Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TỶ LỆ HIỆN MẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU (DVT)<br />
Ở CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG:<br />
NGHIÊN CỨU QUAN SÁT DỊCH TỄ HỌC<br />
Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Vĩnh Thống**, Võ Văn Tâm**, Nguyễn Văn Thế*, Huỳnh Minh Triều**,<br />
Phan Văn Nguyên**, Võ Thành Nhân**, Đỗ Văn Dũng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu. Tỷ lệ DVT sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp gối cho thấy rất cao đến 40<br />
– 60% ở những nước phương Tây và ngay cả những nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc huyết khối<br />
tĩnh mạch như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong.<br />
Mục tiêu. Mục tiêu chính là nhằm thu thập dữ liệu về tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi<br />
dưới trên bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh Viện chợ Rẫy từ tháng 11/2011 đến cuối tháng 1/2013.<br />
Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập dữ liệu về tỉ lệ DVT một tuần và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp, đánh giá<br />
VTE về lâm sàng sau ba tháng phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng.<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến cứu dịch tễ học quan sát lâm sàng về tỉ lệ hiện mắc<br />
DVT trên bệnh nhân phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp háng không dùng thuốc phòng ngừa huyết khối<br />
qua siêu âm Duplex tầm soát hai bên chi dưới một tuần và ba tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu được thực hiện<br />
tại khoa Chấn thương chình hình kết hợp với khoa Tim mạch can thiệp của bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm<br />
2011 cho đến tháng 01 năm 2013.<br />
Kết quả. 102 bệnh nhân được thay toàn bộ khớp háng tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ DVT một tuần<br />
sau phẫu thuật thay khớp háng là 27% (KTC 95%: 19% - 27%) và ba tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là<br />
39% (KTC 95%: 19% - 52%). Tỉ lệ bệnh nhân phẫu thuật thay khớp toàn phần chiếm có 4% trong nghiên cứu<br />
này, tỉ lệ 39% là con số ước lượng non bởi vì siêu âm lần 2 chỉ chiếm có 47% trong số bệnh nhân cần được siêu<br />
âm lần 2. Biến cố DVT trong khoảng thời gian từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba sau phẫu thuật cao hơn ở bệnh<br />
nhân nữ hơn bệnh nhân nam (50% so với 18%, p=0,044). Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng của huyết khối tĩnh<br />
mạch sâu chỉ là 1% đánh giá vấn đề của DVT không nên dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Kết quả của nghiên<br />
cứu cho thấy nguy cơ của DVT không chỉ tập trung trong tuần lễ đầu tiên sau phẫu thuật mà còn kéo dài ít nhất<br />
đến tuần thứ ba sau phẫu thuật.<br />
Kết luận. Nguy cơ DVT ở bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng là quan trọng và nguy cơ này kéo dài<br />
trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tuần. Vì vậy cần điều trị dự phòng DVT cho bệnh nhân phẫu thuật thay khớp<br />
háng trong thời gian nằm viện và giai đoạn sau khi xuất viện.<br />
Từ khóa: Thuyên tắc huyết khối tĩnh mach (VTE), huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).<br />
ABSTRACT<br />
THE PREVALENCE OF DEEP VENOUS THROMBOSIS (DVT) IN LOWER LIMBS OF PATIENTS<br />
UNDERGOING HIP REPLACEMENT SURGERY: AN EPIDEMIOLOGY OBSERVATIONAL STUDY.<br />
