêm gia vị... phục vụ cho nhu cầu<br /> <br /> TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2 ThS. Đặng Thị Thu Hương: Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 25<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> của con người (Yang và cộng sự, 2011). Mục tiêu<br /> của nghiên cứu này là tìm điều kiện thích hợp cho<br /> việc thủy phân sò lông bằng sự kết hợp hai enzyme<br /> Protamex và Flavourzyme.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Vật liệu nghiên cứu<br /> 1.1. Sò lông<br /> Sò lông được mua ở trạng thái còn sống và vận<br /> chuyển về phòng thí nghiệm Trường Đại học Nha<br /> Trang. Sò được rửa sạch, xử lý tách vỏ, thịt sò thu<br /> được đem xay nhỏ, đồng nhất, sau đó được cho<br /> vào túi nhựa (100g/túi) và bảo quản đông ở nhiệt<br /> độ -200C.<br /> 1.2. Enzyme Protamex và Flavourzyme<br /> Protamex và Flavourzyme là các enzyme<br /> protease dùng cho sự thủy phân protein được<br /> cung cấp bởi Công ty Novozyme của Đan Mạch.<br /> Protamex là một endo-protease có nguồn gốc từ<br /> vi khuẩn Bacillus. Nó có hoạt độ 1,5 AU (Anson<br /> Units)/g, điều kiện thích hợp cho Protamex<br /> hoạt động là nhiệt độ 35 - 600C, pH = 5,5 - 7,5.<br /> Flavourzyme có nguồn gốc từ Aspergillus oryzae.<br /> Nó có hoạt độ 500 LAPU/g. Flavourzyme có cả hoạt<br /> tính của endoprotease và exopeptidase nhưng chủ<br /> yếu là exopeptidase (Kamnerdpetch và cộng sự,<br /> 2007). Điều kiện thích hợp cho Flavourzyme hoạt<br /> động là nhiệt độ từ 50 - 550C, pH = 5,0 - 7,0.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Thủy phân sò lông<br /> Quá trình thủy phân sò lông được thực hiện bằng<br /> sự kết hợp 2 enzyme Protamex và Flavourzyme.<br /> Giai đoạn đầu thủy phân sò lông bằng Protamex<br /> sau đó tiếp tục thủy phân giai đoạn sau bằng<br /> Flavourzyme. Tỉ lệ nước so với nguyên liệu là 30%.<br /> Quá trình thủy phân được thực hiện ở pH tự nhiên.<br /> Các thông số nghiên cứu là tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và<br /> thời gian thủy phân.<br /> 2.1.1. Thí nghiệm xác định điều kiện thủy phân thích<br /> hợp đối với Protamex ở giai đoạn đầu của quá trình<br /> thủy phân sò lông<br /> Sò lông được thủy phân bằng enzyme<br /> Protamex ở nhiệt độ 500C, pH tự nhiên, thời gian 2<br /> giờ. Tỉ lệ Protamex ở các mẫu là 0,1%, 0,2%, 0,3%,<br /> 0,4% và 0,5% so với nguyên liệu. Sau đó tiếp tục<br /> thủy phân bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme là<br /> 0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ. Sau khi kết<br /> thúc quá trình thủy phân, enzyme được bất hoạt<br /> <br /> 26 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> ở 850C trong 15 phút (Kamnerdpetch và cộng sự,<br /> 2007; Nchienzia và cộng sự, 2010). Sau đó hỗn hợp<br /> được đem ly tâm với tốc độ 5.000 vòng/phút trong<br /> 30 phút để tách riêng dịch đạm thủy phân và cặn ly<br /> tâm. Dịch đạm thủy phân thu được đem đi xác định<br /> độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng<br /> nitơ amoniac. Từ đó chọn tỉ lệ enzyme Protamex<br /> thích hợp.<br /> Để xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp tiến<br /> hành thủy phân sò lông bằng Protamex với tỉ lệ<br /> enzyme thích hợp đã xác định được ở thí nghiệm<br /> trước, thời gian thủy phân 2 giờ, ở các nhiệt độ khác<br /> nhau 400C, 450C, 500C, 550C và 600C. Sau đó tiếp<br /> tục thủy phân bằng enzyme Flavourzyme với tỉ lệ<br /> enzyme là 0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ.<br /> Để xác định thời gian thủy phân thích hợp tiến<br /> hành thủy phân sò lông bằng Protamex với tỉ lệ<br /> enzyme và nhiệt độ thích hợp đã xác định được ở 2<br /> thí nghiệm trước, thời gian thủy phân của các mẫu<br /> là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ. Sau đó<br /> tiếp tục thủy phân bằng enzyme Flavourzyme với tỉ<br /> lệ enzyme là 0,1%, nhiệt độ 500C, thời gian 2 giờ.