intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

90
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên và đánh giá kết quả điều trị. Nghiên cứu mô tả trên trẻ em 18-60 tháng tuổi và trẻ mắc tự kỷ tại Thái Nguyên từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013; nghiên cứu mô tả và can thiệp so sánh trước sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái Nguyên

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NGHIÊN CỨU TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỰ KỶ<br /> TRẺ EM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> Phạm Trung Kiên*, Lê Thị Kim Dung**, Đào Văn Dũng***, Phan Thị Yến****<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em tỉnh Thái Nguyên và đánh giá kết quả điều trị.<br /> Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên trẻ em 18-60 tháng tuổi và trẻ mắc tự kỷ tại Thái<br /> Nguyên từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013; nghiên cứu mô tả và can thiệp so sánh trước - sau.<br /> Kết quả: Sàng lọc 7.316 trẻ em tại Thái Nguyên phát hiện được 33 trẻ mắc tự kỷ, chiếm tỉ lệ 0,45%; tỉ lệ<br /> theo giới (nam:nữ) là 3,7:1.Tỉ lệ tự kỷ giảm dần từ khu vực trung tâm thành phố (0,66%), phường thuộc thành<br /> phố (0,45%), xã thuộc thành phố (0,25%), xã thuộc huyện (0,23%). Các biện pháp can thiệp là PECS, can thiệp<br /> hành vi, ngôn ngữ trị liệu. Sau 6 tháng can thiệp, các dấu hiệu tự kỷ có thuyên giảm. Tuy nhiên, chỉ có quan hệ<br /> xã hội, giao tiếp có lời, cảm xúc và hành vi thay đổi có ý nghĩa; điểm CARS và tỉ lệ tự kỷ nặng có giảm nhưng<br /> chưa cóý nghĩa.<br /> Kết luận: Tỉ lệ mắc tự kỷ tại Thái Nguyên là 0,45%. Sau can thiệp nhiều dấu hiệu lâm sàng, tỉ lệ tự kỷ nặng<br /> và điểm CARS có giảm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.<br /> Từ khóa: tự kỷ, Thái Nguyên.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> STUDY ON PREVALENCE OF AUTISTIC CHILDREN AND TREATMENT FOR CHILDREN WITH<br /> AUTISM IN THÁI NGUYÊN<br /> Pham Trung Kien, Le Thi Kim Dung, Dao Van Dung, Phan Thi Yen<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 74 - 79<br /> Objectives: To define prevalence of autistic children and to assess the treatment for children with autism.<br /> Subjective: Children aged from 18 to 60 months and the children with autistic in Thái Nguyên from April<br /> 2012 to December 2013.<br /> Methods: Cross-sectional and interventional study.<br /> Results: Screening on 7316 children in Thái Nguyên, 33 children were identified with autism, accounting<br /> for 0.45%.Of them, 10 children were of 18-36 months, accounting for 30.3%; those of 37-60 months account for<br /> 69.7 %. The male/female proportion: 26/7, equal to 3.7/1. The rate of autism decreases from central areas (0.66 %)<br /> to the suburb (0.43 %); in the suburban communes, this rate is 0.25%, while in the rural district it is 0.23%.<br /> Interventional measures: PECS, verbal therapy, activities and behavioral intervention. After 6 months of<br /> intervention, all of signs have improved, but only social interaction, verbal communication, emotional response,<br /> and behaviors are statistically significant (p0.05).