Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
<br />
CHÀM TAY Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: <br />
TỈ LỆ HIỆN MẮC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ. <br />
Đặng Thị Ngọc Bích* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Bối cảnh nghiên cứu: Bệnh da nghề nghiệp ở nhân viên y tế. <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố nguy cơ của bệnh chàm tay ở nhân viên y tế tại thành phố <br />
Hồ Chí Minh. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu là 478 nhân viên y tế làm việc trong các bệnh viện tại <br />
thành phố Hồ Chí Minh, với phương pháp chọn mẫu cụm. Tiền căn bệnh thể tạng được ghi nhận qua bộ câu hỏi. <br />
Chẩn đoán bệnh chàm tay được thực hiện bởi các bác sỹ da liễu. Xử lý số liệu bằng hồi qui logistic cho phân tích <br />
cụm bằng phần mềm stata12. <br />
Kết quả: Tỉ lệ tham gia vào nghiên cứu là 87% (415/478). Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51%. Bệnh có <br />
liên quan đến tiền căn dị ứng (OR= 3,31; p=0,007,KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05 ), tiền căn bị mề đay (OR= 4,01, p=0,05, <br />
KTC95%: 1,01 ‐ 16,01). 4,69% nhân viên y tế đã từng bị bệnh da do đeo găng tay. Đa số nhân viên y tế rửa tay <br />
trung bình từ 6 đến 10 lần/ngày làm việc (32,77%) và đeo găng tay dưới 1 giờ/ngày làm việc (52,47%). Các yếu <br />
tố nghề nghiệp có liên quan đến bệnh chàm tay là số lần rửa tay trong một ngày làm việc (OR=1,52; p=0,047, <br />
KTC 95% từ 1,01 ‐ 2,28 ). Bác sỹ khối ngoại bị nhiều hơn bác sỹ khối nội (OR=4,01; p=0,01; KTC95%: 1,55 ‐ <br />
10,39). <br />
Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51%. Bệnh chàm tay có liên quan đến tiền căn cơ địa dị ứng. <br />
Bệnh chàm tay có liên quan đến số lần rửa tay trong một ngày làm việc. Bác sỹ khối ngoại bị bệnh nhiều hơn bác <br />
sỹ khối nội. <br />
Từ khóa: chàm tay, nhân viên y tế, bệnh da nghề nghiệp, tiền căn bệnh thể tạng, yếu tố nghề nghiệp. <br />
HAND ECZEMA AMONG HEALTHCARE WORKERS IN HO CHI MINH CITY: PREVALENCE AND <br />
RISK FACTORS <br />
Dang Thi Ngoc Bich* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 770 ‐ 775 <br />
<br />
ABSTRACT <br />
Background: Occupational skin disease among healthcare workers. <br />
Objectives: To investigate the prevalence of hand eczema and its relation with atopic history among <br />
healthcare workers working in Ho Chi Minh City. <br />
Methods: A survey of 478 healthcare workers working in hospitals in Ho Chi Minh City was performed <br />
with cluster collection. Atopic histories was recorded by questionnaire. Hand eczema was recognized by <br />
dermatologist. Data were analyzed with logistic regression and survey data analysis, using stata12. <br />
Results: The response rate was 87% (415 of 478). The prevalence of hand eczema was 6.51%. Allergic <br />
history (OR = 3.31; p = 0.007; 95%CI: 1.55 ‐ 7.05) and urticarial history (OR=4.01; p = 0.05; 95%CI: 1.01 ‐ <br />
16.01) were the factors significantly related to hand eczema. 4.69% of health workers had skin disease caused by <br />
wearing gloves. Most health care workers washed their hands an average from 6 to 10 times/work shift (32.77%) <br />
and wore gloves under 1hour/work shift (52.47%). Occupational factors related to hand eczema which was the <br />
* Bệnh viện An Bình Tp. Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: BS.CK2 Đặng Thị Ngọc Bích <br />
<br />
770<br />
<br />
ĐT: 0938015299 <br />
<br />
email: dnb1972@icloud.com <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