<br /> 2.1.2. Thí nghiệm xác định điều kiện thủy phân thích<br /> hợp đối với Flavourzyme ở giai đoạn sau của quá<br /> trình thủy phân sò lông<br /> Sò lông được thủy phân bằng Protamex với tỉ lệ<br /> enzyme, nhiệt độ và thời gian thích hợp đã xác định<br /> được, sau đó tiếp tục thủy phân bằng Flavourzyme<br /> với tỉ lệ enzyme ở các mẫu là 0,1%, 0,2%, 0,3%,<br /> 0,4% và 0,5% ở nhiệt độ 500C trong thời gian 2 giờ.<br /> Dịch đạm thủy phân thu được cũng đem đi xác định<br /> độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng<br /> nitơ amoniac. Từ đó chọn tỉ lệ enzyme Flavourzyme<br /> thích hợp.<br /> Để xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp đối<br /> với Flavourzyme, sò lông cũng được thủy phân giai<br /> đoạn đầu bằng Protamex với tỉ lệ enzyme, nhiệt độ<br /> và thời gian thích hợp đã xác định được. Sau đó<br /> thủy phân bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme thích<br /> hợp đã xác định được trong thời gian 2 giờ. Nhiệt<br /> độ thủy phân ở các mẫu là 400C, 450C, 500C, 550C<br /> và 600C.<br /> Để xác định thời gian thủy phân thích hợp đối với<br /> Flavourzyme, tiến hành thủy phân sò lông giai đoạn<br /> đầu bằng Protamex với tỉ lệ enzyme, nhiệt độ và thời<br /> gian thích hợp đã xác định được. Sau đó thủy phân<br /> bằng Flavourzyme với tỉ lệ enzyme và nhiệt độ thích<br /> hợp đã xác định được. Thời gian thủy phân ở các<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> và hàm lượng nitơ amoniac được phân tích bằng<br /> ANOVA với phép kiểm định Duncan để kiểm tra sự<br /> khác nhau giữa các giá trị trung bình. Sự sai khác<br /> được đánh giá có ý nghĩa khi P < 0,05.<br /> <br /> mẫu là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ.<br /> 2.2. Phương pháp phân tích<br /> Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo<br /> phương pháp Kjeldahl. Hàm lượng nitơ amoniac<br /> được xác định theo phương pháp cất kéo hơi nước.<br /> Độ thủy phân được xác định theo phương pháp<br /> DNFB như đã được mô tả bởi Nguyen và cộng sự<br /> (2011). Hiệu suất thu hồi nitơ được xác định theo<br /> Liaset và cộng sự (2002) như sau:<br /> Thu hồi nitơ (%) = Lượng nitơ tổng số trong sản<br /> phẩm thủy phân (g) x 100 / lượng nitơ tổng số trong<br /> nguyên liệu đem thủy phân (g).<br /> 2.3. Xử lý số liệu<br /> Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm<br /> SPSS 15.0. Độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ<br /> <br /> (1A)<br /> <br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Kết quả xác định điều kiện thủy phân thích<br /> hợp đối với Protamex ở giai đoạn đầu của quá<br /> trình thủy phân sò lông<br /> 1.1. Kết quả xác định tỉ lệ enzyme Protamex<br /> thích hợp<br /> Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Protamex đến độ<br /> thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ<br /> amoniac của dịch đạm thủy phân được thể hiện lần<br /> lượt ở hình 1A, 1B và 1C.<br /> <br /> (1B)<br /> <br /> (1C)<br /> <br /> Hình 1. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Protamex đến độ thủy phân (1A), hiệu suất thu hồi nitơ (1B) và hàm lượng nitơ amoniac<br /> (1C) của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br /> <br /> Độ thủy phân là một chỉ tiêu quan trọng đặc<br /> trưng cho quá trình thủy phân, thể hiện sự cắt đứt<br /> liên kết peptit. Sự thu hồi nitơ phản ánh tỉ lệ nitơ<br /> thu hồi được trong sản phẩm thủy phân (Benjakul<br /> và Morrissey, 1997). Kết quả nghiên cứu cho thấy<br /> khi tỉ lệ enzyme Protamex tăng từ 0,1% đến 0,3%<br /> thì độ thủy phân tăng từ 34,16% đến 40,45% và<br /> hiệu suất thu hồi nitơ tăng từ 47,16% đến 53,18%.<br /> Khi tỷ lệ enzyme tăng từ 0,3% đến 0,5% thì độ thủy<br /> phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng không đáng kể.