<br /> Keywords: Autism, Thai Nguyen.<br /> <br /> * Trường ĐHQuốc Gia Hà Nội,<br /> *** Bệnh viện CH&PHCN Thái Nguyên,<br /> Tác giả liên lạc: PGS.TS Phạm Trung Kiên<br /> <br /> 74<br /> <br /> ** Trường ĐHYD Thái Nguyên,<br /> **** BVĐK tỉnh Bắc Ninh<br /> ĐT: 0913509141<br /> Email:ykkien@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tự kỷ (TK) là một rối loạn phát triển lan tỏa<br /> ở trẻ em với ba biểu hiện đặc trưng là: sự khiếm<br /> khuyết tương tác xã hội; khó khăn trong giao<br /> tiếp bằng lời và không lời; hành vi hạn hẹp, lặp<br /> lại và định hình(10). Trên Thế giới, tỉ lệ mắc TK<br /> gia tăng rất nhanh, trong 20 năm qua tỉ lệ mắc<br /> tăng 8-10 lần. Tại Mỹ, tỉ lệ mắc TK năm 2013 là<br /> 1/50 trẻ, tăng 30% so với năm 2012 (1/88 trẻ) và<br /> trở thành một trong ba vấn đề sức khỏe nghiêm<br /> trọng cùng với bệnh tim mạch và ung thư(6). Tại<br /> Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị tự<br /> kỷ tại các bệnh viện nhi năm 2007 tăng gấp 33-50<br /> lần so với năm 2000, nhưng chưa có số liệu chính<br /> thức về tỉ lệ mắc tự kỷ ở trẻ em tại Việt Nam.<br /> Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu<br /> trả lời chính xác về nguyên nhân của rối loạn<br /> phổ tự kỷ.Việc chẩn đoán xác định tự kỷ đòi hỏi<br /> quy trình chặt chẽ, tiêu chuẩn chẩn đoán được<br /> sử dụng nhiều nhất theo Sổ tay chẩn đoán và<br /> thống kê các rối nhiễu tâm thần của Hội Tâm<br /> thần Mỹ (DSM)(1). Điều trị cho trẻ tự kỷ rất khó<br /> khăn, tốn kém về kinh phí và thời gian nhưng<br /> kết quả điều trị cũng rất hạn chế.Tại Việt Nam,<br /> hiện nay việc chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ mới<br /> tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, thành<br /> phố Hồ Chí Minh), còn tại các tỉnhvấn đề tự kỷ<br /> hầu như vẫn bị bỏ ngỏ(6). Thái Nguyên là một<br /> tỉnh miền núi phía Bắc, có Trường Đại học Y<br /> Dược và nhiều bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh,<br /> nhưng tự kỷ trẻ em chưa được quan tâm đúng<br /> mức và chưa có nghiên cứu tỉ lệ mắc và tình<br /> hình can thiệp cho trẻ tự kỷ. Do vậy chúng tôi<br /> tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắcvà<br /> kết quả điều trị tự kỷ trẻ em tại tỉnh Thái<br /> Nguyên” với mục tiêu:<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> mắc tự kỷ đang sống tại tỉnh Thái Nguyên. Cha<br /> mẹ, người chăm sóc trẻ và nhân viên trực tiếp<br /> tham gia điều trị tự kỷ.<br /> Địa điểm nghiên cứu: Các xã, phường thuộc<br /> tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện Chỉnh hình và<br /> Phục hồi chức năng Thái Nguyên, Trường Giáo<br /> dục và hỗ trợ trợ trẻ em thiệt thòi Thái Nguyên.<br /> Thời gian nghiên cứu: Sàng lọc từ tháng 410/2012, can thiệp từ 4-10/2013.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Mô tả cắt ngang và can thiệp so sánh trước sau.<br /> <br /> Mẫu nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> Theo công thức ước lượng một tỉ lệ:<br /> p(1- p)<br /> n = Z21-α/2<br /> d2<br /> <br /> Chọn: Z1 - α/2: giá trị tới hạn tin cậy, với α =<br /> 0,05 Z1 - α/2 = 1,96; p =0,46% (nghiên cứu tại Thái<br /> Bình tỉ lệ tự kỷ là 0,46%), d =0,35. Áp dụng công<br /> thức ta có n = 6.786 (trẻ).