Nguyen Van Tri, Nguyen Vinh Thong, Vo Van Tam, Nguyen Van The, Huynh Minh Trieu,<br />
Phan Van Nguyen, Vo Thanh Nhan, Do Van Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 263 - 270<br />
<br />
<br />
* Đại học Y Dược Tp HCM, ** Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Văn Trí ĐT: 0913718893; Email: tridrnguyenvan@gmail.com<br />
<br />
Tim Mạch 263<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
Background: The prevalence of VTE after total hip or knee replacement surgery is shown very high about 40<br />
– 60% in the western even in asian countries. The known complications of venous thromboembolism are very<br />
dangerous such as pulmonary embolism (PE) which easily results in life- threatening.<br />
Objectives: Primary endpoint was gathering the data of prevalence of the deep venous thrombosis (DVT) in<br />
the legs of patients having hip replacement surgery in Cho Ray hospital from 11/2011 to end of 1/2013. Besides,<br />
the rate of DVT after 1 week and 3 weeks operation and evaluation of clinical VTE rate after 3 months of hip<br />
replacement surgery were also collected as secondary endpoints.<br />
Method: A prospective epidemiological clinical observational study on the prevalence of DVT was conducted<br />
in patients undergoing elective total hip replacement without pharmacological thrombo-prophylaxis by screening<br />
lower limbs bilateral with Duplex ultrasound at one-week and three-week postoperative follow-up. The Orthopedic<br />
Department was in association with Cardiac Interventional Department of Cho Ray Hospital to perform the<br />
study from August 2011 to January 2013.<br />
Results: 102 patients undergoing total hip replacement surgery at Cho Ray hospital showed that the<br />
prevalence of DVT one week after hip replacement was 27% (95% CI:19% - 27%) and three weeks after the<br />
surgery was 39% (95% CI:19% - 52%). These two percentage were not significantly different. The rate of<br />
patients undergoing total arthroplasty was only 4% in this study, moreover the rate of 39% was underestimated<br />
value because the 2nd ultrasound was performed in only 47% of patients who should be done the 2nd ultrasound.<br />
The DVT events from the first week to the third week after surgery were higher in women than men (50%<br />
compared with 18%, p=0.044). The rate of patients with symptomatic DVT was only 1% suggesting that the<br />
DVT assessment should not be relied only on the clinical symptoms. Results of the study showed that the risk of<br />
DVT was not only muster in the first week after surgery but also may last to the third week after surgery.<br />
Conclusion: The risk of DVT in patients after total hip arthroplasty is critical and it may last for a period of<br />
3 weeks. The DVT prophylaxis, therefore, is really a need in patients undergoing hip replacement during their<br />
hospitalization and even after their discharge.<br />
Key words: Venous thromboembolism (VTE), Deep venous thrombosis (DVT),<br />
TỔNG QUAN (DVT/PE) vì chúng có thể hoạt hóa dòng thác<br />
đông máu.<br />
Tỷ lệ bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh<br />
Các nghiên cứu về sự hình thành các cục<br />
mạch cho thấy rất cao đến 40 – 60% theo các<br />
máu đông trong thời gian phẫu thuật đã phát<br />
báo cáo nghiên cứu dịch tễ không những ở<br />
hiện tác động đục ống tủy xương và cả xi<br />
những nước phương Tây và ngay cả những<br />
măng đều làm gia tăng sự đông máu. Các ứ trệ<br />