number of hand washing (OR=1.52; p=0.047; 95%CI: 1.01 ‐ 2.28). Surgical doctors had more hand eczema than <br />
internal doctors (OR=4.01; p=0.01; 95%CI: 1.55 ‐ 10.39). <br />
Conclusions: The prevalence of hand eczema among healthcare workers is 6.51%. Hand eczema related to <br />
atopic history, numbers of hand washing. Surgical doctors had more hand eczema than internal doctors. <br />
Key words: hand eczema; healthcare workers; occupational skin disease, atopic history, occupational factors. <br />
<br />
MỞ ĐẦU <br />
Chàm tay là một bệnh nghề nghiệp phổ biến <br />
trên thế giới. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay khác <br />
nhau giữa các nước trên thế giới tùy theo đối <br />
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. <br />
Bệnh được coi là bệnh da nghề nghiệp ở các <br />
nước Bắc Âu và Mỹ. Tại Mỹ, chàm tay chiếm <br />
hơn 80% bệnh nghề nghiệp(Error! Reference <br />
source not found.). Bệnh gây phiền toái trong <br />
cuộc sống, ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao <br />
động, chất lượng cuộc sống và gây hao tổn về <br />
kinh tế. Bệnh chàm bàn tay thường gặp trong các <br />
ngành công nghiệp có liên quan đến: chất tẩy <br />
rửa, thợ uốn tóc, chế biến thực phẩm, chăm sóc <br />
sức khỏe, công việc cơ khí, công nhân xây dựng, <br />
người nội trợ, các vị cha mẹ có con nhỏ… <br />
Nói về bệnh nghề nghiệp thì Tổ chức Lao <br />
động Quốc tế (ILO) đã ban hành danh mục gồm <br />
54 nhóm bệnh nghề nghiệp, ở Pháp có 88 bệnh <br />
nghề nghiệp được bảo hiểm, Trung Quốc có 102 <br />
bệnh nghề nghiệp (bao gồm bệnh chàm tay). Tại <br />
Việt Nam, có 28 bệnh nghề nghiệp được bảo <br />
hiểm. Trong đó bệnh da nghề nghiệp có 4 <br />
loại(Error! Reference source not found.) nhưng <br />
không có bệnh chàm tay. Bệnh chàm bàn tay <br />
cũng thường gặp, nhưng tỉ lệ hiện mắc của bệnh <br />
(ở dân số chung và ở đối tượng là nhân viên y tế) <br />
vẫn chưa được xác định. <br />
Như vậy, danh mục bệnh nghề nghiệp ở <br />
Việt Nam mới có 28 bệnh được bảo hiểm là còn <br />
thiếu. Nguyên nhân do ở nước ta, một bệnh <br />
nghề nghiệp nếu được bổ sung vào danh mục <br />
bảo hiểm cần phải có nghiên cứu thuyết minh về <br />
yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp (có ở nghề <br />
gì? đặc điểm sức khỏe của người lao động tiếp <br />
xúc với yếu tố độc hại như thế nào...). Sau đó <br />
mới đến việc xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán và <br />
tiêu chuẩn giám định cho bệnh nghề nghiệp đó. <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Quy trình này đòi hỏi phải có thời gian, có kinh <br />
phí, có năng lực cán bộ y tế lao động để nghiên <br />
cứu, có máy móc trang thiết bị phát hiện yếu tố <br />
nguy cơ trong môi trường lao động… Chính vì <br />
vậy, số bệnh nghề nghiệp hiện nay ở nước ta <br />
được giám định còn ít(Error! Reference source <br />
not found.). <br />
Ở nước ta, tỉ lệ chàm tay trong dân số vẫn <br />
chưa được xác định cũng như ở các ngành nghề <br />
có yếu tố nguy cơ cao như đã nêu trên. Bên cạnh <br />
đó, cơ chế bệnh sinh của bệnh chàm (bệnh chàm <br />
tay) có liên quan đến miễn dịch dị ứng. Do vậy, <br />
đề tài được tiến hành nhằm cung cấp các dữ liệu <br />
khoa học về qui mô bệnh ở nhân viên y tế thành <br />
phố Hồ Chí Minh và mối liên quan với tiền căn <br />
thể tạng dị ứng; với mong muốn góp phần vào <br />
việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao nhận <br />
thức về bệnh chàm tay trong giới lao động nhằm <br />