<br /> Chọn mẫu: Chọn mẫu phân tầng theo khu<br /> vực trung tâm thành phố, ven đô, xã thuộc<br /> thành phố và xã vùng nông thôn. Tại các xã chọn<br /> ngẫu nhiên theo danh sách trẻ cho đến khi lấy<br /> đủ số trẻ cần thiết.<br /> <br /> 2. Đánh giá kết quả điều trị tự kỷ trẻ em<br /> tại tỉnh Thái Nguyên.<br /> <br /> Nghiên cứu can thiệp<br /> Cỡ mẫu: Tự kỷ là bệnh hiếm nên chúng tôi<br /> can thiệp cho tất cả bệnh nhân được chẩn đoán<br /> tự kỷ tại Thái Nguyên.<br /> Chọn mẫu: Tất cả trẻ em được chẩn đoán tự<br /> kỷ theo tiêu chuẩn DSM-IV và đánh giá mức độ<br /> tự kỷ theo thang CARS (bao gồm những trẻ mới<br /> chẩn đoán qua sàng lọc và những trẻ đã điều trị<br /> từ trước tại các cơ sở điều trị tự kỷ trong tỉnh<br /> Thái Nguyên).<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br /> <br /> Nội dung và biến số nghiên cứu<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Các chỉ tiêu chung: Tuổi, giới, nơi sống,<br /> thông tin về cha mẹ, nhân viên.<br /> <br /> 1. Xác định tỉ lệ hiện mắc tự kỷ ở trẻ em<br /> tỉnh Thái Nguyên.<br /> <br /> Trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổivà những trẻ<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> 75<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> Các chỉ tiêu về sàng lọc: Kết quả M-CHAT,<br /> Denver, điểm CARS, tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ, đặc<br /> điểm lâm sàng tự kỷ.<br /> <br /> phường trung tâm thành phố (41,6%), phường<br /> ngoại vi thành phố chiếm 19,0%, các xã thuộc<br /> thành phố chiếm 16,2% và các huyện 23,2%.<br /> <br /> Chỉ số can thiệp: Tỉ lệ trẻ có thay đổi dấu<br /> hiệu theo CARS, tỉ lệ TK nặng, điểm CARS.<br /> <br /> >ảng 2: Tỉ lệ trẻ mắc tự kỷ theo lứa tuổi (chẩn đoán<br /> theo DSM-IV)<br /> <br /> Nội dung can thiệp: Biện pháp can thiệp<br /> gồm có can thiệp hành vi, vận động trị liệu,<br /> ngôn ngữ trị liệu, hoạt động nhóm và sử dụng<br /> thuốc hỗ trợ. Trẻ được can thiệp cá nhân 40-60<br /> phút/ngày, ngày thứ 7 hàng tuần trẻ tham gia<br /> các hoạt động nhóm. Đối tượng thực hiện can<br /> thiệp là nhân viên y tế, kỹ thuật viên phục hồi<br /> chức năng, chuyên gia giáo dục đặc biệt.<br /> <br /> Thu thập số liệu<br /> <br /> Chẩn đoán<br /> Tuổi<br /> 18 - 36 tháng<br /> 37- 60 tháng<br /> Tổng số<br /> <br /> n<br /> 10<br /> 23<br /> 33<br /> <br /> Số trẻ sàng lọc<br /> n<br /> Tỉ lệ %<br /> 2986<br /> 40,8<br /> 4330<br /> 59,2<br /> 7316<br /> 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả bảng 2 cho thấy tỉ lệ tự kỷ<br /> là 0,45% trong đó ở trẻ 18 - 36 tháng 0,33%, thấp<br /> hơn so với trẻ 37-60 tháng (0,53%).<br /> >ảng 3: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ theo giới<br /> Chẩn đoán<br /> <br /> Quy trình sàng lọc: Tất cả trẻ được bác sĩ Nhi<br /> khám lâm sàng, trẻ có dấu hiệu nghi ngờ (dấu<br /> hiệu cờ đỏ) được đánh giá M-CHAT, Denver,<br /> Khám Thanh thính học, làm điện não đồ,<br /> CTscanner. Những trẻ nghi ngờ TK sẽ được<br /> đánh giá phát triển và chẩn đoán xác định TK do<br /> các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần Nhi và các<br /> chuyên gia Tâm lý trẻ em thực hiện.