nước Á Châu. Các biến chứng của thuyên tắc<br />
tuần hoàn do bơm phồng garo kết hợp với tác<br />
huyết khối tĩnh mạch được biết là rất nguy<br />
dụng huyết học của xi măng xương có thể gây<br />
hiểm như thuyên tắc phổi dễ dẫn đến tử vong.<br />
tăng tần suất xuất hiện VTE sau mổ khớp háng<br />
Các phẫu thuật chỉnh hình như phẫu thuật<br />
và khớp gối.<br />
thay toàn bộ khớp háng và thay toàn bộ khớp<br />
gối thường đi kèm với các tiến trình tiền huyết Guidelines lần thứ 8 của ACCP năm 2008<br />
khối. Các biến cố này là các thành phần trong cũng đã nêu lên những bệnh nhân phẫu thuật,<br />
tam giác Virchow bao gồm: ứ trệ tĩnh mạch, đặc biệt đại phẫu thuật khớp háng và khớp gối là<br />
tổn thương nội mô, và tăng tính đông máu. những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao cho<br />
VTE. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các nhà<br />
Các phẫu thuật chỉnh hình thay toàn bộ<br />
phẫu thuật chỉnh hình vẫn cho rằng tần suất<br />
khớp háng và khớp gối sử dụng xi măng xương<br />
hiện mắc VTE ở người châu Á cũng như ở Việt<br />
và/hoặc băng garo làm tăng đáng kể VTE<br />
<br />
<br />
264 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nam không cao, trừ trường hợp bệnh nhân có thay khớp háng tại Bệnh Viện chợ Rẫy từ tháng<br />
những bệnh lý liên quan đến tăng lipid máu và 11/2011 đến cuối tháng 1/2013.<br />
các nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch xảy ra thường Ngoài ra nghiên cứu còn thu thập dữ liệu về<br />
do mỡ nhiều hơn. tỉ lệ DVT một tuần và ba tuần sau phẫu thuật<br />
Theo kết quả nghiên cứu Geerts WH và cộng thay khớp, đánh giá VTE về lâm sàng sau ba<br />
sự (2008)(6) cho thấy tần suất mắc DVT không có tháng phẫu thuật chương trình thay toàn bộ<br />
triệu chứng trên bệnh nhân đại phẫu thuật khớp khớp háng.<br />
háng và khớp gối là từ 40 - 60% và DVT có triệu Việc khảo sát DVT trên bệnh nhân sau phẫu<br />
chứng thì thấp hơn nhiều (2 - 5%). Các kết quả thuật được thực hiện bằng siêu âm Duplex có<br />
của nghiên cứu ENDORSE năm 2008 cũng cho nén ép hai bên chi với sự đánh giá độc lập và mù<br />
thấy hình ảnh của tần suất ở nhiều nước trong của hai chuyên viên siêu âm.<br />
đó có Thái Lan đều không khác biệt, tuy nhiên<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
việc điều trị phòng ngừa VTE ở các nước châu Á<br />
vẫn còn chưa được quan tâm. Đây là nghiên cứu tiến cứu dịch tễ học quan<br />
Trong phân tích của Leizorovicz A và cộng sát lâm sàng về tỉ lệ hiện mắc DVT trên bệnh<br />
sự (nghiên cứu SMART)(10) trên các nghiên cứu nhân phẫu thuật chương trình thay toàn bộ khớp<br />
cho thấy tần suất xuất hiện DVT không có triệu háng không dùng thuốc phòng ngừa huyết khối<br />
chứng trên bệnh nhân châu Á phẫu thuật thay qua siêu âm Duplex tầm soát hai bên chi dưới<br />
khớp háng lên đến hơn 60% và trong thay khớp một tuần và ba tuần sau phẫu thuật. Nghiên cứu<br />
gối là khoảng 70%. được thực hiện tại khoa Chấn thương chình hình<br />
kết hợp với khoa Tim mạch can thiệp của bệnh<br />
Một nghiên cứu khác (nghiên cứu AIDA)<br />
viện Chợ Rẫy từ tháng 8 năm 2011 cho đến<br />
của tác giả Piovella F. và cộng sự(12) trên 19 trung<br />
tháng 01 năm 2013.<br />
tâm ở các quốc gia châu Á bao gồm Trung quốc,<br />
Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Đài Đối tượng bệnh nhân.<br />
Loan và Thái Lan cho thấy tần suất hiện mắc của 102 bệnh nhân mổ chương trình thay toàn bộ<br />
tổng DVT không có triệu chứng trên những khớp háng, không có điều trị phòng ngừa bằng<br />