<br /> Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về<br /> độ thủy phân giữa các mẫu có tỉ lệ enzyme 0,3%,<br /> 0,4% và 0,5%. Hiệu suất thu hồi nitơ cũng không<br /> có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các mẫu này. Kết<br /> quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của<br /> Guerard và cộng sự (2002); Liaset và cộng sự (2002)<br /> mà ở đó độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng<br /> cùng với sự tăng của tỉ lệ enzyme. Điều này có thể<br /> được giải thích là khi tăng tỷ lệ enzyme, các liên kết<br /> peptit bị cắt mạch càng nhiều, các peptit ngắn mạch<br /> được hình thành nhiều hòa tan trong dịch đạm thủy<br /> <br /> phân dẫn đến sự tăng độ thủy phân và hiệu suất thu<br /> hồi nitơ (Benjakul et Morrissey, 1997). Đối với hàm<br /> lượng nitơ amoniac, kết quả nghiên cứu cho thấy<br /> khi tỉ lệ enzyme Protamex tăng từ 0,1% đến 0,5% thì<br /> hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy phân<br /> có xu hướng hơi tăng lên từ 0,86 đến 1,03g/l, tuy<br /> nhiên hàm lượng nitơ amoniac không có sự khác<br /> nhau có ý nghĩa giữa các mẫu này. Như vậy tỉ lệ<br /> enzyme không ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng<br /> amoniac trong dịch đạm thủy phân.<br /> Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ enzyme<br /> Protamex lớn hơn 0,3% thì độ thủy phân và hiệu<br /> suất thu hồi nitơ không tăng đáng kể. Do vậy để tiết<br /> kiệm chi phí chọn tỷ lệ enzyme Protamex thích hợp<br /> là 0,3%.<br /> 1.2. Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp<br /> đối với enzyme Protamex<br /> Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân, hiệu<br /> suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của<br /> dịch đạm thủy phân được thể hiện lần lượt ở hình<br /> 2A, 2B và 2C.<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 27<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> (2A)<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> <br /> (2B)<br /> <br /> (2C)<br /> <br /> Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (2A), hiệu suất thu hồi nitơ (2B) và hàm lượng nitơ amoniac (2C) của<br /> dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tăng nhiệt độ<br /> thủy phân từ 400C đến 500thì độ thủy phân tăng<br /> từ 36,32% đến 40,54% và đạt cực đại khi nhiệt độ<br /> 500C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên 550C và 600C<br /> thì độ thủy phân lần lượt giảm xuống còn 38,60%<br /> và 35,10%. Xu hướng này cũng xảy ra tương tự đối<br /> với hiệu suất thu hồi nitơ. Khi tăng nhiệt độ từ 400C<br /> đến 500C thì hiệu suất thu hồi nitơ tăng từ 48,64%<br /> đến 52,92%, nhưng khi nhiệt độ thủy phân 550C và<br /> 600C thì hiệu suất thu hồi nitơ giảm còn 50,38% và<br /> 48,14%. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên<br /> cứu của Liaset và cộng sự (2002) khi nghiên cứu<br /> sự thu hồi nitơ trong quá trình thủy phân xương cá<br /> hồi bằng Protamex. Các tác giả này cũng cho thấy<br /> nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình thủy phân.<br /> Độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ đạt cao nhất<br /> khi thủy phân ở nhiệt độ 500C là do ở nhiệt độ này<br /> enzyme Protamex hoạt động mạnh nhất. Khi nhiệt<br /> <br /> (3A)<br /> <br /> độ thấp hơn hoặc cao hơn 500C, hoạt tính của<br /> enzyme này giảm xuống, dẫn đến độ thủy phân và<br /> hiệu suất thu hồi nitơ thấp hơn so với ở nhiệt độ<br /> 500C. Hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy<br /> phân có xu hướng giảm từ 1,28 xuống 0,82g/l khi<br /> nhiệt độ thủy phân tăng từ 400C đến 600C. Điều này<br /> có thể là do trong khoảng nhiệt độ này, sự tăng nhiệt<br /> độ đã làm ức chế hoạt động của vi sinh vật gây thối,<br /> hạn chế sự phân hủy các axit amin nên hàm lượng<br /> amoniac giảm.<br /> Từ kết quả nghiên cứu chọn nhiệt độ thích hợp<br /> đối với Protamex là 500C.<br /> 1.3. Kết quả xác định thời gian thủy phân thích hợp<br /> đối với enzyme Protamex<br /> Hình 3A, 3B và 3C thể hiện ảnh hưởng của<br /> thời gian thủy phân đến độ thủy phân, hiệu suất thu<br /> hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của dịch đạm<br /> thủy phân.