<br /> <br /> Tự kỷ<br /> Tỉ lệ mắc<br /> 0,33<br /> 0,53<br /> 0,45<br /> <br /> Giới<br /> Nam<br /> Nữ<br /> Tổng số<br /> <br /> n<br /> 26<br /> 7<br /> 33<br /> <br /> Tự kỷ<br /> Số trẻ sàng lọc<br /> Tỉ lệ mắc<br /> n<br /> Tỉ lệ %<br /> 0,68<br /> 3806<br /> 52,0<br /> 0,20<br /> 3510<br /> 49,0<br /> 0,43<br /> 7316<br /> 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy tỉ lệ mắc tự<br /> kỷ trẻ nam cao hơn trẻ nữ (0,68% so với 0,2%), tỉ<br /> số trẻ nam: nữ là 3,7:1.<br /> <br /> Đánh giá điều trị: Số liệu được thu thập bởi<br /> các nhân viên trực tiếp tham gia điều trị cho trẻ<br /> theo mẫu phiếu nghiên cứu và bệnh án điều trị.<br /> Xử lý số liệu theo thống kê y học, sử dụng<br /> phần mềm EPI-INFO7.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> >ảng ?: Đặc điểm đối tượng tham gia sàng lọc bệnh<br /> tự kỷ<br /> Các chỉ số<br /> 18 - 36 tháng<br /> Tuổi<br /> 37 - 60 tháng<br /> Nam<br /> Giới<br /> Nữ<br /> Phường trung tâm thành phố<br /> Nơi cư Phường ngoại vi thành phố<br /> trú<br /> Xã thuộc thành phố<br /> Huyện<br /> <br /> Số lượng Tỷ lệ %<br /> (n=7,316)<br /> 2986<br /> 40,8<br /> 4330<br /> 59,2<br /> 3806<br /> 52,0<br /> 3510<br /> 48,0<br /> 3043<br /> 41,6<br /> 1389<br /> 19,0<br /> 1184<br /> 16,2<br /> 1700<br /> 23,2<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy trẻ 18 - 36<br /> tháng: 40,8%; trẻ 37 - 60 tháng: 59,2%. Tỉ lệ trẻ<br /> nam và nữ trong nghiên cứu tương đương nhau<br /> (nam: 52,0%; nữ: 48,0%). Tỉ lệ trẻ sống tại các<br /> <br /> 76<br /> <br /> >iểu đồ?: Tỉ lệ mắc tự kỷ tại các khu vực trong tỉnh<br /> Thái Nguyên<br /> Nhận xét: kết quả biểu đồ 1 cho thấy tỉ lệ<br /> mắc tự kỷ có xu hướng giảm dần từ các phường<br /> trung tâm (0,66%) đến xã thuộc các huyện (tỉ lệ<br /> tự kỷ là 0,23%).<br /> >ảng 4: Các dấu hiệu lâm sàng của trẻ tự kỷ<br /> Chẩn đoán Có dấu hiệu Không có<br /> n<br /> %<br /> n<br /> %<br /> Khiếm khuyết sử dụng hành vi<br /> 33 100,0 0<br /> 0<br /> không lời<br /> Khiếm khuyết ngôn ngữ<br /> 33 100,0 0<br /> 0<br /> Không giao tiếp mắt<br /> 33 100,0 0<br /> 0<br /> Khiếm khuyết tương tác xã hội<br /> 33 100,0 0<br /> 0<br /> Hành vi bất thường<br /> 31<br /> 93,9<br /> 2<br /> 6,1<br /> <br /> Khiếm khuyết<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> Nhận xét: có nhiều biểu hiện ở các mức độ<br /> khác nhau, nhưng 100,0% trẻ có khiếm khuyết<br /> tương tác xã hội, giao tiếp có và không có lời;<br /> 93,9% trẻ có hành vi bất thường.