bệnh nhân đại phẫu thuật khớp háng và khớp thuốc kháng đông được chọn vào nghiên cứu.<br />
gối không có phòng ngừa thuyên tắc huyết khối Tiêu chuẩn nhận vào<br />
chiếm hơn 40%.<br />
Các bệnh nhân nam và nữ ≥ 18 tuổi nhập<br />
Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá tỷ lệ DVT viện để phẫu thuật thay khớp háng và không có<br />
hiện mắc trên bệnh nhân phẫu thuật thay toàn dùng thuốc kháng đông. Các bệnh nhân này<br />
bộ khớp gối và khớp háng tại Việt Nam. Vì vậy phải đồng ý tham gia vào nghiên cứu và ký vào<br />
một nghiên cứu trên tần suất hiện mắc VTE có bản đồng ý sau khi đã được giải thích về mục<br />
triệu chứng và không có triệu chứng trên người đích nghiên cứu, xét nghiệm siêu âm Duplex và<br />
Việt Nam là cần thiết nhằm hướng đến việc có thời gian theo dõi. Bệnh nhân vào nghiên cứu<br />
nên phòng ngừa thường quy cho những bệnh đều nhận tờ thông tin nghiên cứu để tham khảo<br />
nhân này hay không. và hoàn toàn có quyền quyết định tham gia vào<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tầm soát nghiên cứu.<br />
trên cỡ mẫu là 102 bệnh nhân thay khớp háng là Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu<br />
nhóm bệnh nhân được thay khớp chủ yếu ở chi<br />
Các bệnh nhân có hồ sơ bệnh sử DVT hay<br />
dưới với mục tiêu chính là nhằm thu thập dữ<br />
PE trong vòng 12 tháng qua, phụ nữ có thai và<br />
liệu về tỉ lệ hiện mắc huyết khối tĩnh mạch sâu<br />
cho con bú, phụ nữ có khả năng mang thai<br />
(DVT) ở chi dưới trên bệnh nhân phẫu thuật<br />
hoặc không dùng biện pháp ngừa thai đầy đủ<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 265<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
trong thời gian nghiên cứu, bệnh nhân đang can thiệp thực hiện ở hai bên chi dưới để đánh<br />
uống thuốc chống đông hay muốn uống thuốc giá tình trạng có huyết khối tĩnh mạch sâu hay<br />
chống đông. không. Các dữ liệu sẽ được chuyên viên siêu<br />
Tiến trình nghiên cứu âm đánh giá và phân tích mù một cách độc lập<br />
với sự nhận dạng bệnh nhân, các triệu chứng<br />
Mỗi bệnh nhân khi có đủ tiêu chuẩn vào<br />
và dấu hiệu lâm sàng. Khi phát hiện có huyết<br />
nghiên cứu, sẽ được bác sĩ nghiên cứu giải thích<br />
khối kết quả sẽ được thông báo cho khoa<br />
về mục đích nghiên cứu, siêu âm Duplex và thời<br />
phòng để có phác đồ điều trị thích hợp<br />
gian theo dõi. Bệnh nhân chỉ được nhận vào<br />
nghiên cứu và được tiến hành siêu âm Duplex Khám ba tuần sau phẫu thuật.<br />
một tuần và ba tuần sau khi phẫu thuật thay Ba tuần (20 ± 3 ngày) sau phẫu thuật, Bác sĩ<br />
khớp khi đã ký vào bản đồng ý tham gia. nghiên cứu cũng đánh giá và ghi lại tình trạng<br />
Trường hợp không đồng ý tham gia, bệnh nhân lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật<br />
vẫn được theo dõi thường quy theo chỉ định của của bệnh nhân. Bệnh nhân được làm siêu âm<br />
bác sĩ điều trị. Duplex, ACR 2010, lần 2. Các dữ liệu sẽ được<br />
Dữ liệu về nhân khẩu học, khám thực thể, chuyên viên siêu âm đánh giá và phân tích mù<br />
các dấu hiệu sinh tồn và các đặc điểm khác như một cách độc lập với sự nhận dạng bệnh nhân,<br />
hút thuốc, uống rượu, tiểu đường, ung thư và các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Khi phát<br />
bệnh sử thuyên tắc huyết khối đều được ghi hiện có huyết khối kết quả sẽ được thông báo<br />
nhận lại. Bệnh nhân sẽ được theo dõi đến 3 cho khoa phòng để có phác đồ điều trị thích hợp<br />