giảm bớt thiệt hại do bệnh gây ra, nâng cao sức <br />
khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Nghiên cứu được tiến hành theo phương <br />
pháp mô tả cắt ngang. Đối tượng chọn mẫu là <br />
nhân viên y tế (bác sỹ và điều dưỡng) làm việc <br />
tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng ý tham gia vào <br />
nghiên cứu và có mặt trong ngày khám bệnh. <br />
Tiêu chuẩn loại ra gồm những người không trực <br />
tiếp làm công việc chuyên môn (không tham gia <br />
chăm sóc người bệnh hoặc những người làm <br />
công việc hành chánh). Chọn mẫu theo phương <br />
pháp cụm (quận). Cụm nào có nhiều bệnh viện <br />
sẽ được ưu tiên chọn.Hệ số thiết kế cho mẫu <br />
cụm là 2. Cỡ mẫu được ước tính để ước lượng tỉ <br />
lệ chàm tay với độ chính xác mong muốn (độ tin <br />
cậy) là 95%, sai số 5%. P = 17% được tham khảo <br />
từ một nghiên cứu về chàm tay của điều dưỡng <br />
<br />
771<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
ở Đài Loan(Error! Reference source not <br />
found.). Ước lượng khả năng mất mẫu là 10%. <br />
Do đó cỡ mẫu ước tính được là 478 đối tượng. <br />
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ở 9 bệnh viện, <br />
mỗi bệnh viện chọn 54 nhân viên y tế (27 bác sỹ <br />
và 27 điều dưỡng) từ tháng 03/2013 đến tháng <br />
07/2013. Tiền căn dị ứng được ghi nhận bằng bộ <br />
câu hỏi tự điền. Chẩn đoán bệnh chàm tay được <br />
thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa Da Liễu. <br />
Phân tích thống kê được tiến hành với phần <br />
mềm stata 12 theo mô hình mẫu cụm (survey <br />
data analysis). <br />
<br />
Bảng 2 là bảng thống kê phân tích sử dụng hồi <br />
qui logistic xem xét mối liên quan giữa chàm tay <br />
và giới tính, học vấn, tiền căn bệnh và các yếu tố <br />
nghề nghiệp. Phân tích hồi qui Logistic cho thấy <br />
bệnh chàm tay có liên quan với tiền căn dị ứng <br />
(OR=3,31; p=0,007; KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05) và tiền <br />
căn bị mề đay (OR=4,01; p=0,05; KTC95%: 1,01 ‐ <br />
16,01), số lần rửa tay trong một ngày làm việc <br />
(OR=1,52; p=0,047; KTC 95%: 1,01 ‐ 2,28). Có sự <br />
khác biệt đáng kể giữa bác sỹ nội khối và bác sỹ <br />
ngoại khối (OR=4,01; p=0,01; KTC95%: 1,55 ‐ <br />
10,39). <br />
<br />
Định nghĩa biến số <br />
<br />
TỈ LỆ THAM GIA VÀO <br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tiền căn suyễn là bệnh suyễn đã được bác sỹ <br />
chẩn đoán. Tiền căn dị ứng là những trường hợp <br />
dị ứng (chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi) khi <br />
tiếp xúc với bông hoa, gia súc, gia cầm (triệu <br />
chứng cơ năng của viêm mũi dị ứng). Tiền căn <br />
mề đay là những trường hợp đã từng bị mề đay. <br />
Các đối tượng có một trong 3 yếu tố kể trên <br />
được gọi là có tiền căn tạng dị ứng. <br />
<br />
tham gia<br />
<br />
4%<br />
23%<br />
<br />
mất mẫu<br />
<br />
13%<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Có 415 người tham gia vào nghiên cứu từ 9 <br />
bệnh viện. Tỉ lệ mất mẫu là 13%. Tỉ lệ mất mẫu <br />
cao ở đối tượng là bác sỹ (23%), trong khi đối <br />
tượng điều dưỡng (mất mẫu 4%) tham gia tương <br />
đối đầy đủ (hình 1). Bảng 1 cho thấy đặc điểm <br />
của mẫu nghiên cứu gồm giới tính, nghề nghiệp, <br />
trình độ học vấn, nhóm tuổi nghề và tiền căn <br />
bệnh thể tạng dị ứng. <br />
<br />
96%<br />
77%<br />
<br />
BÁC SỸ <br />
<br />
87%<br />
<br />
ĐIỀU DƯỠNG MẪU NGHIÊN <br />
CỨU<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Tỉ lệ nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu <br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu <br />