<br /> >ảng 5: Sự thay đổi các lĩnh vực theo CARS<br /> Thời điểm Trước điều trị Sau 6 tháng<br /> Lĩnh vực<br /> n<br /> %<br /> n<br /> %<br /> chậm<br /> Quan hệ với mọi<br /> 54<br /> 100,0 47<br /> 87,0<br /> người<br /> Đáp ứng cảm xúc<br /> 52<br /> 96,3<br /> 43<br /> 79,6<br /> Động tác cơ thể<br /> 54<br /> 100<br /> 44<br /> 81,4<br /> Giao tiếp có lời<br /> 54<br /> 100,0 42<br /> 77,7<br /> Đáp ứng nghe<br /> 54<br /> 100,0 48<br /> 88,8<br /> Bắt chước<br /> 54<br /> 100,0 51<br /> 94,4<br /> Sử dụng đồ vật<br /> 51<br /> 94,4<br /> 50<br /> 92,5<br /> Thích nghi thay đổi<br /> 53<br /> 98,1<br /> 49<br /> 90,7<br /> Đáp ứng thị giác<br /> 53<br /> 98,1<br /> 52<br /> 92,5<br /> Đáp ứng xúc giác, vị<br /> 54<br /> 100,0 49<br /> 90,7<br /> giácN<br /> Sợ hãi, lo lắng<br /> 48<br /> 90,5<br /> 45<br /> 83,3<br /> Giao tiếp không lời<br /> 54<br /> 100,0 49<br /> 90,7<br /> Mức độ hoạt động<br /> 54<br /> 100,0 52<br /> 96,3<br /> Mức độ và sự ổn định<br /> 51<br /> 94,4<br /> 49<br /> 90,7<br /> trí tuệ<br /> Ấn tượng chung<br /> 54<br /> 100,0 50<br /> 92,5<br /> <br /> p<br /> <br /> 0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> >0,05<br /> <br /> Nhận xét: Sau 6 tháng can thiệp, các lĩnh vực<br /> theo CARS đều có thay đổi, nhưng chỉ có quan<br /> hệ với mọi người, đáp ứng cảm xúc, giao tiếp có<br /> lời, động tác cơ thể và đáp ứng nghe có ý nghĩa<br /> (pảng 6: Mức độ tự kỷ và điểm CARS can thiệp<br /> Thời điểm Trước điều trị<br /> n<br /> %<br /> Tự kỷ nặng<br /> 32<br /> 59,2<br /> Tự kỷ nhẹ và vừa 22<br /> 40,8<br /> Điểm CARS<br /> 38,2 ± 3,9<br /> <br /> Dấu hiệu<br /> <br /> Sau 6 tháng<br /> p<br /> n<br /> %<br /> 25<br /> 46,2 >0,05<br /> 29<br /> 53,8<br /> 37,5 ± 2,7<br /> <br /> Nhận xét: sau 6 tháng can thiệp, tỉ lệ tự kỷ<br /> nặng và điểm CARS giảm nhưng chưa cóý nghĩa<br /> so với trước can thiệp (p>0,05).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Tỉ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng của tự kỷ<br /> Cho đến nay, đã có rất nhiều công cụ được<br /> sử dụng để sàng lọc, phát hiện sớm tự kỷ ở trẻ<br /> em. Các tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ chủ yếu dựa<br /> theo Sổ tay chẩn đoán thống kê của Hội Tâm<br /> thần Mỹ (DSM). Tại Việt Nam, mặc dù chưa<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cónghiên cứu dịch tễ học trên phạm vi toàn<br /> quốc, nhưng đã có một số nghiên cứu về tỉ lệ<br /> mắc tự kỷ được tiến hành tại các cơ sở điều trị<br /> (các bệnh viện nhi). Nghiên cứu sàng lọc tự kỷ<br /> trẻ em tại cộng đồng cho đến nay tại Việt Nam<br /> cũng chưa có nhiều tác giả thực hiện. Do vậy,<br /> chúng tôi đã xây dựng quy trình sàng lọc tự kỷ<br /> trẻ em tại Thái Nguyên.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả trẻ<br /> em được các bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám<br /> tổng quát và phát hiện các dấu hiệu định hướng<br /> (dấu hiệu cờ đỏ) nguy cơ mắc tự kỷ. Những<br /> trường hợp nghi ngờ sẽ được đánh giá bảng MCHAT, test Denver (do các bác sĩ thực hiện), nếu<br /> trẻ có dấu hiệu bất thường sẽ được làm các thăm<br /> dò cần thiết như đo thính lực, làm điện não đồ,<br /> chụp CTScanner sọ não. Theo tiêu chuẩn WHO,<br /> để có chẩn đoán tự kỷ cần có 5 chuyên gia (theo<br /> Mỹ từ 6 chuyên viên trở lên) cùng theo dõi trẻ<br /> trong vòng ít nhất 1 tháng và ít nhất 3 môi<br /> trường khác nhau. Tại Việt Nam hiện nay chẩn<br /> đoán tự kỷ chủ yếu trong thời gian dưới 1 tiếng<br /> và do tối đa 2 chuyên gia (bác sĩ và cán bộ tâm<br /> lý), tại duy nhất 1 môi trường là phòng khám.