<br /> <br /> (3B)<br /> <br /> (3C)<br /> <br /> Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân đến độ thủy phân (3A), hiệu suất thu hồi nitơ (3B) và hàm lượng nitơ amoniac (3C)<br /> của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br /> <br /> Kết quả cho thấy khi tăng thời gian thủy phân<br /> từ 1 giờ lên 4 giờ thì độ thủy phân tăng đáng kể<br /> từ 38,01% đến 44,82% và hiệu suất thu hồi nitơ<br /> tăng từ 49,21% đến 60,92%. Sự tăng độ thủy phân<br /> và hiệu suất thu hồi nitơ theo thời gian thủy phân<br /> cũng đã được khẳng định bởi Guerard và cộng sự<br /> (2002); Liaset và cộng sự (2002); Aspmo và cộng<br /> <br /> 28 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br /> <br /> sự (2005). Sở dĩ độ thủy phân và hiệu suất thu hồi<br /> nitơ tăng theo thời gian thủy phân là do khi thời gian<br /> thủy phân tăng thì các liên kết peptit bị cắt mạch<br /> càng nhiều dẫn đến độ thủy phân tăng, đồng thời<br /> các peptit ngắn mạch hình thành hòa tan trong dịch<br /> thủy phân càng nhiều nên hiệu suất thu hồi nitơ<br /> tăng. Nếu tiếp tục kéo dài thời gian từ 4 đến 6 giờ<br /> <br /> Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br /> <br /> Soá 1/2013<br /> của tỉ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân,<br /> <br /> thì độ thủy phân và hiệu suất thu hồi nitơ tăng không<br /> đáng kể. Kết quả này cho thấy sau 4 giờ thủy phân<br /> sò lông bằng Protamex số liên kết peptit bị cắt mạch<br /> hầu như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều<br /> này có thể do sự ức chế hoạt động của enzyme theo<br /> thời gian thủy phân (Guérard và cộng sự, 2002).<br /> Khi tăng thời gian thủy phân từ 1 đến 6 giờ thì hàm<br /> lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy phân tăng<br /> từ 0,96 đến 1,94g/l. Điều này là do thời gian thủy<br /> phân càng dài vi sinh vật có điều kiện hoạt động hơn<br /> nên amoniac được tạo ra nhiều hơn.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 giờ là thời gian<br /> thủy phân thích hợp đối với Protamex ở giai đoạn<br /> đầu của quá trình thủy phân sò lông.<br /> <br /> hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac<br /> của dịch đạm thủy phân.<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ enzyme<br /> Flavourzyme tăng từ 0,1% đến 0,2% thì độ thủy<br /> phân tăng lên từ 45,05% đến 48,14% và hiệu suất<br /> thu hồi nitơ tăng từ 61,62% đến 64,02%. Nếu tiếp<br /> tục tăng tỉ lệ enzyme thì độ thủy phân và hiệu<br /> suất thu hồi nitơ tăng không đáng kể. Đối với hàm<br /> lượng nitơ amoniac, kết quả nghiên cứu cho thấy<br /> tỉ lệ enzyme Flavourzyme không ảnh hưởng lớn<br /> đến hàm lượng nitơ amoniac trong dịch đạm thủy<br /> phân. Cụ thể là không có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> <br /> 2. Kết quả xác định điều kiện thủy phân thích<br /> hợp đối với Flavourzyme ở giai đoạn sau của<br /> quá trình thủy phân sò lông<br /> 2.1. Kết quả xác định tỉ lệ enzyme Flavourzyme<br /> thích hợp<br /> Hình 4A, 4B và 4C lần lượt thể hiện ảnh hưởng<br /> <br /> (4A)<br /> <br /> thống kê về hàm lượng nitơ amoniac giữa 5 mẫu<br /> có tỉ lệ enzyme khác nhau. Từ kết quả nghiên<br /> cứu cho thấy tỉ lệ enzyme Flavourzyme thích hợp<br /> cho quá trình thủy phân sò lông ở giai đoạn sau<br /> là 0,2%.<br /> <br /> (4B)<br /> <br /> (4C)<br /> <br /> Hình 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ enzyme Flavourzyme đến độ thủy phân (4A), hiệu suất thu hồi nitơ (4B) và hàm lượng nitơ amoniac<br /> (4C) của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br /> <br /> 2.2. Kết quả xác định nhiệt độ thủy phân thích hợp đối với enzyme Flavourzyme<br /> Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân, hiệu suất thu hồi nitơ và hàm lượng nitơ amoniac của dịch đạm<br /> thủy phân được thể hiện ở hình 5A, 5B và 5C.<br /> <br /> (5A)<br /> <br /> (5B)<br /> <br /> (5C)<br /> <br /> Hình 5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ thủy phân (5A), hiệu suất thu hồi nitơ (5B) và hàm lượng nitơ amoniac (5C)<br /> của dịch đạm thủy phân. Các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)<br /> <br /> TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 29<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2