N=415<br />
Giới tính<br />
Học vấn<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
<br />
Nhóm tuổi nghề<br />
Tiền căn dị ứng<br />
Tiền căn suyễn<br />
Tiền căn mề đay<br />
Tiền căn tạng dị ứng<br />
<br />
772<br />
<br />
Nam<br />
Trung cấp<br />
Đại học<br />
Sau đại học<br />
Bác sỹ nội<br />
Bác sỹ ngoại<br />
Điều dưỡng khối nội<br />
Điều dưỡng khối ngoại<br />
Dưới 10 năm<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
Có<br />
<br />
% (n)<br />
41,93 (174)<br />
53,01 (220)<br />
9,16 (38)<br />
37,83 (157)<br />
24,58 (102)<br />
20,00 (83)<br />
32,29 (134)<br />
23,13 (96)<br />
49,40 (105)<br />
14,46 (60)<br />
3,86 (16)<br />
12,53 (52)<br />
23,61 (98)<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
26,52 - 57,33<br />
47,09 - 58,92<br />
2,02 - 16,28<br />
28,34 - 47,31<br />
7,19 - 41,95<br />
17,88 - 38,21<br />
11,13 - 53,44<br />
3,28 - 42,98<br />
37,79 - 63,41<br />
8,89 - 20,02<br />
1,13 - 6,57<br />
1,67 - 23,38<br />
15,39 - 31,84<br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
N=415<br />
Đeo găng tay khi làm việc<br />
<br />
Số giờ đeo găng tay trong một ngày làm<br />
việc<br />
Đã từng bị bệnh da do đeo găng tay<br />
Số lần rửa tay trong một ngày làm việc<br />
<br />
Tỉ lệ dùng dung dịch sát khuẩn nhanh<br />
Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay<br />
<br />
Không bao giờ<br />
Có, cho đến hiện tại<br />
Có, nhưng hiện tại thì không<br />
Dưới 1 giờ<br />
Từ 1 đến 4 giờ<br />
Trên 4 giờ<br />
Có<br />
Từ 0 đến 5 lần<br />
Từ 6 đến 10 lần<br />
Từ 11 đến 20 lần<br />
Trên 20 lần<br />
Có<br />
Có<br />
<br />
% (n)<br />
3,37 (14)<br />
87,71 (364)<br />
8,92 (37)<br />
52,47 (191)<br />
11,26 (41)<br />
36,27 (132)<br />
4,69 (19)<br />
21,20 (88)<br />
32,77 (136)<br />
24,34 (101)<br />
21,69 (90)<br />
19,76 (82)<br />
6,51 (27)<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
– 0,41 - 7,15<br />
70,55 - 1,05<br />
– 4,81 - 22,64<br />
22,03 - 82,91<br />
1,19 - 21,34<br />
14,55 - 57,98<br />
0,64 - 8,75<br />
11,51 - 30,91<br />
22,53 - 43,02<br />
19,03 - 29,65<br />
5,53 - 37,85<br />
– 8,31 - 47,82<br />
2,88 - 10,13<br />
<br />
Bảng 2: Chàm tay và các yếu tố liên quan <br />
Chẩn đoán<br />
Giới tính<br />
Học vấn<br />
Tiền căn dị ứng<br />
Tiền căn suyễn<br />
Tiền căn mề đay<br />
Tiền căn tạng dị ứng<br />
Nhóm tuổi nghề<br />
Nghề nghiệp<br />
Nhân viên khối ngoại<br />
Điều dưỡng<br />
Bác sỹ khối ngoại<br />
Điều dưỡng khối ngoại<br />
Số giờ đeo găng tay<br />
Số lần rửa tay<br />
Dùng dung dịch sát khuẩn nhanh<br />
<br />
OR<br />
0,46<br />
1,01<br />
3,31<br />
2,14<br />
4,01<br />
3,31<br />
1,24<br />
1,12<br />
1,71<br />
1,01<br />
4,01<br />
0,93<br />
1,28<br />
1,52<br />
2,16<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tỉ lệ mất mẫu <br />
Tỉ lệ mất mẫu chung là 13%, tuy nhiên trong <br />
lúc tính toán cỡ mẫu, chúng tôi cũng đã dự trù <br />
mất mẫu 10% cho nên mất mẫu thật sự chỉ là 3%. <br />
Mất mẫu nhiều ở các đối tượng là bác sỹ (hình <br />
1). Điều này cũng tương tự như một nghiên cứu <br />
trước đây tại Đan Mạch(Error! Reference <br />
source not found.). <br />
<br />
Đặc điểm mẫu <br />
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ <br />
nam ít hơn nữ (bảng 1). Tỉ số Nam/Nữ tại các <br />
bệnh viện không giống nhau, ví dụ như tại bệnh <br />
viện Chấn Thương Chỉnh Hình thì nam nhiều <br />
hơn nữ, trong khi bệnh viện Hùng Vương thì nữ <br />