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi việc chẩn đoán<br /> tự kỷ được đánh giá bởi ít nhất 2 chuyên gia là<br /> bác sĩ Tâm thần Nhi khoa (của Bệnh viện Nhi<br /> Trung ương) hoặc Chuyên gia Tâm lý (Trung<br /> tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt<br /> Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Sử dụng<br /> công cụ sàng lọc sớm tự kỷ trẻ nhỏ bằng MCHAT chúng tôi thấy rất hiệu quả. Tiến hành<br /> sàng lọc 7.316 trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại<br /> tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phát hiện được 33<br /> trẻ mắc tự kỷ chiếm tỉ lệ 0,45%. Tuy nhiên, tỉ lệ<br /> mắc tự kỷ tại các khu vực trong tỉnh Thái<br /> Nguyên cũng khác nhau và có xu hướng giảm<br /> dần từ khu vực thành phố ra vùng nông thôn<br /> (0,66% so với 0,23%). Tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi<br /> tương đương tỉ lệ tự kỷ tại Mỹ những năm 60<br /> của thế kỷ XX, nhưng so với hiện nay là quá<br /> thấp, năm 2013 tỉ lệ tự kỷ trẻ em tại Mỹ là 1/50<br /> trẻ(3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương<br /> đương nghiên cứu của Gurney J.G. (2003) tại<br /> <br /> 77<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br /> <br /> Minesotta cứ 10.000 trẻ em thì có 52 trẻ bị tự<br /> kỷ(4), tại New Jersey (Mỹ) năm 2001 (67/10.000<br /> trẻ), nhưng cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại<br /> California (12,3/10.000 trẻ), tại Georgia là<br /> 34/10.000 trẻ (2003). Tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi<br /> tương đương với tỉ lệ tại Trung Quốc, thống kê<br /> tại Trung Quốc năm 2008 cứ 250 trẻ em Trung<br /> Quốc thì có 1 trẻ bị tự kỷ, hiện có 1.000.000 trẻ<br /> mắc tự kỷ tại quốc gia này(12). Tại Thái Lan, ước<br /> tính có 200.000 trẻ mắc tự kỷ, tỉ lệ tự kỷ là 0,20,6%, tỉ lệ trẻ trai:gái là 4:1. Trong nghiên cứu của<br /> chúng tôi, tỉ lệ tự kỷ ở trẻ 18-36 tháng thấp hơn<br /> so với trẻ 37-60 tháng (0,33% so với 0,53%). Tỉ lệ<br /> tự kỷ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khác<br /> biệt không nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn<br /> Thị Hương Giang ở trẻ 18-24 tháng tại Thái Bình<br /> (0,45% so với 0,46%), nhưng nếu tính cùng lứa<br /> tuổi thì tỉ lệ tự kỷ của chúng tôi thấp hơn (0,33%<br /> so với 0,46%)(7). Nghiên cứu của chúng tôi thấy<br /> tỉ lệ tự kỷ ở trẻ em khu vực thành phố cao hơn so<br /> với khu vực nông thôn, điều này cũng phù hợp<br /> với nhận định của một số tác giả cho thấy tỉ lệ tự<br /> kỷ cao ở những thành phố lớn so với khu vực<br /> nông thôn. Nghiên cứu của Quách Thúy Minh<br /> và cộng sự tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ<br /> lệ bệnh nhân thành thị: nông thôn là 3:1(9).<br /> Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ trai:gái là<br /> 3,7:1, kết quả này khá phù hợp với các nghiên<br /> cứu trên thế giới cho thấy tỉ lệ tự kỷ ở trẻ trai:trẻ<br /> gái là 4:1. Theo Stephen J. Blumberg và cộng sự<br /> nghiên cứu tại Mỹ, năm 2007 tỉ lệ trẻ trai: gái là<br /> 3,6:1, năm 2012 tỉ lệ này là 4,6:1(11).Nguyễn Thị<br /> Hương Giang và Trần Thị Thu Hà (2008) thấy<br /> trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều trị tại Bệnh viện<br /> Nhi Trung ương có 449 trẻ nam và 57 trẻ nữ, tỷ<br /> lệ nam/nữ là 8/1(7).