tháng sau phẫu thuật bất kỳ dấu hiệu hay triệu Báo cáo nghiên cứu giữa kỳ cho Hội đồng<br />
chứng nghi huyết khối tĩnh mạch sâu/ thuyên tắc Đạo đức bệnh viện vào 29/8/2012 và đã được phê<br />
phổi (DVT/PE) sau khi phẫu thuật chỉnh hình, duyệt tiếp tục thực hiện. Bệnh nhân cuối cùng<br />
tình trạng lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc được khám vào tháng 1/2013 để bắt đầu thực<br />
các thủ thuật. Phân tích số liệu thống kê sẽ được hiện phân tích các dữ liệu. Nghiên cứu đã được<br />
thực hiện tại Bộ môn Thống kế, Trường Đại học báo cáo nghiệm thu và báo cáo sơ bộ tại Hội<br />
Y dược Tp HCM, các số liệu được phân tích gồm Nghị Chấn Thương Chỉnh hình toàn quốc vào<br />
nhân khẩu học, chi tiết bệnh, thuốc dùng trước tháng 8/2013.<br />
và sau phẫu thuật và các dữ liệu ban đầu khác. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Dữ liệu đáp ứng tiêu chí chính gồm tỉ lệ xuất<br />
Dữ liệu ban đầu<br />
hiện DVT sau phẫu thuật một tuần và ba tuần.<br />
Ngoài ra tỉ lệ PE qua đánh giá dấu hiệu lâm sàng Trong số 102 bệnh nhân có 40 người là<br />
cũng được xem xét. Khi phát hiện có huyết khối nam (39,22%) và 62 là nữ (60,78%), về dân tộc<br />
kết quả sẽ được thông báo cho khoa phòng để có có 98 người kinh (96,08%), 4 người hoa<br />
phác đồ điều trị huyết khối thích hợp. (3,92%). Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật<br />
thay khớp háng một phần, thay khớp háng<br />
Khám một tuần sau phẫu thuật<br />
bán phần, thay chỏm xương đùi. Tuổi của<br />
Sau phẫu thuật một tuần (7 ± 3 ngày), bác người tham gia nghiên cứu nhỏ nhất là 27 lớn<br />
sĩ nghiên cứu sẽ đánh giá và ghi lại tình trạng nhất là 93 tuổi. Tuổi trung bình là 65,6 tuổi và<br />
lâm sàng, bất kỳ biến cố mới và/hoặc thủ thuật độ lệch chuẩn là 16,7 tuổi.<br />
của bệnh nhân. Bệnh nhân được làm siêu âm<br />
BMI trung bình chỉ là 22,03 và người có<br />
Duplex, ACR 2010 (theo khuyến cáo của<br />
BMI cao nhất là 26,67. Chỉ có 9 người là béo<br />
Trường Môn Điện Quang Học Hoa Kỳ 2010).<br />
phì chiếm tỉ lệ 8,8%. Có 6 người khai báo số<br />
Siêu âm Duplex, ACR 2010, có nén ép được<br />
điếu thuốc hút trong đó có 4 người hút 10<br />
hai chuyên viên về siêu âm ở Khoa tim mạch<br />
<br />
<br />
266 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điếu/ngày, 2 người còn lại hút 2 hoặc 5 điếu lần/phút. Trọng lượng, chiều cao của Nam cao<br />
một ngày. 83% bệnh nhân không có hút thuốc hơn Nữ. BMI, Mạch, Huyết áp tâm thu, huyết<br />
và 81% không uống rượu. áp tâm trương và nhịp thở của Nam không<br />
Bảng 1. Dữ liệu ban đầu của dân số mẫu- Thói quen khác với nữ.<br />
hút thuốc và uống rượu Bảng 3: Dữ liệu ban đầu về dấu hiệu sinh tồn<br />
(n=102) Số bệnh nhân % (n) Trung bình n Nam Nữ Cả hai Giá trị P<br />
Nam 39,2 (40) giới<br />
Nữ 60,8 (62) Cân nặng 102 58,1±5,8 52,5±6,2 54,6±6,6 P0,05).<br />
có 35 người được siêu âm lần 2 (chiếm tỉ lệ 47%<br />
trong số cần được siêu âm lần 2) và trong số này BÀN LUẬN<br />
có 12 trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu Nghiên cứu quan sát theo dõi dọc của chúng<br />
chiếm tỉ lệ 34% (KTC 95%: 19% - 52%). Nếu tính tôi trên 102 bệnh nhân thay toàn bộ khớp háng<br />
chung cả hai lần siêu âm có số người bị huyết tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ DVT một<br />
khối tĩnh mạch sâu ghi nhận bằng siêu âm là 40 tuần sau phẫu thuật thay khớp háng là 27% và tỉ<br />
<br />
<br />
268 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lệ DVT ba tuần sau phẫu thuật thay khớp háng dự phòng DVT ở các bệnh nhân được phẫu<br />