nhiều hơn nam. Phân bố đối tượng giữa các cụm <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
p<br />
0,193<br />
0,98<br />
0,007<br />
0,5<br />
0,05<br />
0,025<br />
0,49<br />
0,34<br />
0,32<br />
0,99<br />
0,01<br />
0,98<br />
0,35<br />
0,047<br />
0,31<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
0,13 - 1,61<br />
0,55 - 1,84<br />
1,55 - 7,05<br />
0,18 - 25,35<br />
1,01 - 16,01<br />
1,21 - 9,02<br />
0,63 - 2,44<br />
0,86 - 1,46<br />
0,53 - 5,46<br />
0,36 - 2,78<br />
1,55 - 10,39<br />
0,21 - 4,12<br />
0,72 - 2,29<br />
1,01 - 2,28<br />
0,42 - 11,13<br />
<br />
không đồng nhất với nhau. Trong 9 bệnh viện <br />
khảo sát thì có 2 bệnh viện chuyên khoa ngoại, <br />
còn lại là bệnh viện đa khoa nên các nhân viên y <br />
tế khoa nội tham gia vào nghiên cứu nhiều hơn <br />
khoa ngoại (mẫu bị lệch). Có 14,46% nhân viên y <br />
tế bị hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt khi tiếp xúc <br />
với bông hoa, chó, mèo…(tiền căn dị ứng, bảng <br />
1). Một số ít (3,86%) đã được chẩn đoán bị bệnh <br />
suyễn từ nhỏ; 12,53% đã từng bị bệnh mề đay; <br />
tiền căn bệnh thể tạng dị ứng chiếm 23,61% <br />
(bảng 1). <br />
<br />
Tỉ lệ hiện mắc <br />
Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay là 6,51% (bảng <br />
1). Tỉ lệ hiện mắc này thấp hơn các nghiên cứu <br />
tương tự được thực hiện tại Đan Mạch là <br />
21%(Error! Reference source not found.,Error! <br />
<br />
773<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
<br />
Reference source not found.); tại Hà Lan là <br />
12%(Error! Reference source not found.). So <br />
sánh với các nước trong khu vực như Trung <br />
Quốc (18,3% điều dưỡng bị chàm tay(Error! <br />
Reference source not found.); 12,9% bác sỹ bị <br />
bệnh chàm tay(Error! Reference source not <br />
found.), Nhật Bản (53,3% điều dưỡng bị chàm <br />
tay(Error! Reference source not found.); 25,1% <br />
bác sỹ(Error! Reference source not found.) và <br />
Thổ Nhị Kỳ (47,5% điều dưỡng bị chàm <br />
tay(Error! Reference source not found.) thì vẫn <br />
thấp hơn nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu từ các <br />
nước châu Á được thực hiện trên đối tượng hoặc <br />
là điều dưỡng hoặc là bác sỹ chứ không quan sát <br />
cả 2 đối tượng cùng một lúc. Tỉ lệ hiện mắc trong <br />
nghiên cứu này thấp có thể do phần lớn nhân <br />
viên y tế khoa ngoại không tham gia vào nghiên <br />
cứu (mất mẫu). Hoặc cũng có thể nhân viên y tế <br />
có kiến thức để dự phòng bệnh này nên tỉ lệ thấp <br />
hơn so với nghiên cứu bệnh chàm tay ở công <br />
nhân xây dựng tại cùng thành phố năm 2008(Error! <br />
Reference source not found.). <br />
<br />
Tiền căn bệnh thể tạng dị ứng <br />
Bệnh không có liên quan với giới tính, học <br />
vấn, nhóm tuổi nghề nhưng có liên quan nhiều <br />
đến tiền căn bệnh thể tạng dị ứng. Mặc dù <br />
không có mối liên quan với bệnh suyễn nhưng <br />
lại có mối liên quan mạnh với tiền căn bị dị ứng <br />
(OR= 3,31; p=0,007,KTC 95%: 1,55 ‐ 7,05) và tiền <br />
căn bị mề đay (OR= 4,01, p=0,05, KTC95%: 1,01 ‐ <br />
16,01) (bảng 2). Điều này cũng tương tự như kết <br />
quả nghiên cứu tương tự được thực hiện tại Hàn <br />
Quốc (trên đối tượng nghiên cứu là sinh viên <br />
điều dưỡng): bệnh chàm tay có liên quan đến <br />
tiền căn dị ứng của sinh viên (OR=4,2; KTC 95%: <br />
1,5 ‐ 12,8; p =0,0083)(Error! Reference source <br />
not found.). Nghiên cứu tại Thổ Nhị Kỳ cũng <br />
cho kết quả tương tự là bệnh chàm tay có liên <br />
quan với tiền căn dị ứng (p