<br /> Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỉ lệ trẻ có<br /> các khiếm khuyết đặc trưng của tự kỷ rất cao,<br /> 100% trẻ có khiếm khuyết tương tác xã hội,<br /> khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời, khiếm<br /> khuyết ngôn ngữ, có 93,9% trẻ có hành vi bất<br /> thường. Kết quả này cũng tương tự kết quả<br /> nghiên cứu của Ngô Xuân Điệp Nguyễn Thị<br /> Phương Mai, Nguyễn Thị Hương Giang, Quách<br /> <br /> 78<br /> <br /> Thúy Minh, Hoàng Vũ Quỳnh Trang và Phan<br /> Ngọc Thanh Trà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi<br /> Đồng 1 thấy trẻ tự kỷ chậm hoặc vắng hoàn toàn<br /> ngôn ngữ không tìm cách bù đắp bằng những<br /> cử chỉ điệu bộ gặp 94%(2).<br /> <br /> Kết quả điều trị tự kỷ<br /> Cho đến nay đội ngũ nhân viên tham gia<br /> can thiệp cho trẻ tự kỷ tại Thái Nguyên vẫn còn<br /> rất thiếu, hiện tại chỉ có 13 nhân viên trực tiếp<br /> điều trị cho trẻ tự kỷ, ngành Y tế Thái Nguyên<br /> chưa cóđơn vị điều trị tự kỷ. Hai cơ sở điều trị tự<br /> kỷ tại Thái Nguyên là Trường Giáo dục và hỗ<br /> trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên (trực thuộc<br /> Sở Giáo dục và Đào tạo), Bệnh viện Chỉnh hình<br /> và Phục hồi chức năng Thái Nguyên (trực thuộc<br /> Sở Lao động-Thương binh và Xã hội). Hiện nay<br /> các trung tâm can thiệp tự kỷ trên Thế giới<br /> thường phối hợp các biện pháp tâm lý - giáo dục<br /> với các kỹ thuật y sinh học. Tại một số trung tâm<br /> can thiệp tự kỷ của Việt Nam cũng đã phối hợp<br /> sử dụng oxy cao áp, châm cứu… với các biện<br /> pháp tâm lý trong điều trị. Tuy nhiên, trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi do đội ngũ nhân viên<br /> còn thiếu và chưa có những chuyên gia về các<br /> lĩnh vực chuyên biệt trong can thiệp tự kỷ<br /> (chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu….)<br /> nên các kỹ thuật can thiệp tại Thái Nguyên chỉ<br /> tập trung biện pháp trị liệu hành vi, giao tiếp<br /> bằng tranh ảnh, hoạt động trị liệu.Nhiều tác giả<br /> đã phối hợp sử dụng một số thuốc trong điều trị<br /> tự kỷ, nhưng kết quả nghiên cứu còn chưa thống<br /> nhất, hiệu quả không rõ rệt. Những trẻ điều trị<br /> tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng<br /> được bổ sung một số vitamin và khoáng chất.<br /> Sau can thiệp chúng tôi thấy trẻ có sự thay đổi<br /> về hành vi khá rõ rệt, tỉ lệ trẻ chơi dập khuôn và<br /> hành vi bất thường giảm có ý nghĩa, nhưng các<br /> biểu hiện tương tác xã hội và ngôn ngữ biến<br /> chuyển chậm.<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br /> thấy sau 6 tháng can thiệp 100% số trẻ có thay<br /> đổi các lĩnh vực theo CARS, nhưng chỉ có biểu<br /> hiện quan hệ với mọi người, đáp ứng cảm xúc,<br /> động tác cơ thể, giao tiếp có lời và đáp ứng nghe<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2