là 39%. Tỉ lệ DVT mới xảy ra trong khoảng từ thuật thay khớp háng.<br />
tuần 1 sau phẫu thuật đến hết tuần 3 không khác Mặc dù nghiên cứu có tìm mối liên quan của<br />
biệt so với tỉ lệ DVT trong tuần 1 sau phẫu thuật các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, giới nữ, béo phì,<br />
(34% so với 27%). Nghiên cứu này không tìm hút thuốc lá nhưng do tỉ lệ bệnh nhân có yếu tố<br />
được sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biến nguy cơ thấp và nghiên cứu được thực hiện trên<br />
cố DVT nói chung và tuổi, giới tính, béo phì, hút mẫu nhỏ nên mặc dù bệnh nhân có yếu tố nguy<br />
thuốc lá, uống rượu và thuốc sử dụng sau phẫu cơ có khuynh hướng có biến cố DVT cao hơn<br />
thuật. Biến cố DVT trong khoảng thời gian từ bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ nhưng sự<br />
tuần 1 đến tuần 3 sau phẫu thuật cao ở bệnh liên quan này là không có ý nghĩa thống kê gợi ý<br />
nhân nữ so với bệnh nhân nam (50% vs 18%, nên điều trị dự phòng DVT vì bản thân phẫu<br />
p=0,044). Tỉ lệ DVT trong nghiên cứu này thấp thuật thay khớp đã là một nguy cơ cao. Kết quả<br />
hơn so với các nghiên cứu khác trên các bệnh của nghiên cứu cho thấy nguy cơ của DVT<br />
nhân thay khớp chi dưới ở thế giới, có thể là do không chỉ tập trung trong tuần lễ đầu tiên sau<br />
tuổi trung bình của bệnh nhân phẫu thuật thay phẫu thuật mà còn kéo dài ít nhất đến tuần thứ<br />
khớp háng ở Việt Nam thường thấp hơn so với ba sau phẫu thuật.<br />
các bệnh nhân trên thế giới và tương đối có ít<br />
KẾT LUẬN<br />
yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân này có tuổi trung<br />
bình > 65 tuổi, số người thừa cân /béo phì rất Nguy cơ DVT ở bệnh nhân sau phẫu thuật<br />
thấp (8,8%), BMI Trung bình là 22. thay khớp háng là quan trọng và có thể kéo dài<br />
Về dấu hiệu DVT sau lần khám thứ 2 chỉ có trong khoảng thời gian ít nhất là 3 tuần. Vì vậy<br />
1% là viêm chi dưới, nhưng sau lần khám thứ ba đặt ra nhu cầu điều trị dự phòng DVT cho bệnh<br />
là 0%. Tỉ lệ bệnh nền trên những bệnh nhân này nhân phẫu thuật thay khớp háng trong thời gian<br />
là thấp, đa số đều không có bệnh lý mạn tính. nằm viện và ngay cả sau khi xuất viện.<br />
Mặc dù tỉ lệ DVT trong nghiên cứu này có thấp Xác nhận: Bayer HealthCare Pharmaceuticals,<br />
hơn tỉ lệ DVT được báo cáo trong các nghiên cứu Vietnam tài trợ chi phí thực hiện nghiên cứu.<br />
trên thế giới nhưng kết quả này gần với kết quả TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
của các tác giả Geerts WH và cs (2008) và các tác 1. Clarke MT, Green JS, et al (1998), Cement as a risk factor for<br />
giả ở khu vực Châu Á và vẫn một tỉ lệ khá cao deep-vein thrombosis. Comparision of cemented TKR,<br />
uncemented TKR and cemented THR. Glenfield Hospital NHS<br />
cần được quan tâm. Có thể cho rằng phẫu thuật<br />
Trust, Leicester, England Vol. 80B, No. 4.<br />
thay khớp là yếu tố nguy cơ cao cho huyết khối 2. Cohen AT, et al (2008), Venous thromboembolism risk and<br />
tĩnh mạch. Điều đáng nói ở đây là tỉ lệ bệnh prohylaxis in the acute hospital care setting (Endorse study): a<br />
multinational cross-sectional study. Lancet; 371: 387-94.<br />
nhân phẫu thuật thay khớp toàn phần chiếm 3. Cohen AT, et al (2013), Rivarobazan for thromboprophylaxis in<br />
một tỉ lệ chỉ có 4% trong nghiên cứu này, hơn acutely ill medical patients. N Engl J Med. 368(6), p. 513-23.<br />
nữa tỉ lệ 39% là con số ước lượng non bởi vì siêu 4. Dahl EO, Molnar I, et al (1988), Global tests on coagulation and<br />
fibrinolysis in systemic and pulmonary circulation<br />
âm lần 2 chỉ chiếm có 47% trong số bệnh nhân accompanying hip arthroplasty with acrylic cement. Thromb<br />
cần được siêu âm lần 2. Nếu giả định tỉ lệ bị Res; 50: 865-73.<br />
5. DeLee JC (1985), Complications of arthroscopy and arthroscopic<br />
huyết khối tĩnh mạch sâu ở người không siêu âm<br />
surgery: Results of national survey; Arthroscopy; 1: 214-20.<br />
lần 2 cũng tương tự như người được siêu âm lần 6. Geerts WH, et al (2008), Prevention of venous thromboembolis;<br />
2 (34%) thì tỉ lệ tổng huyết khối tĩnh mạch sâu American college of Chest physicians. Evidence-Based Clinical<br />
Practice Guidelines (8th edition). Chest; 133: 381-453S.<br />
cho cả 2 lần siêu âm sẽ là 52% (53/102), nghĩa là 7. Htwe MZ, Ian C, et al (2002), Risk factors for venous<br />
cứ 2 bệnh nhân phẫu thuật thay khớp thì có thể thromboembolism in Orthopedic Surgery vascular diseases<br />
có một bệnh nhân có DVT gợi ý nhu cầu điều trị research group, Academic Department of Surgery, Guy’s King’s<br />
& St. Thomas’ school of Medicine, London, UK, IMAJ; 4: 1040 -<br />
1042.<br />
<br />
<br />
<br />
Tim Mạch 269<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
8. Hull R, Raskob G, Pineo G, et al (1993), A comparision of 14. Small NC (1986), Complications in arthroscopy: The knee and<br />
subcutaneous LMWH with warfar sodium for prophylaxis other joints.Arthroscopy. 2: 253-8.<br />
against DVT after hip or knee implantation. N Engl J Med; 329: 15. Stern SH, Insall JN (1993), Hematologic effects of total knee<br />
1370-6. arthroplasty: a prospective evaluation Clin Orthop; 286: 10-4.<br />
9. Joshua JJ, et al. (2011). Preveting VTE Disease in Patients 16. Trần Văn Bé Bảy (08/03/2013), “Thuyên tắc huyết khối tĩnh<br />
Undergoing Elective Hip and Knee Arthroplasty Evidence – mạch (VTE) sau phẫu thuật chỉnh hình (thay khớp háng/gối) và<br />
Based Guidelines and Evidence Report, Published by The khuyến cáo của Hội Chấn thương chỉnh hình Mỹ”, Báo cáo “Sự<br />
American Academy of Orthopaedic Surgeons (AAOS). cần thiết của khuyến cáo phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh<br />
10. Leizorovicz A, et al (2005), Epidemiology of venous mạch trong nước sau phẫu thuật chỉnh hình, Hội nghị Hội chấn<br />
thromboembolism in Asian patients undergoing major thương chỉnh hình TP.HCM.<br />
orthopaedic surgery without thromboprophylaxis. The SMART 17. Ware JA, Kand J, et al (1991), Platelet activation by synthetic<br />
study. J Thromb Haemost; 3: 28-34. hydrophobic polymer, polymerthylmethacrylate. Blood; 78:<br />
11. Parment JL, Horrow JC, et al (1995), The incidence of venous 1713-21.<br />
emboli during extramedullary guided total knee arthroplasty.<br />
Anesth Analg; 81: 757-62.<br />
12. Piovella F, et al (2005). Deep-vein thrombosis rates after major Ngày nhận bài báo: 24/11/2015<br />
orthopedic surgery in Asia. An epidemiological study based on<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2015<br />
post-operative screening with centrally adjudicated bilateral<br />
venography. J Thromb Haemost; 3: 2664-70. Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
13. Sharrock NE, Go G, et al (1995), Thrombogenesis during total<br />
hip arthroplasty. Clin Orthop; 319: 16-27.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
270 Chuyên Đề Nội Khoa I<br />